Chuyện tình thời chinh chiến – Nguyễn thị Cỏ May
Mối tình “không gian”
Nhiều người còn nhớ câu chuyện tình tưởng như bị quên lảng giữa người phụ nữ tên Nga với người yêu trước 75 tên Duy.Đó là mối tình đầu của cô Nga với một thanh niên mà sau này là Đại tá Không quân Đặng Duy Lạc. Mối tình thời trai trẻ này được người trong cuộc, dưới bút danh Duy Lạc, kể lại trên Đặc san “Ngàn Sao” của Ái hữu Không quân.Truyện “Dòng đời” của tác giả Duy Lạc được bán nguyệt san Ngày Nay số đầu tháng 9/1996 ở Houston đăng với lời giới thiệu “…Tác giả Duy Lạc kể lại mối tình đầu của mình vào thời niên thiếu, lúc cắp sách đến trường huyện với một người con gái tên Nga học cùng lớp. Lúc đó, vào dịp toàn dân kháng Pháp, 1945. Thời thế sau đó đổi thay, ông Duy Lạc vào Nam, rồi trở thành một Sĩ quan Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Còn cô Nga trở thành một người lính của phía bên kia, vượt Trường Sơn vào Nam”.
Chỉ nghĩ là truyện tình viết ra để nhớ lại một thời yêu đương mà không thành vì hoàn cảnh bi đát của đất nước. Chàng thanh niên vào Nam và trở thành Đại tá Không quân. Người con gái ở lại đất Bắc, phải gia nhập Bộ đội, vượt Trường Sơn vào Nam, âm thầm nuôi hi vọng có cơ hội tìm lại đươc người xưa.
Sau 30/04/75, chàng di tản qua Mỹ. Nàng ở Sài gòn.
Nhưng câu chuyện “Dòng Đời” đã không dừng lại ở kỷ niệm một chuyện tình thời chinh chiến vì tờ báo “Ngàn Sao” đã lọt về tới Sài gòn và người yêu củ, Nga, nhơn vật trong truyện, đọc được. Lập tức Duy Lạc ở hải ngoại đọc “Hồi âm Dòng đời”. Một bức thư tâm tình riêng tư giữa hai người yêu nhau, nhưng ghi lại một giai đoạn lịch sử nghiệt ngã của đất nước do cộng sản hồ chí minh cố tình gây ra.
Bài “Hồi Âm Dòng Đời” đăng trên Ngày Nay đã gây xôn xao dư luận, mạnh nhứt là trong dư luận Không Quân. Tiếp theo có nhiều báo khác cũng đăng lại. Đây là chuyện tình cảm động của thế hệ thời chiến, đầy tính bi thương và lãng mạn, nhưng không thiếu sự thủy chung mặc dầu hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước chiến tranh.
Nhưng bất ngờ và đau xót là Đại Tá Đặng Duy Lạc đã chết chỉ ít ngày sau khi “Hồi Âm Dòng Đời” được phổ biến.
Ai người trong cuộc có thể chịu nổi lời than thở chân tình của người yêu, sau gần nửa thế kỷ bắt được tin nhau, thốt ra không phải để oán trách mà chỉ để bộc bạch mối tình của mình đã dành trọn cho người yêu như những rung động thuở ban đầu. Với lời thưa “Anh yêu dấu”, rồi viết tiếp “Anh đã từ phương xa lại, mình gặp gỡ nhau, anh gieo vào lòng em một vết thương, rồi anh lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt…”
“Hồi Âm Dòng Đời” không chỉ thể hiện giá trị văn chương vì làm sống lại như mới mối tình của hơn bốn mươi năm về trước, mà còn thể hiện giá trị nhân văn vì tình yêu chẳng những đẹp tuyệt vời mà còn là một giá trị bất biến xuyên thời gian và không gian. Nó tinh anh, rắn chắc không tì vết như một viên kim cương to lớn. Nó lại xảy ra trong thời đại đầy nhiễu nhương, không có thứ gì dể giữ được bền bĩ. Phải chăng mối tình đầu dang dở đó nay bổng sôi nổi trở lại tạo thành trận cuồn phong đánh gảy cánh khu trục làm gục ngã Đại tá? Bởi không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của tình yêu chơn thật.
Những ngày xưa thân ái
Nhắc lại một chút chuyện củ trong thời chiến tranh, Lê Duẩn nhận lịnh Bắc kinh xâm nhập Miền Nam làm chiến tranh giải phóng. Chánh phủ Sài gòn, vào đầu năm 1963, ban hành chánh sách chiêu hồi nhằm kêu gọi cán binh Việt cộng trở về với chánh nghĩa quốc gia, sống lại đầm ấm với gia đình. Cán binh xâm nhập từ Miền Bắc được hội nhập vào đời sống xã hội Miền Nam. Những người hồi chánh được cấp giấy thông hành để đi lại và ổn định đời sống. Về việc làm, được phục hồi theo khả năng. Chương trình này đem áp dụng ở Miền Nam dựa theo chương trình EDCOR ở Phi-luật-tân và chương trình của Sir Robert Thompson ở Mã-lai.Cán binh Việt cộng, sau khi rời khỏi hàng ngũ, được chuyển vào một trong hơn 200 trại để học tập chính trị trong thời gian từ bốn đến sáu tuần (rất tiếc không giống học tập do Hà nội tổ chức sau 30/04/75 dành cho ngụy quân, ngụy quyền). Khi nhập trại, họ được phát tạm quần áo và thức ăn, lãnh 1.500 đồng tiền mua xắm thêm quần áo, 300 đồng cho mỗi tháng tại trại, và khi xuất trại thì được 1.200 đồng để đi định cư. Trên toàn quốc có 38 làng chiêu hồi để hồi chánh định cư. Một số được kết nạp vào Cục Tâm lý chiến.Qua năm 1965, chiêu hồi được nâng lên thành Bộ Chiêu hồi. Tới năm 1973, số cán binh hồi chánh lên tới 194 000 người. Trong số này không thiếu những cán binh hồi chánh ngụy tích để hoạt động trong vùng quốc gia.
