Cập nhựt ngày 29/4/2016 về “Vietnam War Summit” Hội Thảo Thượng Đỉnh Chiến Tranh Việt Nam tại Thư Viện LBJ, Austin, Texas April 26-28, 2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Cập nhựt ngày 29/4/2016 về “Vietnam War Summit” Hội Thảo Thượng Đỉnh Chiến Tranh Việt Nam tại Thư Viện LBJ, Austin, Texas April 26-28, 2016
http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_TT/my/2016/lhccshtd_tt_my_2016_vnwSummit_2016APR28.htm

Báo cáo về Thượng đỉnh chiến tranh Việt Nam tại Austin, Texas – Michael Do

LTS: Mặc dù không muốn tham dự 3 ngày hội thảo về “VietNam War Summit” này, nhưng thân hữu và văn hữu của chúng tôi cũng đã có mặt tại hội trường để theo dõi diễn biến sự việc. Dưới đây bản tin ngắn, ngày đầu tiên của thượng đỉnh, do văn hữu Đỗ Văn Phúc gởi về tòa soạn, chúng tôi xin phổ biến tới độc giả để theo dõi tin tức và rộng đường dư luận.http://www.baotgm.com.

Ngày thứ nhất

Hôm qua, thứ Ba 26/4/2016, chúng tôi tham dự ngày đầu của Vietnam War Summit. Có mặt tại các buổi
hội thảo gồm các ông Nguyễn Văn Tần (CT/HĐQT/CĐNVQGHK), ông Chu Văn Cương, Trần Quốc Anh, cô Thảo (CĐ Houston), ông Phúc (CĐNVQGHK), ông Phan Quang Trọng (CĐ San Antonio) đã có mặt trong các sessions.Trong các bài nói chuyện, không có gì tiêu cực như chúng tôi nghĩ trước đây. Nhưng đến phần nói chuyện của ông Henry Kissinger, ông ta cũng thừa nhận rằng các TT Hoa Kỳ rất nhiệt tình ủng hộ VNCH, nhưng do áp lực của các phong trào phản chiến và Quốc Hội thời bấy giờ, TT Nixon đã tìm một giải pháp “Hòa bình trong danh dự” nhằm thúc đẩy Hòa đàm Paris. Khi trả lời “moderator” (điều hợp viên), rằng ông học được gì sau chiến tranh VN? Ông Kissinger cho rằng có những lỗi lầm, nhưng ông đã làm hết sức mình (Have tried my best). Khi moderator hỏi ông có ân hận gì không, ông nói “Không ân hận gì cả”.

Sau đó moderator để 2 microphones cho thính giả đặt câu hỏi. Một phụ nữ người VN ở DC hỏi rằng ông Kissinger đã thỏa thuận cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Ông Kissinger trả lời việc đó không đúng, vì vào lúc đó, Mỹ đang đối phó nhiều vấn đề nội bộ quan trọng, nên không muốn nhúng tay vào Hoàng Sa.

Ông Phúc nói rằng ông Kissinger chịu trách nhiệm về việc mất miền Nam, đẩy các cựu quân nhân vào trại tù cải tạo. Và bài học ông cần học ở VN là không nên phản bội đồng minh khi họ đặt niềm tin vào mình.

Cũng ngày hôm qua, trên tờ báo Austin American Statesman, có hai bài viết chê trách Hội Thảo này tuy muốn hàn gắn, nhưng cũng tạo ra những bất mãn vì bias khi chỉ mời các diễn giả thuộc thành phần chống chiến tranh và thiếu tiếng nói của người Việt Nam (tức phía chúng ta).

Vào lúc cuối, khi moderator hỏi ông Kissinger muốn người ta nghĩ về ông thế nào, có nhiều tiếng la trong cử tọa: Traitor, Betrayal, shame! (phản bội, xấu hổ) Trong lúc đó thì bên ngoài có chừng 60 người cựu chiến binh và sinh viên Mỹ biểu tình đả đảo ông ta.

