Bất Đồng Chiến Lược Biển Đông giữa Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương và Chính Quyền Obama ?
Đô Đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ
Ảnh hưởng gì nếu thực sự có bất đồng? Trong tuần lễ vừa qua, tình trạng mâu thuẫn giữa Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ và chính quyền Obama về chiến lược tại biển Đông đã tạo nên một trận chiến giấy mực đủ lớn để có thể xây dựng một hòn đảo Trung Quốc trong đó. Sự thiếu quan tâm của chính quyền Obama trong việc thiết lập một chương trình hoạt động không quân trinh sát tích cực hơn do Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương đề xuất đã tạo nên nhiều lời phê phán, trong khi cả hai bên đều muốn che đậy sự tranh cãi này. Tưởng cũng cần phải dừng lại để suy nghĩ thêm về những giới hạn thực tế mà Hoa Kỳ có thể vận dụng để thực hiện nhiệm vụ đó. Những điều Hoa Kỳ có thể thực hiện được Điều bí mật nhơ nhớp về tình hình chính trị tại biển Đông là Hoa Kỳ sẽ chỉ có thể làm được rất ít để ngăn chặn Trung Quốc xây dựng những hòn đảo trong vùng biển này. Hải quân Hoa Kỳ có thể tỏ thái độ khinh mạn đối với việc Trung Quốc cho xây dựng những hòn đảo này bằng cách điều động chiến hạm đi vào các khu vực gần các hòn đảo nói trên, hay cho không lực Hoa Kỳ bay qua không phận của các hòn đảo. Tuy nhiên trừ khi các chiến hạm và không lực Hoa Kỳ sẵn sàng nhả đạn vào các công sự phòng thủ của lực lượng Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục thực hiện việc xây cất trái phép này, sau khi các lực lượng Hoa Kỳ rời hiện trường. Cho đến khi nào Hoa Kỳ vẫn không nhả đạn và hỏa tiễn vào các chiến hạm Trung Quốc, hay để yên cho cách đối thủ của Trung Quốc trong vùng được thực hiện những hoạt động trái phép tương tự, thì Hoa Kỳ chỉ có thể bầy tỏ sự bất bình của mình, dù cho với những cường độ và nhịp độ khác nhau. Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ sẳn sàng từ bỏ chính sách xoay trục về Á Châu ? Không. Bất cứ một sách lược chuyển trục nào rộng lớn như tại vùng Thái Bình Dương đều bao gồm nhiều biện pháp nhỏ hơn, với những phương thức ngắn hạn để điều chỉnh áp lực và sự căng thẳng hầu có thể bảo đảm được những mục tiêu dài hạn. Thật vậy, bất cứ một sự thay đổi chiến lược nào đều phải có một mức độ uyển chuyển nào đó để đối phó với nhũng biến chuyển hay hành động không dự liệu trước được. Hiện nay chưa có một dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Obama đã từ bỏ nhận định rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc tiêu biểu cho một vấn nạn chiến lược trọng tâm mà Hoa Kỳ phải đối phó, hoặc giả là một nhu cầu tiếp cận để kiềm chế là giải pháp hữu hiệu nhất để đối phó với tình thế. Thế còn về thông điệp gửi đến cho các đồng minh của Hoa Kỳ ? Con đường đến địa ngục đầy rẫy nỗ lực để trấn an những thân chủ mờ ảo. Hầu hết các thực thể có quyền lợi tại biển Đông đều e ngại uy lực và tiềm năng xâm lược của Trung Quốc, và chú tâm đến việc ngăn chặn những hành vi lấn chiếm gia tăng của Bắc Kinh tại vùng biển này, hay ít ra là cũng lên tiếng chống lại những sự lấn chiếm đó. Trong bối cảnh đó, những hoạt động của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải được hoan nghênh tại đây. Tuy nhiên những thực thể chống đối này cũng đều hưởng được những quan hệ thương mại vũng mạnh và quan trọng với Trung Quốc. Không ai hưởng lợi khi tình hình trở nên căng thẳng thêm, hay là một tình trạng đối đầu xẩy ra vì một toan tính sai lầm. Hải quân Hoa Kỳ bị đặt trong tình thế theo đó, dường như họ phải tỏ một thái độ hùng hổ hơn những đối tượng khác trong vùng, hầu có thể trấn an những đồng minh tiềm năng. Hơn thế nữa, có rất ít hấu hiệu cho thấy rằng những đồng minh đó sẽ chú tâm hơn, hay tỏ ra cảm kích bởi những chi tiết của hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ, theo như mong muốn của hải quân Hoa Kỳ. …Và thêm vào đó là phí tổn của một chiến lược tích cực hơn Đây là những gì Hoa Kỳ có thể làm: Vận dụng thái độ hung hăng của Trung Quốc làm đòn bẩy cho việc gia tăng phát triển hợp tác đa phương cùng các định chế đa phương trong đó có sự hiện diện của Hoa Kỳ, cũng như hoạt động có lợi cho phía Hoa Kỳ. Và trên thực tế, đó chính là điều mà Hoa Kỳ đang làm, và sẽ tiếp tục làm. Ẩn dấu dưới những thông tin về sự triển khai các cuộc tuần tra không quân trên khu vực một hòn đảo nhân tạo, hay những nỗ lực xây dựng các công sự phòng thủ quanh một bãi đá không có người sinh sống, là những nỗ lực dài hạn và có hiệu quả nhằm thiết đặt Hoa Kỳ thành trung tâm của một hệ thống đa quốc gia nhằm bảo vệ hàng hải, và ngăn chặn hành vi lấn chiếm của Trung Quốc trong vùng biển Đông. Sự kiện Hải quân Hoa Kỳ có thực hiện những cuộc tuần tra, hay những hải vụ “đi qua vô hại”, hay chính quyền Obama có hội ý Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương về chi tiết hành quân hay không, thật ra đều là những lo ngại vặt vãnh so với quy mô vĩ đại của dự án này. Cốt lõi của chiến lược Hoa Kỳ tại biển Đông, hay rộng lớn hơn là cho toàn vùng Đông Á, là nhằm bảo đảm rằng Trung Quốc tiếp tục có ít đồng minh, và những đồng minh đó không có nhiều tiềm năng. Sự tranh chấp về chủ quyền trên những bãi đá nhân tạo chỉ là mục tiêu phụ trong chiến lược rộng lớn nói trên, và là một thực tế mà Bắc Kinh dường như chưa hiểu thấu được.
(*) Robert Farley là Giảng sư Trường Patterson về Ngoại giao và Thương mại Quốc tế thuộc Viện Đại học Kentucky, Hoa Kỳ