Chiến thuật tấn công hạ tầng nhân sự cộng sản

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chiến thuật tấn công hạ tầng nhân sự cộng sản

Phạm Đình Chiến (Danlambao) –  Cuộc chiến giải thể cộng sản, cứu nước thật vô cùng gian nan, đòi hỏi nhiều mồ hôi nước mắt, cũng như tâm sức. Tất cả các phương pháp áp dụng trong mấy chục năm nay, nhất là trong thời gian gần đây đều đáng khâm phục.
Nhìn tà quyền cộng sản cướp bóc dân lành, đàn áp các tiếng nói yêu nước chống Tàu cộng, ai mà không đau xót. Nhiều người ước ao có thể chém chết cha bọn chóp bu cộng sản bán nước, điển hình như đám Trọng, Quang, Ngân, Phúc… và thành phần TƯ đảng. Tuy nhiên thực tình mà nói, đụng tới những tên chóp bu CS này thật là khó. Mà lại còn thiệt thân. Nhưng chẳng lẽ không đụng được tới bọn này thì đành thúc thủ lặng im.
Không! Không! Không ai trong chúng ta được phép lặng im trong lúc này. Ai có phương tiện, khả năng gì đều phải tận dụng phương tiện khả năng ấy. Có thể đi biểu tình thì biểu tình, nhưng nhớ rằng biểu tình bất bạo động không có nghĩa là đứng im để chúng bắt, chúng đánh, chúng làm tình làm tội gì cũng phải chịu. Phải có biện pháp chống trả chúng, như lời kêu gọi của một số người khôn ngoan. Có thể viết bài, viết “còm” trên facebook, có thể chụp ảnh, có thể lên mạng YouTube… để vạch mặt sự gian tham tàn ác của CS thì cứ làm. Điều quan trọng là, người yêu nước không nên suy bì, ghen ghét, tranh cạnh, hoặc chọi nhau, trước khi chọi cộng sản.
Hiện nay, tôi nhận thấy còn một mặt trận nữa mà chế độ độc tài còn để hở sườn, hở rất lớn mà chúng ta chưa nhắm đến. Đó là vận động, cảm hóa, và đánh đòn cân não với vợ con gia đình của tập đoàn hèn với giặc ác với dân. Cụ thể là vợ con và gia đình đám công an cộng sản.
Nói cách khác, đó là Chiến Thuật Tấn Công Hạ Tầng Nhân Sự cộng sản, một phương pháp bất bạo động, nhưng là bất bạo động tích cực.
Tại sao chúng ta phải nhắm vào mặt trận này? Bởi vì đây là chỗ yếu nhất của bộ máy cầm quyền, và đây là chỗ dân ta mạnh nhất, từng người một có thể tận dụng trăm phương ngàn kế để đánh mà bạo quyền không thể đỡ được. Và cũng không thể làm gì để trả thù người dân được.
Nếu công an có trăm ngàn tên, thì sẽ có trăm ngàn người vợ, vài trăm ngàn đứa con sống lẫn với dân chúng. Chúng sẽ để hở ra vài trăm ngàn cạnh sườn, trăm ngàn tấm lưng… để cho các bạn “tấn công”.
Khi đàn áp dân lành thì công an, ngay cả một tên công an tép riu, hạng bét vẫn có đủ súng, đạn, dùi cui… để đánh dân, có thuẫn, khiên, xe bít bùng để hốt dân. Ngay cả một công an phường vẫn có những thứ hơn bạn khiến bạn khó rờ vào chúng. Nhược bằng có rờ được chúng, bạn cũng khó yên với sự trả thù của phe đảng, bầy đàn. Trước đến nay, dân ta vẫn thách thức đòn thù của chúng, nhưng sự tổn thất của người dân, của lực lượng yêu nước không nhỏ. Mở ra mặt trận mới – nhắm vào đối tượng gia đình công an cộng sản – tức là đánh vào hậu phương của chúng, chúng ta sẽ làm rung rinh cấu trúc của chúng từ hạ tầng mà vẫn bảo toàn được lực lượng.
