Chiến tranh giấu mặt: những mặt dưới cuộc tranh chấp Nga/ Ukraine – Nhữ Đình Hùng
Nhân dịp phát hành cuốn sách ‘Guerres cachées:les dessous du conflit russo-ukkraine do nhà xuất bản Seuil ấn hành,ông Marc Endeweld đã dành cho truyền thông nhiều cuộc phỏng vấn. Marc Endewzld là ký giả, tác giả của các tác phẩm ‘Ambigu Monsieur Macron’,’Le Hrand Manipulateur. Les réseaux secrets de Macron’ và ‘L’emprise – La France sous influence’. Sau đây là những điểm rút ra từ các cuộc phỏng vấn.
Khí đốt đã giữ một vai trò lớn trong cuộc chiến.
Nga và Ukraine đã thường xuyên đối đầu với nhau từ gần hai mươi năm nay vì vấn đề khí đốt.Trong đầu óc của người Nga, hệ thống ống dẩn khí đốt Nord Stream mà phần đầu tiên được đưa vào xử dụng năm 2012 đã nối liền Nga và Đức xuyên qua vùng Baltique, nhắm vào việc tránh đi qua Ukraine làm Ukraine mất đi một lợi tức đáng kể. Ãu châu, lệ thuộc nặng vào khí đốt Nga, đã không có một chánh sách chung vế khí đốt và cả về dầu hỏa! Và Nga và Mỹ đã biết lợi dụng sự chia rẽ này. Kể từ 2014, Mỹ đã không kèn không trống trở thành nước xuất cảng dầu và hơi đốt nhờ việc tỉm ra kỹ thuật khai thác mỏ dầu đá phiến (schiste) và việc chuyên hơi đốt hóa lỏng (GNL) bằng tàu chở khi méthane. Nga cũng vội vàng theo chân bằng cách xuất càng hơi đốt hóa lỏng từ Sibérie vơi sự giúp đỡ của công ty Total của Pháp đã đầu tư hằng tỷ cạnh công ty Novatex của Nga!
Mặc dù vùng Donbass và lãnh hải Ukraine trong Hắc Hải có chứa hơi đốt và dầu hỏa, hơi đốt không phải là yếu tố chính trong chiến cuộc Nga/ Ukraine.
Đằng sau cuộc chiến này là đối đầu Nga/Mỹ!
Nếu Nga dùng hơi đốt như thứ làm áp lực với Âu Châu, Mỹ thúc đẩy Âu Châu mua hơi đốt của họ. Chiến lược tấn công bằng hơi đốt ngày nay được coi như chủ thuyết quốc phòng. Nga lo ngại sự hợp tác giữa Mỹ và Ukraine về nguyên tử. Chiến tranh Nga/Ukraine không chỉ là tranh chấp lãnh thổ và không chỉ giới hạn cho vùng Donbass. Đằng sau những lời tuyên bố đao to búa lớn của Poutine, chính là việc Poutine muốn Zelensky chấm dứt tham vọng chủ quyền quớc gia về năng lượng, đặc biệt là nguyên tử. Vì nguyên tử có hai mặt dân sự và quân sự! Ngay khi bắt đầu cuộc chiến ngày 24.02, quân Nga đã xông vào Tchernobyl dù rằng trung tạm nguyên tử này đã ngưng hoạt động, chỉ là nơi tồn trữ các phế liệu nguyên tử. Sau đó,quân Nga đã kiểm soát trung tâm nguyên tử Saporijia, một trung tâm lớn nhất Âu Châu. Được biết trong những năm sau này, Ukraine đã tiến gần hơn với Mỹ trong lãnh vực nguyên tử, vừa để mua nhiên liệu nguyên tử vừa để xây dựng các nhà máy nguyên tử trong tương lai. Công ty Mỹ Westinghouse đã ký với Ukraine năm 2021 các khế ước lên đrén hơn 30 tỉ đô- la! Vơi Poutine, đây quả là một điều phạm thượng, một tội khi quân. Bởi vì kể tử khi liên sô tan rã cho tới gần đây, Nga cung cấp nhiên liệu, bảo trì các trung tâm nguyên tử, quản ltri phế liệu nguyên tử, an toàn và giao thiệp với quốc tế nguyên tử năng lượng cục (AIAE). Zelensky từ khi lên nắm quyền vào năm 2019 đã đặt hồ sơ nguyên tử dân sự lên hàng đầu, điều này khiến Nga nghi kị. Từ 2014, kể từ khi Nga sát nhập Ukraine, đã có những đòi hỏi đưa Ukraine trở lại qui chế quốc gia có võ khí nguyên tử. Khi liên bang sô viết tan rã, hàng ngàn đầu đạn nguyên tử của liên sô đang được tồn trữ ở Ukraine nhưng Ukraine đã chấp nhận bàn giao cho Nga; phải nói là trong thời điểm đó, tình đồng chí giữa Ukraine và Nga vẫn còn như môi với răng! Một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine đã được ký kết (memorandum de