Biển Đông: Tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam Về một hệ thống căn cứ hải quân mới tại quần đảo Trường Sa và Đảng CSVN

Cac Bai Khac

No sub-categories

Biển Đông: Tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam Về một hệ thống căn cứ hải quân mới tại quần đảo Trường Sa và Đảng CSVN

GS Nguyễn Văn Canh

(Bản dịch từ Anh Ngữ của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam)

Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam.  Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa.  Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng.  Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đây là một hành vi sát nhập một cách chính thức quần đảo này vào lãnh thổ của Trung Cộng. Trước sự vi phạm trắng trợn vào lãnh hải của Việt Nam bởi Trung Cộng, các lãnh đạo ĐCSVN (VC) đã tỏ ra không mấy quan tâm đến sự bảo vệ lãnh

Nguồn: Ảnh của Dũng Đô Thị’s blog. (Trà Mi, RFA, 16  June, 08). Khoảng 50,000 sinh viên tại  Hà Nội phản đối cuộc xâm lăng

thổ quốc gia của họ.  Không hành động tích cực nào đã được đưa ra để phòng vệ lãnh thổ.  Ngược lại, họ đã động viên toàn thể guồng máy chính quyền [bao gồm cảnh sát, tòa án, nhà tù, nhân viên quân sự, với sự hỗ trợ của các chi bộ đảng địa phương] để đàn áp các sự phản đối của các sinh viên đã biểu tình trên các đường phố Hà Nội và Sàigòn để chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng

Lãnh đạo VC càng nhượng bộ  nhiểu đối với lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (TC) , thì Trung Cộng lại càng gia tăng nhiều hơn nữa các hoạt động để khẳng định các yêu sách về chủ quyền của chúng trên Biển Đông. Trong Tháng Năm 2014 vừa qua, Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân Trung Cộng (HTCCHQTC) đã được thiết lập như một bước tiến hơn nữa nhằm đạt được mục đích của của chúng: làm chủ thực sự và duy nhất toàn thể  vùng biển này.

I. ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG CỘNG

Đầu Tháng Năm 2014, truyền thông quốc tế loan truyền tin tức cảnh báo rằng Trung Cộng đang xây cất một hòn đảo nhân tạo khổng lồ trên Rạng Đá Ngầm Gạc Ma (Johnson South Reef: JSR) để biến cải toàn thể khu vực thành một căn cứ hải quân, nhằm kiểm soát hải phận Á Châu này.

Đảo Đá Ngầm Gạc Ma là của Việt Nam.

Trong Tháng Ba 1988, Trung Cộng đã phái bốn khu trục hạm thuộc lực lượng hải quân của chúng tại đảo Hải Nam đến chiếm đoạt đảo này, hạ sát khoảng 64 binh sĩ cộng sản Việt Nam không vũ trang trong khi đang bơi và chuyển vận đồ tiếp tế cho các chiến hữu của họ đồn trú tại đó để phòng thủ rạng đá ngầm này.  Điều đáng nói là sau khi sử dụng các vũ khí hạng nặng để tấn công các người đang bơi lội, lính Trung Cộng đã đến nơi trên các tàu PT, tìm kiếm các người vẫn còn sống sót để giết họ bằng súng nhỏ.

Rạng Gạc Ma cấu thành bởi san hô, nằm ở chóp đỉnh của chuỗi Sinh Tồn về phía Tây Nam, và là một trong sáu đảo đá ngầm mà Trung Cộng đã cướp đoạt của Việt Nam hôm 14 Tháng Ba.

Khu vực này tọa lạc phía nam của Quần Đảo Trường Sa.

Vào ngày 5 Tháng Năm 2014, Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) của Trung Cộng. tiết lộ (một cách nửa bí mật) rằng Trung Cộng ‘đã tạo lập một hòn đảo nhân tạo “có thể là Đảo Gạc Ma” thuộc Quần Đảo Trường Sa, trên đó có một phi trường hải quân và một hải cảng để tiếp nhận các tàu của Trung Cộng, sẽ được sử dụng để “đáp ứng mau lẹ trong trường hợp chiến tranh”.  Sau đó, một cơ quan truyền thông khác tại Trung Cộng có nói rằng đảo Gạc Ma  chỉ là một trạm cung cấp đồ tiếp liệu cho các ngư phủ mà thôi.  Các văn phòng, nhà nghỉ, và các nông trại cùng một hải cảng đủ lớn để phục vụ cho các tàu có trọng tải đến 5,000 tấn cũng sẽ được xây dựng.

