Bình luận Chính trị – Kinh tế – Xã hội

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bình luận Chính trị – Kinh tế – Xã hội

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng đường  thông tin. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT

Theo Dân Luận

Bởi Hồ Gươm – 17/02/2016
Ở Việt Nam ngày nay, người ta không dễ tìm thấy một cách trọn vẹn những dữ liệu mang tính chính thống cho cuộc chiến kỳ quặc và đau thương này. Hiếm có bộ phim nào ra rạp với kịch bản về cuộc chiến biên giới phía Bắc – dù đó là nguồn đề tài sử thi dồi dào. Rất ít sách nghiên cứu về hậu quả của cuộc chiến này, đối với đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí, không có dòng nào trong sách giáo khoa lịch sử – so với hàng núi sách về cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ và miền Nam Cộng hòa được phổ biến rộng rãi – mà những đứa trẻ như con cháu bà Phạm Thị Kỳ vốn vẫn thắc mắc khi đến viếng mộ người thân của chúng.
Bởi Khách – 16/02/2016
Ngày đó, / Giặc TC dùng gậy tre đập nát đầu / Bốn mươi ba người dân Tổng Chúp(1) / Phụ nữ mang thai, trẻ chưa đến lớp / Xác vùi giếng cạn lãng quên…
Mấy ngày qua, mạng xã hội đưa tin nhiều vị là nhân sỹ trí thức, luật sư… đã tuyên bố sẽ ra ứng cử (để được người dân bầu) là đại biểu Quốc Hội. Đây là một tin đáng phấn khởi, thể hiện khát vọng dân chủ, bình đẳng – nhưng e không dễ hồ hởi. Đơn giản là vì theo “nguyên tắc” hiện tại, Đảng “khống chế” và quyết định toàn bộ cơ cấu về tỷ lệ và số lượng các “nhóm” đại biểu Quốc Hội.
Bởi Sapphire – 16/02/2016
Bao năm qua, sử sách của chúng ta lặng im, không một dòng chữ, không một tấm bia tiếc thương hay tưởng nhớ cho hàng chục ngàn người lính hay người dân thường vô tội ngã xuống bảo vệ tổ quốc. Đó có phải là sự vong ân, bội nghĩa hay không khi đã cố xóa sạch đi những dấu vết của lịch sử, của những anh hùng chết cho quê hương, cho đất nước này? Phải chăng sự hèn nhát và khốn nạn đã lấn át hết những tâm thức con người?
Bởi Sapphire – 16/02/2016
Họ chấp nhận và không có sự phản kháng, dù biết rằng điều đó là bất công, là phi lý. Nhưng ở sau lưng, khi cảm thấy an toàn, họ lại nói xấu thể chế, nói xấu lãnh tụ. Họ hùng hồn như chính họ là những người khai sáng cho dân tộc này vậy. Thêm nữa, họ còn dạy dỗ người khác là phải khôn, phải biết thời thế. Họ sống ảo với chính bản thân họ, và họ vô trách nhiệm với chính bản thân họ. Dĩ nhiên, họ vô trách nhiệm với chính xã hội của họ.
Bởi Khách – 16/02/2016
Kết thúc đại hội 12, Nguyễn Tấn Dũng không còn trong trung ương Đảng CSVN. Theo cơ cấu của ĐCS thì việc đó đồng nghĩa ông Dũng không còn quyền lực nào nữa, ông chỉ còn thời gian mấy tháng để bàn giao công việc cho người kế nhiệm. Lúc này nhiều tin đồn rất xấu về hậu vận của ông và những người được cho là thân thiết với ông. Cái này dân gian nôm na gọi là “đi cả dây”. Chưa biết điều đó có diễn ra hay không và bao giờ diễn ra, nhưng chuyện “cả dây” khác đi lên là có thật.

– See more at: https://www.danluan.org/bai-moi-nhat#sthash.iltniPnL.dpuf Theo Diễn Đàn Thế Kỷ

Nguyễn Quang Dy – Gót chân Asin của Trung Quốc: Cơ hội để thoát Trung

Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016

“Trung Hoa là một gã khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi vì khi nó tỉnh dậy, nó lẽ làm đảo lộn thế giới” (Napoleon Bonaparte)

