Chuyện ngắn: Tiếng Pháo Nhà Em

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chuyện ngắn: Tiếng Pháo Nhà Em

Nguồn: Fb Hội Ái Hữu Đồng Bằng Sông Cửu Long – Ngày đăng: 10 tháng 02, 2021  

Hội Ái Hữu Đồng Bằng Sông Cửu Long – Vancouver, Canada | Facebook TKH, Surrey BC.

(Ảnh minh họa)  

Tôi viết cho Đặc San Trà Vinh, đăng trên báo xuân Tân Sửu 2021, bản sao tôi giữ lại. Hôm nay ngày cuối năm Canh Tý tôi đăng lên trang nhà, câu chuyện hoàn toàn hư cấu, xin mời các bạn xem qua.  

Năm một ngàn chín trăm năm mươi ba (1953) bà hai Nguyễn Thị Cúc trở thành bà quả phụ, vì chồng bà qua đời  sau cơn bạo bệnh, để lại đứa con trai tên Trần Văn Thắng khi mới lên hai tuổi, trong lối xóm người ta thường gọi bà, là bà Hai Cúc.  

Bà Hai Cúc sống bằng nghề buôn bán cá ngoài chợ  Đại An, Quận Trà Cú, Tỉnh Vĩnh Bình, bà tần tảo nuôi đứa  con thơ, và thủ tiết thờ chồng đến ba năm sau bà tái giá  cùng ông Tư Thân cư ngụ tại Bến Đò thuộc xã Đại An, khi  bà Hai Cúc tái giá lúc bấy giờ Thắng đã lên năm, còn ông  Tư Thân cũng có đứa con riêng tên Nguyễn Thị Huyền Chi  mới lên ba, hai đứa trẻ về sống chung trong một gia đình  mái lá đơn sơ, Thắng mỗi khi được má cho tiền thường hay  rũ Huyền Chi đến tiện tạp hóa của ông Hai Bảnh đầu đường  để mua kẹo, Thắng cầm cây kẹo bỏ vào miệng ngậm một  giây lát rồi chuyền tay cho Huyền Chi ngậm tiếp, hai đứa  tuổi thơ rất thương yêu nhau, thường chia ngọt sẻ bùi.  

Trên đoạn đường về nhà, Thắng và Huyền Chi thường  ghé vào chòi hớt tóc của ông Năm Tân, để nghe ông đờn  mỗi khi vắng khách, ông Tân có thành lập nhóm Đờn Ca Tài  Tử trong xóm, có anh Bình và Lan thường đến ca để ông  Tân đờn, anh Bình thường ca bài Tình Anh Bán Chiếu, còn  chị Lan thì ca bài Cô Bán Đèn Hoa Giấy. Nghe thời gian  Thắng thuộc làu bài Tình Anh Bán Chiếu, còn Huyền Chi thì  thuộc lòng từng chữ bài Cô Bán Đèn Hoa Giấy.  

Về nhà buổi trưa Thắng và Huyền Chi thường ra sau  nhà có cây rơm và hàng dừa soi bóng mát, ngồi tựa vào  nhau, Thắng ca bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu tặng cho  Huyền Chi, để đáp lại Huyền Chi ca bài Cô Bán Đèn Hoa  Giấy tặng lại cho Thắng.  

 Chân trời có đám mây đen giăng phũ, có tiếng sấm  sét, Huyền Chi ngã vào lòng Thắng.  

– Em sợ quá, Thắng thốt lên  

– Em đừng sợ có anh đây, thôi mình vào nhà đi em. 

 Hai đứa nấm tay chạy vào nhà thì cơn mưa ập tới, bà  Hai Cúc vừa mới ôm mớ củi vào nhà để chuẩn bị nấu buổi  cơm chiều, Huyền Chi phụ lặt rau, còn Thắng thì phụ tước  vỏ cọng bông súng, còn bà Hai Cúc thì chuẩn bị nấu nồi  mắm kho để ăn với bông súng, cuộc sống đạm bạc nhưng  gia đình rất hạnh phúc, vì bà Hai Cúc rất thương Huyền Chi  như con ruột của mình.  

 Ông Tư Thân vừa đi ruộng mới về, xách trên tay một  xâu cá rô đồng mà ông mới giăng lưới được, bà Hai Cúc lấy  ít con kho mắm, còn lại bà đem đi kho tiêu, làm cho bửa  cơm chiều thêm phần hấp dẫn.  