Budapest) vào ngày 05/12/1994 có sự tham dự của Hoa Kỳ và Anh. Sau đó, Pháp và Trung Hoa cũng đồng ý tham dự. Để đổi lại việc phi nguyên tử hóa Ukraine và việc nước này tham gia vào hiệp ước không bành trướng võ khí nguyên tử (TNP) các nước tham dự ký kết dự trù việc tất cả các bên ký kết cam kết ‘tôn trọng sự độc lập,chủ quyền và biên giới hiện hữu’ của Ukraine và không dùng đến đe dọa hay bạo lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thở và độc lập chánh trị của Ukraine, không một vũ khí nào của họ được dùng để chống lại Ukraine nếu không phải là để tự vệ chánh đáng! Hai thỏa hiệp tương tự cũng được ký kết trong cùng năm với Bíélorussie và Kazakhstan. Thực ra, các thương thuyết giữa Ukraine và Nga đã diễn ra từ 1992, sau việc liên sô bị tan rã! Lúc đó, số võ khí nguyên tử của liên sô nằm rải rác ở Nga, Ukraine, Bíelorussie và Kazakhstan. Hoa Kỳ, không muốn có thêm số nước có võ khí nguyên tử, đã đòi hỏi việc Nga phải thu hời các võ khí nguyên tử này. Và các nước này đã bắt chẹt, đòi hỏi các khoản bù trừ về tài chánh, đặc biệt là Ukraine! Sau khi liên sô tan rã, Ukraine lúc đó trở thành cường quốc thứ ba về võ khí nguyên tử sau Hoa Kỳ và Nga, nước này thương thuyết một viện trợ dùng vào việc tháo dỡ và chuyển vận hơn 4000 đầu đạn nguyên tử sang liên bang Nga một phần uranium trong các đầu đạn được giao lại cho Ukraine để làm nhiên liệu cho các trung tâm nguyên tử. Ngày nay, hiển nhiên là Ukraine đã ‘hối tiếc’ việc này Zlensky đã tuyên bố vào ngày 18.02 tại hội nghị Munich về việc nước ông không có vũ khí nguyên tử vì thế không có an ninh! Nhưng, dù Ukraine không có võ khí nguyên tử, cuộc chiến Nga/Ukraine vẫn có một khía cạnh nguyên tử. Khi mà Poutine nói bóng nói gió tới võ khí nguyên tử, khi ông ta đặt lực lượng nguyên tử vào tình trạng báo động…điều cần thiết là phải tạo cho ông ta cơ hội xuống thang. Nhưng Âu Châu xem chừng không nghĩ đến điều đó! Gần đây, cựu bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng Ba Lan, Rodoslaw Sikorski tuyên bố là Nga đã vi phạm ‘mémorandum de Budapest’ và do đó, tây phương có thể cung cấp đầu đạn nguyên tử cho Ukraine để nước này có thể bảo vệ sự độc lập của mình, ông Sikorski đã đùa với lửa! Khi ông Poutine nói đến việc phi quân sự hóa Ukraine, hiển nhiên ông ta đã hình dung một Ukraine không có võ khí nguyên tử! Nếu viện trợ quân sự cho Ukraine gia tăng nhanh chóng nhất là với các đại bác và hỏa tiễn tầm xa có thể pháo kích vào trong lãnh thổ Nga, Poutine có thể sẽ có những trả đũa mạnh mẽ. Như thế, Âu Châu sẽ ở trong tình trạng gay cấn hơn là thời kỳ chiến tranh lạnh. Ngày nay, những biện pháp chống lại sự phổ biến nguyên tử xem chừng không hữu hiệu như trường hợp Iran, Bắc Hàn. Hoa Kỳ và Nga đã chế tạo các đầu đạn nguyên tử chiến thuật chắc hẳn không phải để… giữ trong kho!
Nhữ Đình Hùng/ tổng hợp/ 31/07/2022
Nguồn:
https://www.tf1info.fr/international/guerre-ukraine-russie-les-armes-nucleaires-tactiques-cette-menace-entre-les-mains-de-poutine-2216818.htm
https://www.lavoixdunord.fr/1151182/article/2022-03-11/guerre-en-ukraine-pourquoi-parle-t-des-accords-de-minsk
la-croix.com/Monde/Guerre-Ukraine-quest-memorandum-Budapest-cense-garantir-lintegrite-lUkraine-2022-03-14-1201204902
https://www.francetvinfo.fr/monde/europe/manifestations-en-ukraine/les-enjeux-energetiques-du-conflit-russo-ukrainien-par-le-journaliste-marc-endeweld_518917
https://www.iris-france.org/168660-guerres-cachees-les-dessous-du-conflit-russo-ukrainien-3-questions-a-marc-endeweld/