Chuyện Nhật, Hoa – Lê Văn
17.01.2014
Cũ và mới là hai danh từ rất rõ nghĩa, rất trắng đen, người ta cũng hình dung nó tợ như chữ xưa và nay, lỗi thời hay tiến bộ, không tưởng hay đang là hoặc thụt lùi hay tiến tới hay cao rộng hơn, thời thựợng hơn đó là giữa khai thác hay vừa khai thác, vừa hợp tác để cùng thăng tiến?
Chuyện bàn hôm nay ít nhiều có liên hệ tới chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến 4 nước châu Phi là Oman, Cote d’Ivoire, Mozambique và Ethiopia.
Ðây là chuyến đi đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản trong tám năm qua cho thấy Nhật Bản đã nhìn thấy đất nước tụt lại phía sau Trung Quốc ở châu lục này, nhưng tại sao nó lại làm khó chịu cho người đi trước?
Ông Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của của ông tại quốc gia châu Phi lần này là “bàn đạp lớn cho Nhật Bản và châu Phi là đối tác phát triển trong thế kỷ 21” (1)
Tuy nhiên, các nhà phân tích không mấy lạc quan Nhật Bản sẽ có thể tăng sự hiện diện tại đây trong thời gian tới vì vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết đầu tiên.
Hơn nữa cuộc cạnh tranh với Trung Quốc về ảnh hưởng trên lục địa châu Phi sẽ vẫn là một cuộc đấu tranh khó khăn cho Nhật Bản.
Nhưng tại sao ông Abe đi Phi châu đã khiến Trung Quốc đau đầu, không còn giữ được cách ứng xử ngoại giao bình thường mà còn nổi nóng ra mặt.
Trong cuộc họp báo tại thủ đô Addis Ababa, một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe kết thúc vòng công du Châu Phi, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Phi tại Ethiopia đã tố cáo Nhật Bản có ý định phá hoại chính sách ngoại giao của Bắc Kinh ở khu vực Châu Phi.
Trước các nhà báo, đại sứ Giải Hiểu Nham (Jie Xiaoyan) nói: «Nhật tìm cách reo rắc bất hòa, gây căng thẳng trong khu vực và tạo cớ cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật trỗi dậy», «Ông Abé đã trở thành một kẻ phá đám lớn nhất ở Châu Á». (2)
Tại trụ sở Liên minh châu Phi Ethiopia, Thủ tướng Nhật đã phát biểu về chính sách của mình và cam kết sẽ tập trung nhiều hơn vào đầu tư chứ không phải viện trợ.
Thủ tướng Abe đã cố gắng để cho thấy rằng Nhật Bản sẽ chủ động hơn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế của châu Phi.
Ông bày tỏ mong muốn “chia sẽ cung cách làm ăn của công ty Nhật cũng như chĩ dẫn và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản“ cho châu Phi.
Trong suốt chuyến đi, Abe mở rộng các khoản vay mà ông cam kết năm ngoái khi Nhật Bản đã tổ chức một hội nghị phát triển châu Phi tăng gấp đôi số lượng các khoản vay đồng yên với lãi suất thấp cho các nước châu Phi 2 tỷ USD.
Nhật Bản hiện đang chuẩn bị để thực hiện hỗ trợ khoảng 320 triệu USD “Để đối phó với các cuộc xung đột và thiên tai ở châu Phi cũng như sẽ thực hiện hỗ trợ nhân đạo đối với Cộng hòa Trung Phi.
Khi nhấn mạnh đến “cung cách làm ăn và chĩ dẫn & chuyển giao công nghệ của Nhật Bản” là 2 nguyên tắc dẫn đạo cho sư mở đầu của kỷ nguyên Nhựt bản tại châu Phi.
Ông Abe đã có sự chọn lựa giữa cái cũ và mới, ông thấy rõ cái gì đã lỗi thời và cái gì tiến bộ, hay đúng hơn là giữa cách khai thác và khai thác nhưng đồng thời hợp tác để cùng thăng tiến?
Nhưng ông Abe chỉ vừa mới họp báo chào hàng, dự án chưa thấy, kỹ sư chuyên viên Nhựt chưa có mặt mà đã làm cho Bắc kinh nổi cáu.
Có phải vì cung cách làm ăn của Nhựt và vì họ sẽ huấn luyện & chuyển giao công nghệ Nhựt khi đến Phi châu rất tương phản với những gì Trung Quốc đã làm tại đây?
Nhưng tại sao Ðông kinh lại tiếp tục đụng đầu với Hoa lục tại châu Phi khi đang giằng co gấu ó với nhau ngay bên nhà và tại các lân bang của cả hai trong vùng Ðông nam Á.
Có phải ông Abe đã nắm được cái chốt trong mối quan hệ láng giềng rất “hởi ơi” của Hoa lục với Miến Ðiện, Lào, VN kể cả Bắc Hàn hay Mông Cổ… và cũng có thể ông Abe đã đoán được câu trả lời “qua hành động” của các nước đó khi quyết định mở mặt trận mới với Bắc kinh tại châu lục đen và xa xôi nầy.