 Thời gian sau Thắng lên mười hai tuổi sắp hết tiểu  học, còn Huyền Chi thì lên mười, buổi nọ Thắng và Huyền  Chi ghé vào chòi hớt tóc của bác Năm Tân để thưởng thức  tiếng đờn kìm của bác, ông Năm Tân hỏi Thắng.  

– Mầy muốn gia nhập nhóm Đờn Ca Tài Tử với bác không?  

 Thắng gãi đầu miệng tũm tĩm cười, chưa kịp trả lời thì  Huyền Chi vọt miệng nói trước.  

– Anh Thắng muốn lắm đó bác năm ơi.  

 Ông Năm Tân nói tiếp.  

– Vậy hai đứa con gia nhập theo nhóm của bác luôn đi, để  bác tập phân nhịp và cách luyến lái, trước hết Thắng muốn  chọn bài gì bác sẽ đờn cho con ca trước, Thắng trả lời  

– Dạ, con xin ca bài Tình Anh Bán Chiếu.  

– Thôi được, con ca đi bác dạo trước rồi con vô lối.  

 Thắng vô lối xong cất tiếng vô vọng cổ xuống hò nhịp  mười sáu, tiếp xuống hò nhịp hai mươi làm cho ông Năm  Tân giựt mình, Thắng vừa ca xong ông Năm Tân ngạc nhiên  hỏi Thắng.  

– Con tập ca hồi nào, ai dạy con mà con ca chắc nhịp quá  vậy Thắng.  

– Dạ, con nghe anh Bình ca rồi con để ý con học theo.  

– Vậy à, giọng ca của con tốt lắm, con có giọng thổ mà con  ca dây xề, bác nghĩ tương lai con là người tài tử có giọng ca  hay nhứt trong làng, à đến phiên Huyền Chi con ca bài gì,  

– Dạ, con ca bài Cô Bán Đèn Hoa Giấy.  

– Được bác dạo trước, con cứ ca đại đi hết bài có chổ nào  không đúng bác chỉ tiếp.  

 Huyền Chi trong lòng rất tự tin, vừa ca xong, ông Năm  Tân khen hết lời, Thắng và Huyền Chi chào bác Năm Tân ra  về, trong lòng vui như mở hội. Mỗi khi trong làng có đám  tiệc người chủ mời ông Năm Tân đến giúp vui, ông thường  kêu Thắng và Huyền Chi đi theo, Thắng thường ca bài ruột  là Tình Anh Bán Chiếu, còn Huyền Chi thì bài Cô Bán Đèn  Hoa giấy.  

 Thời gian khi Thắng lên mười lăm tuổi, Huyền Chi  bước vào tuổi mười ba, bửa nọ hai đứa cùng ra sau vườn  hái ổi, Thắng hái được trái ổi chín lấy tay chùi trái ổi cắn một  miếng chuyền tay đưa cho Huyền Chi cắn tiếp, ba của  Huyền Chi trong nhà liếc mắt để ý, Thắng nói với Huyền Chi:  

– Sau nầy anh lấy vợ người đó không biết có hiền như em  không, Huyền Chi vội ngắt lời.  

– Em sẽ là người vợ của anh không ai khác hơn được, lúc  nhỏ em từng ngậm chung viên kẹo với anh, nay em cùng ăn  với anh trái ổi, trời mưa sấm sét em không có mẹ, em ngã  vào anh nương tựa, em ngữi mùi da khét nắng của anh, còn  qúi hơn mùi nước hoa thương hạn, mùi da thịt của anh làm  sao em quên được, anh vừa là người chồng tương lai của  em cũng là người mẹ của em mỗi khi anh chia ngọt sẻ bùi.  

Thắng đáp lại. 

– Anh cố gắng học lấy bằng tú tài, anh sẽ ghi danh vào  trường Võ Khoa Thủ Đức, khi đó mỗi buổi chiều anh sẽ chở  em đi ăn kem, nhìn em ăn ly kem với gương mặt kiều diễm,  ước mơ của anh là thế.  

 Cuộc trò chuyện chưa chấm dứt, ba của Huyền Chi  gọi con gái mình vào, Thắng bỏ đi nơi khác, Huyền Chi vào  nhà, ông tư Thân nói với con gái mình.  