Bây giờ hãy xem thế mạnh của vợ, con bè lũ côn an là gì? Khí giới? Không! Không có trong tay những thứ khí giới có thể đàn áp người khác. Trái lại, vợ con chúng sống nhờ dân. Vợ chúng cũng là người, cần phải đi chợ mua đồ ăn, đi sắm sửa đồ dùng trong nhà… Con cái chúng cũng đi học, cần thầy cô giáo, cần bạn bè… Lớn lên thì con cái chúng cũng cần có bạn tình, con trai cần có bạn gái, con gái cần có bạn trai. Cũng giống như mọi người, chúng thích được tôn trọng, được vẻ vang.
Ai là người cho chúng những thứ ấy? Bạn, và hay nói tổng quát hơn, những người dân nhỏ bé, những em nam nữ học sinh, tất cả chúng ta, những người dân, người hàng xóm tay không tấc sắt…
Tấn công vào đám tay sai của cường quyền, bạn phải nhắm vào đám vợ con chúng. Nếu vợ con chúng không yên, thử hỏi chúng có yên tâm mang súng đạn, dùi cui đi đàn áp dân được nữa không? Có muôn vàn phương pháp:
Phương pháp 1: Xa Lánh, Cô lập và Bao Vây
A – Mục tiêu
Chúng ta phải hành động để một ngày nào đó trong nhà côn an sẽ diễn ra những cảnh này. Hãy tưởng tượng, vợ của tên côn an tối về cằn nhằn với chồng:
– Ông làm ăn cái gì mà má con tôi ra ngoài đường bị hàng xóm khinh bỉ quá! Thấy mình từ đằng xa, họ đã tránh sang đường khác. Có người nhổ bọt. Đi chợ thì người ta chẳng muốn bán cho mình. Hồi trước, tôi có bao nhiêu bạn bè, làm “bà tám” suốt ngày còn được, mà bây giờ gặp ai họ cũng nói bận việc này việc kia… không thèm nói chuyện với tôi.
Tên côn an khệnh khạng:
– Nó là đứa nào vậy, nói tôi nghe để tôi xử nó?
– Xử gì ông ơi, họ khinh mình thì mình biết, mình rát mặt, chứ họ có động chạm gì vào mình đâu mà đòi xử.
– Nhưng bà làm cái gì để người ta xa lánh như vậy?
– Tôi hả? Tôi làm vợ của công an!
Tên côn an tức giận chửi thề, nhưng rồi thừ mặt… Tại sao dân chúng ghét mình rồi để lây đến vợ con mình như vậy? Một lần, mười lần, một trăm lần… Có là gỗ đá chăng nữa thì liệu nó còn nghênh mặt lên với dân được hay không?
Hoặc, một câu chuyện khác của một đứa bé có bố là côn an. Một hôm đi học về nó mách mẹ:
– Mẹ ơi, ở trường con, không bạn nào chơi với con hết. Mãi mới tìm được một đứa đến làm quen, đến khi nó hỏi “bố bạn làm gì?” Con hãnh diện trả lời: Bố mình là công an. Thì hôm sau bạn ấy không chơi với con nữa.
– Tên nó là gì? Nói với tao để tao bảo bố mày!
– Không được mẹ ơi. Tự con khoe ra, rồi thấy thái độ thì mình đoán tại vì bố mình làm công an, nên nó xa lánh mình, chứ nó có nói ra miệng như vậy đâu mà bảo bố đến bắt nó!
– Nếu vậy thì con đừng khai ra bố là công an nữa!
– Công an có gì xấu, có gì phạm pháp mà phải giấu?
