Chín vị nhận huân chương hữu nghị của TQ trước ông Nguyễn Phú Trọng là ai?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chín vị nhận huân chương hữu nghị của TQ trước ông Nguyễn Phú Trọng là ai?

Sự kiện TBT, Chủ tịch Tập Cận Bình trao tặng vị khách Việt Nam, TBT Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng Huân chương Hữu nghị (The Order of Friendship  友谊勋章) được các báo Trung, Việt đăng tải rộng rãi.

Chuyến thăm của ông Trọng sang Trung Quốc cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm nay, được trang Global Times ca ngợi trong bài đăng ngày 03/11/2022.

Bài ý kiến trên trang báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc có tựa đề “US won’t succeed in driving China-Vietnam relations apart” (Mỹ sẽ không thành công trong việc chia rẽ quan hệ Trung- Việt).

Về tấm huy chương cao quý bậc nhất của CHND Trung Hoa tặng cho người nước ngoài “có đóng góp lớn vào quan hệ với Trung Quốc”, bài có đoạn:

TQ
Chụp lại hình ảnh, Huân chương Hữu nghị được Nhà nước TQ lập ra theo luật về huân huy chương năm 2015, có hiệu lực từ 2016

TBT Trọng trở thành người thứ 10 được tặng huân chương này, và đây là sự công nhận các nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – Việr Nam trong tính kế thừa, nối tiếp của truyền thống hữu nghị hai bên...”

Các trang của Trung Quốc cho biết Huân chương Hữu nghị được lập ra năm 2015 bởi một luật của Quốc hội Trung Quốc và có hiệu lực từ 2016.

Các văn bản chính thức không nói có tiền đi kèm huân chương này, được thiết kế có hình địa cầu và chim bồ câu hòa bình cùng cái bắt tay hữu nghị.

TQ
Chụp lại hình ảnh, Lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tặng TBT Nguyễn Phú Trọng huân chương hữu nghị

Mở đầu là ông Putin

Người đầu tiên được Trung Quốc trao tặng năm 2018 là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Sang năm 2019, Trung Quốc tặng huân chương này cho một loạt nhân vật cao cấp: Cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Rafarin, Tổng thống (khi đó) của Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng CS Cuba Raul Castro Ruth, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn, cựu Thủ tướng Tanzania Salim Ahmed Salim.

Cũng trong năm 2019, huân chương này được tặng cho một số nhân vật không cao cấp bằng nhóm nêu trên: Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Trung, bà Galina Kulikov và Giáo sư danh dự Đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, bà Isabel Kluk.

Bà Kluk, người Canada có tiểu sử khá đặc biệt.

Sinh tại Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 1915, bà theo chủ nghĩa cộng sản và trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho người Trung Quốc trong nhiều năm và cùng chồng lập ra chương trình giáo dục cho chính quyền Trung Quốc kể cả trong thời gian chế độ Mao bị Phương Tây cô lập. Bà nhận huân chương hữu nghị khi đã 104 tuổi, khi đã ngồi xe lăn, trong một buổi lễ lớn tại Bắc Kinh, được truyền hình chiếu trên toàn quốc.

Vào năm 2020, mẫu hậu của Vương quốc Campuchia, bà Norodom Monnier là người thứ chín được trao huân chương hữu nghị của Trung Quốc.

Huân chương và giải thưởng

Người thứ 10 được tặng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo sư ngành xây dựng Đảng Nguyễn Phú Trọng.

Vì đây là huân chương của Nhà nước Trung Quốc, việc trao tặng cho ông Trọng khiến người ta có thể hiểu rằng tính chất của chuyến thăm mà phái đoàn Việt Nam thực hiện, không chỉ mang tính chất quan hệ hai Đảng.

Hồi cuối 2021, ông Trọng đã nhận giải thưởng Lenin của Đảng Cộng sản Nga, không cầm quyền, sau khi huân chương Lenin thời Liên Xô đã không còn.

Tại Việt Nam, tin tức hôm 15/12/2021 nói một quan chức Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Giải thưởng Lenin tại Hà Nội cho TBT Trọng.

Liên Xô cũ từng trao tặng hàng năm giải thưởng Hòa bình Lenin (Lenin Peace Prize) cho các nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước.

TQ
Chụp lại hình ảnh, Bà Norodom Monnier là người thứ chín được Chủ tịch Tập Cận Bình trao huân chương hữu nghị của Trung Quốc

Nhưng giải thưởng đó đã chấm dứt sau khi Liên Xô sụp đổ và “giải thưởng Lenin” là giải Đảng Cộng sản Liên bang Nga tự nhận là có quyền trao tặng, chứ không phải là giải thưởng “chính thức của nhà nước Nga”, theo một số nguồn tin từ Nga.

Nov 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9x52dpwzypo