BLM và những kẻ Giả Hình?

Cac Bai Khac

No sub-categories

BLM và những kẻ Giả Hình?
Đỗ Văn Phúc: Black Lives Matter (BLM)

Những biến cố

Ngày 11 tháng 8, 1965, tại khu dân cư Watts thuộc Los Angeles, một phụ nữ da đen đang bị quản chế do tội cướp tên là Marquette Frye bị cảnh sát chặn lại vì lái xe một cách bất cẩn. Chị ta kháng cự và đánh lại cảnh sát nên bị đánh thương tích trầm trọng. Vụ này đưa đến một cuộc biểu tình bạo động trong 6 ngày. Lớn đến nỗi chính quyền phải huy động 14 ngàn Vệ Binh Quốc Gia để dẹp. Kết quả có 34 người chết và thiệt hại tài sản lên tới 40 triệu đô la..

 

Ngày 3 tháng 3 năm 1991, Rodney King, một người da đen 25 tuổi, bị cảnh sát thành phố Los Angeles đánh đập dã man sau khi đuổi bắt anh ta vì tội say rượu lái xe trên xa lộ I-210.  Vụ này đã đưa đến một cuộc bạo động kéo dài sáu ngày trên một địa bàn rộng lớn của Los Angeles mà kết quả là 63 người chết, 2,383 người bị thương, hàng bao nhiêu khu phố, cửa tiệm bị đốt phá, cướp bóc, thiêt hại hang tỷ đô la. King là một người có tiền án, từng bị 2 năm tù vì tội đã đánh cướp cửa hàng của một người Mỹ gốc Hàn, lấy đi 200 đô la sau khi đánh trọng thương anh chủ tiệm.  Vụ cướp này xảy ra ngày 3 tháng 11, 1989 tại Monterey Park, California.

Sau sự việc Trayvor Martin, một thiếu niên du đãng da đen bị một người an ninh trong khu gia cư bắn chết, phong trào mang tên “Black Lives Matter” ra đời và phát triển rất nhanh do hai vụ tiếp theo trong năm 2014.

Ngày 9 tháng 8, 2014, một thanh niên da đen 18 tuổi, Michael Brown, sau khi vừa cướp giật trong một tiệm tạp hoá đã cưỡng lại lệnh cảnh sát và bị bắn chết tại Ferguson, ngoại ô thành phố St. Louis thuộc Tiểu Bang Missouri. Vụ này cũng làm bùng nổ ra cuộc bạo động,đốt phá, cướp bóc nhiều ngày từ Furgeson lan ra nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ với khẩu hiệu “Hand up, Don’t Shoot”.

Ngày 17 tháng 7, 2014, tại Staten Island của thành phố New York, cảnh sát đã bắt giữ Eric Garner vì tội bán thuốc lá không có tem thuế. Trong khi giằng co, cảnh sát đẽ chặn lên cổ anh này và làm anh ta ngạt thở đưa đến tử vong. Từ ngày 4 đến ngày 28 tháng 12 trong năm, có hàng trăm cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước và cũng như các lần trước, đã đưa tới bạo động, đập phá, cướp bóc nhắm vào thường dân vô tội. Garner có một tiền sử phạm pháp khá dài. Từ năm 1980, có ít nhất 30 lần bị bắt giữ vì các tội tấn công, cướp đoạt tài sản, và cưỡng lệnh bắt giữ của cảnh sát. Trong các vụ biểu tình lần này, những người da đen giương lên khẩu hiệu “I Can’t Breath”

Rồi mới nhất là vụ George Floyd, cũng một ngưòi da đen 46 tuổi vừa bị một cảnh sát chặn lên cổ ngộp thở chết. Vụ này xảy ra ngày 25 tháng 5, 2020. Cũng như những người da đen bị cảnh sát lạm dụng sức mạnh giết chết hay hành hung, Floys cũng có một quá khứ phạm pháp trong nhiều vụ.

Nạn bạo hành của cảnh sát:

Cảnh Sát là một ngành không thể thiếu được trong một quốc gia. Ngành cảnh sát giữ gìn trật tự an ninh cho xã hội. Nơi đâu, cũng thấy khẩu hiệu “Cảnh sát là bạn dân”; nơi đâu người ta cũng huấn luyện những người cảnh sát cung cách cư xử nghiêm trang nhưng thân thiện với dân. Nhưng do có quyền hạn cưỡng chế pháp luật và được trang bị đủ loại vũ khí, cảnh sát dễ có khuynh hướng lạm dụng và đi đến bạo hành đối với các nghi phạm. Có thể nói ở bất cứ nước nào, dù chậm tiến hay văn minh, dù độc tài hay dân chủ;  tình trạng cảnh sát dùng bạo lực nhắm vào dân thường la khó tránh khỏi. Chỉ có sự khác nhau là mức độ, tần số; do cá tính bất thường của người cảnh sát hay do chính sách tàn ác của chế độ.

