Chiến tranh HAMAS – ISRAEL khiến Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan?
Trung Quốc có thể muốn tăng sức nóng quân sự với Đài Loan, sợ rằng một nước Mỹ đang bận rộn sẽ không đủ khả năng đáp trả.
Ngày 14 tháng 10 năm 2023 Một chiếc trực thăng treo cờ Đài Loan ở Đào Viên, Đài Loan.
Ảnh: Asia Times Files / Ceng Shou Yi / NurPhoto qua Getty Images
TAIPEI – Phản ứng của Israel trước cuộc tấn công khốc liệt do các tay súng Palestine gây ra từ Dải Gaza vẫn đang tiếp diễn. Cho đến nay vẫn chưa dự đoán được kết quả cuối cùng như thế nào.
Nhưng có thể xem diễn tiến ngắn hạn và trung hạn đối với động lực địa chính trị nguy hiểm trong và xung quanh eo biển Đài Loan, mà do những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm khuất phục Đài Loan dân chủ, vẫn là một trong những điểm nóng bất ổn nhất thế giới.
Một hậu quả có thể xảy ra trong cuộc tấn công của Hamas là Đài Loan chờ quá lâu các phương tiện vũ khí đã ký hợp đồng với Mỹ để chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra của Trung Quốc sẽ kéo dài hơn nữa.
Các ước tính hiện tại định giá trị các hệ thống vũ khí Mỹ đã ký hợp đồng nhưng chưa giao cho Đài Loan vào khoảng 18 tỷ USD. Các hệ thống này bao gồm hỏa tiển phòng không Stinger và bệ phóng hỏa tiển chống hạm Harpoon – những thành phần quan trọng giúp quân đội Đài Loan chống lại Trung Quốc.
Nhưng sau các hành động của Hoa Kỳ nhằm tăng cường thêm quân sự cho Israel, Đài Loan giờ đây rớt xuống vị trí thứ ba (ít nhất) trong danh sách các khách hàng mua vũ khí của Mỹ – sau cả Ukraine, quốc gia mà Đài Loan đang cạnh tranh để giành được nguồn cung cấp vũ khí khan hiếm, và chính Israel được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội Hoa Kỳ và cả chính phủ Hoa Kỳ.
Vấn đề làm Đài Loan lo lắng là ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ đã bị suy giảm trầm trọng trong vài thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990.
Máy bay chiến đấu AIDC F-CK-1 Ching-Kuo của Đài Loan với vũ khí được trưng bày. Ảnh: Twitter Screengrab
Ngành công nghiệp này đã không lường trước được sự xuất hiện của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới – một cuộc chiến khiến Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây chống lại với một liên minh độc tài bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Sự thiển cận đó giờ đây đã lộ rõ, và không phải do lỗi của Mỹ mà Đài Loan cùng các nước khác bị bỏ rơi.
Một hậu quả khác có thể xảy ra của cuộc chiến tranh Gaza là Trung Quốc giờ đây có thể muốn tăng cường sức ép quân sự đối với Đài Loan với hy vọng rằng một nước Mỹ đang bận rộn sẽ không có đủ khả năng để đáp trả một cách hiệu quả.
Phải ít nhất trong vài tuần nữa, bộ máy chính sách đối ngoại của Mỹ mới để mắt tới Trung Đông, sự chú ý sẽ chỉ gia tăng nếu giới lãnh đạo Israel quyết định vượt qua vùng Gaza và trừng phạt Iran vì họ can thiệp vào cả hai lãnh vực khuyến khích và tài trợ cho cuộc tấn công chết người của Hamas.
Ngoài ra còn những điều khác mang lại cho Trung Quốc một cơ hội tuyệt vời để gây thêm áp lực lên Đài Loan thông qua các hoạt động leo thang “vùng xám”, ví dụ như vi phạm vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này hoặc điều động lực lượng hải quân về phía đông bờ biển làm tổn thương về mặt chiến lược của hòn đảo này.
Cũng có thể có một số ý kiến ở Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động quân sự thậm chí còn mạnh mẽ hơn bao gồm một cuộc tấn công vào nhiều hòn đảo ngoài khơi của Đài Loan hoặc thậm chí là phong tỏa tạm thời chính eo biển Đài Loan.