– Huyền Chi con, ba không muốn con và Thắng đi đến tình  yêu đôi lứa, ba sợ thiên hạ dị nghị con ông lấy con bà, vả lại  Thắng không có tương lai, tối ngày cứ theo anh Năm Tân  Đờn Ca Tài Tử.  

Huyền Chi trả lời.  

– Thưa ba con biết, nhưng con sống cho bản thân con,  không ai đem đến hạnh phúc cho con bằng anh Thắng, lúc  nhỏ ba thì ra đồng áng, ở nhà con chỉ nương tựa vào anh  Thắng như người mẹ, anh chia sẻ với con từ viên kẹo đến  chiếc bánh, nhưng suy đi nghĩ lại anh Thắng và con không  cùng chung máu mũ.  

 Hai cha con đang tranh biện đành tạm ngưng vì bà Hai  Cúc vừa đi bán cá ngoài chợ quẩy gánh về tới nhà, bà Hai  Cúc nói.  

– Huyền Chi à ! Con bắt nồi cơm cho dì hai đi con, bửa nay  bán hết cá nên dì hai về sớm.  

 Cơm nước xong ông Thân bảo bà Hai Cúc vào trong  phòng trò chuyện, ông nói.  

– Em à, anh để ý giữa thằng Thắng và con Huyền Chi tụi nó  có mối tình trai gái, anh có phản đối với con Huyền chi,  nhưng nó cứ cự tuyệt, câu chuyện chưa xong em vừa về  tới, anh có nhã ý tách hai đứa nó ra, thôi em có thể đi đến  nhà anh Ba Lành bác ruột của Thắng ở Đôn Châu, xin anh 

ba giúp đở cho Thắng tá túc ở đó đi học cho gần trường  được không.  

 Bà Hai Cúc suy nghĩ một hồi rồi bà đáp.  

– Thôi được để ngày mai em sẽ lên nhà anh Ba Lành hỏi  anh chị xem sao.  

 Ngày hôm sau bà Hai Cúc từ xã Đại An đi bộ đến xã  Đôn Châu mất khoảng một giờ, đến nơi bà chào hỏi với anh  chồng trước của mình, xong bà đi thẳng vào vấn đề.  

– Bửa ông nhà em có bàn tính với em đến anh hỏi anh chị  cho Thắng ở đây với anh chị để đi học cho gần trường, vì  mỗi ngày Thắng nó mất hai giờ cho đi học.  

 Ông Ba Lành nghe qua và trả lời.  

– Được, anh đồng ý, Thắng đến lúc nào cũng được, anh  cũng có nhã ý nầy từ lâu, nhưng anh hơi ngại không dám  nói với thím.  

 Bà Hai Cúc về nhà báo tin lại với ông Tư Thân là bác  của Thắng vui mừng cho Thắng đến ở trọ để đi học gần  trường, vừa lúc Thắng cũng về tới nhà, bà Hai Cúc bảo với  Thắng.  

– Thắng à ! Con chuẩn bị tuần tới con đến nhà bác ba của  con ở đó đi học cho gần trường.  

 Nghe qua nét mặt của Thắng không vui, vì không còn  gần gần gũi với Huyền Chi hằng ngày, Thắng đi đến chòi  hớt tóc của ông Năm Tân để báo tin cho ông thầy mình biết,  Thắng nói với ông Năm Tân.  

– Thưa bác năm, tuần tới con tạm chia tay với bác, con dọn  lên Đôn Châu để đi học cho gần trường, thỉnh thoảng cuối  tuần con mới về thăm bác được.  

– Thôi cũng tốt cho con, nhưng nhớ về đây thường xuyên  nếu con rảnh, để tập vợt những bài bản mới.  

– Dạ con hứa cới bác.  

 Thắng về nhà cũng báo tin cho Huyền Chi biết.  

– Em à, tuần tới anh đến nhà bác ba của anh để đi học, anh  tạm xa em, nhưng anh sẽ về đây thăm em hàng tuần.  

