Chúng ta biết gì về máy chủ lưu trữ dữ liệu bầu cử Mỹ được thu giữ ở Đức?
Hương Thảo | DKN 7 giờ tới
Có rất nhiều tin đồn liên quan đến máy chủ được thu giữ ở Đức sau cuộc bầu cử. Dưới đây là các thông tin xoay quanh vụ việc này đến thời điểm hiện tại, theo The Gateway Pundit.
Vào hôm thứ Hai sau cuộc bầu cử (9/11), Tổng thống Trump đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Christopher Miller, người giữ chức giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia, là nhân sự thay thế cho vị trí của ông Esper. Trước đó hồi tháng 6, ông Esper đã tổ chức một cuộc họp báo riêng để thông báo rằng ông ấy sẽ không tuân lệnh Tổng thống Trump và bảo vệ Nhà Trắng trước những kẻ bạo loạn Antifa và BLM đang tàn phá thủ đô nước Mỹ.
Sau đó, trong một trong những động thái đầu tiên của mình vào ngày 18/11, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu các hoạt động quân sự đặc biệt được báo cáo trực tiếp cho ông cùng các Bộ trưởng Lục quân, Hải quân và Không quân Hoa Kỳ.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller hôm thứ Tư (2/12) đã thông báo rằng Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt của Mỹ sẽ báo cáo trực tiếp với ông.
Cùng lúc đó vào ngày 16/11, trang Gateway Pundit đã nghe được thông tin từ dân biểu Louie Gohmert cho biết rằng những nhân viên hiện trường ở Đức báo cáo rằng Scytl, công ty lưu trữ dữ liệu bầu cử phi pháp có trụ sở tại Tây Ban Nha, đã bị một lực lượng quân đội lớn của Mỹ đột kích, và máy chủ của họ đã bị thu giữ ở Frankfurt.
Sau đó, trang Gateway Pundit cho hay, họ đã đăng thêm thông tin về cuộc đột kích này ở Đức từ một trong những nguồn tin họ nhận được.
Nguồn tin này cho biết, sau khi chính phủ Mỹ xác định được rằng máy chủ Dominion này có liên quan đến việc chuyển đổi phiếu bầu, cộng đồng tình báo đã bắt đầu tìm kiếm máy chủ và phát hiện ra nó được đặt ở Đức. Để có quyền truy cập vào máy chủ đó và thu giữ nó một cách hợp pháp, họ đã phải yêu cầu Bộ Ngoại giao làm việc song song với Bộ Tư pháp để yêu cầu chính phủ Đức hợp tác cho phép thu giữ máy chủ này.
Các tài liệu thích hợp để xúc tiến vụ bắt giữ đã được thông qua, và có vẻ như quân đội Mỹ đã tham gia hỗ trợ trong chiến dịch này. Tuy nhiên quân đội Mỹ không dẫn đầu chiến dịch, nhưng điều này góp phần giải thích tại sao ông Esper bị sa thải, và ông Miller và Kash Patel (quyền Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng) đã được đưa vào vị trí – để quân đội không nhúng tay can thiệp vào chiến dịch này.
Với việc thu giữ máy chủ thành công, giờ đây họ sẽ có bằng chứng trực tiếp về thời điểm ngừng kiểm phiếu. Họ cũng sẽ phát hiện ra ai là người đưa ra hướng dẫn dừng kiểm phiếu và ai đã khởi xướng thuật toán bắt đầu chuyển đổi phiếu bầu. CIA đã hoàn toàn bị loại khỏi chiến dịch này.
Một thời gian ngắn sau, Sidney Powell đã đưa ra bình luận về chiến dịch này nhưng bà không biết ai là người đã thu giữ chúng.
Nhưng đến ngày 21/11, một phóng viên tại tờ Newsmax, Emerald Robinson, đã tweet rằng cô ấy nghe nói một bộ phận phần cứng đang được bảo vệ tại Đức.
Tờ the Gateway Pundit cho hay họ cũng đã nghe được từ một nguồn tin độc lập khác rằng Mỹ thực sự đang nắm giữ máy chủ bị thu giữ ở Đức.
Hôm thứ Ba (1/12) vừa rồi tại phiên điều trần gian lận ở Arizona, chuyên gia an ninh mạng Đại tá Waldron xác nhận Mỹ đã có bản sao dữ liệu vào đêm bầu cử vốn được gửi tới Frankfurt.
Đại tá Waldron cũng chia sẻ tại phiên điều trần rằng có hàng trăm người đang nghiên cứu hệ thống bầu cử Dominion.
Liên quan đến vụ đột kích thu giữ máy chủ ở Đức, đã có rất nhiều tin đồn về khả năng đã nổ ra một cuộc đấu trong quá trình cũng như tung tích hiện tại của Giám đốc CIA Haspel. Tuy nhiên hiện vẫn chưa xác nhận được hai thông tin này cũng như vị trí chính xác của máy chủ được thu giữ ở Đức nằm ở đâu.
Tóm lại, những gì hiện tại chúng ta có thể biết được chắc chắn là hiện có một máy chủ chứa dữ liệu bầu cử ở Đức đang nằm trong tay chính phủ Mỹ. Chúng tôi cũng biết rằng một nhóm chuyên gia không gian mạng của quân đội đã nắm trong tay các lưu lượng dữ liệu được gửi đến Đức trong cuộc bầu cử năm nay. Đây là một tin tốt cho những người Mỹ muốn biết sự thật về cuộc bầu cử.