Nhưng ngăn chặn cuộc chiến tranh toàn diện giữa Iran và Israel vốn sẽ làm thay đổi hoàn toàn bối cảnh địa chính trị toàn cầu và phản ứng như vậy cực kỳ khó xảy ra, vì cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng khắp Trung Quốc và những vấn đề liên tiếp xảy ra mà nước này phải đối mặt với giới lãnh đạo quân sự của chính mình.
Vì vậy, mặc dù hiện tại một cuộc tấn công toàn diện của Trung Quốc vào Đài Loan gần như chắc chắn không thể thực hiện được, nhưng việc mở rộng mức độ đáng lo ngại của các hoạt động vùng xám của Trung Quốc bên trong và xung quanh eo biển Đài Loan lại không làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột ngẫu nhiên. Cuộc xung đột đó có thể dẫn đến đâu – đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ – không phải là một điều thích thú để suy ngẫm.
Một hậu quả khác của cuộc chiến tranh Gaza liên quan đến chính Trung Quốc – khả năng dù muốn hay không, Bắc Kinh giờ đây có thể bị buộc phải tuyên bố vai trò của mình trong trật tự
thế giới.
Ít ra kể từ tháng 2 năm 2022, khi Nga xâm chiếm Ukraine, Trung Quốc đã chơi một trò chơi khôn khéo, lựa chọn vị trí trung gian không rõ ràng giữa một bên là ủng hộ toàn diện chủ nghĩa độc tài quốc tế thuần túy và một bên trung thành với chính quyền do Mỹ lãnh đạo, còn mặt khác là trật tự thế giới – chính trật tự thế giới đã cho phép nền kinh tế của nước này phát triển nhanh và ảnh hưởng quốc tế của nó được mở rộng trong ba thập kỷ qua.
Lấy một ví dụ, trong hơn một năm rưỡi qua, Bắc Kinh đã khéo léo hạn chế gửi nguồn cung cấp vũ khí quy mô cho Nga, ngay cả khi dường như cổ vũ cho nỗ lực chiến tranh của Nga.
Do đó, phản ứng của Trung Quốc trước cuộc tấn công vào Gaza hoàn toàn có thể dự đoán được: Trung Quốc kêu gọi cả hai bên “kiềm chế” đồng thời thu hút sự chú ý đáng kể của giới truyền thông để nghiêng về một phía Iran trong cuộc xung đột Israel-Palestine
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị làm trung gian đột phá ngoại giao giữa các đối thủ Iran và Ả Rập Saudi .- Ảnh: Twitter/ Trung tâm Stimson/Screengrab
Vấn đề đối với Trung Quốc là cách đứng về một phía hàng rào địa chính trị vô nguyên tắc này có thể sớm trở nên bất khả thi. Điều này đặc biệt đúng nếu phản ứng của Israel tấn công vào vùng Gaza biến cuộc chiến này với Iran.
Trong trường hợp này, bất kỳ ai có tham vọng lãnh đạo toàn cầu sẽ phải bước ra khỏi hàng rào và cuối cùng chọn một bên – hoặc là trật tự thế giới hiện tại hoặc theo liên minh độc tài nổi dậy. Nếu Trung Quốc thách thức những kỳ vọng và đi theo những kỳ vọng trước đó, thì một cuộc ngăn chặn mãnh liệt đối với bất kỳ hành động nào của Trung Quốc chống lại Đài Loan trong tương lai có thể sẽ có hiệu lực.
Mặt khác, nếu nước này tiếp tục gắn bó chặt chẽ với phe liên minh độc tài, thì điều hoàn toàn ngược lại sẽ xảy ra, với những hậu quả cực kỳ tiêu cực đối với hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Peter Enav là cựu phóng viên của Associated Press, từng phục vụ ở Israel và là trưởng văn phòng AP Đài Bắc.
Mike Chinoy là cựu phóng viên cao cấp của CNN tại Châu Á. Ông là biên tập viên của Báo cáo “Rủi ro Eo biển Đài Loan”, bản tin hàng tháng theo dõi những nguy cơ xung đột ở Đài Loan.
Hoàng Đình Khuê lược dịch