Biển Đông: Trung Cộng cũng đang xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa
Không chỉ quần đảo Trường Sa, TC cũng đang xây dựng các cơ sở quân sự trên quần đảo Hoàng Sa.
The Diplomat – Tác giả: Victor Robert Lee – Người dịch: Trần Văn Minh – 14-04-2015
Trong lúc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tuần trước,hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Cộng đã ca ngợi một “quan hệ đối tác sâu sắc” giữa hai quốc gia. Nhưng ngoài khơi cách bờ biển của Việt Nam 400 km, tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng đang vội vã củng cố chủ quyền trên các hòn đảo mà cả hai nước đềuquyết liệt đòi hỏi chủ quyền.
Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông, 17-03-2015
Hình ảnh vệ tinh với độ phân giải cao từ ngày 17 tháng 3 cho thấy đảo Phú Lâm, do Trung Cộng chiếm đóng từ năm 1956, đang trải qua tiến trình mở rộng lớn đường phi đạo và các cơ sở phi trường. Trong vòng năm tháng qua, một phi đạo 2.400 mét đã được hoàn toàn thay thế bằng một đường băng bê tông mới dài 2.920 mét, kèm theo một đường lăn mới, đường băng ngoại vi mở rộng và các tòa nhà lớn kế cận đang được xây dựng. Việc bồi đắp đất thêm cũng đang được tiến hành trên đảo Phú Lâm, mà Trung Cộng gọi là đảo Vĩnh Hưng và Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.
Tám mươi cây số về phía tây nam của đảo Phú Lâm, trên đảo Quang Hòa (của Việt Nam, bị Trung Cộng chiếm vào năm 1974) hình ảnh vệ tinh cho thấy bãi đất bồi giúp gia tăng kích thước hòn đảo này khoảng 50 phần trăm kể từ tháng Tư năm 2014. Được biết đến với tên Sâm Hàng ở Trung Cộng và đảo Quang Hòa trong tiếng Việt, hòn đảo chứa một đơn vị đồn trú quân sự, bốn mái vòm ra-đa,một nhà máy sản xuất bê tông, và một hải cảng mà gần đây đã được mở rộng qua việc nạo vét và cắt phá san hô. Một bức tường đêbiển đang được xây dựng xung quanh bãi đất mới bồi. Các tòa nhà mới cũng xuất hiện trên đảo Duy Mộng gần đó, do Trung Cộngchiếm đóng.
02-04-2014 17-03-2015
Đảo Duy Mộng, quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông
Đảo Duy Mộng, quần đảo Hoàng Sa (thay đổi trong 11,5 tháng qua) 17-03-2015
Vào những tuần gần đây, nhiều sự chú ý nhắm tới việc bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng cực kỳ nhanh chóng của Trung Cộng trên ít nhất bảy rạn san hô đang tranh chấp về phía nam ở Biển Đông, trong nhóm quần đảo Trường Sa. Công cuộc chiếm đoạt đất đai của Trung Cộng đối với các rạn san hô và đảo san hô, được Việt Nam, Philippines, Trung Cộng, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền, đã gặp phải ít hoặc không có sự kháng cự nào; trong quần đảo Hoàng Sa, thậm chí còn ít hơn. Đúng thế, trong vài thángqua đã có một cuộc đối thoại về một quan hệ đối tác chiến lược có thể có giữa Việt Nam và Philippines, Philippines đặc biệt báo động về sự chiếm cứ các rạn san hô của Trung Cộng ở vùng biển gần bờ biển của họ. Mỹ đã phần nào dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí choViệt Nam, nước đang củng cố lực lượng hải quân, tiếp nhận tàu tuần tra do Nhật Bản tặng, và mua sáu tàu ngầm lớp kilo của Nga.Philippines đã mở cửa trở lại cơ sở Subic Bay của họ cho các tàu Hải quân Hoa Kỳ, và Manila đang tìm cách điều chỉnh lại vụ kiện Trung Cộng lên tòa trọng tài UNCLOS.
Nhưng tất cả những phản ứng này có vẻ xảy ra với bước đi chậm rãi so với tốc độ mà tàu hút cát, xe ủi đất, và các nhà máy bê tông di động của Trung Cộng đang được điều động trên khắp Biển Đông.
Victor Robert Lee báo cáo từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là tác giả của tiểu thuyết văn học về hoạt động gián điệpPerformance Anomalies.