Biển Đông: những kịch bản sau phán quyết toà The Hague sẽ là gì?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Biển Đông: những kịch bản sau phán quyết toà The Hague sẽ là gì?

Có hai kịch bản có thể xảy ra sau ngày phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ:

  • Một là Trung Cộng bỏ qua phán quyết và tiếp tục ù lì tiến hành công việc
  • Hai là Bắc Kinh giận dữ gây căng thẳng thêm khiến Mỹ không còn nhẫn nhịn được nữa.

Thế giới hiện nay đang chú ý và đặt trọng tâm vào phán quyết của LHQ trong sự nghèo nàn của Bắc Kinh về bằng chứng thuyết phục trong các tuyên bố chủ quyền thuộc phạm vi “đường chín khúc” mà nước này từng tuyên bố.

Có nhiều nưóc trong vùng, đặc biệt là Washington hiện đang nao nức chờ đợi, ai cũng hi vọng LHQ sẽ phủ nhận tuyên bố chủ quyền này của Bắc Kinh. Nhưng giả thiết như Tòa Trọng Tài sẽ phán quyết đúng như mọi người tiên đoán rằng sẽ chống lại vấn đề chính yếu nhất của Bắc Kinh hiện nay từng tuyên bố thì sao đây?. Bắc Kinh từng phủ nhận phán quyết, không tham gia không dự phần và vẫn đều đặn tuyên bố sẽ phớt lờ mọi chuyện.

Điều này có gây suy sụp cho Trung Cộng chăng?. Hoa Kỳ và đồng minh luôn cho rằng phán quyết toà quốc tế sẽ gia tăng sức ép ngoại giao và công lý lên Bắc Kinh để buộc nước này phải ngưng ngay việc cố tình đeo đuổi cho kỳ được tuyên bố chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ phi lý của mình. Washington chắc mẫm rằng sự xuống dốc về ngoại giao tại Đông Nam Á nhất là ảnh hưởng uy tín trong thế đứng của mình sẽ khiến Bắc Kinh không chịu nỗi mà phải nhượng bộ phán quyết của Toà.

Nhưng bằng chứng hiện tại không đúng như Mỹ hay chúng ta nghĩ. Mấy tuần trước đây, Trung Cộng đã làm cho các ngoại trưởng ASEAN không biết Bắc Kinh tính toán ra sao khi vừa nhỏ nhẹ trong tuyên bố chung ám chỉ Biển Đông chỉ là “vấn đề quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Cộng” nhưng lại vội vả rút ngay tuyên bố này 3 giờ sau đó. Điều này cho thấy rằng Trung Cộng không cần phải hạ thấp “nhiệt độ ngoại giao” chút nào.

Và mới tuần rồi, Trung Cộng lại gây căng thẳng với một cường quốc của ASEAN là Indonesia. Bắc Kinh chống đối kịch liệt và phản hồi mạnh mẽ Indonesia trong tranh chấp ngư trường do tàu đánh cá Trung Cộng đang hoạt động trong ngư trường của quần đảo Natuna mà Indonesia tuyên bố thuộc phạm vi vùng Đặc Quyền Kinh Tế EEZ của Jakarta nhưng lại chồng chéo với ” đường chín khúc’ mà Bắc Kinh từng vẽ nên.

Điều ngạc nhiên là Indonesia cũng có phản ứng nghiêm khắc đáp lại Bắc Kinh. Tổng Thống Joko Widodo đã ra lệnh cho Quân Lực Quốc Gia Indonesia (TNI) tung lực lượng vào vùng biển này cùng chuyến thăm gây nhiều chú ý của ông cùng các thành viên cao cấp của nội các tới thăm vùng căng thẳng này. Nhưng xem chừng Bắc Kinh không lộ vẻ lo lắng nào.

Giới lãnh đạo Trung Cộng, lần nữa chưa cảm thấy có một sức ép ngoại giao nào

Và điều này lộ ra một câu hỏi rõ ràng: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Cộng ‘phớt lờ” phán quyết của Toà Trọng Tài? Washington sẽ hành động ra sao? Dù sao, chúng ta cũng thấy Hoa Kỳ đã có chuẩn bị cho tình huống này rồi. Những tháng vừa qua, Washington đã phái nhiều lực luợng bổ sung vào vùng này khi Bắc Kinh có hành động quân sự hoá và gây bất ổn tại đây. Chúng ta phải kể thêm, Mỹ đã biệt phái nhóm hàng không mẫu hạm chiến đấu tới gần quanh Philippines những ngày vừa qua.

