Bị quốc tế xúm vào mắng mỏ, Putin bỏ G20 về sớm
Quá chán khi phải nghe toàn những lời chỉ trích ??? |
Thụy My/Tổng hợp từ Le Monde và Le Figaro/ Blog Thụy My
Một trận mưa đả kích mà Vladimir Putin là mục tiêu suốt 24 tiếng đồng hồ qua khiến Tổng thống Nga bỏ về nước sớm, không tham dự bữa ăn trưa làm việc chính thức. Chiếc máy bay của ông thậm chí cất cánh trước khi công bố thông báo chung cuộc của hội nghị thượng đỉnh G20 họp tại Brisbane, Úc hôm 16/11/2014. Chương trình của Tổng thống Nga « đã được rút ngắn » – một nguồn tin ẩn danh trong phái đoàn Nga cho biết, nói rằng bữa tiệc này « chỉ là một thứ giải trí ».
Bị loại khỏi nhóm cường quốc G8 vào mùa xuân vừa rồi, Putin tái ngộ với những người đồng nhiệm trong không khí hầu như chiến tranh lạnh. Ông được hầu hết các nguyên thủ phương Tây đón tiếp tại hội nghị G20 một cách hết sức lạnh lùng. Họ chỉ trích Putin vì vai trò của Matxcơva trong cuộc khủng hoảng Ukraina, hiện vẫn đang nóng bỏng.
Sau cái bắt tay xã giao, có vẻ như ông Abbott không còn quan tâm mấy đến Putin.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngay từ hôm thứ Sáu 14/11 đã bốp chát nói rằng Tổng thống Nga muốn dựng dậy « hào quang đã mất của chủ nghĩa Sa hoàng hay Liên Xô cũ ». Ông tố cáo « sự hiếu chiến » của Putin, qua việc phát hiện bốn chiến hạm Nga tại vùng biển quốc tế ngoài khơi Queensland.
Sau cái bắt tay xã giao, có vẻ như ông Abbott không còn quan tâm mấy đến Putin.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngay từ hôm thứ Sáu 14/11 đã bốp chát nói rằng Tổng thống Nga muốn dựng dậy « hào quang đã mất của chủ nghĩa Sa hoàng hay Liên Xô cũ ». Ông tố cáo « sự hiếu chiến » của Putin, qua việc phát hiện bốn chiến hạm Nga tại vùng biển quốc tế ngoài khơi Queensland.
Ngay khi G20 vừa khai mạc, báo chí Úc đã chào đón vị khách Nga một cách cứng rắn. Tờ Courrier Mail chạy tựa « Ice cold war ». Ảnh bìa tờ báo mô tả Vladimir Putin dưới dạng một con gấu, đấu boxe với kangourou Tony Abbott.
Ảnh bìa tờ Courrier Mail
Suốt hai ngày cuối tuần, các nguyên thủ phương Tây thay phiên nhau đả kích Putin. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Bảy 15/11 đã « phản đối việc Nga tấn công Ukraina, đây là mối đe dọa cho thế giới ». David Cameron, Thủ tướng Anh tiếp lời khi mô tả Nga là « một nước lớn đi tấn công các nước nhỏ hơn ở châu Âu ». Thủ tướng Canada Stephen Harper thẳng thừng: « Tôi chỉ có một điều duy nhất để nói với ông : Hãy ra khỏi Ukraina ! ». Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel loan báo Liên hiệp châu Âu muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính mới đối với nhiều nhân vật Nga.
Cuộc gặp với Tổng thống Pháp Hollande, tạm coi là ít sóng gió nhất.
Trong dàn hợp xướng chỉ trích này, Tổng thống Pháp François Hollande bỗng trở thành người ít thô bạo nhất đối với Vladimir Putin. Hai nguyên thủ gặp gỡ bên lề hội nghị, tại khách sạn Hilton ở Brisbane, nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ về cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong lời mở đầu, khi nói về quan hệ hai nước cho đến nay, ông Putin cho là « rất tốt », còn ông Hollande chỉ nói là « tốt ». Nhưng trong ngoại giao, sự biểu đạt bằng cử chỉ và cái bắt tay cũng nói lên nhiều thứ như là ngôn từ. Rõ ràng là quan hệ Pháp-Nga không phải đang được sưởi ấm.