– Làm công an không có phạm pháp mà chính là tay sai của nhà nước, nhưng nhà nước này không phải là của dân, họ chỉ lo đàn áp dân. Nên dân họ sợ, họ khinh, họ ghét. Họ đâu có gọi bố mày là công an, họ gọi là… côn an!
– Côn an tức là du côn đó phải không? Nhục nhã vậy, sao bố lại làm? Sao mẹ không nói bố bỏ đi?
– Bỏ đi thì lấy gì ăn?
Đứa nhỏ đuối lý, ngẫm nghĩ một lúc “Chẳng lẽ vì miếng ăn mà phải nhục vậy sao! À, nhà các bạn mình, bố chúng nó đâu có làm côn an mà sao chúng vẫn có miếng ăn!”
Nếu đứa nhỏ cứ ngẫm nghĩ mãi như vậy thì thế nào cũng có lúc nó nói ra thành lời, thử hỏi bố nó có yên tâm làm côn an đi xách nhiễu dân lành để kiếm miếng ăn nhục nhã về cho con nó không?
B – Hành Động:
Trên đây là một vài cảnh mà chúng ta sẽ nhắm tới. Có thể gọi đó là mục tiêu. Để đạt được mục tiêu đó, sau đây là một vài hành động cụ thể, mà tôi chỉ nêu ra như những thí dụ tiêu biểu, trong thực tế sinh động, bạn có thể tìm ra trăm ngàn cách khác để bao vây và cô lập vợ con côn an.
– Nếu bạn có con gái, hãy bảo chúng đừng bồ bịch với nam côn an, hoặc bố nó làm côn an. Nếu bạn là con trai, đừng tán những đứa con gái mà bố mẹ nó làm côn an.
– Hãy nhắc vợ bạn đừng nói chuyện với vợ con côn an. Nếu không thể sỉ vả chúng thì chỉ việc đừng giúp đỡ, đừng khen tặng… Thấy chúng thì tránh từ xa. Nếu có thể, nhổ bãi nước bọt xuống đất để tỏ sự khinh bỉ âm thầm.
– Nếu bạn là người bán hàng, hãy từ chối bán hàng cho vợ côn an. Nếu phải bán thì cứ nói giá cao, không bán được giá cao thì bán đúng giá niêm yết, đừng bớt, đừng cho chúng kì kèo. Đừng coi những thứ khách hàng này là “thượng đế”. Loại bỏ loại khách hàng này, doanh thu của bạn có thể sẽ bị thiệt thòi ít nhiều. Hãy coi đó là sự đóng góp cho đất nước, trong khi những người khác còn phải đổ cả máu xương.
– Các em học sinh, đừng chơi với con em côn an. Đừng cho chúng mượn tập vở, đừng cắt nghĩa bài học cho chúng.
– Các thầy cô giáo, hãy hạn chế giao thiệp với học sinh con nhà côn an. Giữ gương mặt lạnh lùng, không thân thiện với những trò đó. Trong một xã hội bình thường, bạn có thể áy náy lương tâm vì đã không yêu thương học trò đồng đều. Nhưng vì đất nước đang ở trong cuộc chiến một mất một còn với cộng sản, một cuộc chiến đòi hỏi máu xương và rất nhiều cân não, thì đây là điều tối thiểu và an toàn nhất mà bạn có thể đóng góp cho đất nước. Bạn không thể nói thẳng với thằng côn an để nó quay về với dân tộc thì hãy làm sao để con nó nói với nó. Hãy tin rằng, bớt được một thằng côn an là đất nước mạnh lên một chút. Đất nước còn, sự nghiệp còn, bạn mới có cơ hội xây dựng một thế hệ trẻ lành mạnh cho dân tộc.
