Biển Đông: Tây Âu Đến Với Mỹ
Còn TC thì “khai triển một khu trục hạm cùng hai trực thăng ra để đối phó với tàu đổ bộ Anh, tuy nhiên giữa hai bên đã không xảy ra bất kỳ sự va chạm nào. Nguồn tin còn lại nói thêm là dù chiếc Albion không tiến vào vùng biển bên trong phạm vi 12 hải lý quanh Hoàng Sa, nhưng động thái của tàu Anh là nhằm chứng tỏ rằng Luân Đôn không công nhận những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc chung quanh Hoàng Sa.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng gởi cho thông tấn xã Anh là Reuters, đã tố cáo chiến hạm Anh đã «thâm nhập trái phép» lãnh hải của Trung Quốc xung quanh Hoàng Sa vào ngày 31/08, và đã bị Hải Quân cảnh cáo để rời đi… Trung Quốc không ngần ngại đe dọa Anh Quốc về nguy cơ quan hệ song phương bị tổn hại, hòa bình và ổn định khu vực bị khuấy động nếu Luân Đôn không đình chỉ ngay lập tức các «hành động khiêu khích» như vậy. Trước khi Trung Quốc phản đối, một phát ngôn viên của Hải Quân Anh đã khẳng định rằng chiến hạm HMS Albion đã «thể hiện quyền tự do đi lại trên biển của mình mà vẫn bảo đảm việc tuân thủ luật pháp và quy tắc quốc tế».
Và Pháp cũng cho máy bay rafale đến VN. Chiều 26/8, đội máy bay của Không quân Pháp đã đáp xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam. Khoảng 13h30, các máy bay Rafale tới Nội Bài. Sau khi chiếc đi đầu lượn một vòng chào sân và khảo sát trên bầu trời sân bay thì lần lượt cả 3 chiếc đáp xuống.
Cũng trong chiều 26/8, Nội Bài tiếp tục đón chiếc A310 chở các quan khách và quân nhân Pháp, cùng các phi cơ khác trong đội bay. Các máy bay được đỗ tại khu vực sân bay quân sự.
Theo thông báo trước đó của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, đội hình bay của Không quân Pháp tham gia chiến dịch PEGASE gồm 3 chiến đấu cơ Rafale, một máy bay vận tải A400M, một máy bay tiếp vận C-135 và một máy bay A310. Thông cáo của Đại sứ quán Pháp cho biết đây là sự kiện chưa từng có, minh chứng cho mối quan hệ năng động Pháp – Việt trong lĩnh vực quốc phòng.
Trước đó hồi năm ngoái 2017, sau khi TT Trump công bố chiến lược “Ấn độ Thái bình dương tư do, rộng mở”, thì Ấn Độ đã dùng máy bay tiêm kích Rafale để “thị uy” Trung Quốc và Pakistan.
Theo hãng tin Sputnik, Ấn Độ đang hoàn tất quá trình hậu cần để đưa các phi cơ chiến đấu Rafale tới hai căn cứ không quân khác nhau, cho phép họ có thể xuất kích tới Trung Quốc và Pakistan chỉ trong vòng 180 giây.
Mỗi phi đội Rafale của Ấn dự định sẽ có 18 chiếc. Máy bay Rafale được cung cấp cho Ấn Độ theo thỏa thuận giữa chính phủ nước này và hãng sản xuất Dassault Aviation của Pháp được ký kết vào năm ngoái, có giá trị 7,8 tỉ euro.
Việc Anh, Pháp điều chiến hạm, máy bay Rafale sang Biển Đông là kế hoạch của cả hai bộ Quốc Phòng Anh, Pháp đã cam kết. Mục tiêu là như Mỹ để đối phó việc Trung Quốc gia tăng quân sự hóa Biển Đông, nguyên tử hoá Biển Đông, khống chế Biển Đông nằm trên con đường hàng hải quốc tế, huyết mạch của thế giới. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, bà Florence Parly, và đồng nhiệm Anh, Gavin Williamson, tuyên bố như trên tại diễn đàn Đối Thoại Shangri La ở Singapore ngày 03/06/2018.
Theo bộ trưởng Parly, ít nhất 5 chiến hạm của Pháp đã tới vùng biển này trong năm 2017. Trực thăng và tàu chiến Anh cũng tham gia nhóm tác chiến của Pháp ở Biển Đông. Các chuyên gia của Đức cũng có mặt trên chiến hạm của Pháp với tư cách quan sát viên.
Còn Mỹ mới đây, Bộ Quốc Phòng Mỹ báo động Quốc Hội về nguy cơ Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự, nhấn mạnh đến việc oanh tạc cơ Trung Quốc được huấn luyện để có thể tấn công vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh tại Biển Đông, cũng như khu vực Tây Thái Bình Dương. Những oanh tạc cơ này có khả năng mang bom nguyên tử, bay qua, tuần tra tại nhiều khu vực hàng hải chiến lược. Bộ QP Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc xây nhà máy nguyên tử ở Biển Đông và đưa vũ khí nguyên tử vào Biển Đông.
Gần hai tuần lễ cuối tháng 8, 2018 các nước Mỹ, Phi, Việt trong vùng Á châu Thái bình dương đều lên tiếng cảnh báo TQ đưa vũ khí nguyên tử vào Biển Đông. Mỹ liền cho siêu pháo đài bay tuần tra trên không và chắc dưới phải có tàu lặn nguyên tử của hai Hạm đôị 3 và 7 theo dõi những nơi TC bố trí vũ khí nguyên tử.
Và trên đất liền, chiến tranh thương mại giữa Washington DC và Bắc kinh đang leo thang. Chỉ cần một bất trắc một tàu Hải Quân hay máy bay Không Quân TC tấn công Mỹ, Mỹ tự vệ chánh đáng. Mỹ bảo vệ cánh quân của mình, Mỹ sẽ triệt hạ các mục tiêu TC đã bố trí, thế là Chiến tranh nguyên tử sẽ xảy ra. Tình hình quân sự và TC đang căng thẳng như dây đờn có thể ‘dứt đường tơ’ không biết lúc nào đây.
Mỹ, Anh, Pháp, Ấn độ, Nhựt, Úc đều quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, được quyền cho tàu và máy bay đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Những nước này của Thế Giới Tự do cũng không thừa nhận việc TC đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 90% Biển Đông và quân sự hoá các bãi đá, đảo mà TC đã chiếm bất hợp pháp của các nước láng giềng của TC như Việt Nam, Phi luật tân, Đài loan Mã Lai, Brunei.
Toà Trọng Tải Quốc tế về Luật Biển cũng đã tuyên phán nhơn khi Phi luật tân kiện TC xâm chiếm bãi đá của Phi, rằng TQ không có căn cứ pháp lý, lịch sử nào về chủ quyền trên các biển đảo ở Biển Đông
Còn TC thì đối phó với Mỹ chuẩn bị cuộc chiến tranh lạnh, theo phân tích của thông tín viên nhật báo Les Echos tại Bắc Kinh. Bị bất ngờ trước chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, và các nước Tây Âu đến Biển Đông cùng với Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải, hàng không nay Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và đa dạng bằng Chiến tranh Lạnh.
Còn Mỹ trong nội tình chánh trị của Mỹ, hai đảng Cộng hoà và Dân Chủ có nhiều dị biệt, nhưng việc bảo vệ tự do hàng hải Biển Đông hai bên đều đồng thuận cao như dân chúng Mỹ ‘Support Our Troops’ vậy./.