– Em rất sợ tình yêu ngăn cách, sợ mai nầy không biết ra  sao, vì ba em phản đối mối tình của chúng mình, kỷ niệm  thời thơ ấu cứ trôi dần, làm sao em giữ được, hình ảnh cây  rơm còn đó, hàng dừa nghiêng theo dòng nước, mùi da thịt  của anh làm sao em quên được mỗi khi trời sấm sét em ngã  vào lòng anh, con sông bến nước hàng dừa xanh rộp bóng  vẫn còn đây, em chỉ sợ con thuyền ra đi không về bến cũ,  mùa thu chiếc lá cuốn theo dòng nước, cây đứng nhìn chiếc  lá mãi rời xa, em rất lo sợ mỗi khi mùa ổi chín không ai leo  lên hái, không còn được cùng anh chuyền tay nhau cắn  miếng ổi thơm tho, khi đó em buồn cây ổi chắc cũng buồn  theo, không còn được anh cất lên tiếng hát trầm ấm, để ca  diễn cuộc tình của người bán chiếu, tiếng hát của anh đã  chinh phục trái tim em.  

– Anh quyết cùng em đi đến hôn nhơn, anh hứa còn phải  đưa em đi ăn kem khi hoàng hôn buông xuống, anh biết ba  em không thích anh vì anh hai bàn tay trắng, anh cố gắng  tạo sự nghiệp để lo cho tương lai về sau.  

 Năm Thắng lên mười chín tuổi cũng vừa xong tú tài,  Thắng thi vào trường Võ Khoa Thủ Đức, ở quê nhà ông Hai  Bảnh chủ tiệm bán tạp hóa, có đứa con trai tên Hùng, ông  đến nhà Tư Thân dạm hỏi cháu Huyền Chi cho đứa con trai  ông, Hùng trước đây học cùng lớp với Thắng, ông Tư Thân  vui vẻ nhận lời, ông Hai Bảnh ra về, ba của Huyền Chi kêu  Huyền Chi ra nhà trước trò chuyện, ông bảo.  

– Huyền Chi à ! năm nay con tròn mười bảy tuổi, anh Hai  Bảnh đến đây dạm hỏi con cho con của ảnh là thằng Hùng,  

ba hứa gã con cho Hùng năm tới con lên mười tám tuổi sẽ  tổ chức lễ cưới, nhà anh Hai Bảnh khá giả con về nơi đó  nương tựa tấm thân, khỏi phải cơ cực phụ giúp đồng áng  với ba.  

 Bà Hai Cúc phụ lời.  

– Huyền Chi con, con nghe lời ba con đi, đừng phụ lời ba, để  ba buồn, Huyền Chi trả lời.  

– Thưa ba con không thương anh Hùng, con không cần giàu  có, con chỉ cần hạnh phúc, người đem hạnh phúc đến với  con không ai ngoài anh Thắng.  

 Ông tư Thân thuyết phục đứa con gái không được,  ông dùng lời lẻ ép buộc.  

– Nếu con không vâng lời ba, thì từ nay ba cũng từ con luôn.  

 Huyền Chi bật khóc chạy vào phòng, bà Hai Cúc chay  theo.  

– Huyền Chi à ! con nghe lời ba con đi, thằng Hùng nó cũng  thương con lắm, vả lại nhà anh hai Bảnh về nhà mình không  đầy một trăm thước, dì quẩy gánh ra chợ ngày nào dì cũng  đi ngang qua nhà anh Hai Bảnh, anh chị hai họ rất thương  con, con thương ba thương dì con chấp nhận lấy thằng  Hùng đi con.  

 Nguyên thước phim quá khứ hiện trong đầu Huyền  Chi, mình đã từng chia tay và có những lời nói với anh  Thắng, sợ mai nầy anh phụ mình, nhưng gìờ nếu mình đồng  ý lấy anh Hùng làm chồng, khi gặp lại anh Thắng làm sao  mình thốt ra lời, định mệnh sắp đặt thật trớ trêu, mình chỉ có  người cha thân yêu nếu cha mình từ mình thì sao, lối xóm  nghĩ sao về mình, suốt cả đêm Huyền Chi không ngủ được.  

Thắng đang học trường Vỏ Khoa Thủ Đức hơn một năm  được hay tin Huyền Chi sắp lấy chồng, hay tin như sét đánh  ngang tay, Thắng liền viết thơ gởi về cho Huyền Chi. 