Kể từ lúc Mỹ phái 2 hàng không mẫu hạm tới đây trong vụ Khủng Hoảng Eo Biển Đài Loan 1996 đến nay, hiện nay là sự xuất hiện công khai cùng lớn nhất của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Đây là cách giải quyết rõ ràng có tính toán kỹ lưỡng nhất của Washington gữi đến Bắc Kinh.

Nhưng nói cho đúng, Mỹ nhắm giải quyết chuyện gì đây?

Chúng ta hãy khảo sát hai kịch bản: Một là Trung Cộng thẳng thừng phủ nhận không đáp ứng chút nào về phán quyết của toà. Trung Cộng sẽ không rút lui, dù không tức thời nhưng vẫn ‘ngoan cố’ từng bước mở rộng thêm sự hiện diện và tăng cường sức mạnh quân sự của họ trong vùng tranh chấp. Trong truờng hợp này, nếu không có hành động khiêu khích nào của Trung Cộng, khó mà thấy phản ứng nào của các lực lượng quân sự Mỹ đang có mặt trong vùng này.

Và trong kịch bản hai, Trung Cộng quyết định phải có một phản ứng mạnh mẽ đối lại phán quyết của The Hague, ví dụ, công bố vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ tại Biển Đông như Bắc Kinh từng tuyên bố tại Biển Đông Á vào năm 2013. Trong đó còn tiếp tục xây thêm đảo, căn cứ mới thêm tại Đảo Bãi Cạn (Scarborough Shoals) một đảo mà Bắc Kinh đã chiếm của Manila từ 2012 đến nay.

Hoa Kỳ từng cảnh cáo Bắc Kinh rất rõ ràng trong những vấn đề này, và lực lượng lớn quân sự của Mỹ cũng tăng cường tới vùng này để chứng minh cho cảnh cáo đó. Tín hiệu của Mỹ cho Bắc Kinh thấy Mỹ sẽ cố ý gia tăng sức mạnh quân sự đúng mức đối lại với hoạt động quân sự của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông.

Với sự đe doạ trường kỳ vào Đài Loan suốt 20 nay, nhưng xét lại thì Trung Cộng chưa có cách thức khả tín nào để đánh chìm một hàng không mẫu hạm Mỹ, và Bắc Kinh cũng lường được cái giá phải trả khi tan vỡ quan hệ kinh tế 2 nước ra sao?

Mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn vào lúc đó: mọi cuộc đụng độ quân sự đều dẫn tới mối hoạ to lớn về kinh tế mà Trung Cộng phải mang vào lưng do tính toán sai lầm chiến lược đều đem tới tai hoạ về kinh tế.

Khó mà tin TT Obama chấp thuận cái giá này. TT mới của Mỹ vào năm 2017 cũng chỉ bổ sung điều này vào những cái không chắc chắn cho Washington mà thôi.

Điều này cũng ám chỉ rằng, Mỹ tung lực lượng to lớn tại đây cho có mà thôi. Nhưng chính điều này cũng đưa đến chúng ta câu hỏi khác: Nếu Bắc Kinh mặc sức cho hành động của Mỹ tại đây chỉ ‘hù doạ’ thôi, và cứ tha hồ tăng cường khiêu khích như những gì chúng ta đã thấy thì sao?

Washington sẽ đi đến một chọn lựa thảm khốc hơn, để giữ thể diện cho mình khi Bắc Kinh cố tình “vạch mặt’ Mỹ như thế. Sự gia tăng sức mạnh trong vùng tương ứng sự xuống dốc vai trò lãnh đạo của Mỹ, hay khi vấn đề đang đi đến từ đụng độ quân sự leo thang thành cuộc chiến to lớn hơn. Phải chăng Bắc Kinh đang tự mình gây ra nguy hiểm khi gọi Washington đang ‘chơi trò hù doạ’ tại Biển Đông?

Bài viết của Hugh White, Giáo Sư Khoa Nghiên Cứu Chiến Lược Đại Học Quốc Gia Úc
bản dịch Đinh Hoa Lư

Bài trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết phản ảnh quan điểm của Website. BBT