Chiến tranh Syria qua một bài báo ngắn và dễ đọc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chiến tranh Syria qua một bài báo ngắn và dễ đọc

Binh lính quân đội Syria nạp đạn vào những khẩu pháo gần làng Morek, Syria, ngày 07 tháng 10, 2015. (Alexander Kots / Komsomolskaya Pravda qua AP)

Theo Đại Kỷ Nguyên – Tác giả: Julie M. Norman – Dịch giả: Xuân Dung – 8 Tháng Mười Hai , 2015

Thường được mô tả như là một “mạng lưới phức tạp,” cuộc chiến Syria liên quan đến nhiều bên, hàng chục các liên minh dường như trái ngược nhau, cùng những động lực thay đổi nhanh chóng. Chiến tranh thực sự phức tạp, việc lý giải được nó là điều rất quan trọng để hiểu được các cuộc tấn công gần đây ở Paris, cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu, cùng những biến động liên tục trong khu vực. Dưới đây là những điều cơ bản – đã được giải mã.

Nó bắt đầu như thế nào

Fighters from Al-Qaida's Syrian affiliate Nusra Front drive in the northern Syrian city of Aleppo flying Islamist flags as they head to a frontline, on May 26, 2015. (Fadi al-Halabi/AFP/Getty Images)

Những người lính chiến  của Mặt trận Nusra, một nhánh của al-Qaeda tại thành phố Allepo ở phía bắc của Syria, lái xe và phất những lá cờ Hồi giáo khi tiến ra mặt trân, ngày 26 tháng 5 năm 2015. (Fadi al-Halabi / AFP / Getty Images)
“Cuộc chiến tranh” Syria bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, trong giai đoạn mùa xuân Ả Rập, khi lực lượng chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt đầu một chiến dịch đàn áp đầy bạo lực chống những người biểu tình tại thành phố Daraa. Những cuộc biểu tình lan rộng nhanh chóng và chính quyền đáp trả bằng việc bắt giữ, tra tấn và giết người hàng loạt.
Tháng 7 năm 2011, Quân đội Syria tự do (FSA) nổi lên như một nhóm phiến quân lớn đầu tiên tuyên chiến với chính quyền. Bao gồm chủ yếu những người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Syria, những thành công ban đầu của FSA trong việc chiếm các căn cứ và thiết bị quân sự đẩy cuộc xung đột leo thang một cách nhanh chóng. Đến đầu năm 2012, nó đã trở thành một cuộc nội chiến toàn diện.

Nó đã leo thang như thế nào

Iraqi Kurdish forces take part in an operation backed by U.S.-led airstrikes in the northern Iraqi town of Sinjar, Mosul Province, on Nov. 12, 2015, to retake the town from the Islamic State and cut a key supply line to Syria. (Safin Hamed/AFP/Getty Images)

Lực lượng người Kurd Iraq tham gia vào một chiến dịch được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Mỹ tại thị trấn Sinjar phía bắc Iraq, tại tỉnh Mosul, ngày 12 tháng 11 năm 2015, nhằm chiếm lại thị trấn từ tay ISIS và cắt đứt một đường tiếp tế quan trong tới Syria. (Safin Hamed / AFP / Getty Images)
Đầu năm 2012 cũng chứng kiến ​​sự hình thành của một nhóm phiến quân rất khác, Jabhat al-Nusra (Mặt trận Nusra), một nhánh của nhóm giáo phái khét tiếng- al-Qaeda ở Iraq (AQI). Mặc dù không phải là nhóm mới xuất hiện tại thời điểm này (Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ ước tính có hơn 1.000 nhóm phiến quân đang hoạt động tại Syria vào năm 2013), nhóm Jabhat al-Nusra thuộc dòng Sunni nhanh chóng thay đổi động lực, gây ra các vụ đánh bom tự sát và biến cuộc xung đột ngày càng gia tăng tính chất giáo phái.
Cuộc chiến Syria không bắt đầu bằng cuộc xung đột giáo phái, nhưng nó nhanh chóng trở thành một cuộc xung đột giáo phái, đặc biệt là với sự xâm lấn của các nhân tố trong khu vực. Vào giữa năm 2012, chế độ Assad suy yếu được hậu thuẫn bởi sự hỗ trợ trực tiếp từ đồng mình lâu năm (Shia) Iran, và sau đó là từ những người lính chiến của lực lượng du kích Hezbollah được Iran ủng hộ ở nước láng giềng Lebanon.
Trong khi đó, nhằm tìm kiếm lợi thế trong cuộc chiến tranh lạnh trong khu vực với Iran, các quốc gia vùng Vịnh thuộc dòng Sunni, như Qatar và sau đó là Saudi Arabia, đã bắt đầu hỗ trợ các nhóm phiến quân Hồi giáo Sunni, bao gồm Jabhat al-Nusra, bằng nguồn cung ứng vũ khí và tiền mặt ổn định.
Trong khi đó, người Kurd thiểu số ở phía đông bắc Syria, cho đến nay vẫn tránh không dính líu vào, đã tuyên bố vùng tự trị riêng của mình ở Rojava, đối lập cả với Assad và các nhóm phiến quân khác.