Ảnh bìa tờ Courrier Mail
Suốt hai ngày cuối tuần, các nguyên thủ phương Tây thay phiên nhau đả kích Putin. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Bảy 15/11 đã « phản đối việc Nga tấn công Ukraina, đây là mối đe dọa cho thế giới ». David Cameron, Thủ tướng Anh tiếp lời khi mô tả Nga là « một nước lớn đi tấn công các nước nhỏ hơn ở châu Âu ». Thủ tướng Canada Stephen Harper thẳng thừng: « Tôi chỉ có một điều duy nhất để nói với ông : Hãy ra khỏi Ukraina ! ». Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel loan báo Liên hiệp châu Âu muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính mới đối với nhiều nhân vật Nga.
Cuộc gặp với Tổng thống Pháp Hollande, tạm coi là ít sóng gió nhất.
Trong dàn hợp xướng chỉ trích này, Tổng thống Pháp François Hollande bỗng trở thành người ít thô bạo nhất đối với Vladimir Putin. Hai nguyên thủ gặp gỡ bên lề hội nghị, tại khách sạn Hilton ở Brisbane, nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ về cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong lời mở đầu, khi nói về quan hệ hai nước cho đến nay, ông Putin cho là « rất tốt », còn ông Hollande chỉ nói là « tốt ». Nhưng trong ngoại giao, sự biểu đạt bằng cử chỉ và cái bắt tay cũng nói lên nhiều thứ như là ngôn từ. Rõ ràng là quan hệ Pháp-Nga không phải đang được sưởi ấm.
Chủ nhật 16/11, những tuyên bố thù địch đối với Tổng thống Nga vẫn tiếp diễn. Sau cuộc họp tay ba, Mỹ-Úc-Nhật cùng khẳng định « kiên quyết phản đối vụ Nga sáp nhập Crimée, và hành động gây mất ổn định ở miền Đông Ukraina ». Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tổng kết : « Tôi nghĩ rằng Tổng thống Putin đã phải chịu đựng khá nhiều áp lực tại Brisbane từ phía một số vị nguyên thủ ».
Putin ra sân bay về nước trước khi G20 bế mạc.
Chiếc chuyên cơ của ông Vladimir Putin cất cánh vào khoảng 14g15 (4g15GMT). Mỉm cười trên đường băng trước khi bước lên chiếc Iliouchine dành riêng cho Tổng thống, vị khách Nga – để chứng tỏ sự tự chủ, không muốn mang bộ mặt ủ ê – thậm chí còn chấp nhận chụp ảnh chung bên cạnh các nhân viên an ninh.
Putin ra sân bay về nước trước khi G20 bế mạc.
Chiếc chuyên cơ của ông Vladimir Putin cất cánh vào khoảng 14g15 (4g15GMT). Mỉm cười trên đường băng trước khi bước lên chiếc Iliouchine dành riêng cho Tổng thống, vị khách Nga – để chứng tỏ sự tự chủ, không muốn mang bộ mặt ủ ê – thậm chí còn chấp nhận chụp ảnh chung bên cạnh các nhân viên an ninh.
Trong một cuộc họp báo, Putin còn hào phóng hoan nghênh không khí hội nghị và các cuộc thảo luận « mang tính xây dựng », cho dù một số quan điểm của Nga « không trùng khớp » với các nước khác trong G20. Lời mai mỉa cuối cùng : Putin cảm ơn Thủ tướng Úc về sự đón tiếp của ông !
Tony Abbott, chủ nhà kém ngoại giao của G20
Tony Abbott, chủ nhà kém ngoại giao của G20
Thủ tướng Úc Tony Abbott, người tiếp đón các nhà lãnh đạo G20 trong hai ngày thứ Bảy 15 và Chủ nhật 16/11, không luôn sử dụng các công thức ngoại giao đầu môi chót lưỡi. Vladimir Putin đã học được bài học hồi giữa tháng 10. Còn ở G20, « sẽ có nhiều cuộc đối thoại gay gắt với Nga, nhưng cuộc nói chuyện giữa tôi với ông Putin sẽ gay gắt nhất ! » – vị Thủ tướng phe bảo thủ đã cảnh báo trước như thế.
Ông Abbott còn nói thêm : « Tôi sẽ shirtfront ông Putin ». Từ shirtfront là tiếng lóng mượn từ bóng đá Úc, mô tả một sự đối đầu thô bạo, đặc biệt là húc vai vào ngực đối thủ. Như vậy là ông Vladimir Putin, đai đen judo, đã được cảnh cáo.
Trung tâm của những bất đồng : vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi hôm 17/7 tại miền Đông Ukraina. Tony Abbott cho Nga là người chịu trách nhiệm về cái chết của 298 hành khách, trong số đó có 38 người Úc.