Biển Đông: Ấn Độ tiếp tục phớt lờ Trung Cộng để hợp tác dầu khí với CSVN
Ngoại trưởng Ấn Độ vừa kết thúc ba ngày thăm Việt Nam. Một yếu tố nổi bật trong chuyến thăm là khả năng Hà Nội và New Delhi sẽ tăng cường hợp tác trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Sự can dự của Ấn Độ vào lãnh vực dầu khí tại Biển Đông bên cạnh Việt Nam được cho là một tín hiệu tốt cho Hà Nội vào lúc vụ Bắc Kinh cố tình hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể khiến cho các tập đoàn dầu khí quốc tế dè dặt.
Việt Nam đề nghị thêm 5 lô mới cho Ấn Độ
Theo báo chí Ấn Độ, nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Sushma Swaraj, phía Ấn Độ đã tiết lộ sự kiện là ngay từ tháng 11 năm 2013, Việt Nam đã đề nghị trao cho tập đoàn dầu khi Ấn Độ OVL quyền thăm dò-khai thác thêm 5 lô mới ở Biển Đông, bên cạnh hai lô mà tập đoàn đã được trao từ trước đây.
Một số nguồn thạo tin cho biết là OVL – ONGC Videsh Ltd – nhánh hoạt động tại hải ngoại của tập đoàn dầu khi quốc gia Ấn Độ ONGC đã xem là khả thi về mặt kinh tế việc thăm dò «một vài» trong số năm lô đó, và Ngoại trưởng Ấn Độ đã thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội về hợp tác dầu khí.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cũng xác định: «Nếu họ – tức là OVL – thấy rằng một số lô có tính khả thi để thăm dò, họ sẽ bắt tay vào việc». OVL đã có hợp tác với tập đoàn dầu khi Nhà nước Việt Nam Petro Việt Nam để thăm dò hai lô 127 và 128 ở noài khơi bờ biển miền Trung, nhưng đã rút khỏi một lô sau khi phát hiện không có dầu khí. Lô còn lại vừa được Việt Nam triển hạn thêm một năm trước chuyến công du của Ngoại trưởng Ấn Độ.
Điều cần phải công nhận là trong lãnh vực hợp tác dầu khi với Việt Nam, ONGC là một tập đoàn xác tín, cho đến nay vẫn cứng rắn chống lại áp lực của Trung Quốc, vốn không ngần ngại hù dọa các công ty làm ăn với Việt Nam ngoài Biển Đông.
Bắc Kinh từng khuyến cáo New Delhi cũng như ONGC Videsh là phải tránh xa vùng Biển Đông, còn nếu muốn khai thác những lô được Việt Nam giao nhưng nằm trong vùng mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ thì phải xin phép Bắc Kinh.
Đòi hỏi này như vậy đã liên tiếp bị phía Ấn Độ bỏ ngoài tai, trong trường hợp của lô 128 đang khai thác, và rất có thể trong trường hợp những lô khác trong tương lai.
Một tập đoàn bảo hiểm theo chiều hướng của Trung Quốc?
Đối với Việt Nam, quyết tâm của phía Ấn Độ đến thật đúng lúc trong bối cảnh một tập đoàn bảo hiểm quốc tế vừa nâng cao đang kể mức rủi ro của Việt Nam đối với các tập đoàn dầu khí quốc tế sau vụ Trung Quốc kéo giàn khoan vào hạ đặt trong vùng biển của Việt Nam.
Trong bản chỉ số rủi ro về năng lượng đối với 14 quốc gia đang phát triển Frontier Energy Risk Index, công bố ngày 19/08/2014, tập đoàn bảo hiểm Alliant hạ thấp điểm an toàn của Việt Nam đến 19%, cho rằng các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam vẫn còn bị cản trở do tranh chấp Biển Đông.
Tiến sĩ Michel Léonard, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế của Tập đoàn Alliant ghi nhận: «Quyết định của chính quyền Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam điểm nổi bật nhất trong nhiều vụ đối đầu gần đây giữa Trung Quốc và các nước khác ở Biển Đông».
Do đó, Tiến sĩ Leonard cho rằng về lâu về dài, các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến việc «Trung Quốc được cấp quyền sản xuất trong các vùng biển họ đang đòi chủ quyền». Trong tình hình đó, chuyên gia này cho rằng: «Các công ty dầu khí cần phải nhận thức về những thay đổi mà tình hình đó sẽ mang đến cho bất kỳ thỏa thuận cấp phép hiện tại hoặc tương lai ký kết tại Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam».
Rõ ràng đây là một nhận định đi theo chiều hướng mà Bắc Kinh mong muốn, và có thể nói rằng, bằng hành động cụ thể, Ấn Độ cũng đã bỏ.