Cảm nghĩ của Tướng Petraeus về sự sụp đổ ở Afghanistan

Cac Bai Khac

No sub-categories

Cảm nghĩ của Tướng Petraeus về sự sụp đổ ở Afghanistan

Tướng Mỹ về hưu David Petraeus từng là chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế tại Afghanistan từ năm 2010 đến năm 2011. Con trai và con dâu của ông cũng phục vụ tại Afghanistan trong Lữ đoàn Dù 173 của Quân đội Hoa Kỳ. Tướng Petraeus được chỉ định đến Iraq ở vị trí tư lệnh vì khả năng chỉ huy hiệu quả của ông ở Afghanistan. Đề xuất tăng quân ở Iraq của ông đã góp phần ổn định tình hình ở nước này và cuối cùng khiến những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị quét sạch khỏi đất nước. 10 năm trước, Afghanistan là hình mẫu cho cuộc chiến chống khủng bố trong Iraq đang ngập trong nguy cơ. 10 năm sau, thời thế thay đổi, Afghanistan bị Taliban chiếm đóng trong nháy mắt, quân đội Mỹ rút quân trong hỗn loạn. Tướng Petraeus nghĩ gì về Afghanistan ngày nay, về cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ, Wall Street Journal đã phỏng vấn Tướng Petraeus, và tôi sẽ chia sẻ với bạn hôm nay.

(Bài viết chuyển thể từ video của Kệnh YouTube Đông Phương.)

Tướng David Petraeus (Nguồn: Alex Campbell / Medill News Service)

Phóng viên của Wall Street Journal thẳng thắn hỏi rằng việc rút quân của Afghanistan sẽ có ảnh hưởng gì đến tinh thần của quân đội Mỹ. Tướng Petraeus đã phải suy xét một lúc trước khi trả lời. Ông nói, chứng kiến tình hình hiện nay, đối với những người lính đã chiến đấu trong những trận chiến đẫm máu ở Afghanistan mà nói thì thật là đáng buồn, đó là một bi kịch, thật sự rất thảm hại. Về câu hỏi rằng an ninh quốc gia của Mỹ hiện tại có tốt hơn cách đây 4 tháng không? Ông nói, đây là một câu hỏi khó khăn cho những người đã cống hiến 20 năm phục vụ và hy sinh.

Nhưng Tướng Petraeus nói thêm rằng quân đội Hoa Kỳ ngày nay không phải là quân đội Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam. Sau Chiến tranh Việt Nam, tinh thần của quân đội Hoa Kỳ rất thấp. Các binh sĩ Hoa Kỳ ngày nay tin chắc rằng quân đội Hoa Kỳ là quân đội được trang bị tốt nhất, được đào tạo tốt nhất và có kinh nghiệm nhất trên thế giới. Tướng Petraeus nhận định điều này rất có sức nặng, bởi vì bản thân ông nhập ngũ năm 1974 và tham gia vào trung đội nhảy dù đóng tại Ý, lúc đó là lực lượng xung kích tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ. Sau đó, khi được phái đến một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Đức, so với trung đội lính dù ở Ý thì kém xa, kỷ luật rất lỏng lẻo và phân biệt chủng tộc nghiêm trọng.

Còn về chính quyền trung ương của Afghanistan thì sao? Nhận định của Tướng Petraeus rõ ràng là khác với ông Biden. Ông nói rằng mặc dù chính quyền trung ương Afghanistan không hoàn hảo, có rất nhiều khuyết điểm, thậm chí là rất tham nhũng, nhưng Chính phủ Afghanistan rất hiệu quả trong việc chống khủng bố. Al-Qeada, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và các nhóm khủng bố khác không thể thiết lập chỗ đứng ở Afghanistan, thánh địa mà Al Qaeda có được dưới sự che chở của Chính phủ Taliban trước sự kiện ngày 11/9. Thay vào đó, Tướng Petraeus lo lắng rằng Taliban sẽ không thể ngăn chặn các tổ chức khủng bố khác trỗi dậy ở Afghanistan. Taliban sớm biết rằng trở thành một phe đối lập đánh du kích dễ hơn nhiều so với việc cai trị đất nước. Có 18.000 người dân địa phương ở Afghanistan làm thông dịch viên cho quân đội Mỹ. Mỹ cần phải thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình, giải cứu những người Afghanistan này, cần phải gây áp lực lên Taliban để đảm bảo họ rời đi an toàn. Tướng Petraeus tin rằng quân đội Mỹ ở Afghanistan sẽ làm điều này, thậm chí sẽ trang bị đầy đủ vũ khí để bảo vệ các phiên dịch viên Afghanistan ra khỏi đất nước. Ông tin rằng Taliban sợ quân đội Mỹ và sẽ không dám thực hiện bất kỳ hành động nào khiến hai bên phải nổ súng, nếu không họ sẽ thất bại thảm hại. Vì lý do này, ông cho rằng Taliban không dám giam giữ người Mỹ làm con tin. Taliban giờ đã đạt được mục đích, là kiểm soát nhiều nơi hơn so với trước ngày 11/9, vì vậy Taliban sẽ không “ném chuột sợ vỡ bình”.

Tướng Petraeus nói rằng ngân sách của Chính phủ Afghanistan trong một năm là 18 tỷ USD, còn Taliban hiện giờ không có gì cả, không chỉ Mỹ cắt viện trợ tài chính, các nước phương Tây và các tổ chức từ thiện cũng cắt nguồn ngân quỹ, Đại sứ quán các nước đều đóng cửa, ngay cả các doanh nhân Afghanistan bản địa cũng đã rời đi. Taliban có thể có 2 tỷ USD doanh thu từ thuế quan và thuế địa phương, hoặc một số tiền từ buôn bán ma túy, nhưng như vậy cũng không thể đủ, sự sụp đổ của nền kinh tế Afghanistan chẳng qua chỉ là vấn đề thời gian.