Tôi không có nhiều thì giờ để trình bày chi tiết hơn.

Hẹn sẽ báo cáo tiếp ngày mai.
http://baotgm.com/thoi-su/20-hoa-ky/2529-b%C3%A1o-c%C3%A1o-s%C6%A1-l%C6%B0%E1%BB%A3c-v%E1%BB%81-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%A1i-austin,-texas.html

Kissinger: Fall of South Vietnam among ‘saddest moments of my life’
3:21pm. Tuesday, April 26, 2016 | Filed in: News

STORY HIGHLIGHTS
Recipient of the Nobel Peace Prize in 1973, Kissinger later tried to give the prize back but was rebuffed. For live coverage of Kissinger’s appearance tonight at The Vietnam War summit, visit http://statesman.com

When a former South Vietnamese soldier who spent 10 years in a communist prison told Henry Kissinger that “you did nothing” and betrayed an ally, the onetime architect of U.S. foreign policy didn’t flinch.

I have great sympathy for these questions from the Vietnamese,” said Kissinger, a former national security adviser and secretary of state. “They had a right to think that we had promised support through a number of administrations.”

http://www.statesman.com/news/news/nothing-to-be-off-the-table-in-kissinger-appearanc/nrCJc

Phản bội đồng minh

Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng Hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông. Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger nói.

Sau khi một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kể lại câu chuyện phải ngồi tù nhiều năm sau Hiệp định Paris, và hỏi rằng nước Mỹ học được gì từ việc “phản bội” và “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, ông Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng Hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông”.

Ông nói thêm: “Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.

http://m.voatiengviet.com/a/cuu-ngoai-truong-my-kissinger-noi-gi-viec-hoang-sa-roi-vao-tay-trung-quoc/3304555.html

Báo cáo về Hội thảo Vietnam War Summit ngày 2 (thứ tư, 27/4/2016)
Buổi chiều có các mục:Chiến tranh tại chính trên đất nhà (The War at Home), có ba tham dự viên là Tom Hayden, Marilyn Young và David Maraniss. Họ nói về những xung đột, phân hóa ngay trong các thành phần, màu da, các giới tại Hoa Kỳ do ảnh hưởng chiến tranh VN mà có lúc đã đi đến việc chính quyền đưa quân đội trấn áp.

Kế đó là Peter Arnett và Dan Rather nói về vai trò và ảnh hưởng của báo chí trong việc hình thành ý
 niệm về chiến tranh (The War and the Fouth Estate). Hai ông nói về những khó khăn trong việc chuyển tin ở thời đại lệ thuộc vào vận chuyển qua teletype so với sự nhanh chóng trong thời đại điện tử. Họ cũng nói về việc giải tỏa sự kiểm duyệt đối với những hình ảnh, bài báo nóng bỏng về chiến trận. Họ thừa nhận rằng báo chí (đệ tứ quyền) đã làm xoay chuyển cách nhìn về chiến tranh.Cuối cùng trong buổi chiều là phần nói về Sức Mạnh của Hình Ảnh (The Power of Picture) của hai phóng viên chiến trường Nick Ut và Davis Hume Kennedy. Họ đã nhấn mạnh những hình ảnh quả thực đã ảnh hưởng sâu sắc đến công luận như tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên Việt Cộng. Ông Nick Ut đã kể lại trường hợp đặc biệt mà ông chụp được tấm ảnh em Kim Phúc (nay đã trên 50 tuổi, đang cư trú tại Canada) đang chạy ra từ nơi bị bom napalm với thân hình bị bỏng nặng. Ông cũng kể lại sau đó đã tìm mọi cách đưa Kim Phúc về bệnh viện chữa chạy. Trong ba phần trên, chỉ có phần này là cử tọa có thể nêu câu hỏi. Tôi sắp hàng ở vị trí thứ tư, dự định đặt câu hỏi tại sao nhiếp ảnh gia không chụp và đăng hình các tội ác của Việt Cộng như trường hợp Tết Mậu Thân. Nhưng điều hợp viên chỉ để cho 3 người hỏi là chấm dứt.

