Câu chuyện Tôi là Charlie: Đâu là giới hạn tự do ngôn luận?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Câu chuyện Tôi là Charlie: Đâu là giới hạn tự do ngôn luận?
Jan 11, 2015 – Trần Thị Ngự – Độc giả gửi tới Dân Luận dưới dạng phản hồi
Khẩu hiệu “Je Suis Charlie” (Tôi là Charlie) có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau với nhiều người. Khẩu hiệu này có thể tượng trưng cho quyền tự do biểu đạt môt cách tổng quát. Khảu hiệu này cũng có thể tượng trưng cho tính kiên cường và bất khuất của tạp chí Charlie Hebdo với quan điểm quyền tự do biểu đạt không giới hạn. Nếu “Je Suis Charlie” chỉ mang ý nghĩa quyền tự do ngôn luận một cách tổng quát, thì tôi có thể xuống đường và cùng hô với người đấu tiên đưa ra khẩu hiệu. Nếu “Je Suis Charlie” có nghĩa là quyền tự do ngôn luận không giới hạn thì chắc nhiều người, trong đó có tôi, chưa sẵn sàng cùng hô. Bình luận gia David Brooks viết một bài đăng trên New York Times với tựa đề I’M NOT CHARLIE vì ông cho rằng không có tự do ngôn luận nào là tuyệt đối, và một số người Mỹ hô “je suis Charlie” có tính đạo đức giả khi họ ủng hộ tạp chí đã bôi nhọ niềm tin của người Hồi giáo, trong khi họ không tha thứ (intolerant) nếu có người bôi nhọ niềm tin của họ. Tôi đồng ý với David Brooks là không có tự do nào là tuyệt đối. Nói về mặt luật pháp, tối cao pháp viện Mỹ đã đưa ra khái niệm “fighting words,” “hate speech” hay “hostile environment” để không coi những loại ngôn ngữ đó được bão vệ bởi quyền tự do ngôn luận. David Brooks coi một số tranh vẽ của tạp chí Charlie Hebdo thuộc loại “hate speech,” nhưng riêng tôi thì không giám chắc vì chưa đưọc xem và cũng không có khiếu xem tranh biếm hoạ, nên có thể không hiểu rõ. Ngoài lãnh vực luật pháp, còn có các common sense trong việc xữ dụng ngôn ngữ khi giao dịch để thể hiện tính cách văn minh (civility) và tạo cảm thông trong một thế giới nhiều khác biệt. Điển hình là trang Dân Luận ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng đưa ra các “tiêu chuẩn” về cách viết còm như sau:
Trích: Nếu vi phạm một hay nhiều các lỗi sau, bài viết có thể không được chấp nhận hoặc bị gỡ bỏ:
– Có nội dung mang tính lăng mạ, phỉ báng, khiêu khích hay kích động bạo lực
– Có nội dung phân biệt chủng tộc hay tôn giáo – Có nội dung sai sự thật hiển nhiên, vu cáo hoặc đặt điều vô căn cứ
– Có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, ví dụ những hình ảnh hay mô tả khiêu dâm, bạo lực, gây sốc v.v…
Đây cũng là các tiêu chuẩn được áp dụng cho cho quyền phát biểu nơi công cộng ở Hoa Kỳ. Liên quan tới khẩu hiệu “Je Suis Charlie” là lời kêu gọi các báo đăng lại tranh biếm hoạ của tạp chí Charlie Hebdo để bày tỏ tình đoàn kết vì quyền tự do ngôn luận. Như tôi đã viết trong một còm trước, chương trình Newshour của đài PBS đã từ chối tham gia. Nay được biết thêm là một số nhật báo báo lớn ở Mỹ cũng không tham gia, như New York Times, the Washington Post, the Associated Press, CNN và nhiều báo khác. Các báo có đăng là BuzzFeed và Huffington Post. Một số độc giả của New York Times đã viết còm và chỉ trích New York Times là hèn nhát (coward) vì không dám đăng các các tranh biếm hoạ từ Charlie Hebdo. New York Times có hèn nhát hay không thì không biết, nhưng việc cho đăng các còm chỉ trích mình là hèn nhát, New York Times đã chứng tỏ sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Lý do New York Times đưa ra khi không đăng các tranh từ Charlie Hebdo là vì tờ báo không muốn vượt qua lằn ranh đưa đến sự kỳ thị cuồng tín (cross the line to bigotry). Đó có thể là sự khác biệt về quan điểm tự do ngôn luận ở Pháp và ở Hoa Kỳ.