Vậy liệu Bắc Kinh có lợi dụng thời cơ này nhảy vào hỗ trợ cấp kinh tế cho Taliban và chính thức công nhận chính quyền của Taliban là hợp pháp? Tướng Petraeus nói rằng Afghanistan có trữ lượng khoáng sản trị giá 2.000 tỷ USD, bao gồm đồng, sắt, liti và đất hiếm, đều là những điểm hấp dẫn đối với ĐCSTQ. Năm 2008, Chính phủ Afghanistan đã ủy quyền phát triển mỏ đồng ở Mes-Aynak cho một công ty Trung Quốc, cách thủ đô Kabul 25km. Tuy nhiên, do Taliban liên tục tấn công vũ trang và phóng tên lửa, mỏ đồng này cuối cùng đã phải đóng cửa. Giờ đây, khi Taliban lên nắm quyền, rất có thể mỏ đồng Mes-Aynak sẽ được khởi động lại. Tuy nhiên, Tướng Petraeus cho rằng sự trợ giúp của Bắc Kinh là có hạn, vì sáng kiến “một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ sử dụng công nhân Trung Quốc, nguyên vật liệu là Trung Quốc, thiết kế cũng là Trung Quốc, thậm chí thực phẩm cũng là của Trung Quốc, bản thân sáng kiến này không có tác dụng kích thích đối với nền kinh tế Afghanistan, chẳng qua là chỉ để lại cơ sở hạ tầng, nhưng cơ sở hạ tầng lại cần một thời gian dài mới có lợi ích kinh tế.

Quân đội Afghanistan đầu hàng mà không chiến đấu. Đây là lý do tại sao ông Biden đổ lỗi cho thất bại ở Afghanistan. Tướng Petraeus không coi trọng nhận định này, ông nói rằng các binh sĩ Afghanistan đã sát cánh chiến đấu với Quân đội Hoa Kỳ và chịu thương vong nhiều hơn, có 60.000 người chết trong trận chiến, gấp 27 lần so với Quân đội Hoa Kỳ, trong khi 18 tháng qua, quân đội Hoa Kỳ đã không hề phải chịu thương vong nào [Ghi chú: Thời điểm cuộc phỏng vấn được đăng là vào ngày 21/8, khi chưa xảy ra vụ đánh bom gần sân bay Kabul hôm 26/8]. Tướng Petraeus cũng có ý phê bình Tổng thống Trump rằng không nên đàm phán với Taliban, bản thân việc đàm phán là một sai lầm, tương đương với việc bày tỏ thái độ với Taliban rằng Hoa Kỳ muốn bỏ cuộc, nếu không thiết lập nền chính trị dân chủ thì việc rút quân sẽ không có kết quả tốt, hơn nữa còn đáp ứng việc trả tự do cho 5.000 tù nhân Taliban, những người này sau khi được thả ra liền tham gia chiến đấu.

Có một ý kiến tương đối ​​phổ biến trong giới cầm quyền Mỹ, cho rằng việc Mỹ tấn công Taliban là đúng, nhất định phải rửa nhục vụ 11/9, phải bắt được Osama bin Laden, tuy nhiên sau khi đánh bại được Taliban thì việc bắt đầu xây dựng một nền Afghanistan dân chủ là sai lầm. Tướng Petraeus chỉ trích quan điểm này, ông nói rằng trong chiến tranh Afghanistan, lực lượng đồng minh lúc cao điểm nhất có 150.000 quân, nhưng đến 4 tháng trước đã giảm xuống chỉ còn vài ngàn, nói rằng để người Afghanistan tự quản lý Afghanistan. Tuy nhiên, Afghanistan là một quốc gia có trình độ dân trí rất thấp, còn nhiều người mù chữ, làm sao có thể quản lý đất nước? Cảnh sát thậm chí không thể đọc được biển số xe, làm sao để đảm bảo trật tự giao thông? Nếu không giúp xây dựng quốc gia cơ bản, làm thế nào gánh nặng này có thể được chuyển dịch? Ngược lại, trình độ học vấn của Iraq cao hơn nhiều và việc rút quân khỏi Iraq không có kết cục như ở Afghanistan. Tướng Petraeus nhấn mạnh rằng việc Hoa Kỳ đóng quân ở Afghanistan là nên làm và cần thiết làm. 20 năm nghe có vẻ là một khoảng thời gian dài, nhưng khi Afghanistan nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Taliban, quốc gia này vẫn dừng lại ở lại thế kỷ thứ 7, nếu muốn để Afghanistan bước vào thế kỷ 21, thì 20 năm làm sao đủ?

Cuối cùng, Tướng Petraeus còn đề cập rằng khi các chính trị gia gặp những vấn đề khó khăn, họ sẽ đổ lỗi cho các cơ quan tình báo, chính quyền Biden cũng không ngoại lệ, cũng có thể đổ trách nhiệm cho bên tình báo.

Tướng Petraeus từng giữ chức Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương sau khi giải ngũ, những gì ông ấy nói cũng rất có sức nặng.

Đông Phương • Thứ sáu, 27/08/2021

ttps://trithucvn.org/the-gioi/cam-nghi-cua-tuong-petraeus-ve-su-sup-do-o-afghanistan.html