Chương trình buổi tối bắt đầu lúc 6 giờ bằng hai nhà làm phim Ken Burn và Lynn Novick kể về diễn tiến làm bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” do đài truyền hình PBS thực hiện. Bà Lynn Novick kể chuyện khó khăn khi họ đến Việt Nam để phỏng vấn những cựu binh Việt Cộng. Những người Cộng Sản này được tập họp trong một phòng và đều trả lời cùng một câu giống nhau theo luận điểm của đảng. Họ phải tìm cách để có thể moi được câu trả lời xuất phát từ nhận thức cá nhân, nhưng người trả lời có vẻ không thoải mái.

Trong phần trình bày của ông Ken Burn, ông đã có câu thú nhận “chúng ta đã phản bội họ (Việt Nam Cộng Hòa), và đã để cho họ chết (We betrayed them and let them die).” Sau cùng là phần nói chuyện của John Kerry, người từng tham chiến ở Việt Nam nhưng khi trở về Mỹ đã quăng vứt các huy chương để chạy theo nhóm phản chiến và ra điều trần trước Quốc Hội để áp lực chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Kerry nhận rằng có những sai lầm về lãnh đạo, về chiến lược, và trầm trọng nhất là về các ước đoán căn bản. Ông nhận rằng đã có một cuộc chiến thứ hai (nghĩa bóng) khi người lính Mỹ trở về từ Việt Nam bị khinh thị. Ông đề nghị rằng dù cuộc chiến thế nào đi nữa, những người lính phải được đối xử với phẩm cách. Sau đó, Kerry nói đến quan hệ Mỹ và Việt Cộng mà ông ta gọi là diễn trình hàn gắn (Healing Process). Ông khoe việc giao thương với Việt Cộng ngày một tăng, đến nay lên tới 45 tỷ đô là mỗi năm. Việc trao đổi giáo dục đem đến Hoa Kỳ 19 ngàn sinh viên Việt Nam. Ông khoe những cố gắng và thành công trong việc tìm hài cốt lính Mỹ mất tích. Ông cho rằng trở lại Sài Gòn mấy mươi năm sau chiến tranh, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Điều đáng nói là ông ta cho rằng Cộng Sản Việt Nam coi như chẳng là Cộng Sản, vỉ chủ nghĩa Cộng Sản dựa trên kinh tế, mà nay tại Việt Nam đã chuyển qua kinh tế thị trường!!! Rồi ông ta cũng cho rằng ở Việt Nam đã có tự do bày tỏ dù có đôi lúc trở ngại!!!

Phần nói chuyện của Kerry không cho phép cử tọa đặt câu hỏi. Nên sau đó đã chấm dứt chương trình trong ngày.

Nhận định về chương trình hội thảo, ông Paul Woodruff, cựu chiến binh Hoa Kỳ, cố vấn cho QLVNCH, Giáo sư Đại Học UT.

– Hội thảo Vietnam War Summit phản ảnh một cách thiển cận và kỳ thị; không có ý kiến của người Việt Nam. Họ chỉ coi chiến tranh VN là những gì dính líu tới chúng ta (Mỹ). Họ tưởng niệm 58000 quân nhân Mỹ, thế còn cả triệu người Việt chết trong chiến tranh? Và hàng trăm ngàn quân nhân VNCH, đồng minh của chúng ta, tử trận? Họ không nhắc đến.

Ông Robert Turner, nhà báo.