Ngạn ngữ Anh có câu “talk is cheap, but who delivers”
Nhưng vấn đề của người sao lại rất giống với ta qua câu chuyện của thế kỷ trước mà bắt đầu bằng “cú nhẩy xổm” của ông Hồ khi vừa chớp được vài ý trong cuốn Tư Bản Luận thuần lý thuyết của Mác sau đó là Lê Nin.
Nhưng cái “xổm” nhứt thời đó mà ông Hồ cứ coi đó là chân lý không bao giờ thay đổi rồi cả đảng cộng sản VN cứ nhắm mắt tung hô là sáng ngời chân lý nhưng với biết bao thực tế đã đổi thay đồng thời lý thuyết Mác Lê cũng chứa đầy mâu thuẫn với thực tiễn khiến người ta dần già nhận ra đó chỉ là ảo thuyết nên đã sớm bị chôn vùi ngay tại chính cái nôi sinh ra nó.
Hơn nữa thế kỷ qua từ khi ông Hồ biến cái cú nhẩy xổm của ông thành hiện thực và sau hơn 50 năm nắm quyền thống trị, kịch bản Mác Lê do Ðảng ông Hồ đạo diễn đang biến đất nước trở thành thảm kịch.
Ðộc đảng, độc tôn bao giờ cũng gắn liền với nhiều độc hại với cái kiểu đaọ đức Trần Dân Tiên “Không xạ làm sao tạo nên hương”, đạo làm người “cha XHCN mà không dám nhận con mình” hoặc là người ai cũng có có quê hương nhưng “cho mình là vô tổ quốc” đang trở thành ngọn đuốc xoi đường.
Vấn nạn VN có phải bắt nguồn từ những thứ đó?
Càng nói đổi mới nhưng cái cũ lại không đổi được mà nó cáng trầm trọng, vấn nạn càng tăng và đạo đức càng suy đồi.
Họ cũng không hiểu cái chũ nghĩa xã hội đã củ, và họ cũng không hiểu cái mới là gì, họ cứ quanh qua quẩn lại với vòng lẩn quẩn cũ.
Cho nên khi người có lòng với đất nước mong muốn đất nước thay đổi, bỏ đi cái cũ đi để hướng tới 1 xã hội hài hòa hơn, có nhơn có nghĩa thì họ nói là đi ngược trào lưu.
Khi người có lòng đứng lên tranh đấu cho 1 xã hội công bằng hơn, thể chế dân chủ hơn, luật pháp đồng đều hơn thì họ nơm nớp lo sợ gán cho đó là âm mưu của diễn biến hòa bình và bạo tợn trấn áp.
Chế độ cs nầy quá ngược đời thê thảm nó dựa trên chủ thuyết chính trị sai lầm trái với nhơn tính, đã gây ra không biết bao nhiêu thảm họa , đang đẩy dân tộc VN đến chỗ khốn cùng diệt vong và mất nước do đó để xây dựng một nước Việt Nam thực sự tự do dân chủ hòa bình thịnh vượng… thì phải làm sao?
Giải thể chế độ CS không có nghĩa là phải tiêu diệt hết những người CS, xóa bỏ chế độ nầy không phải để sau đó đi trả thù, trả oán, phục thù hay dựng lại xã hội cũ mà chính là để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người dân đều được hưởng các quyền tự do căn bản của con người, được hưởng bình đẳng theo đúng đạo công bằng, được bảo vệ chống lại bất công, được thừa hưởng kết quả công việc mình làm được nâng đỡ để phát triển khả năng và được sống một cuộc đời an ninh và thoải mái.
Do đó để thực hiện được sứ mạng lịch sử cao cả nầy phải có những cách hành xử mới, mới trong cách suy nghĩ cũng như mới trong hành động.
Chế độ CS đã để lại rất nhiều vấn nạn lớn cho Dân Tộc, giải quyết vấn đề VN cũng phải giải quyết hết các gúc mắc lịch sử đó một cách đúng đắn , toàn diện và triệt để hầu chuẩn bị cho đất nước đi vào một bước dài khôi phục.
Lịch sử đang trao cho các nhà tranh đấu Dân chủ VN một sứ mạng vinh quang và tuyệt đẹp.
Ai sẽ thắng ai, cũ thắng mới hay nghịch thắng thuận, đồng hồ chạy ngược hay mặt trời mọc từ tây?
(1) Significance of Japan PM Abés trip to Africa http://www.channelnewsasiạcom/news/asiapacific/significance-of-japan-pm/955528.html
(2) Trung Quốc nói xấu Thủ tướng Nhật ở Châu Phi http://www.viet.rfịfr/chau-a/20140115-trung-quoc-noi-xau-thu-tuong-nhat-o-chau-ph