Vào ngày 7 Tháng Sáu, 2014, từ South China Morning Post (SCMP) có tường thuật rằng Trung Cộng đã biến đảo Gạc Ma thành một đảo nhân tạo vĩ đại.  Trên đó, phi trường hải quân, các hải cảng riêng biệt cho các tàu quân sự và dân sự sẽ được xây dựng.  Các nhà ở cho thường dân, các cơ sở du lịch cũng được dự trù.  Các tàu nạo vét đang hút cát từ đáy biển cho mục đích đó.

Vào ngày 13 Tháng Năm, 2014, Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân đã tố giác rằng Trung Cộng đang xây cất một đảo nhân tạo mang tên JSR, gồm cả một phi trường quân sự.

Trả lời sự tố giác của Phi Luật Tân, vào ngày 15 Tháng Năm 2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Hoa Xuân Oánh tại Bắc Kinh đã tuyên bố rằng Trung Cộng “có chủ quyền không tranh cãi trên vùng này, kể cả Rạng San Hô Gạc Ma”; vì thế, chúng “có quyền xây dựng bất kỳ điều gì mà chúng muốn làm”.

***

Trung Cộng đã xây dựng một đảo nhân tạo khác tại khu vực Rạng San Hô Chữ Thập (Fiery Cross Reef: FCR).  Rạng San Hô Chữ Thập ở phía Tây của Đảo Gạc Ma.  Vào ngày 6 Tháng Một 2015, Tướng Gregorio Catapang Jr., Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Phi Luật Tân tuyên bố: “Khoảng 50% hòn đảo nhân tạo đã được hoàn tất … Nó được xây cất trên rạng san hô [FCR] mà Trung Cộng đã chiếm đoạt của Việt Nam hồi năm 1988 … Đây là một điều quan ngại nghiêm trọng, bởi nó có thể được sử dụng cho một mục đích khác hơn hòa bình …”

Một trang mạng Phi Luật tân có tên Rappler hôm 6 Tháng Một, 2015 đã trích dẫn một nguồn tin từ quân đội Phi Luật Tân nói rằng phi đạo được xây dựng trên đảo Chữ Thập dài 2000 mét và sẽ được hoàn tất vào cuối năm.

Trong Tháng Mười Một 2014, Tạp Chí HIS Jane Review có công bố một hình chụp bằng vệ tinh cho thấy một phi đạo và một hải cảng trên hòn đảo đang khai hoang có chiều dài 3 cây số và chiều ngang 300 mét.

Đối với một chuyên viên quân sự Phi Luật Tân, không còn gì để nghi ngờ rằng phi đạo sẽ được sử dụng cho các máy bay phản lực quân sự Trung Cộng trợ giúp vào việc đặt toàn vùng dưới sự kiểm soát của Trung Cộng, trong khi hải cảng sẽ để tiếp nhận các tàu tiếp tế và các tàu khác giúp Trung Cộng thực hiện các kế hoạch bành trướng của chúng.

Các đảo nhân tạo JSR và FCR trong HTCCHQ đã được thành hình để đáp ứng các nhu cầu của Trung Cộng muốn bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

Căn cư Phú Lâm Văn Phòng Bộ Chỉ Huy

Vì căn cứ hải quân Trung Cộng đã được thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc Quần Đảo Hoàng Sa  dùng làm bộ chỉ huy cho toàn vùng có các hạn chế và không thể đảm đương trách vụ như Trung Cộng nhắm đến, nên  Trung Cộng cần xây dựng các căn cứ hải quân xa hơn về phía nam.

Kết quả, sáu rạng đá ngầm mà Trung Cộng chiếm đoạt của Việt Nam năm 1988 là sự lựa chọn của chúng.