– Hội thảo đã không phản ảnh: “ý kiến của các thành phần dính líu đến cuộc chiến” (… it doesn’t come close to allowing people to “view all side of the issue” [như ban Tổ chức đã nói]). Trong phần “The War at Home”, chỉ mời các tay phản chiến Tom Hayden, Marilyn Young; mà không có những người từng ủng hộ cuộc chiến. Theo ông, phần này rất quan trọng vì cộng sản Hà nội đã biết chúng không thể thắng bằng quân sự tại chiến trường; mà đã trói buộc quân đội bằng tuyên truyền với sự ủng hộ của cái gọi là phong trào hòa bình trên thế giới và áp lực tối hậu của Quốc Hội Mỹ.

 

Michael Do (Do Van Phuc)
Chairman of the Board of Executives.
The Vietnamese American Community of the USA
https://vacusa.wordpress.com
http://tienggoicongdan.com
http://michaelpdo.com
__________________________________________________________________________________________

  DB HUBERT VÕ phát biểu ở “Hội Thảo Chiến Tranh VN” tại Thư Viện LBJ Đại Học UT
http://youtu.be/5W0GUN9ABks                                                                             


DB Hubert Vo phát biểu tại Thư Viện LBJ Đại Học UT
Từ Houston, Texas, ông Ðinh Quang Tiến, phụ tá dân biểu tiểu bang Hubert Võ, cho hay vị dân biểu này có bài phát biểu 5 phút tại hội thảo vào chiều 26 Tháng Tư.

Theo một video phổ biến trên trang Youtube, ông Ðinh Quang Tiến dịch sang tiếng Việt toàn văn bài phát biểu của Dân Biểu Hubert Võ, mà theo lời ông Tiến là nhằm cung cấp tài liệu cho các cơ quan truyền thông trong cộng đồng người Việt.

Ông Hubert Võ trong bài phát biểu của mình tại hội thảo nói rằng, “Thay mặt cho tất cả người Mỹ gốc Việt, chân thành cảm tạ và mãi mãi tri ân sự hy sinh cao cả của đồng bào Hoa Kỳ. Ðặc biệt, là sự hy sinh vô điều kiện của 58,000 chiến sĩ thuộc quân đội Hoa Kỳ và gia đình thân nhân họ. Không có sự hy sinh của họ, không có cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ.”

“Cứ mỗi lần nói chuyện về chiến tranh Việt Nam, là mỗi lần tim tôi quặn thắt lại bởi vì sự phân hóa là hậu quả đáng buồn nhất của cuộc chiến. Dù cho 41 năm trôi qua, chiến tranh Việt Nam vẫn còn là sự kiện tranh cãi và phân hóa giữa chúng ta. Chỉ thông báo về ‘Hội nghị chiến tranh Việt Nam’ thôi, đã kích động sự tranh cãi và phân hóa trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.” Vẫn theo lời vị dân biểu.

Bài phát biểu nhấn mạnh: “Chúng ta đã nói rất nhiều, đã trình bày rất nhiều về chiến tranh Việt Nam và sự hy sinh của hàng trăm ngàn chiến sĩ. Lịch sử sẽ không quan tâm và cũng không nhắc nhở hoặc nhớ đến những gì đã xảy ra trong những năm tháng qua, nhưng lịch sử sẽ không bao giờ quên những gì chúng ta thành đạt được ở tại đây, ngày hôm nay. Cái chính là chúng ta, những người còn sống sót, của thế hệ trẻ cần phải làm gì để những sự hy sinh lớn lao đó không biến theo mây khói và trở thành vô nghĩa.”

Và kết luận: “Một ngày nào đó, khi nước Việt Nam không còn dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, không còn làm nô lệ cho ngoại bang và người dân Việt Nam thực sự có tự do và dân chủ ngày đó chúng ta sẽ không còn tranh cãi về chiến tranh Việt Nam nữa. Và ngày đó cá nhân tôi tin tưởng rằng, linh hồn của những chiến sĩ ra đi sẽ hãnh diện và mãn nguyện khi họ biết được sự hy sinh cao cả của họ đã mang đầy ý nghĩa cao đẹp cho nhân loại.”