Đã tồi tệ lại càng tồi tệ hơn

Islamic State militants march in Raqqa, Syria, on Jan. 14, 2014. (Militant Website via AP)

Những người lính cực đoan ISIS diễu hành ở Raqqa, Syria, ngày 14 tháng 1, 2014. (trang Web Quân sự thông qua AP)
Nhằm khai thác những rạn nứt và cạnh tranh giữa các lực lượng nổi dậy, Assad liên tục tấn công lực lượng đối lập, vũ trang cũng như dân thường – và trong tháng 8 năm 2013 mở cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học asarin vào vành đai nông nghiệp Ghouta quanh Damascus. Khoảng 1.400 người đã thiệt mạng. Tổng thống Barack Obama trước đó đã xác định vũ khí hoá học là một “lằn ranh đỏ”, nhưng các cuộc không kích tiềm năng đã được ngăn chặn bởi một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nga, theo đó Hoa Kỳ đồng ý rút quân nếu chế độ Syria, được Nga hỗ trợ, triệt phá chương trình vũ khí hoá học của họ.
Thật vậy, khi Mỹ bắt đầu không kích ở Syria vào năm sau, họ không nhắm vào chế độ Syria, mà vào một nhóm phiến quân mới xuất hiện: Quốc gia Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS). Sau đó được gọi là Nhà nước Hồi giáo, và thường được gọi bằng từ viết tắt tiếng Ả Rập – Daesh – cũng nổi lên từ AQI, nhưng tìm cách để trở nên độc lập với al-Qaeda, nhằm mục đích thiết lập một Vương quốc Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Bị các nhà lãnh đạo Jabhat al-Nusra khước từ và bị đuổi khỏi al-Qaeda vào tháng 2 năm 2014, ISIS sử dụng những hệ tư tưởng và các chiến thuật tàn bạo để –  qua những lời nói của Zach Beauchamp – “vượt qua al-Queda cực đoan trong việc cạnh tranh để tuyển quân và tìm các nguồn lực.’
ISIS đang giành chiến thắng trong cuộc chiến về quan hệ với những kẻ cực đoan và tuyển được lính cả trong khu vực lẫn quốc tế, thu hút khoảng 30.000 tay súng nước ngoài vào hàng ngũ của mình vào tháng 9 năm 2015.
Hoa Kỳ, hỗ trợ cho một số phiến quân chống Assad, đã bắt đầu các cuộc không kích chống lại ISIS vào tháng 9 năm 2014. Một năm sau đó, Nga bắt đầu các cuộc không kích nhằm hỗ trợ cho Assad và họ bị chỉ trích vì nhắm vào các nhóm nổi dậy ôn hòa thay vì ISIS.
Trong khi Assad cố vẫy vùng, ISIS đã có được lãnh thổ ở cả Syria và Iraq và ngày càng lớn mạnh. Trong những tuần gần đây, ISIS tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trên bình diện quốc tế đánh bom một máy bay Nga trên bầu trời bán đảo Sinai của Ai Cập, một vụ đánh bom tự sát kép ở Beirut, và các cuộc tấn công ở Paris.

“Không có lời nào để diễn tả”

Cuộc xung đột Syria đã được mô tả như là một cuộc nội chiến, một cuộc chiến tranh ủy thác, và một cuộc chiến giáo phái. Ở một mức độ, chính phủ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, Iran và Hezbollah, phải đọ sức với những kẻ nổi loạn “ôn hoà”, được hỗ trợ bởi các liên minh do Mỹ dẫn đầu, Thổ Nhĩ Kỳ, và các quốc gia vùng Vịnh, cùng tất cả mọi người tranh giành nhau để kìm chế ISIS (cũng nhận tài trợ từ các nước vùng Vịnh). Người Kurd đang chiến đấu với ISIS và Assad, và được hỗ trợ bởi phương Tây, nhưng cũng bị ném bom bởi Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng để ngăn chặn một cuộc nổi dậy của người Kurd tại biên giới của họ. Tiếp sau những vụ việc tàn bạo mới đây –  Pháp đang dính líu vào ngày càng nhiều – mọi viêc có thể trở nên phức tạp hơn.
Dù gì đi nữa cũng là con người dựng lên nó, cuộc chiến tranh là một cuộc khủng hoảng nhân đạo: hơn 220.000 thiệt mạng, 4,2 triệu người tị nạn, và hàng triệu người phải di tản. Các quan chức Liên Hợp Quốc khi báo cáo cho Hội đồng Bảo an đã cho biết họ “không có lời nào” để mô tả về sự khủng khiếp.
Hoa Kỳ và hơn một chục quốc gia khác, bao gồm cả Saudi Arabia và Iran, đã nhất trí một cơ cấu bao gồm lệnh ngừng bắn và chuyển tiếp chính trị. Nhưng những bước tiến tới việc thực thi sẽ rất chậm chạp  và khó khăn.
Julie M. Norman là một nhà nghiên cứu về sự sự biến chuyển của xung đột và công bằng xã hội tại trường đại học Queen ở Belfast ở Anh Bài viết này trước đó đã được công bố trên TheConversation.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.