Biển Đông : Úc kêu gọi Hoa Kỳ không từ bỏ vai trò lãnh đạo – Úc quan ngại Biển Đông, thúc Mỹ trụ lại Thái Bình Dương
Trọng Thành – RFI
Đăng ngày 27-01-2017
Không ảnh “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa ngày 27/07/2012.STR / AFP
Hôm nay, 27/01/2017, ngoại trưởng Úc sẽ có một diễn văn liên quan đến Biển Đông tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Theo báo chí Úc, ngoại trưởng Julie Bishop sẽ kêu gọi Hoa Kỳ không rút khỏi khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Biển Đông.
Trang mạng Úc ABC dẫn quan điểm của ngoại trưởng Bishop, theo đó « đa số các quốc gia châu Á muốn Hoa Kỳ gia tăng vai trò lãnh đạo trong khu vực », trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quân sự hóa nhiều thực thể địa lý ở Biển Đông.
Lãnh đạo ngoại giao Úc tái khẳng định Caberra sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, nhưng không đứng về bất cứ quốc gia nào trong các tranh chấp chủ quyền, quan điểm của Úc là giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Úc Bishop đưa ra quan điểm về vấn đề này sau khi các chuyên gia Úc khuyến cáo chính quyền liên bang gia tăng nỗ lực để tác động đến chính sách của chính phủ Donald Trump, vốn chủ trương « nước Mỹ trên hết ».
Thủ tướng Úc Malcom Turbull cũng cho truyền thông biết là tân tổng thống Mỹ đã có lời mời ông hội kiến tại Mỹ.
Philippines không từ bỏ quyền tại vùng EEZ
Theo báo Philippines Inquirer, người phát ngôn Phủ tổng thống Philippines thông báo với báo giới Manila sẽ không từ bỏ « quyền chủ quyền tại vùng đặc quyền kinh tế biển EEZ » ở Biển Đông (« Biển Tây Philippines », đối với Philippines). Tuyên bố được đưa ra ngay sau một thăm dò dư luận cho thấy 84% người Philippines muốn chính phủ khẳng định quyền của Philippines tại vùng biển tranh chấp, theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực 12/07/2016, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục phủ nhận phán quyết của Tòa, và không từ bỏ các thực thể mà Bắc Kinh kiểm soát ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Thăm dò do Viện Pulse Asia Research, có trụ sở tại Philippines, tiến hành hồi tháng 12/2016.
Người phát ngôn của Phủ tổng thống cũng lưu ý là tổng thống Duterte đang thực thi chủ trương này với « một phong cách ngoại giao khác », « một tiếp cận mềm » theo lời của bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, được đại diện Phủ tổng thống dẫn lại. Hồi tháng 10/2016, ông Duterte có chuyến công du bốn ngày tại Trung Quốc, nhằm thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Vẫn liên quan đến Biển Đông, trả lời phỏng vấn kênh NBC News, Hoa Kỳ, ngày thứ Ba, 24/01, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) khẳng định các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là do Trung Quốc và các láng giềng quyết định, chứ không phải Hoa Kỳ. Phát biểu của phát ngôn viên Trung Quốc là nhằm đáp lại tuyên bố của thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer, hôm trước, 23/01, theo đó Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ Biển Đông trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Bà Bishop cấp thiết kêu gọi Hoa Kỳ đừng rút lui khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và khuyến cáo rằng đa số các nước trong khu vực lo ngại về các thế lực khác không phải là Hoa Kỳ có thể “có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực.”
Bà nói Australia quan ngại về những hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo và bãi đá trong Biển Đông, đặc biệt lo ngại về “tiến độ cũng như quy mô của các hoạt động của Trung Quốc”, nhưng bà khẳng định Australia không ngả về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ / lãnh hải.
Đường dẫn trực tiếp
Phát biểu tại Đối thoại Úc-Mỹ về Hợp tác tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Los Angeles hôm thứ Sáu 27/1, bà Bishop nhắc nhở chính phủ của Tổng thống Trump rằng sự hiện diện của Mỹ trong suốt nhiều thập niên qua trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã giúp mang lại sự ổn định đã là “nền móng cho phép sự phát triển của khu vực.”
Úc quan ngại Biển Đông, thúc Mỹ trụ lại Thái Bình Dương
VOA
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop.
Hệ thống truyền thông ABC của Australia dẫn lời bà Bishop, nói tại cuộc đối thoại này:
“Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”.
Bà khẳng định Australia không ngả về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước láng giềng, nhưng “sẽ tiếp tục thực hiện các quyền của mình theo luật pháp quốc tế về tự do hàng hải và hàng không.”
Đường dẫn trực tiếp
Ngoại trưởng Úc bày tỏ sự thất vọng của bà với các đại diện Mỹ hôm thứ Sáu 27/1 về việc Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Bà nói Australia đã thương thuyết một hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và 10 nước đối tác khác bởi vì Canberra tin rằng Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có tiềm năng mang lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. Bà phát biểu:
“Australia tiếp tục ủng hộ các nguyên tắc nền tảng của hiệp định TPP và chúng tôi đang làm việc với các nước khác, bên cạnh Hoa Kỳ, để thực hiện những lợi ích đó bằng cách thông qua hiệp định này.”
Ngoại trưởng Bishop đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong cùng ngày. Văn phòng ông Pence ra thông cáo sau cuộc gặp gỡ, “tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục củng cố liên minh Mỹ-Úc để duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực.”
Nguồn: The Guardian, ABC News Australia