Bình luận Chính trị – Kinh tế – Xã hội (tiếp theo)
Các bài dưới đây đươc đăng để rộng đường thông tin. Nội dung những bài viết này không phản ảnh quan điểm hay lập trường của Website. BBT
Theo Dân Quyền VN
Xúc động: Lớp học ở đảo Phú Quốc tưởng niệm ngày 17-2
THANH TRANG – GIA TUỆ
(PLO)- Chiều nay 17-2, trong các tiết dạy của mình, thầy Nguyễn Duy Khánh, giáo viên dạy văn Trường THPT An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang đã cùng với học sinh của mình tưởng niệm ngày 17-2, kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh biên giới chống quân xâm lược Trung Quốc.
Các em học sinh cúi đầu mặc niệm những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Nguyễn Khang |
Lịch sử không thể xóa nhòa!
NGUYỄN DUY XUÂN Giáo sư Vũ Minh Giang:
– “Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi.”
– “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh.”
– “Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước.”(*)
BT Bùi Quang Vinh: Chúng ta phải đi con đường chung của nhân loại
Tư Giang
|
|||
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Chúng ta không thể một mình đi một đường. Chúng ta phải đi con đường chung của nhân loại. Muốn đi con đường chung đó, chúng ta phải biết nhân loại đang làm gì, các quốc gia phát triển họ đi ra sao, và Việt Nam đang đứng ở đâu trong lộ trình này. Đấy là đòi hỏi thực tế, và cần kiến thức.”
|
Theo Nhật Báo Ba Sàm
‘Người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống’ – Chính quyền và công an TP HCM phục vụ ai?
Posted by adminbasam on 18/02/2016
Blog VOA – – Phạm Chí Dũng – 18-2-2016
Buổi tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 tại Sài Gòn bị phá rối. (Ảnh: Danlambao).
17/2/2016 – ngày tưởng niệm hàng chục ngàn cái chết của người dân và quân nhân Việt Nam trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược – cuộc dâng hoa thắp nhang của giới trí thức Sài Gòn đã bị chính quyền và công an thành phố này đàn áp và ngăn chặn thô bạo.
Đây cũng là lần thứ năm liên tiếp trong 5 năm qua “thành phố mang tên Bác” cấm chỉ các cuộc kỷ niệm, tưởng niệm về những sự kiện liên quan đến Trung Quốc.
Trong số hàng trăm trí thức, người dân dự định tưởng niệm năm nay, chỉ có khoảng vài chục người đến được tượng đài Trần Hưng Đạo ở quận Nhất. Nhưng xung quanh tượng đài này nhan nhản đến vài trăm công an, dân phòng. Rất nhiều người khác đã bị lực lượng an ninh huy động số đông chặn ngay tại nhà.
Mới 6 giờ sáng, một chiếc xe tải bất chợt bị “hư máy” ngay trước nhà ông Huỳnh Kim Báu – một trí thức thuộc Phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn trước 1975, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tổ chức dân sự đứng tên thông báo tưởng niệm ngày vào ngày 17/2/2016. Có đến hai chục nhân viên an ninh bao vây nhà ông Báu và hùng hổ ngăn chặn không cho ông bước ra ngoài. Đọc tiếp »
Khúc bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng
Posted by adminbasam on 17/02/2016
Có ai đó nói rằng quá khứ rất cần được khép lại để tương lai đâm chồi, nhưng cũng rất cần trân trọng những năm tháng thuộc về quá khứ!
LÊ ĐỨC DỤC – ĐỨC BÌNH
17-2-2016
Những dấu tích của lô cốt dẫn vào pháo đài bị địch đặt thuốc nổ giật sập – Ảnh: Ngọc Quang
TTCT – Nhắc đến cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1979, không một người Lạng Sơn nào không biết câu chuyện về cái chết của cả trăm người dân và cán bộ chiến sĩ dưới tầng hầm của pháo đài Đồng Đăng.
Đến bây giờ pháo đài vẫn nằm đó, bên đường lên thị trấn Đồng Đăng.
