“Cảng Cam Ranh sẽ ngăn mưu đồ bá quyền ở Biển Đông”

Cac Bai Khac

No sub-categories

“Cảng Cam Ranh sẽ ngăn mưu đồ bá quyền ở Biển Đông”

Tháng Ba 17, 2016 by 

– Cảng Cam Ranh có vị trí như thế nào trong sách lược quân sự của Việt Nam, thưa ông? 

– Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Cam Ranh có vị trí chiến lược không chỉ với Việt Nam mà còn nhiều nước khác ở trong và ngoài khu vực.

Xét về mặt địa lý, Cam Ranh là một vịnh rộng, nước sâu, kín gió, có khả năng chống được bão to. Trong khi đó, khu vực Cam Ranh hiếm khi có bão lớn trên cấp 9. Vì thế, tàu thuyền neo đậu ở đây rất an toàn.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, cựu giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam. Ảnh: Tuổi trẻ

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, cựu giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam. Ảnh: Tuổi trẻ

Xét về mặt quân sự, Cam Ranh có địa thế vô cùng đặc biệt. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng thủ nhưng lại vô cùng dễ dàng cho các nhiệm vụ tấn công trên biển.

Ngoài ra, tàu chiến từ Cam Ranh có thể di chuyển ra Biển Đông một cách nhanh chóng, giúp tăng cường khả năng kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch này và bảo vệ chủ quyền.

– Thiếu tướng Lê Mã Lương: Cam Ranh là một vịnh thiên nhiên có diện tích hơn 13.800 ha, nước sâu 16-25 m, có nơi sâu hơn 30 m. Vùng nước sâu nhất là 31 m.

Hàng không mẫu hạm và hàng trăm tàu có thể neo đậu và ra vào trong cảng Cam Ranh. Cam Ranh không có đá ngầm, núi cao trên 1.000 m bao phủ, che chắn bên ngoài, sâu bên trong là đất liền.

Bên trong Cam Ranh là dải đất nối liền từ thành phố Nha Trang tới cụm cảng Cam Ranh hàng trăm km. Đây là khu vực vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu và tạo ra thế trận phòng thủ vững chắc.

Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Lê Mã Lương, giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Hải Anh

Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Lê Mã Lương, giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Hải Anh

Với địa thế như vậy, Cam Ranh là căn cứ cho các tàu hải quân xuất phát làm nhiệm vụ ở Trường Sa, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời bảo vệ ngư dân đánh cá, tài nguyên biển.

Ngoài thế mạnh là phòng thủ tại chỗ, Cam Ranh giống như điểm phòng thủ cho khu vực Tây Nguyên và toàn bộ Nam Trung Bộ và khu vực miền Nam.

Có thể ví cảng Cam Ranh là “bảo bối” để đảm bảo phòng thủ đất nước và Biển Đông. Đây cũng chính là những lý do khiến các nhà quân sự nước ngoài, đặc biệt là các cường quốc hải quân, đánh giá rất cao cảng Cam Ranh.

Dễ dàng tiếp cận Biển Đông

– Theo phía Nhật Bản thông báo, hai tàu chiến của nước này sẽ cập cảng Cam Ranh trong thời gian tới. Không chỉ Nhật mà Nga, Mỹ và các nước khác đều muốn hiện diện ở Cam Ranh. Đâu là lý do quan trọng nhất, thưa ông?

– Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trong quá khứ, Hải quân Pháp đã sớm nhận ra vị thế chiến lược của Cam Ranh. Các quốc gia khác cũng có nhận định tương tự với vùng biển này.

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ xem Cam Ranh là căn cứ liên hiệp quan trọng. Họ duy trì một số lượng lớn khí tài ở khu vực này.

Sau khi Mỹ rút, Liên Xô ngay lập tức ngỏ ý muốn sử dụng Cam Ranh làm căn cứ hải quân. Tuy nhiên, phải tới tháng 11/1978, Việt Nam mới đồng ý cho họ vào.

Tuy nhiên, ngay sau sự hiện diện của hải quân Liên Xô, Trung Quốc lên tiếng và cay cú cho rằng Việt Nam cho “cường quyền” Liên Xô vào Cam Ranh để bao vây Trung Quốc.

Sự tranh giành giữa các nước lớn cho thấy bên nào cũng thèm muốn Cam Ranh vì đường xuất kích đặc biệt hướng ra Biển Đông.

Theo lời các chuyên gia quân sự, tàu ngầm sử dụng nhiên liệu diesel xuất kích từ Cam Ranh có thể khống chế cả một tuyến hàng hải rộng lớn từ Singapore tới Trung Quốc, Nhật Bản hay xa hơn là Nga.