Trong hơn ba mươi năm sống trên đất Mỹ, từng tiếp xúc với nhiều nhân viên cảnh sát hay cũng vài lần bị cảnh sát chặn xe vì vi phạm luật lưu thông; chúng tôi thấy đa số các cảnh sát đều nhã nhặn tuy rất nghiêm trang. Chỉ vài lần gặp vài anh có thái độ thiếu thiện cảm. Nhưng nếu chúng ta tuân thủ những điều yêu cầu của họ, thì chẳng có điều gì đáng tiếc xảy ra.

Rất nhiều lần, chúng tôi đã chứng kiến cảnh cãi tay đôi của những người da đen (kể cả phụ nữ) khi đối phó với cảnh sát. Họ không những có lời to tiếng thách thức, mắng chửi mà còn có hành vi chống lại. Cảnh sát phải kiên trì và nhẫn nhục lắm thì mới tránh khỏi việc dùng vũ lực quá tay. Người cảnh sát cũng phải bảo vệ mạng sống của họ khi nghi ngờ nghi phạm có thể sát hại mình.

Nhưng cảnh sát Mỹ không chỉ quá tay với những người da đen. Theo Sở Thống Kê Tội Phạm San Francisco năm 2015, con số người da trắng chết do bạo lực của cảnh sát gấp ba lần con số người da đen. Trong tổng số các vụ giết người, người da đen bị chết bởi người da trắng là 2%, do bạo lực cảnh sát là 1%, trong khi đó họ bị chính người cùng màu da đen giết lên tới 97%. Tương tự, người da trằng chết bởi cảnh sát là 3% (gấp ba lần người da đen bị giết), và bị người da đen giết lên tới 81%. Như thế, ai kỳ thị ai, ai mới chính là nạn nhân thực thụ!

Kỳ thị, có hay không?

Người da đen tự cho rằng mình bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị chèn ép…

Nói đến chuyện kỳ thị sẽ rất phức tạp. Kỳ thị có nghĩa là cách nhìn khác nhau trước một vật, một người, một sự việc. Kỳ thị chủng tộc, kỳ thị màu da là sự cư xử, đánh giá dựa trên sự khác biệt về chủng tộc, màu da. Về phương diện tâm lý, tình cảm; kỳ thị là chuyện thường tình ở đời. Một gia đình có vài người con đã có tình trạng con yêu, con ghét. Nói chi xã hội hàng vạn, hàng triệu người, hỏi sao không có việc ưa thích những người này, ghét bỏ những người kia? Ai cũng mua các đoá hoa lan, hoa hồng… về chưng. Có ai hái mấy hoa rau muống, rau sam đem cắm trong nhà không? Vả chăng, đó cũng là quyền của mỗi người trong sự thương ghét, không thể có luật lệ nào bắt buộc được.

Nhưng trên bình điện xã hội và pháp luật, Hoa Kỳ đã từ bỏ hình thức nô lệ da đen sau cuộc Nội Chiến 1861 – 1865 và dần dần ban bố tình trạng bình đẳng giữa các sắc dân với đầy đủ dân quyền như nhau. Không những thế, hình như chính phủ có phần đãi ngộ người da đẹn với mục đích giúp họ thăng tiến. Sinh viên da đen vào các đại học được hưởng thêm một số điểm khi tuyển vào so với sinh viên da trắng, da vàng. Nhân viên các công sở, các hãng cũng dành ưu tiên tuyển dụng người da đen và khi cần sa thải, thì những người da đen ít bị ảnh hưởng hơn đồng sự da trắng. Đã có  vụ kiện một nữ sinh viên da trắng học giỏi bị loại để nhường vé vào Đại Học Texas cho sinh viên da đen kém hơn. Có một tỷ lệ khá cao những nhân viên cao cấp trong chính phủ, quân sự, dân cử là người da đen, kể cả cựu Tổng Thống Obama!

Trong các phạm vi khác cũng thế. Những chủ nhân, giám đốc… thường không dám mở miệng nói động chạm người da đen vì sơ hở có thể dẫn đến các vụ phàn nàn, khiếu nại, thậm chí các vụ kiện tốn kém bạc triệu, mất việc như chơi. Người da đen đòi điều gì, thường các chính quyền chiều theo ngay. Họ đòi hủy bỏ cờ Tiểu Bang, hủy bỏ những bức tượng, đài kỷ niệm mà họ cho là liên quan đến thời kỳ nô lệ, kể cả những anh hùng nước Mỹ thời lập quốc, thời nội chiến…

Chuyện kỳ thị là có thật. Nhưng rất nhiều người lý giải rằng họ kỳ thị không phải vì màu da, chủng tộc; mà vì thái độ, hành vi của đối tượng trong xã hội. Dân số người da đen trong nước Mỹ chiếm chưa tới 13%; nhưng tỷ lệ người da đen nằm trong tù vào năm 2019 là 40%. Cứ nhìn vào những hình ảnh, đoạn phim các vụ cướp bóc vừa qua, không thể chối cãi được rằng chỉ thấy người da đen; lác đác mới có một vài người da trắng, hiếm hoi mới thấy anh chị da vàng.

