Chính phủ Nam Hàn đối phó việc đồng rúp Nga mất giá
Chính phủ đưa ra đối sách trước việc các doanh nghiệp Hàn Quốc chịu thiệt hại do đồng rúp Nga mất giá mạnh.
Theo KBS World – 2014-12-23
Sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea vào tháng 3 năm nay, giá trị đồng rúp đã liên tục bị tụt dốc và giá dầu thô đi xuống đã khiến tình hình kinh tế của Nga ngày càng trầm trọng hơn.
Giá trị đồng rúp Nga đã giảm 27% vào tháng 12, trong khi giá trị của đồng tiền này trong năm nay đã thấp hơn 80% so với năm ngoái.
Điều này có ý nghĩa rằng gánh nặng nợ ở Nga đã tăng 80% so với một năm trước.
Mặc dù Chính phủ Nga lần lượt đưa ra các chính sách nhằm nhanh chóng ổn định tài chính và tỷ giá hối đoái rúp-USD đã có dấu hiệu ổn định, nhưng hiện vẫn còn lo ngại về khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính.
Hôm 16/12, Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên thành 17%.
Đây là trường hợp hiếm khi ngân hàng trung ương của một quốc gia tăng lãi suất cơ bản hơn 5% trong một khoảng thời gian ngắn và Mát-xcơ-va phải đưa ra biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình kinh tế trong nước.
Có một số ý kiến lo ngại liệu rằng một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như hồi năm 1998 có tái diễn tại Nga hay không.
Mặt khác, các nước phương Tây tiếp tục cấm vận kinh tế Nga. Đối với khu vực bán đảo Crimea đã được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3, Chính phủ Mỹ cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư mới vào khu vực này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19/12 thông qua sắc lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga với nội dung cấm người dân Mỹ có giao dịch thương mại với Crimea, đồng thời cấm đầu tư và viện trợ tài chính đối với nơi này.
Cùng với đó, việc giá dầu thô thế giới giảm mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế Nga.
Dầu thô và khí tự nhiên chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và việc xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên đã đóng góp hơn một nửa vào thu nhập của nước Nga.
Trước đó, nền kinh tế Nga bùng nổ nhờ xu hướng giá dầu thô thế giới tăng cao và lần này giá dầu thô thế giới hạ là cú sốc cho Mát-xcơ-va.
Khi Liên Xô bị sụp đổ vào năm 1991, giá dầu thế giới xuống còn 10 USD/thùng. Khi chính quyền của Tổng thống Nga Boris Yeltsin sụp đổ vào năm 1998, giá dầu thế giới là 12 USD/thùng và Chính phủ Nga tuyên bố hoãn trả nợ nước ngoài.
Một số chuyên gia nhận định, tình hình kinh tế của Nga đang ở mức nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc năm 2008.
Như vậy, Chính phủ Nam Hàn cần đưa ra các biện pháp đối phó với việc đồng rúp Nga mất giá.
Các doanh nghiệp Nam Hàn xuất khẩu hàng hóa sang Nga và nhận thanh toán bằng đồng rúp sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền này bị rớt giá thê thảm.
Trong quý III năm nay, các công ty Nam Hàn được Nga thanh toán bằng đồng rúp trị giá 456,8 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga.
Mặt khác, một số ý kiến cho rằng xuất khẩu của Nam Hàn sang Nga chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Seoul nên Nam Hàn không bị ảnh hưởng lớn trước việc đồng rúp mất giá. Tuy nhiên, Chính phủ Nam Hàn và các doanh nghiệp trong nước cần phải sẵn sàng đối phó trong trường hợp nền kinh tế Nga lâm vào tình trạng trầm trọng hơn.
Giá trị đồng rúp Nga đã giảm 27% vào tháng 12, trong khi giá trị của đồng tiền này trong năm nay đã thấp hơn 80% so với năm ngoái.
Điều này có ý nghĩa rằng gánh nặng nợ ở Nga đã tăng 80% so với một năm trước.
Mặc dù Chính phủ Nga lần lượt đưa ra các chính sách nhằm nhanh chóng ổn định tài chính và tỷ giá hối đoái rúp-USD đã có dấu hiệu ổn định, nhưng hiện vẫn còn lo ngại về khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính.
Hôm 16/12, Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên thành 17%.
Đây là trường hợp hiếm khi ngân hàng trung ương của một quốc gia tăng lãi suất cơ bản hơn 5% trong một khoảng thời gian ngắn và Mát-xcơ-va phải đưa ra biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình kinh tế trong nước.
Có một số ý kiến lo ngại liệu rằng một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như hồi năm 1998 có tái diễn tại Nga hay không.
Mặt khác, các nước phương Tây tiếp tục cấm vận kinh tế Nga. Đối với khu vực bán đảo Crimea đã được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3, Chính phủ Mỹ cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư mới vào khu vực này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19/12 thông qua sắc lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga với nội dung cấm người dân Mỹ có giao dịch thương mại với Crimea, đồng thời cấm đầu tư và viện trợ tài chính đối với nơi này.
Cùng với đó, việc giá dầu thô thế giới giảm mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế Nga.
Dầu thô và khí tự nhiên chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và việc xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên đã đóng góp hơn một nửa vào thu nhập của nước Nga.
Trước đó, nền kinh tế Nga bùng nổ nhờ xu hướng giá dầu thô thế giới tăng cao và lần này giá dầu thô thế giới hạ là cú sốc cho Mát-xcơ-va.
Khi Liên Xô bị sụp đổ vào năm 1991, giá dầu thế giới xuống còn 10 USD/thùng. Khi chính quyền của Tổng thống Nga Boris Yeltsin sụp đổ vào năm 1998, giá dầu thế giới là 12 USD/thùng và Chính phủ Nga tuyên bố hoãn trả nợ nước ngoài.
Một số chuyên gia nhận định, tình hình kinh tế của Nga đang ở mức nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc năm 2008.
Như vậy, Chính phủ Nam Hàn cần đưa ra các biện pháp đối phó với việc đồng rúp Nga mất giá.
Các doanh nghiệp Nam Hàn xuất khẩu hàng hóa sang Nga và nhận thanh toán bằng đồng rúp sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền này bị rớt giá thê thảm.
Trong quý III năm nay, các công ty Nam Hàn được Nga thanh toán bằng đồng rúp trị giá 456,8 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga.
Mặt khác, một số ý kiến cho rằng xuất khẩu của Nam Hàn sang Nga chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Seoul nên Nam Hàn không bị ảnh hưởng lớn trước việc đồng rúp mất giá. Tuy nhiên, Chính phủ Nam Hàn và các doanh nghiệp trong nước cần phải sẵn sàng đối phó trong trường hợp nền kinh tế Nga lâm vào tình trạng trầm trọng hơn.