Câu chuyện chi tiền cho một vở diễn
Năm 2016, trung ương giao nhiệm vụ cho 63 tỉnh thành tính dự toán ngân sách bầu cử, khi đó 63 tỉnh thành gởi bản dự toán về trung ương 3.594 tỉ đồng và 5 cơ quan trung ương dự toán 32 tỷ đồng. Nói chung nhu cầu là là 3.626 tỷ đồng. Tuy nhiên năm đó ngân sách trung ương phân bổ về các địa phương chỉ là 1.500 tỷ, bằng 41% so với dự toán. Được biết, sau khi quyết toán thì con số thật là 1.444 tỷ, tương đương với 40% so với dự toán, còn lại trả về trung ương.
Câu hỏi đặt ra là, con số dự toán của các tỉnh thành là con số gian hay con số thật? Nghĩa là các địa phương thực sự cần con số đó hay họ khai khống lên 2,5 lần để rút tiền trung ương về chia chác? Con số mà trung ương phân bố về địa phương chỉ bằng 40% so với dự toán ấy nó có thể là trung ương biết con số thật chỉ là 40% rồi bổ về đúng nhu cầu thật, hoặc là trung ương tin số đó là thật và họ chỉ hỗ trợ 40% còn lại 60% là địa phương lo? Không biết, vì chẳng có báo chí nào nói, tuy nhiên cần phân tích xem nó xảy ra khả năng nào?
Khả năng thứ nhất là trung ương chỉ hỗ trợ 40%, địa phương tự móc ra 60%. Để tham khảo cho trường hợp này thì ngày 24/4/2016 trên báo Thanh Niên có bài viết “TP.HCM chi 230 tỉ đồng cho bầu cử”, trong đó cho biết trung ương rót về 73 tỷ nhưng thành phố duyệt 230 tỷ. Có vẻ như ngân sách trung ương hỗ trợ chứ không phải trung ương biết con số thật là 73 tỷ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là dự toán trước khi chi.
Khả năng thứ nhì là trung ương biết địa phương kê khống. Như ta biết, trong bộ máy chính quyền CS nó luôn tồn tại một nguyên tắc bất thành văn, nếu trong dự án đó vừa có vốn trung ương vừa có vốn địa phương, thì địa phương luôn tìm mọi cách dùng hết sạch số tiền mà trung ương phân bổ về thì họ mới mới dùng đến tiền địa phương chứ đời nào họ để tiền chảy ngược về trung ương. Bất đắc dĩ, khi không có cớ gì để xài hết họ mới trả về trung ương. Vậy mà không hiểu sao năm 2016 trung ương rót về 1.500 tỷ nhưng sau quyết toán chỉ có 1.444 tỷ như vậy địa phương đã trả về trung ương 54 tỷ. Khoản trả lại 54 tỷ ấy cho thấy địa phương chi không hết.
Theo mọi người, xảy ra khả năng nào? Khả năng thứ nhất hay là khả năng thứ nhì? Riêng tôi thì thấy khả năng thứ nhì cao hơn.
Bầu cử quốc hội chỉ là vở kịch, quốc hội chỉ là một tổ chức bù nhìn. Họ lấy người trong đảng làm đại biểu rồi họ tự xưng là đại diện cho dân, họ coi nhân dân như không có giá trị gì cả. Rồi dựng vở kịch lên thì lấy tiền dân chi tiêu. Trong khoản tiền lấy từ thuế ấy, đám quan chức địa phương xà xẻo không ít. Hiện nay địa phương dự toán gần 4 ngàn tỷ đồng, cao hơn 2,6 lần so với trước đây 5 năm. Họ tìm đủ mọi cách để ăn, họ ăn tàn mạt tiền dân nhưng cuối cùng họ chẳng nói lên tiếng nói thay cho nhân dân. Dù có quốc hội, Hồ Duy Hải vẫn bị ép án tử, dù có quốc hội thì dân Thủ Thiêm vẫn phải gánh nỗi oan, dù có quốc hội thì công an vẫn nửa đêm mang súng vào Thôn Hoành hành quyết người dân vv… Vậy thì tại sao không tẩy chay trò mị dân đó? Vả lại ngày 23/5 tới đây cả nước vẫn đang gồng mình chống dịch. Liệu rằng có nên làm một điều vô nghĩa để chuốc lấy nguy cơ lây bệnh không?
Câu trả lời là ở môi người. Theo tôi, nên tẩy chay.
FB Đỗ Ngà
Tham khảo:
https://thanhnien.vn/…/de-xuat-chi-3600-ti-dong-cho-bau…