– Nếu bạn là bác sĩ, y sĩ, y tá… từ chối chữa bệnh cho côn an và vợ con côn an thì chắc không được, nhưng bạn đừng nhận hối lộ của chúng. Đừng ưu đãi chúng. Cứ bắt chúng chờ dài cổ ra như mọi người, và chờ lâu hơn mọi người nữa. Hãy lạnh lùng thờ ơ đến mức tối đa có thể được, nhưng hãy mở rộng tấm lòng lương y như từ mẫu đối với người không phải là côn an. Các bạn sợ vướng vào lời thề Hippocrates chăng? Hay các bạn sợ bị trả thù, sợ mất việc? Có lẽ tôi cũng không cần lạm bàn thêm, vì tôi hiểu rằng, ở trong nghề, bạn thừa biết làm cách nào để cho chúng biết rằng bạn không thích nhìn côn an hoặc chồng/vợ/con cái chúng đến khám chữa bệnh. Nhưng nếu bạn cho rằng không thể từ chối chúng vì chúng cho bạn “đớp” no hơn những bệnh nhân nghèo nàn khác, thì bạn cũng chẳng khác gì bọn sâu bọ ấy, bạn hãy can đảm nhận rằng bạn đã đặt đồng tiền lên trên cả đất nước, xá gì lời thề Hippocrates. Và đương nhiên, những lời bàn ở đây không thể áp dụng cho bạn.
– Nếu bạn là văn sĩ, kịch tác gia, nghệ sĩ, bạn có thể viết truyện, viết kịch, diễn kịch, viết nhạc…. về những trường hợp vợ con côn an phàn nàn vì bị cô lập trong mọi hoàn cảnh xã hội, rồi phổ biến trên Facebook, trên YouTube… để mọi người thi hành, và vợ con côn an thấy đó làm gương.
Một lần nữa, trên đây chỉ là một số gợi ý. Trong thực tế, bạn có muôn vàn cách khác để cô lập vợ con, gia đình côn an.
Kết quả:
Một khi vợ con côn an không còn vênh mặt kiêu căng, thậm chí trở thành sợ hãi, xấu hổ về việc có chồng đi làm côn an, thì họ sẽ ngày đêm rỉ rón, áp lực đám tay sai này bỏ việc, và lực lượng đàn áp sẽ rữa từ hạ tầng. Tiếng nói của đám hậu phương này sẽ trở thành một lực lượng yểm trợ vô tình nhưng rất hiệu quả cho phong trào yêu nước, với điều kiện chúng ta – tất cả mọi thành phần phải tỏ thái độ cho chúng biết phải quấy.
Trái lại, nếu chúng ta vẫn cứ coi đám vợ con côn an là hiền lương vô tội, thậm chí còn chiều đãi lấy lòng chúng, thì chúng sẽ lại càng khích lệ tên chồng côn an hành động ác ôn hơn, dùi cui đập xuống sẽ mạnh hơn để mang lại hãnh diện cho vợ con, côn an đầu đường sẽ ăn hối lộ sách nhiễu nhiều hơn để cướp thêm tiền về cho gia đình…
Đó là điều chúng ta thấy đang xảy ra trước nay. Bởi vì, người dân Việt Nam còn để yên cho vợ con, gia đình bè lũ côn an nhởn nhơ với bàn tay dơ nhớp đầy máu, chuyền từ bàn tay làm ác của chồng/cha chúng nó.
Tóm lại, hãy nhắm vào gia đình, vợ con côn an. Hãy cùng nhau xa lánh, cô lập và bao vây hậu phương của chúng.
Chiến lược này – tạm gọi là tấn công hạ tầng nhân sự địch – có những lợi điểm sau:
– Tạo điều kiện để mọi tầng lớp dân chúng tham gia;
– Đạt được mục đích – làm tan rã lực lượng tay sai – mà vẫn bảo toàn được lực lượng;
– Đây là một chiến lược bất bạo động tích cực, cho phép mình chủ động tấn công mà chưa cần sử dụng bạo lực;
Như bạn biết, xa lánh cô lập và bao vây mới chỉ là phương pháp 1. Chúng ta sẽ tiếp tục nói về phương pháp 2.
(Còn tiếp)
06.09.2018