‘Bộ mặt thật của Fidel Castro’

Cac Bai Khac

No sub-categories

‘Bộ mặt thật của Fidel Castro’
Monday, November 28, 2016
Đông Đô Phạm 
Theo DLB 

Nhân lúc Fidel Castro xuống địa ngục gặp Các-Mác chúng ta củng nên đọc lại trên tạp chí L’Express của Pháp giới thiệu một chương trong quyển sách “bộ mặt thật của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro” (La Vie cachée de Fidel Castro) do tác giả JuanReinaldo Sanchez (một sĩ quan cận vệ và củng là đầu bếp) suốt 17 năm theo chân nhà cách mạng Cuba tiết lộ nội dung vạch trần bộ mặt “lưu manh giả danh lương thiện” của Fidel Castro. (Sách được bán trên Amazon) (1)…
Chúng ta hãy nghe lời đạo đức giả của ông râu xồm lưu manh này – Hehe… “Tôi là Fidel Castro- xin được trịnh trọng tuyên bố rằng, trái ngược với tất cả những gì mà ngài Bush (TT/Mỹ) nói, hiện giờ tôi chẳng có một đôla dính túi. Toàn bộ tài sản của tôi đều dễ dàng đút gọn vào túi áo sơ mi của ông ta”.(nguồn:thoibao.today) (2)
Nhưng đây là: Tài sản nhỏ bé dễ dàng đút gọn vào túi áo sơ mi của Fidel Castro
Vương Quốc biển của Fidel Castro (Ảnh do tác giả Sanchez bí mật chụp)
“Fidel Castro khẳng định: Cả cuộc đời, ông không có tài sản nào cả, chỉ có một chiếc lều câu cá (theo lịch sử đảng CS Cuba). Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trong, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ của nhà nước và quân đội để xây dựng chiếm trọn hải đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba nhưng ít ai được mời đến nơi này vì Fidel Castro dấu kín không muốn phơi bày bộ mặt thật vương giả của mình”. 
 
“Cayo Piedra thực ra là hai đảo nằm gần nhau và để đi lại dễ dàng Fidel Castro ra lệnh cho xây một chiếc cầu dài 215 mét nối hai đảo nam và bắc để cho ba chiếc du thuyền của gia đình ông cập được vào bãi cát mịn. Trừ văn hào Gabriel Garcia Marquez, người bạn thân thiết nhất được mời đến nhiêu lần. Còn tuyệt nhiên Fidel Castro che giấu rất kỹ, hiếm khi nào mời khách dù quen hay lạ. Khách mời quan trọng lắm cũng chỉ được lưu trú trong một biệt thự ở phía bắc với một hồ bơi 25m. Ở phía nam, có một nhà hàng nổi, nơi gia đình Fidel Castro thường hay dùng cơm. Viên cựu sĩ quan cận vệ cho biết trong 17 năm hầu cận Fidel Castro, ông có gặp một số lãnh đạo chính trị như Tổng bí thư cộng sản Đông Đức Erich Honecker, chủ nhân đài CNN Ted Turner, vua gà của Pháp Gerard Bouroin khi ông này qua Cuba tìm thị trường. Tuyệt nhiên không bao giờ thấy người em Raul Castro.
 
Dân chúng Cuba ăn uống kham khổ còn Chủ tịch nước ăn uống ra sao? Ở tư dinh La Habana, một bà gia nhân giám sát hai đầu bếp chỉ để phục vụ cho Fidel Castro… bữa ăn của nhà cách mạng được một ông quản gia chuyên nghiệp phục vụ tận bàn như trong nhà hàng 5 sao. Mỗi chiều, Dalia, vợ của Phi-đen soạn ba thực đơn: ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho ngày hôm sau nhưng không phải chung cho cả gia đình mà là cho từng “cá nhân một, với sở thích thói quen ẩm thực và yêu cầu riêng”.
 
Buổi sáng, Fidel Castro thức giấc lúc 11 giờ để ăn sáng, hiếm khi nào dậy trước 10 giờ và bắt đầu ngày làm việc vào khoảng 12 giờ trưa. Khi ông dùng sữa, thì sữa phải là từ bò nuôi trong nông trại gia đình cung cấp và mỗi thành viên gia đình có một con bò sữa riêng. Sữa đưa lên bàn ăn đựng trong chai có số riêng. Chai sữa bò của Fidel Castro mang số 5. Fidel Castro có vị giác rất tinh tế phân biệt được mùi vị nếu sữa không xuất phát từ con bò cái của ông. 
 