 “Huyền Chi em yêu ! Khi nhận tin em sắp lấy chồng,  anh cứ nghĩ là chuyện không thật, nhưng anh không thể  không tin được theo lời của má anh. Cây rơm sau nhà còn  đó, hàng dừa nghiêng bóng theo dòng nước vẫn còn in đâm  trong anh, em nói với anh, em lo sợ chiếc thuyền ra đi không  quay về bến cũ, nhưng khi con thuyền trở về thì bến cũ  không còn chổ cho anh neo đậu, nhường cho con thuyền  khác, nơi quân trường đổ mồ hôi làn da xạm nắng, mùi khét  nắng của da thịt anh vẫn nồng nàng hơn thuở còn thơ ấu,  để rồi mai đây mai đây khi anh trở lại quê nhà, còn được ai  đứng gần để nhớ lại mùi da thịt của ngày ấy, tiếc rằng chưa  cùng em ăn ly kem, nay phải uống ly sầu đắng ! Anh vẫn  biết cuộc hôn nhơn nầy do ba em ép buộc, thì tình yêu theo  dòng định mệnh, nhưng con tim anh vẫn khắc ghi hình bóng  em như ngày nào”.  

 Huyền Chi nhận được thơ không cầm được nước mắt,  bà Hai Cúc thấy vậy đến vuốt lưng Huyền Chi và an ủi đôi  lời.  

 Nơi quân trường Thắng được chọn qua đơn vị pháo  binh, khi được hay tin ngày cưới của Huyền Chi, Thắng xin  phép về thăm gia đình, thắng không về nhà mà về lại Đôn  Châu ở nhà bác Ba Lành, đêm nhóm họ Thắng về nhà,  miệng vui vẻ nhưng cõi lòng tan nát, bác Năm Tân chuẩn bị  cho đêm giúp vui cùng ban Đờn Ca Tài Tử, đêm nay có mặt  Thắng góp vui bác Tân rất mừng, bên trong nhà chuẩn bị  làm lễ từ đường, Huyền Chi mặc chiếc áo dài màu hồng,  đeo chiếc vòng kiềng trông vẻ đẹp cao sang, Thắng thì có  vẻ khác thường đêm nay trở lại mặc bộ đồ lính trận bụi đời,  ông Tư Thân đốt nhan lên đèn cúng tổ tiên, Huyền Chi lễ bái  tổ tiên xong, kính bái ba và dì kế mẫu, Thắng đến.  

– Anh chúc mừng em về nhà chồng được trăm năm hạnh  phúc, ngày mai anh không thể đưa tiễn em về nhà chồng,  thôi em hãy bảo trọng.  

 Lễ từ đường xong Thắng ra ngoài nhập vô nhóm Đờn  Ca Tài Tử, Huyền Chi vừa thay đồ xong cũng ngồi dự, bác  Năm Tân hỏi Thắng  

– Thắng, đêm nay con tặng cho Huyền Chi bài gì, để tiễn  đưa Huyền Chi về nhà chồng.  

– Dạ con con xin ca bài Tình Anh Bán Chiếu.  

 Thắng cất giọng lên đôi mắt hướng về Huyền Chi,  Huyền Chi bổng dưng bật khóc hai tay quẹt nước mắt chạy  thẳng vào phòng, bà hai Cúc thấy vậy chạy theo.  

– Huyền Chi, con sao con lại khóc ? Huyền Chi trả lời.  

– Con khổ lắm dì hai ơi, những lần trước anh Thắng ca bài  Tình Anh Bán Chiếu thì khác, đêm nay anh ca tặng cho con,  ánh mắt của anh Thắng hướng nhìn về con như thở than,  như trách móc con là người bạc tình, những lời ca như xé  nát trái tim con.  

 Thắng vừa ca xong sáu câu vọng cổ Tình Anh Bán  Chiếu, Thắng xin từ giã ra về. Ngày hôm sau đàn trai đi đến  nhà gái rước dâu. Thắng đến nhưng đứng từ xa nhìn trộm,  cô dâu cùng chú rể vừa bước ra khỏi cửa, tiếng pháo nổ  vang dội, Thắng cuối đầu lặng lẽ bước đi, và chàng tự nghĩ  tiếng pháo một trăm lẻ năm ly của mình làm cho địch quân  khiếp sợ, còn tiếng pháo nhà em làm cho anh tan nát cõi lòng.  

Tác giả Trương Thái Hòa