Chủ Quyền Quốc Gia Trên Mạng
Khái niệm Chủ Quyền Quốc Gia Trên Mạng được CSVN đưa vào Luật An toàn thông tin từ năm 2015, nhưng Quốc hội chưa thông qua.
Lúc đó, ngoài Trung Quốc, chưa có nước nào ủng hộ ý tưởng này, nên chính quyền CSVN là ủng hộ viên sớm nhất.
Có lẽ ý tưởng bao trùm 60 triệu người dùng internet, kiểm soát họ đọc gì xem gì nói gì với nhau, lập cổng hải quan mạng để khi cần ngắt luôn khỏi liên lạc được bên ngoài là một viễn cảnh hấp dẫn đối với CSVN.
Do có vài lý do, có thể vì dàn khoan HD981, hay cú bắt tay của Obama với ông Trọng, mà đến nay ý tưởng mới được bắt đầu triển khai bằng bộ luật An Ninh Mạng.
Như thế, chúng ta đã biết bộ luật này copy từ Trung Quốc, nhưng nay biết thêm nó là một khâu của chuỗi mắt xích gồm luật An Ninh Mạnh – chủ quyền quốc gia trên mạng – công nghệ TQ.
Và bất kỳ ai nhìn vào chuỗi đó cũng có thể thấy 2 điều:
— Thứ nhất, giả sử chủ quyền quốc gia trên mạng có xác lập được, thì chính quyền CSVN có bảo vệ được nó hay không trong khi chủ quyền EEZ 200 hải lý trên biển cũng không giữ được?
— Thứ hai, chủ quyền trên mạng đó hẳn nhiên là phải dựng lên bằng công nghệ TQ, với thiết bị, phần mềm, thông minh nhân tạo AI, hệ mạng, máy chủ… đều từ TQ, thì bảo vệ chống TQ bằng gì?
Điềm thứ 2 này giống hệt chuyện hy vọng một lực lượng phòng thủ bờ biển bằng vũ khí, khí tài TQ có thể chặn một cuộc tấn công của TQ vậy.
Thế nên, đến đây chúng ta có thể nối dài chuỗi mắt xích những chuyện tất yếu, là An Ninh Mạng—chủ quyền trên mạng—công nghệ TQ—tích hợp vào TQ.
Điều đó có nghĩa là mọi thứ dữ liệu ở VN đều sẽ được Cc chuyển về TQ, từ mỗi post trên mạng xã hội đến bản đồ đi lại mỗi ngày.
Nếu có ai nghi ngờ, thì có thể nhìn sang lãnh vực FinTech (Financial Technology): hiện tại khách du lịch TQ đã thanh toán qua Alipay chạy thẳng về trung tâm xử lý ở TQ.
Cuối cùng là một câu hỏi quan trọng, câu hỏi là sự tích hợp tất yếu đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hay là cố tình của CSVN?
Vì ai cũng biết cố tình có nghĩa là gì.
(theo FB Hưng Phạm Ngọc, LMN edited)