Ở thời điểm hiện tại, đây là tuyến đường hàng hải huyết mạch nhất thế giới.

Nếu Trung Quốc được sử dụng Cam Ranh, Bắc Kinh không cần hao tiền, tốn của để bồi lấp và xây dựng căn cứ quân sự trên các đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trên thực tế, những căn cứ trên biển của Trung Quốc có rất nhiều điểm yếu. Chúng không thể so sánh với vị thế đặc biệt cả về tấn công lẫn phòng thủ của Cam Ranh.

Vị trí Cam Ranh trên bản đồ. Đồ họa: Google

Vị trí Cam Ranh trên bản đồ. Đồ họa: Google

– Thiếu tướng Lê Mã Lương: Đằng sau các chuyến ghé thăm của tàu nước ngoài tới Cam Ranh, chúng ta có thể thấy, các cường quốc hải quân trên thế giới đặc biệt quan tâm tới cảng.

Trong lịch sử, cảng Cam Ranh từng là nơi đồn trú của các tàu Mỹ và Nga, hai nước này đều muốn hiện diện lâu dài tại đây.

Tuy nhiên, Việt Nam không cho bất kỳ nước nào thuê đặt căn cứ quân sự, và chỉ cho phép các tàu quân sự cập cảng để hưởng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, sửa chữa, tiếp nhiên liệu hay thực phẩm…

Ưu thế nổi bật nhất là Cam Ranh là cảng nước sâu, được bao bọc bởi các dãy núi. Ngoài ra, cửa chính ra vào cảng khoảng 4.000 m.

Đặc điểm này cho phép 10-20 tàu cùng ra vào một lúc. Một tàu lắp động cơ diesel chạy với vận tốc tối đa là 10 tới 15 km/h, từ vịnh ra cửa chỉ mất một khoảng thời gian ngắn ra tới Biển Đông.

Tương tự như vậy, tàu ngầm cũng có thể nhanh chóng vượt ra Biển Đông, Thái Bình Dương.

Cam Ranh với vị thế đặc biệt về quân sự, nếu kết hợp với căn cứ Subic và Clark của Philippines sẽ trở thành một chuỗi căn cứ có thể chi phối Biển Đông. Bản thân Trung Quốc cũng thấy được điều này.

– Cảng quốc tế Cam Ranh vừa được khánh thành đủ khả năng đón tiếp hàng không mẫu hạm của Mỹ. Công trình này mang lại cho chúng ta những lợi thế gì, thưa ông?

– Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam xây dựng căn cứ Hải quân ở Cam Ranh. Đây là điểm quan trọng nhất khi nói về khu vực này.

Tuy nhiên, Cam Ranh rất rộng lớn, có nhiều tiềm năng khai thác khác nên chúng ta đã đầu tư xây dựng Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật để có thể đón tiếp các loại tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu quân sự, tàu dân sự, hay thậm chí là tàu sân bay của Mỹ.

Tuy nhiên, mọi tàu muốn vào Cam Ranh cần phải được sự chấp thuận của Việt Nam. Các tàu cũng phải chi trả cho các dịch vụ một cách sòng phẳng.

Chúng ta sẵn sàng đón tàu quân sự của tất cả các nước, bao gồm Trung Quốc, nếu họ vào với mục đích hòa bình và chính đáng.

Tàu HQ-378 của hải quân Việt Nam neo đậu ở khu vực quân cảng Cam Ranh. Ảnh: Lê Quân

Tàu HQ-378 của hải quân Việt Nam neo đậu ở khu vực quân cảng Cam Ranh. Ảnh: Lê Quân

Ngoài mục đích kinh tế, Cảng dịch vụ Cam Ranh còn có vai trò khác. Sự ra đời của cảng dịch vụ này sẽ làm tăng tình hữu nghị giữa Hải quân Việt Nam và hải quân các nước bạn cũng như làm giảm căng thẳng tiềm tàng trong khu vực.

Trong trường hợp đón tiếp các chiến hạm của hải quân Trung Quốc, Việt Nam sẽ thể hiện được sự yêu hòa bình, muốn duy trì ổn định trong khu vực.

Nó có thể làm thay đổi nhận thức của binh sĩ hay người dân Trung Quốc về Việt Nam trước những sự việc đang diễn ra trên Biển Đông, nơi Trung Quốc liên tiếp gây hấn.

Tuy nhiên, các tàu hải quân vào Cam Ranh có thể nhằm mục đích do thám hoặc giám sát.