Về an ninh, luôn luôn có 15 vệ sĩ túc trực bên mình. Hầu hết được tuyển chọn theo khả năng tác xạ và cận chiến. Đặc biệt là trong số vệ sĩ có một người có diện mạo rất giống Fidel Castro tên là Silvino Alvarez, thấp hơn chút ít nhưng nếu ngồi trong xe thì không thể phân biệt được, ai giả ai thật. Năm 1992, khi lãnh đạo Cuba lâm bệnh nặng, nằm liệt giường, ông “Phi-đen” giả được cho lên xe chủ tịch chạy vòng vòng trong đường phố thủ đô La Habana, cố ý đi qua những nơi đông người như đại lộ Prado dọc bãi biển và khu có sứ quán Anh, Pháp. Ngang qua đám đông, “chủ tịch giả” cũng đưa tay chào như chủ tịch thật, để dân chúng tin rằng lãnh tụ mình vẫn khỏe mạnh… (JuanReinaldo Sanchez) 
Đây! Hình ảnh XHCN/CS Cuba sau hơn nữa thế kỷ dưới sự lạnh đạo “kiệt xuất của anh hùng lỗi lạc” Fidel Castro – Ngay tại thủ đô La Habana / Cuba, Nhiều khu vực dân cư còn rất nghèo, nghèo hơn cả Sài Gòn nửa thế kỷ trước (thập niên 1960).
Hai ngày qua, kể từ 25-11 Fidel Castro “đứt bóng” truyền thông nhà nước CSVN như một giàn nhạc giao hưởng “kèn Tây” cùng hợp xướng đồng ca tô son điểm phấn cho cái xác ông râu xồm Fidel của đảo quốc CS/Cuba vừa giã từ trần thế xuống “thiên đàng XHCN” để hội ngộ với ma vương quỷ sứ Hồ Chí Minh và Các-Mác. Một trong những điệu kèn thảm thiết đó rên rỉ như thế này: “Sự ra đi của lãnh tụ kiệt xuất Fidel Castro đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người dân Cuba. Họ luôn xem ông như vị anh hùng lỗi lạc, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà”dantri.com.vn
Chúng ta điểm lại xem Fidel Castro “kiệt xuất” giải phóng dân tộc và kiến thiết nước nhà Cuba như thế nào kể từ nhà nước Cuba do hai anh em nhà Castro thay nhau lãnh đạo (1959) đến nay. Trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Mỹ không có nước nào lấy cái mô hình anh hùng “kiệt xuất” giải phóng dân tộc của Fidel Castro để làm gương – chỉ duy nhất Cuba là Cộng Sản XHCN (một số vài nước khoát cái áo XHCN nhưng thân xác vẫn là tư bản 100%).
Từ sau cuộc “Cách mạng” Cuba năm 1959, tiêu chuẩn sống người dân Cuba luôn đi xuống. Năm 1962, chính phủ Cuba phải áp dụng chế độ phân phối lương thực, thiếu thốn càng trở nên gay gắt sau sự sụp đổ của Liên Xô- Đông Âu Ngoài ra, Cuba đã trải qua tình trạng thiếu hụt nhà ở vì chính phủ không thể đáp ứng nổi sự gia tăng nhu cầu. Tới cuối năm 2001, nghiên cứu cho thấy mức sống trung bình tại Cuba thấp hơn trước “cách mạng 1959” nhà nước CS/Cuba không thể trả lương đáp ứng nhu cầu của người lao động và hệ thống phân phối nhu yếu phẩm luôn bị ám ảnh thường xuyên vì thiếu hụt hàng hóa. Khi số lượng phân phối giảm sút, người Cuba dần phải quay sang chợ đen để có được những sản phẩm căn bản: quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật dụng chăm sóc sức khỏe. Khu vực không chính thức này được nhiều người dân Cuba gọi là “sociolismo” (một nghĩa khác của thị trường tự do chợ đen) tình trạng tham nhũng trong các ngành công nghiệp nhà nước, như ăn cắp tài sản nhà nước để bán ra chợ đen, cũng thường xuyên hơn. Cuba từng là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vì tình trạng đầu tư máy móc kém, sản lượng đường của Cuba đã giảm nghiêm trọng. Năm 2002, hơn một nửa các nhà máy đường ở Cuba phải đóng cửa. Mùa thu hoạch gần đây nhất chỉ đạt 1.1 triệu tấn, thấp nhất trong gần một trăm năm qua, chỉ tương đương với sản lượng năm 1903 và 1904. Chính phủ Cuba buộc phải áp đặt hầu hết các loại giá cả và khẩu phần lương thực cho các công dân. Hơn nữa, bất kỳ một công ty nào muốn thuê nhân công người Cuba phải trả bằng ngoại tệ cho chính phủ Cuba, và chính phủ sẽ hoán đổi trả tiền cho người lao động đó bằng đồng peso Cuba.(hoán đổi rất thấp so giá trị thật của ngoại tệ) – Mức GNI (Gross national income, thu nhập quốc dân) bình quân đầu người của Cuba (số tiền lương đem về nhà) của đại đa số người Cuba chỉ ở mức $20/tháng = 440,000 VND. (cafekubua.com)
Tóm lại, Fidel Castro một tên cộng sản sống như đế vương trên mồ hôi nước mắt người dân nhưng vỗ ngực xưng tên mình là giai cấp vô sản, y chính là một trong những kẻ “lưu manh giả danh lương thiện”.
Hơn một trăm triệu nạn nhân chết vì các chế độ cộng sản trên toàn thế giới, nhân loại đang kinh tởm nguyền rủa, gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
“Hãy nói cho mọi người biết bạn của anh là ai, mọi người sẽ nói cho anh hiểu anh là loại người như thế nào”.