Chuyên gia: Về bản chất, Vành đai-Con đường vẫn là dự án “săn mồi” dù TQ ra sức bào chữa

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chuyên gia: Về bản chất, Vành đai-Con đường vẫn là dự án “săn mồi” dù TQ ra sức bào chữa
Ngày đăng 14-09-2018

 

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục phải đối mặt với làn sóng phản đối của cộng đồng quốc tế, với cao trào là quyết định hủy bỏ dự án 3 tỉ USD của Malaysia với Trung Quốc.

 

Ảnh: Griffith University.
“Chiêu trò” của Trung Quốc
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông), vừa qua lãnh đạo cơ quan phát triển tài chính quốc tế của chính phủ Mỹ đã lên tiếng chỉ trích chiến lược đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và cáo buộc đó là chiêu trò nhằm chiếm lấy “những ‘tài sản’ có giá trị” của các ‘con nợ’ trên Vành đai và Con đường (BRI).
Gần đây, trước những cáo buộc rằng BRI thực chất là ‘bẫy nợ’, giới chức Trung Quốc và các cơ quan truyền thông nước này đã nỗ lực giải thích về lợi ích của dự án này, trong đó bao gồm mục tiêu phát triển bền vững và tạo việc làm tại các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, theo ông Ray Washburne, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài (OPIC), bản chất và phương thức hoạt động thực sự của BRI không phải như vậy.
Ông Washburn cho biết: “Trung Quốc không mở ra dự án này để giúp đỡ các quốc gia khác, mà để chiếm lấy những loại ‘tài sản’ giá trị của họ”, ví dụ như nguồn tài nguyên, khoáng sản, hay những vị trí có ý nghĩa chiến lược.
OPIC là cơ quan liên chính phủ phụ trách việc phân bổ nguồn vốn tư nhân của Mỹ vào các dự án phát triển ở nước ngoài dưới hình thức viện trợ, cho vay vốn hoặc bảo hiểm chính trị.
Ông Washburne đã đưa ra tuyên bố trên trong một buổi họp báo tại trụ sở của OPIC ở Washington. Tính đến nay, dự án BRI của Trung Quốc đã được triển khai gần 5 năm, và OPIC cũng đã nhiều lần lên án dự án này.
Theo ông Washburne, Trung Quốc cố tình đẩy các nước tham gia BRI lún sâu vào nợ nần, sau đó nhắm tới “các loại đất hiếm, khoáng sản và những ‘tài sản quý giá’ tương tự làm vật thế chấp cho khoản vay của họ”.
Quả thực, bản chất “cho vay để sở hữu” của dự án BRI đã lộ rõ tại một số quốc gia như Sri Lanka, sau khi chính quyền nước này không đủ khả năng trả nợ cho Trung Quốc. Kết quả là Sri Lanka đã phải cho Bắc Kinh thuê một cảng biển chiến lược trong vòng 99 năm để cấn trừ nợ.
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục phải đối mặt với làn sóng phản đối của cộng đồng quốc tế, với cao trào là quyết định hủy bỏ dự án 3 tỉ USD của Malaysia với Trung Quốc.
Trước những diễn biến ấy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phải trấn an dư luận trong một bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi rằng Bắc Kinh đề ra dự án BRI không phải để tạo ra “câu lạc bộ của Trung Quốc”.
Trong phiên thảo luận ngày 27/8, ông Tập đã khẳng định rằng Trung Quốc cần “ưu tiên nhu cầu của các nước nhận viện trợ, đồng thời triển khai các dự án đem lại lợi ích cho người dân địa phương”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Trung Quốc cũng cho biết các dự án thuộc BRI đã tạo ra hơn 200.000 việc làm tại các nước tham gia dự án này.
Triển vọng hợp tác với Nhật Bản
Nhằm bảo vệ dự án BRI và giành được thiện cảm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Trung Quốc hiện đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với các quốc gia khác như Nhật Bản, và mời họ cùng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc khuôn khổ BRI.
Tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 5 vừa qua giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hai nước Nhật-Trung đã tuyên bố ý định thành lập một ủy ban chung để thảo luận về vấn đề hợp tác giữa hai bên.
Trong đó Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm sự minh bạch và bền vững về tài chính, khi tham gia các dự án chung với Trung Quốc.
Nhật Bản là một trong 3 nước tham gia thỏa thuận ba bên được OPIC bảo trợ nhằm thúc đẩy các dự án hợp tác phát triển tài chính tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo Chủ tịch OPIC Washburne, việc Nhật Bản bắt tay với Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thỏa thuận này.
Trái lại, ông Washburne còn nhận định mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Trung-Nhật không phải là thực chất, bởi Nhật Bản luôn lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nên “hai nước này luôn rất cạnh tranh trong khu vực đó”.
Hơn nữa, theo Giám đốc truyền thông của OPIC, việc Nhật Bản tuyên bố sẽ tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Trung Quốc trong chuyện hợp tác lâu dài