Vậy khi họ đòi phải cư xử bình đẳng, họ lại không chịu hoà đồng trong cách sống văn minh, tôn trọng pháp luật! Tại sao không đua đòi theo những người da đen có chí khí, tư cách và đã thành đạt trong xã hội, được mọi người tôn trọng?

Con trai chúng tôi cũng có vài bạn học da đen từ thời trung học. Chúng nó chơi thân với nhau bất kể trắng vàng nâu hay đen. Các em da đen đến nhà chúng tôi tham dự những sinh hoạt gia đình rất vui vẻ. Chúng tôi cũng thương mến các em và ngược lại, các em còn gọi chúng tôi là Pa và Ma rất chân tình.

Hiện nay, phong trào BLM được nhiều thành viên đảng Dân Chủ đang ve vuốt. Họ lại kết hợp với nhóm ANTIFA mà luôn thấy mang cờ đảng Cộng Sản trong các cuộc biểu tình. Nhưng đám này thường rất hung dữ. Không có hình ảnh nào đáng nực cười bằng việc ông cựu Phó TT Joe Biden, bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, ông Trưởng khối Thiểu Số Thượng Viện Chuck Schumer và nhiều thành viên đã quỳ mọp xuống đến 8 phút để vinh danh George Floyd trong lúc đám biểu tình tràn vào đập phá bia mộ, tượng đài những anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh cho đất nước. Chúng tôi xem đây là biểu tượng của bọn ngụy quân tử vì biết trong thâm tâm những anh chị da trắng này, họ cũng chẳng cảm tình gì với những người da đen mà họ chỉ muốn lưu giữ trong vòng nghèo khó, ăn bám (hình thức nô lệ mới Enslavement) để mua chuộc, kiếm phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới hay trong những cạnh tranh chính trị khác.

Giải tán Cảnh Sát?

Dân biểu, Nghị Sỹ của đảng DC quỳ gối cầu nguyện cho Floyd

Quân đội thì bảo vệ biên cương chống ngoại xâm. Cảnh sát thì giữ gìn trật tự, nội an. Chủ nghĩa Cộng Sản đòi xóa bỏ chính quyền (trong đó có cảnh sát), nhưng thực tế, chính họ là chế độ cũng cố chính quyền, tăng cường cảnh sát hơn ai hết. Hiện nay, các phong trào đấu tranh của người da đen đang đòi các thành phố phải ngưng tài trợ cho ngành cảnh sát, và xa hơn, đòi hủy bỏ chức năng của cảnh sát. Đây là một đòi hỏi rất nguy hiểm vì chắc chắn sẽ đưa đến tình trạng vô chính phủ, hỗn loạn và không tránh khỏi nạn cướp bóc, giết người tràn lan và còn có thể đi đến nội chiến khi những người có súng sẽ tập họp nhau để tự bảo vệ.

Những ngày vừa qua, hàng chục cảnh sát (kể cả nhân viên cao cấp) đã bị bọn người biểu tình bạo động giết chết. Trong số đó, có nhiều người là da đen. Cũng thế,, trên truyền hình thấy có những tiệm cuả người da đen bị đập phá, chủ tiệm bị đánh hội đồng! Vậy thì cái khẩu hiệu Black Lives Matter có mâu thuẫn quá hay không?

Để kết thúc, chúng tôi xin kể một kinh nghiệm riêng. Chúng tôi có một người bạn thân. Anh ta phò đảng Dân Chủ, nên mỗi lần nói đến chính trị thường dẫn tới xung khắc. Anh ta thường trách tôi là nặng óc kỳ thị da đen và lên lớp rất hay về tính bình đẳng màu da. Nhưng khi cô con gái độc nhất của anh lên đại học, bắt bồ với một cậu da đen. Dù anh nhỏ này thuộc gia đình có học, khá giả, hai vợ chồng anh bạn tôi đã tìm mọi cách bỏ tiền cho cô con gái đi du lịch lâu dài ở Âu Châu với chủ đích làm cô bé sẽ quên anh bồ da đen. Cuối cùng thì cô bé kết hôn với một anh da trắng. Hú hồn cho hai vợ chồng anh bạn tôi!

Texas những ngày hỗn loạn đầu tháng 6, 2020.

Đỗ Văn Phúc

https://baotgm.net/blm-va-nhung-ke-gia-hinh/