Khi chúng ta đã xác định được điều này, việc chống các hoạt động tình báo của đối phương không quá khó khăn. Chúng ta hoàn toàn có thể giữ mình trước tàu nước ngoài có âm mưu do thám.

– Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tranh chấp Biển Đông ngày càng ẩn chứa những dấu hiệu nguy hiểm khiến Nga, Mỹ, Nhật Bản ngày càng chú ý tới vai trò của quân cảng Cam Ranh. Từ việc khánh thành cảng quốc tế, chúng ta thấy được những lợi thế sau:

Thứ nhất, cảng sẽ đóng vai trò lớn trong quá trình triển khai lực lượng ra khu vực trên Biển Đông.

Thứ hai, khi chúng ta biết thu hút đầu tư, nâng cấp dịch vụ đạt tầm quốc tế, nó sẽ giúp Việt Nam tăng cường mối quan hệ dân sự và quân sự, củng cố vị thế đối tác chiến lược và nâng cao vai trò của Việt Nam trong khu vực.

Thứ ba, cảng quốc tế Cam Ranh còn giúp quốc tế hóa giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Và cuối cùng, nó góp phần phòng thủ biển đảo, phát triển kinh tế biển, hợp tác hội nhập quốc tế – những vấn đề sống còn của quốc gia.

Chủ trương của Việt Nam hàng thập kỷ nay là không liên kết quân sự, không cho thuê cảng Cam Ranh. Chúng ta có kế hoạch dài hạn, căn bản, xuyên suốt để khai thác căn cứ này.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang kết hợp yếu tố kinh tế và quốc phòng trong khu vực này để đẩy cảng Cam Ranh lên tầm cao mới, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất.

Tự do hàng hải, ngăn Trung Quốc lộng hành

– Cảng quốc tế Cam Ranh cho phép tàu quân sự nước ngoài ra vào thường xuyên hơn. Sự hiện diện này có thể giúp hạn chế yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông?

– Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Tôi nghĩ việc ngăn cản Trung Quốc lộng hành là một trong những lợi ích khi xây dựng Cảng dịch vụ Cam Ranh.

Việc tàu quân sự các nước cập cảng Cam Ranh để hỗ trợ hậu cần đưa Biển Đông trở về với vai trò một tuyến hàng hải quốc tế, nơi mọi quốc gia đều có thể sử dụng vì mục đích hòa bình.

Nó ngăn cản Bắc Kinh khẳng định cái gọi là chủ quyền trong khu vực. Việc làm của chúng ta ở Cam Ranh có thể ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

– Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trung Quốc từng vu khống rằng Việt Nam sử dụng Cam Ranh để lôi kéo các nước lớn khác trong khu vực. Đây là những lời lẽ kích động, cho thấy thái độ hậm hực, trịnh thượng của Bắc Kinh.

Sự hiện diện của cảng quốc tế Cam Ranh có vai trò quan trọng trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trước sự náo động của Trung Quốc trên Biển Đông. Cảng dịch vụ Cam Ranh có thể ngăn Bắc Kinh lộng hành trên biển

 Hồng Duy – Hải Anh (thực hiện).

HÀ NỘI THUẬN CHO MỸ THUÊ CAM RANH (Bùi Anh Trinh)

Tin này chưa được kiểm chứng, chúng tôi đăng với sự dè dặt, cần thận trọng khi xử dụng. –  BBT

 