Hạn Chế 1: Khoảng cách từ đảo Phú Lâm đến JSR là 800 cây số.  Và khoảng cách giữa đảo Phú Lâm và Barque Canada (đảo Thuyền Chài) nằm ở điểm cực nam của Quần Đảo Trường Sa tại vĩ tuyến thứ 3 là 1,780 cây số.  Do đó, Trung Cộng không thể kiểm soát hải phận khối ASEAN và xa hơn về phía Nam.

Hạn Chế 2; Kích thước của đảo Phú Lâm thì quá nhỏ để sử dụng làm một căn cứ hải quân. Diện tích đảo Phú Lâm từ 1.3 đến 2 cây số vuông, trong khi căn cứ JSR vĩ đại sau khi hoàn tất sẽ lớn hơn căn cứ hải quân Hoa Kỳ Diego Marcia tại Ấn Độ Dương.

Hạn Chế 3: Các tham vọng của Trung Cộng rất lớn.  Ý đồ của chúng là muốn sáp nhập toàn thể Á Châu vào lãnh thổ của nó.  Chinh phục Á Châu chỉ là một bước tiến trước khi di chuyển đến Phi Châu và các châu lục khác.  Vì thế cần đến một căn cứ lớn hơn.

Sau khi căn cứ JSR được nối liền với Đảo Chữ Thập đang được xây cất và với các đảo khác, hệ thống căn cứ sẽ trở thành một chuỗi các tiền đồn kiên cố trải dài trên 44 cây số.

Vào lúc này, 3 hay 4 kiến trúc kiên cố đã được xây dựng  từ trước trên Rạng Vành Khăn (Mischiefs) ở về phía Đông của JSR.  Trong số đó, một số kiến trúc được nhìn thấy lớn như một khách sạn đồ sộ được dựng lên từ mặt biển.  Chuỗi các tiền đồn kiên cố sẽ hỗ trợ cho các kiến trúc trên Rạng đá ngầm Vành Khăn để kiểm soát các tuyến hàng hải, đặc biệt để theo dõi các tàu quân sự thuộc Hạm Đội số 7 của Hoa Kỳ di chuyển từ Ấn Độ Dương xuyên qua Eo Biển Malacca đến vùng Đông Á dọc theo bờ biển phía Tây của Phi Luật Tân (Xem các hình tại Phần III bên dười đây).

BẢN ĐỒ CHỈ HỆ THỐNG CĂN CỨ HẢI QUÂN MỚI CỦA TRUNG CỘNG

HTCCHQ được hợp thành bởi 5 bãi đá  đặt trên các rạng đá ngầm kể sau: Bãi Đá Châu Viên (Cuarteron), lên Bãi Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) lên Subi, xuống Én Đất (Eldad), rồi chạy ngang xuống Bãi đá Vành Khăn ( Mischiefs).

Trung cộng bồi đắp các đảo đá ngầm này thành các đảo nhân tạo trên đó  TC xây dựng các cơ sớ  hải quân  như phi trường, hải cảng, trung tâm truyền tin, kho chứa, doanh trại và văn phòng  quân đội…. Hệ thống  căn cứ rộng lớn có chiếu cao Bắc Nam là khoảng 80 hải lý và chiều Đông Tây chừng 160 hải lý. TC cũng xây dựng một số căn cứ  quân sự trên các đảo nhân tạo  từ các bãi đá ngầm trong chuỗi đảo  Quần Tụ {Union Banks} nằm trong  chu vi  do 5 đảo kể trên hợp thành.

EASTERN SEA(SOUTH CHINA SEA)

SPRATLY ARCHIPELAGOES

CÁC HOẠT ĐỘNG CẢI TẠO CỦA TRUNG CỘNG TRÊN NĂM BÃI ĐÁ CHIẾM ĐOẠT CỦA VIỆT NAM

Ít nhất, tàu nạo vét Tian Jiang Ha, Nina oHai Tao và một tàu vét thư ba đã hoạt động từ Tháng Chín 2013 đến Tháng Sáu 2014 giữa 5 rạng dá ngầm kể trên, được hộ tống bởi tàu chiến thuộc hạng Miên Dương, có trang bị các hỏa tiễn và các khí giới khác kể cả một tàu đổ bộ để bảo vệ.

