Năm 2008, Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh” (Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành. Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử. Người dịch ra tiếng Việt Nam là Thái Văn

Cuốn sách chứng minh ông Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Cung, mà là Hồ Tập Chương người Đài Loan, Trung Hoa với lý giải ông Nguyễn Ái Quốc bị bạo bệnh, đã mất năm 1932, đảng cộng sản Trung Quốc đã chọn một sĩ quan tình báo trong cục Tình báo Hoa Nam đóng giả, thay thế Nguyễn Ái Quốc để duy trì phong trào cách mạng ở Đông Dương.

Là một người từng sống qua hai chế độ, bà Đức nêu ý kiến của mình về việc giữ thi hài ông Hồ hiện nay:

Tôi nghĩ ngay đến điều quan trọng là ông Hồ Chí Minh, người ta đã nói nhiều rồi, đã tìm hiểu nhiều rồi, ông không phải là người Việt Nam. Như thế thì không việc gì phải giữ cái xác ở đấy. Mà nếu ông Hồ có là người Việt Nam chăng nữa thì chuyện tốn kém để bảo quản vẫn là quan trọng, tôi không thay đổi ý kiến. Ông Hồ mất bao nhiêu năm rồi, đất nước thì nghèo mà lấy tiền đóng thuế của dân ra bảo quản cái xác đó.

Hơn nữa ông là người đem chế độ cộng sản vào đưa đất nước đến nỗi như thế này thì can cớ mình gì phải giữ. Không ích lợi gì hết!”

 

Một phần di chúc của ông Hồ Chí Minh nói về việc hậu sự. File photo

 

Thầy giáo Chế Quốc Long nhận định việc ướp xác không nói lên tầm cỡ lãnh tụ, mà tầm cỡ lãnh tụ phải là những việc họ làm, di sản họ để lại cho dân cho nước. Di sản của ông Hồ Chí Minh là đem chế độ cộng sản về Việt Nam, mà những gì chế độ cộng sản đã làm thì thế giới đã chứng minh. Có thể nói đó là ung nhọt của nhân loại mà đáng tiếc là chính phủ Việt Nam vẫn cố duy trì và níu kéo cái ung nhọt đó. Ông nói thêm:

Độc tài và tàn ác. Di sản này cần phải dẹp bỏ mà việc đầu tiên là dẹp bỏ những biểu tượng liên quan đến ông Hồ Chí Minh. Tôi thấy không cần phải giữ cái thi hài đó làm gì. Quá tốn kém vì phải duy trì cái lăng rồi phải duy trì lực lượng bảo vệ, lễ nghi mà nó chẳng đem lại một lợi ích thiết thực nào hết.

Trên thế giới hiện chỉ còn vài nước lưu xác lãnh tụ như Lãnh tụ Xô viết, Lenin mất ngày 21 tháng 4 năm 1924; Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh mất ngày 2 tháng 9 năm 1969; Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông mất ngày 9 tháng 9 năm 1976; Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời ngày 17 tháng 12 năm 2011.

Độc tài và tàn ác. Di sản này cần phải dẹp bỏ mà việc đầu tiên là dẹp bỏ những biểu tượng liên quan đến ông Hồ Chí Minh.  – Thầy giáo Chế Quốc LongMột năm sau ngày ông Kim Jong-il mất, Bình Nhưỡng mới úp mở thi hài được bảo quản trong trang phục khaki nổi tiếng. Ông Kim nằm dưới cha ông, Kim Nhật Thành, một vài tầng nhà trong Cung kỷ niệm Kumsusan.

Truyền thông Việt Nam vào ngày 10 tháng 5 thuật lại quá trình giữ xác cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó từ khi qua đời vào sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, thi hài ông Hồ Chí Minh được chuyển về Quân y viện 108 để các y bác sĩ và các chuyên gia Liên Xô thực hiện các bước bảo quản. Trong sáu năm sau đó, thi hài ông Hồ được di chuyển tổng cộng sáu lần. Lần đầu từ Hà Nội lên Ba Vì, lần cuối từ Ba Vì về lại Hà Nội và giữ trong lăng từ ngày 18 tháng 7 năm 1975 đến nay.

Báo Hà Nội Mới dẫn lời Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, trong giai đoạn sáu năm đầu, việc gìn giữ, bảo vệ thi hài rất vất vả vì cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ cán bộ chuyên môn mỏng. Đến ngày 29 tháng 8 năm 1975, khi lăng được khánh thành thì nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài ông Hồ chuyển sang giai đoạn mới với yêu cầu rất cao.

Ngày 28 tháng 8 năm 2018, văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo kết luận, nhiệm vụ bảo vệ lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ gìn lâu dài và tuyệt đối an toàn thi hài của người nằm trong lăng là ‘nhiệm vụ chính trị vinh dự, thiêng liêng cao quý mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao cho Ban quản lý Lăng.’