Đã có thương thảo ngầm trước chuyến đi
Ngày 4-6-2017 VOA đưa ra bài viết của Reuter xác nhận đã có thương thảo riêng giữa CVSN và ông Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử.  Lý do khiến cho CSVN phải móc nối sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch TPP;  mà đối với CSVN thì đó là một bi kịch :
“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là đại sứ của Việt Nam tại Washington, ông Phạm Quang Vinh … Ông Vinh cũng có vai trò quan trọng liên quan đến Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP),nhưng ông Trump đã từ bỏ hiệp định này – một bi kịch đối với Việt Nam”.
“Việt Nam đã bắt đầu vận động hành lang ngay khi ông Trump đắc cử”… ..  “Việt Nam đã thu xếp được một cuộc điện đàm giữa hai ông Phúc và Trump hơn một tháng trước khi ông Trump nhậm chức.”
Trước đó CSVN có 7 lần mời ông Trump sang thăm Việt Nam (sic). Việc ông Trump có tham dự APEC và có thăm VN hay không là chuyện của nước Mỹ và chuyện riêng của cá nhân ông Trump.   Nhưng bảy lần mời liên tiếp khiến cho các nhà quan sát quốc tế hiểu rằng CSVN muốn ông Trump phải trả lời ngay về một chuyện gì đó chứ không phải là chuyện ông ta thăm Việt Nam.
Trước khi ông Phúc đến Mỹ , VOA đã đưa ra giải thích của ông Murray Hiebert, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ : “Ông ấy cần đến để chốt lại chuyện ông Trump sẽ đến tham dự thượng đỉnh APEC”
Không ai tin là ông Phúc đến Mỹ để chốt lại chuyện ông Trump có tham dự APEC hay không.  Chuyện “chốt lại” không cần phải có một chuyến đi rình rang và 7 lần thúc hối.
Ngoài ra giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng có nói xa gần :  “Vấn đề là liệu ông Phúc có đặt một cái tương quan cá nhân nào tốt đẹp với ông Trump hay không thì nó sẽ thành công rất nhiều”.
Vậy cái “tương quan” đó là gì ? Đã có trước khi ông Phúc sang Mỹ, hay là đợi ông Phúc sang Mỹ mới tạo nên cái tương quan đó?…  Để làm rõ nghĩa thêm cho câu nói của giáo sư Hùng, ngày 27-5-2016 VOA đã tiết lộ :
“Hãng tin Anh cho rằng đó là kết quả của “các cuộc gọi, các lá thư, các cuộc tiếp xúc ngoại giao và các chuyến thăm cấp thấp khởi sự từ trước cả khi ông Trump nhậm chức ở Washington, nơi Việt Nam vẫn duy trì một nhà vận động được trả giá 30 nghìn đôla một tháng”.
Rõ ràng đã có tiếp xúc mật từ khi ông Trump mới đắc cử Tổng thống Mỹ. Sau đó là chuyến đi Mỹ của Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, rồi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, và cuối cùng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Kết quả “đi không về rồi” của ông Phúc chỉ là kết quả bề ngoài
Ngày 1-6-2017 Thông tấn xã CSVN đưa tin sau khi ông Phúc kết thúc chuyến đi : “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump”.
Nghĩa là chỉ đi thăm chơi và nói chuyện thời tiết, chuyện mua bán, chuyện Bắc Hàn… rồi trở về tay không chứ không đạt được một thỏa thuận nào nơi ông Trump. *( Nội dung của buổi nói chuyện 30 phút đã được ông Trump nói trước với báo chí : “Chúng tôi sẽ nói chuyện về thương mại. Chúng tôi sẽ nói chuyện về Bắc Hàn. Chúng tôi có rất nhiều chuyện để nói…” ).
Không thể nào có chuyện ông Phúc “đi không về rồi” sau 7 lần cương quyết đòi gặp. Cũng không thể nào ông Trump gởi thư mời ông Phúc đến để nghe ông Phúc nói chuyện trên trời dưới đất, kể cả chuyện Bắc Hàn !
Vậy thì những gì trình diễn bên ngoài không phải là mục đích thực của chuyến đi. Mà phải là một đề nghị quan trọng của CSVN .  Đề nghị này đã được đưa ra kể từ khi ông Trump mới đắc cử. CSVN cần ông Trump trả lời trước khi họ họp Hội nghị Trung ương 5.
Tiết lộ của Reuter
Lẽ ra thì chuyện có tiếp xúc mật sẽ không bao giờ được tiết lộ nếu như đề nghị của CSVN thất bại.  Nhưng 2 ngày trước khi ông Phúc lên đường thì Reuter và VOA làm như vô tình hé lộ một chút bí mật.  Thời điểm hé hộ trước chuyến đi có nghĩa là hai bên đã thỏa thuận rồi, chuyến đi chỉ là hợp thức hóa ( ký kết ).
Và sau khi phái đoàn của ông Phúc trở về thì VOA đăng bài bình luận của Reuter với tựa đề là “Việt Namvận động Bạch Ốc vì lợi ích chiến lược”.  Nội dung giải thích rõ hơn về chủ đề của cuộc dàn xếp riêng tư ngay sau khi ông Trump đắc cử.