Ngày nay, nhiều người hảy còn nhớ bài hát đã từng làm rúng động tâm can cán binh Việt cộng trong các mật khu:
“Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh…”
Bài hát của Hoàng Giác được dùng làm vũ khí xung kích cho Quốc sách Chiêu hồi. Trong lúc đó, một bài hát khác, bài “Những ngày xưa thân ái” của Phạm Thế Mỹ, lại được nhiều cán binh đi B lén nghe và thuộc lòng. Những lúc một mình, họ khe khẻ hát đi hát lại cho chính mình nghe.
Anh Phạm văn Mài hiện sanh sống tại Hannover, Đức, là người từng mê bài hát này và thuộc nằm lòng qua vài lần nghe lén khi xâm nhập vào Nam.
Anh thuộc Sư Đoàn thiện chiến 304. Năm 1972, anh tham gia trận Quảng trị. Có mặt tại chổ để giử Cổ Thành là Thủy Quân Lục chiến. Anh Lê Nam Sơn Trung úy Thủ Quân Lục chiến.
Lẽ dĩ nhiên hai người đã đánh nhau chí tử trong trận Quảng trị cho tới giờ anh Sơn tan hàng và anh Mài chiến thắng.
Trong một buổi tối văn nghệ bên bờ hồ của thành phố Dortmund, Đức, do Ts Âu dương Thệ tổ chức, hai anh Sơn và Mài vừa đàn và cùng hát bài “ Những ngày xưa thân ái ”. Anh Sơn chậm rải kể lại câu chuyện tại sao hát bài hát này và hai người đã nhận ra nhau cả hai cùng có mặt tại Cổ Thành vào đúng thời điểm đó nay trở thành bạn thân như để giới thiệu anh Mài với anh chị em tham dự vì có khá đông đến từ các quốc gia khác của Âu châu.
Chờ dứt bài hát, Cỏ May hỏi lại anh Sơn vì đã quen biết anh Sơn từ lâu, câu chuyện anh vừa kể là để giới thiệu bài hát hay là câu chuyện thiệt. Anh Sơn cho biết đó là câu chuyện thiệt. Anh Mài cũng xác nhận.
Sau khi giải ngũ, anh Phạm văn Mài đi lao động ở Đông Đức. Còn anh Sơn vượt biển tới. Khi bức tường Bá-linh sụp đổ, anh Mài vọt qua Tây Đức và sanh sống ở Tây Đức luôn. Vài năm sau, anh được gìấy tờ định cư hợp pháp cùng với gia đình ở Hannover.
Ngày anh được giấy tờ thường trú, gia đình anh làm tiệc ăn mừng, mời bạn bè khá đông. Cỏ May không quên bửa tiệc với những món Việt nam Hà nội, bày trên những chiếc bàn thắp mùa hè, giửa một khoảng trống bao quanh như là phía sau của nhiều nhà cùng người Việt nam. Cứ một chút là có người từ nhà này bưng ra một món, nhà kia một món khác, làm như tiệc là chung của nhiều nhà vậy.
Thức ăn miền bắc, người miền bắc, không khỏi làm cho Cỏ May có cảm tưởng mình đang thật sự sống nếp sống cộng động xã thôn của quê hương xa xưa…
Hai người lính năm xưa sống xót trở về, kẻ chiến thắng, người chiến bại, cuối cùng tình cờ gặp nhau trên nước Đức qua bài hát “Những ngày xưa thân ái”. Họ và cả hai gia đình trở thành bạn thân từ đó.
“Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền…”
Một sự tình cờ đã làm cho hai chiến tuyến tự nó không còn nữa. Ở họ, chính tình cảm ngự trị và xoá sạch hận thù của chiến tranh phi lý.
Chế độ hà nội ban hành nghị quyết 36, kêu gọi đoàn kết, hòa hợp nhưng đoàn kết, hòa hợp về dưới trướng của đảng cộng sản. Là điều mà kẻ có suy nghĩ tối thiểu, chắc chắn không ai nghe được. Thật sự ở mọi người Việt nam không có chia rẻ, mâu thuẩn. Chỉ có toàn dân mâu thuẩn, xung đột với đảng cộng sản mà thôi. Nếu đảng cộng sản không biết sớm về với nhân dân ắt sẽ khó tránh bị nhân dân đào thải.
Tất yếu lịch sử!
Sau cùng còn một điều tình cờ vô cùng lý thú như duyên tiền định. Người tên Sơn kết hợp thân tình như anh em ruột với người tên Mài. “Sơn Mài” nhưng hai người không ai làm nghề “sơn mài” hết cả.
(*) Xem Phạm Cao Dương trên
daihocsuphamsaigon.orgNguyễn thị Cỏ May