Mỗi khi đề cập đến tình hình kinh tế hay chính trị của Việt Nam (như dịp Đại hội Đảng vừa qua), yếu tố Trung Quốc lại nổi cộm lên ám ảnh như một đám mây đen (hay nghiệp chướng của địa lý và lịch sử). Đã nhiều lần trong lich sử, người Việt dũng cảm đấu tranh để “thoát Trung”. Nhưng từ sau thỏa thuận Thành Đô (1990), Việt Nam lại bị đám mây đen Trung Quốc bao phủ như cái vòng kim cô (hay cái bẫy ý thức hệ). Vì vậy, muốn “thoát Trung”, chúng ta cần lý giải gót chân Asin của Trung Quốc, xem Trung Quốc thực sự mạnh hay yếu, để Việt Nam tìm cơ hội “thoát Trung”.
Có những cách lý giải khác nhau, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần 3 điều kiện cơ bản để “thoát Trung”. Thứ nhất, cần nội lực mạnh: Trên dưới một lòng, trong ngoài hợp tác, quyết tâm đổi mới thể chế và ý thức hệ, để cường thịnh kinh tế và độc lập chính trị (không lệ thuộc vào Trung Quốc). Thứ hai, cần ngoại lực mạnh: Việt Nam và Mỹ cùng xoay trục, trở thành đối tác chiến lược, trên cơ sở hợp tác TPP để tái cân bằng (chứ không phải để chống Trung Quốc). Thứ ba, mỗi khi Trung Quốc khủng hoảng nội bộ, họ thường gây ra khủng hoảng bên ngoài (như tại Biển Đông) để làm giảm sức ép trong nước. Có thể đây là cơ hội cho Việt Nam “thoát Trung” (như một hệ quả không định trước).

Lâm Hoài Thạch – Việt, Cambodia, Lào, Thái, hơn 2,600 người biểu tình tại Sunnylands 

Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016

Thượng Ðỉnh ASEAN khai diễn ở Sunnylands 
RANCHO MIRAGE, Calif. – Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama, khởi sự gặp mặt 10 lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN trong một hội nghị quan trọng ngay trên đất Mỹ, ngày 15 Tháng Hai.
Lãnh đạo Hoa Kỳ cùng khối ASEAN họp trong hai ngày, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế và an ninh khu vực.
Kinh tế, an ninh và Biển Ðông
Trong bài diễn văn ngắn gởi đến các đồng nhiệm ASEAN, ông Obama nói ông quen thuộc với khối ASEAN ngay từ thuở thiếu thời, khi sống tại Indonesia cùng thân mẫu mình. Ðến khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, ông quay lại khu vực này nhiều lần trong kế hoạch “xoay trục” về ASEAN, với mục đích trấn an các đồng minh đang quan ngại trước sự hiện diện có tính quyết đoán của Trung Quốc.
“Quý vị và người dân ASEAN luôn cho tôi thấy lòng hiếu khách đối với tôi, và tôi hy vọng chúng tôi có thể đáp lại tình cảm ấy trong ngày hôm nay và ngày mai. Ðó cũng là lý do tại sao tôi không tổ chức thượng đỉnh tại Washington.” Ông Obama nói.
“Thủ đô lạnh lắm. Trời thì đang tuyết, vậy xin chào đón quý vị tại Sunnylands, vùng đất ấm và xinh đẹp này.” Ông Obama dí dỏm.

ĐỌC THÊM »

Nguyễn Trung – Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!

Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016

 1.
Đấy là nhận xét của tôi, – đứng tại góc độ nhìn nhận một Việt Nam với Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thế giới hôm nay sẽ được gì, mất gì? Sẽ mạnh lên hay yếu đi?..
Đơn giản vì thế giới hôm nay nói chung, và nhất là (a) xu thế trên thế giới muốn có một Việt Nam mạnh đứng vững trên đôi chân của mình mà hòa bình và sự phát triển của thế giới hôm nay đang cần, hoặc là (b) xu thế muốn có một Việt Nam tiếp tục suy yếu để khai thác tốt hơn nữa sự lệ thuộc của nước này cho khát vọng giấc mộng Trung Hoa.., các xu thế khác (c) .., (d) .., (e) … vân vân.., tất cả những xu thế này trên thế giới không quan tâm đến mức mất ăn mất ngủ chuyện ai ở ai đi của Đại hội XII…
Các xu thế này trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến chuyện ai ở ai đi đã được định hình tại Đại hội XII như vậy hứa hẹn sẽ dẫn tới một Việt Nam nào trong thế giới hôm nay và những năm tới? Sẽ có lợi hay bất lợi cho ai?.. Với một Việt Nam sau Đại hội XII như thế sẽ có những hệ quả gì trên bàn cờ khu vực, bàn cờ quốc tế?.. vân vân…

Lê Phú Khải – Tập dân chủ

Thứ Ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016

Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa phát động, kêu gọi mọi người Việt Nam ra ứng cử Quốc hội đúng pháp luật hiện hành nếu thấy mình đủ tài đủ đức gánh vác việc nước việc dân. Nhiều vị trí thức trẻ đã hưởng ứng và tuyên bố ra ứng cử Quốc hội.
Trước sự kiện này, tôi bỗng nhớ đến nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện. Bình sinh có lần ông đã viết, đại ý: Nước ta, dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, có truyền thống đoàn kết, có truyền thống cần cù lao động… nhưng không có truyền thống dân chủ… Đó là lần đầu tiên có một người dám viết như thế: Nước ta không có truyền thống dân chủ. Thế là gây tranh cãi. Có người còn dẫn câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” và cho đó là dân chủ để bác bỏ ý kiến của Nguyễn Khắc Viện.