Cuateron Reef: 9-28 Tháng Chín 2013; 4-8 Tháng Ba 2014; 10 Tháng Tư đến 22 Tháng Năm 2014; Union Reefs South: 17 Tháng Mười Hai 2013 đến 3 Tháng Ba 2014; Union Reefs North: 20 Tháng Ba đến 3 Tháng Tư 2014; Fiery Cross Reef: 7-14 Tháng Mười Hai 2013 và 9-17 Tháng Ba 2014; Gaven Reefs: 24 Tháng Năm đến 15 Tháng Sáu 2014

Tian Jiang Hao, tàu nạo vét khổng lồ của Trung Cộng, dài 127 mét.  Nó có khả năng thực hiện việc hút cát từ biển nước sâu.  Nó có thể hút 4,500 tấn cát mỗi giờ.  Tian Jiang Hao là chiếc lớn nhất trong ba chiếc tàu nạo vét hoạt động trong khu vực.Hình một tàu khác, hạng Giang Vệ, được trang bị các hỏa tiễn để bảo vệ cho sự xây cất, với các tàu đổ bộ để tiếp tế có hiện diện tại các địa điểm xây cất.

CÁC ĐE DỌA ĐẶT RA BỞI HTCCHQ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ASEAN VÀ THẾ GIỚI

Rolio Golez, nguyên Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Phi Luật Tân đã cảnh cáo rằng căn cứ quân sự mà Trung Cộng đang xây dựng trên đảo JSR sẽ là một mối đe dọa lớn lao đối với các nước Á Châu và Thái Bình Dương.  Vào hôm 6 Tháng Mười 2014, Băng Tần ANC của Truyền Hình Phi Luật Tân cho thấy rằng toàn thể Đông Nam Á sẽ gặp nguy hiểm sau khi Chính Quyền Cộng Sản Trung Quốc hoàn tất sự xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên đảo JSR tại Quần Đảo Trường Sa với một phi đạo.  Đảo JSR thuộc về Việt Nam.

Ông Golez đã xác nhận rằng Chính Quyền Trung Cộng muốn thay đổi cán cân quyền lực tại Đông Nam Á xuyên qua sự xây dựng căn cứ hải quân mới.  “Chính Quyền Trung Cộng muốn củng cố quyền lực của chúng tại Biển Nam Trung Hoa và biến nó thành hồ nước của riêng chúng.  Chúng khẳng định rằng chúng sở hữu lãnh hải hình chữ U mà chúng tự đã vẽ ra trong năm 2007.  Chúng muốn sự thay đổi quyền lực, bởi vì Hoa Kỳ đang đóng một vai trò chế ngự ở đó.  Trung Cộng bắt đầu thách đố vị thế của Hoa Kỳ …

“Căn cứ quân sự JSR sẽ được dùng để tái tiếp tế và hỗ trợ cho các khu trục hạm của chúng.  Ngoài ra, người ta có thể nhìn thấy một phi đạo với chiều dài 1.6 cây số.  Điều này rất nguy hiểm bởi đây là một căn cứ cho các máy bay quân sự, chẳng hạn như máy bay J-11 của Trung Cộng có tầm hoạt động xa tới 3,200 cây số.  Đảo JSR là một trung tâm điểm và đường kính của khu vực lớn hơn 1,600 cây số.  Chính vì thế các nước láng giêng tại Á Châu đều nằm trong tầm hoạt động của chúng.  Do đó, tất cả các căn cứ quân sự của chúng tôi sẽ bị đe dọa”.

Cựu Đại Sứ của Phi Luật Tân, Paranaque, đã ghi nhận rằng khi căn cứ quân sự  ấy được hoàn tất, các máy bay phản lực của Trung Cộng sẽ dễ dàng tiếp cận đến Phi Luật Tân, Việt Nam và một phần của Mã Lai nằm trong phạm vi 1000 dặm.

Về đảo nhân tạo FCR, phi đạo của nó sẽ giúp cho các phản lực cơ Trung Cộng kiểm soát toàn vùng trong khi hải cảng của chúng sẽ trở thành bến đỗ cho các tàu tiếp vận và các tàu khác.