Dẫn đường đưa chúng tôi lên pháo đài là đại tá Triệu Văn Điện, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trưởng Phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn. 35 năm trước, với chiến công trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, binh nhì Triệu Văn Điện được phong vượt cấp lên hạ sĩ và trở thành anh hùng khi mới tròn 20 tuổi. Đọc tiếp »
BÚT KÍ CỦA PHẠM ĐÌNH TRỌNG: ĐIỂM CAO TRƯỚC MẶT
Posted by adminbasam on 17/02/2016
TRÒN 36 NĂM KHỞI ĐẦU CUỘC CHIẾN TRANH 10 NĂM (1979 – 1989) DO TÀU CỘNG PHÁT ĐỘNG XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA. HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM BỊ GIẶC TÀU GIẾT HẠI. HÀNG CHỤC NGÀN CHIẾN SĨ VIỆT NAM BỎ MÌNH TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG TÀU BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM.
BÚT KÍ “ĐIỂM CAO TRƯỚC MẶT” GHI CHÉP LẠI MỘT SỰ HI SINH CAO CẢ ĐÓ
BÚT KÍ CỦA PHẠM ĐÌNH TRỌNG
17.2.1979 – 2016
Con đường lớn bám theo bờ tây sông Lô càng ngược lên phía bắc càng chênh vênh, gập ghềnh, quanh co giữa núi non chất ngất. Qua khỏi thị xã Hà Giang, con đường lại bị đạn pháo Trung Quốc đào bới nham nhở. Từ đây lên biên giới, con đường hoàn toàn vắng bóng dân, chỉ còn những tốp lính ba lô trên lưng, súng đạn lỉnh kỉnh quanh người lầm lũi hành quân. Rồi đến bóng những người lính cũng không còn nữa. Những người lính đã bỏ con đường lớn rẽ vào những nhánh đường nhỏ sâu hút trong rừng già. Rồi những con đường nhỏ cũng không còn. Chỉ còn những triền núi đất, những vách núi đá giăng giăng như những bức tường thành, tầng tầng lớp lớp. Chỉ còn những đỉnh núi chót vót chon von lẫn trong mây sớm, chìm trong sương chiều. Trong bản đồ tác chiến của những người cầm quân chặn giặc giữ đất, những đỉnh núi đó là những điểm cao được ghi bằng một chữ cái và một chữ số, điểm cao A1, điểm cao B2… Đọc tiếp »
Mười bảy tháng hai một chín bảy chín
Posted by adminbasam on 18/02/2016
FB Vũ Kim Hạnh – 17-2-2016
Người Việt Nam có lịch sử không? Người Việt Nam có một dạ hai lòng không? Cái gì là lịch sử làm sao bôi xóa hay bẻ cong?
Vẫn còn quá nhiều điều chưa được nói rõ và chưa được biết hết cho công bằng. Như tất cả chiến sĩ ở đồn Pò Hèn, tất cả đều đã bị giặc giết cuối tháng 12 năm 1978, bức ảnh đã phai, chân dung họ đã mờ, nhưng mỗi chàng trai trẻ đó, họ là ai, đích thị là tội ác nếu chúng ta lãng quên họ. Đọc tiếp »
Tàu đã giúp cho VN trong thời chiến bao nhiêu?
Posted by adminbasam on 18/02/2016
Nguyễn Văn Tuấn – 17-2-2016
Một trong những lí do Đặng Tiểu Bình quyết định đánh Việt Nam là do y tức tối cho rằng giới lãnh đạo VN (lúc đó do Lê Duẩn đứng đầu) “phản bội” Tàu. Mặt khác, trong thời gian gần đây, phía VN cũng tỏ lòng cám ơn Tàu, điển hình là phát biểu của ông Phùng Quang Thanh: “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam” (1). Câu hỏi đặt ra là Tàu đã giúp gì cho VN trong quá khứ mà bác ấy có vẻ thành khẩn như thế?
Trong cuốn “China at War — An Encyclopedia” (2, xem trang xxxiii) tác giả Xiaobing Li cho biết trong thời gian 1964-1973, Tàu đã giúp cho miền Bắc VN rất nhiều. Chẳng hạn như năm 1965, Tàu bắt đầu đưa quân và vũ khí vào miền Bắc VN, bao gồm tên lửa SAM, phòng không, công binh, quét mìn, hậu cần. Qua cuốn sách này Tàu kể công là đã trực tiếp điều khiển SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, xây dựng đường rầy xe lửa, làm nhà máy. Trong thời gian 1965 – 1968, Tàu đã chi viện cho miền Bắc VN 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào thời cao điểm năm 1967, có đến 170,000 quân Tàu hiện diện ở miền Bắc VN. Đọc tiếp »