Tựa đề “Vì lợi ích chiến lược” cho thấy ông Trump mời ông Phúc đến không phải là chuyện thương mại hay là chuyện Bắc Hàn.  Mà là chuyện chiến lược.  Tất nhiên chuyện chiến lược giữa Mỹ và CSVN thì chỉ có chuyện giữ an ninh ( làm sen đầm ) trên Biển Đông.  Vậy cuộc thương lượng mật lâu nay là “đề xuất giải quyết tình hình Biển Đông” của CSVN .
Nhưng CSVN đã có 7 lần thúc giục ông Trump phải trả lời đủ thấy là CSVN đã chấp thuận đòi hỏi lâu nay của Mỹ là Hạm đội Mỹ sẽ đảm trách nhiệm vụ “cảnh sát biển” tại khu vực Biển Đông với điều kiện Mỹ phải được thủ giữ vị trí chiến lược số một của vùng biển Đông Nam Á là hải cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Kết quả dàn xếp giữa hai bên được thấy rõ là khi Ông Trump đang bàn bạc ( ký kết ?) với ông Phúc tại Washington thì tại Hà Nội ông McCain đang nói chuyện ( ký kết ?) về hợp tác an ninh trên Biển Đông với Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang.  Qua ngày hôm sau thì ông McCain đến Cam Ranh và lên thăm chiến hạm USS John S.McCain đang neo đậu tại Cam Ranh.  Không phải vô tình mà chiến hạm McCain có mặt tại Cam Ranh để tiếp đón ông.
Hẵn nhiên một khi hạm đội Mỹ có nhiệm vụ quốc tế là giữ an ninh trên Biển Đông thì những nước được bảo vệ an ninh phải đóng góp chi phí cho hạm đội Mỹ.  Những nước được bảo vệ trực tiếp là Trung Cọng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Malysia, Indonesia, Brunei, Đài Loan.  Còn những nước được bảo vệ gián tiếp là những nước thường xuyên sử dụng hải lộ Biển Đông như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ…Đặc biệt nếu Trung Cọng thoái thác nghĩa vụ đóng góp thì các nước khác sẽ tình nguyện đóng thay cho TC.
Riêng Việt Nam muốn Mỹ giữ luôn an ninh cho bờ biển Việt Nam thì phải cho Hải quân Mỹ được sử dụng cảng Cam Ranh làm bản doanh của Hạm Đội.  Hải quân Mỹ cần một bến cảng chiến lược để làm nơi đồn trú và tiếp liệu.  Tuy nhiên nơi đồn trú của một Hạm đội bắt buộc phải là một căn cứ chiến thuật, tức là căn cứ chiến đấu.  Không chỉ đơn thuần là tiếp tế hay sửa chữa tàu thuyền.
Mà hễ đã xây dựng căn cứ chiến thuật thì cần phải có hợp đồng thuê mướn dài hạn để Mỹ có thề đổ của xây dựng căn cứ vững chắc, lâu bền chứ không thể nào có chuyện cho ở miễn phí rồi lúc nào muốn đuổi thì đuổi.  Tốt nhất là cho thuê trong 99 năm ( coi như bán ).
Tóm lại, Reuter và VOA muốn xác nhận là ông Trump và CSVN đã có thương lượng về Cam Ranh từ tháng 11 năm 2016 và nay ông Phúc đi Mỹ để “chốt lại. Dĩ nhiên chuyện “chốt lại” chỉ là kết quả của 7 tháng thương lượng và những chuyến đi con thoi.  Mà chuyến đi con thoi sau cùng là chuyến đi của ông John McCain đến Cam Ranh.
Thông cáo kết thúc của phái đoàn “John McCain” cho biết phái đoàn đã tiếp xúc với Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội và những đại biểu Quốc hội khác trong kế hoạch Mỹ hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với CSVN :
“…chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh có những diễn biến đáng ngại khu vực và những thách thức gia tăng tại vùng Biển Đông”…. “Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với phía Việt Nam”…
Đài RFA nhận xét : “Thông cáo của đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ nêu rõ điều đáng chú ý là vào khi các vị thượng nghị sĩ Mỹ đang có mặt tại Việt Nam thì chính quyền của tổng thống Donald Trump tuyên bố mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam sau chuyến công du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Mỹ và CSVN đẩy mạnh hợp tác giữ an ninh trên Biển Đông chứ không phải một mình Mỹ đối phó với TC trên Biển Đông.  Nhưng vai trò của CSVN chỉ là cung cấp nơi đồn trú cho hạm đội Mỹ, tức là cho thuê cảng Cam Ranh.
Vậy có thể kết luận chuyến đi của ông Phúc là “chốt lại” chuyện cho thuê Cam Ranh đã được hai bên thương lượng lâu nay.  Có thể hai bên đã thỏa thuận xong mọi chuyện nhưng chưa công bố vì cần một khoảng thời gian để chuẩn bị dư luận.
quanvan.net › *Báo Tổ Quốc

  
BÙI ANH TRINH