Báo Nga: Bắc Kinh bắt đầu rối loạn trong cuộc chiến thương mại
Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng lên, sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành thu thuế 2 lần đối với sản phẩm Trung Quốc, mới đây Mỹ đã nói về kế hoạch thu thuế các sản phẩm Trung Quốc tổng trị giá 500 tỉ Đô la Mỹ (USD). Truyền thông Nga bình luận cho rằng, Bắc Kinh hiện đang rối loạn.
Hình minh họa |
Hãng tin RIA Novosti (Nga) mới đây có đăng một bài phân tích dài có tiêu đề “Đừng chỉ nghe những gì Bắc Kinh nói”, mới đầu Bắc Kinh kiên quyết phản kích một cách có trật tự, nhưng giờ đây đã bắt đầu rối loạn.
Mới đầu, Bắc Kinh mạnh dạn tuyên bố: tính sách lược trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ sẽ tấn công Mỹ và “giành chiến thắng đầu tiên”, “đáp trả cùng lực độ, cùng quy mô để đánh lại ông Trump”, “Mỹ tự nhặt đá ném chân mình”, “Trung Quốc sẽ có phản công một cách tất yếu”, “nhắm trúng vào điểm yếu của ông Trump, liên quan đến nông sản, xe ô tô, sản phẩm hóa chất công nghiệp”, v.v.
Bài phân tích nói, đừng chỉ có nghe những gì Bắc Kinh nói, hãy nhìn vào những biện pháp phản kích cụ thể, cuộc chiến thương mại giống như cuộc quyết đấu trong thời kỳ trung cổ, một thương trả một thương, cho đến khi có một bên ngã xuống. Tuy nhiên, lúc mới bắt đầu, sau khi Bắc Kinh tấn công lại, phản ứng của Bắc Kinh đã bắt đầu loạn thế trận, không có trình tự.
Về chiến thuật mà Bắc Kinh có thể lựa chọn, bài phân tích cho rằng, dư luận vẫn không hiểu được những “lời nói của chính quyền” Bắc Kinh về việc chỉ trích Washington đe dọa đến trật tự thương mại quốc tế và cho rằng đây là việc không quan trọng, tuy nhiên trên thực tế, đây chính là chiến thuật của Bắc Kinh. Sau khi nhìn rõ rằng bản thân không có khả năng đối kháng, Bắc Kinh đã hy vọng lôi kéo được nhiều nước hơn nữa cùng đối kháng với Mỹ nhằm khiến cho Mỹ cảm thấy “áp lực to lớn”.
Những tuyên bố, những lời nói suông của chính quyền Trung Quốc dựa vào phát biểu ngoại giao “điên đảo thị phi”, tô vẽ bản thân thành kẻ bị hại trong chiến tranh thương mại Trung – Mỹ; Washington dường như trở thành kẻ phá vỡ quy tắc; dù Trung Quốc có ra tay, cũng là “bị ép phải phản công lại”.
Chính quyền Trung Quốc còn vận dụng 2 kỹ năng sở trường là dối trá và bôi nhọ, khiến cho yêu cầu đòi thương mại công bằng của Mỹ bị chụp lên chiếc mũ đen là “uy hiếp”, “lừa bịp”, Bắc Kinh còn đánh lừa người dân Trung Quốc, đồng thời che giấu mô thức phát triển kinh tế vô đạo đức như đánh cắp công nghệ trong thời gian dài và “mượn kẽ hở vượt lên đối phương”.
Đồng thời, Trung Quốc còn có ý đồ tạo ra sự sợ hãi cho các nước khác trên thế giới bằng ảnh hưởng do cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ tạo thành, từ đó cùng nhau phản đối các biện pháp của Mỹ.
Nhà bình luận Dmitry Kiselyov (Nga) phân tích, nhìn vào những hành động thực tế gần đây của Trung Quốc cho thấy họ đang cố gắng lôi kéo quan hệ với châu Âu, đồng thời ký kết các hiệp định thương mại. Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra hôm 20/7, cũng là cơ hội tốt mà Bắc Kinh muốn dùng để lôi kéo, mở rộng phe cánh của mình. Đối với Nga, Bắc Kinh càng dốc sức để nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị hạ thuế toàn diện đối với EU cũng như mở cửa cho EU đầu tư vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, Mỹ lại bị đẩy ra ngoài và không được ưu đãi như vậy. Dù vậy, các nước khác lại được lợi từ các chính sách này, điều này có thể khiến cho nhiều nước đứng về phía Bắc Kinh.
Ví dụ như công ty BASF của Đức đã thành lập công ty cổ phần với 100% vốn của Đức tại phía nam của Trung Quốc, đây là điều trước đây chưa từng có.
Giáo sư Nikolay Katlalov công tác tại Học viện Tài chính Nga nhận định: “Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ hiện nay đã vượt quá phạm vi tranh chấp thương mại, là sự đối kháng sức mạnh giữa hai nền kinh tế lớn trên thế giới.
Để chống lại hành vi thương mại không công bằng, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ đối với Mỹ, nên hiện tại cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn thể hiện ra xu thế leo thang.
Lần thứ nhất, Mỹ đánh thuế 25% đối với các sản phẩm của Trung Quốc có tổng giá trị 50 tỉ USD, trong đó 34 tỉ đã bắt đầu đánh thuế từ ngày 6/7. Phía Trung Quốc đồng thời cũng đáp trả với mức tương tự lên hàng hóa Mỹ.
Lần thứ hai, ngày 10/7, sau khi Mỹ tuyên bố tiếp tục thu thuế trị giá 200 tỉ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ biểu thị sự bất ngờ mà không có “đáp trả”; lần thứ ba, ngày 19/7, ông Trump cho biết, đã chuẩn bị thu thuế lên đến 500 tỉ USD đối với sản phẩm Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng không “đáp trả”.
Phân tích cho rằng, đây là vì năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với tổng trị giá khoảng 505,5 tỉ USD, trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ với trị giá chỉ khoảng 130 tỉ USD, do đó phía Trung Quốc khó có thể thu thuế với mức tương đương đối với hàng hóa Mỹ.
Ngoài việc phải đối mặt với áp lực từ Mỹ, chỉnh thể tình hình ngoại thương của Trung Quốc cũng không mấy lạc quan. Đầu tháng Bảy, trang tin Handelsblatt (Báo Thương mại) của Đức đưa tin, ông Trump đang tìm cách để EU giải trừ thuế quan nhập khẩu ô tô đối với Mỹ. Nếu EU hủy bỏ thuế quan, chính phủ Mỹ cũng sẽ không không thu thuế mang tính trừng phạt đối với xe ô tô nhập khẩu từ EU.
Gần đây, EU và Nhật Bản cùng ký kết Hiệp định quan hệ đối tác, các bên cùng hủy bỏ thuế quan đối với 90% sản phẩm.
Học giả kinh tế độc lập Củng Thắng Lợi cho biết, do phải nuôi dưỡng bộ máy quan liêu khổng lồ, do đó, Trung Quốc rất khó để miễn thuế đối với các nước lớn. Nếu Trung Quốc không mạnh tay miễn thuế, một khi Nhật Bản, EU và Mỹ cùng đạt được thỏa thuận cuối cùng, xóa bỏ rào cản thương mại, điều này có nghĩa là WTO chỉ “hữu danh vô thực”. Đến lúc này, địa vị của Trung Quốc sẽ bị cô lập trong các nước phát triển, rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Huệ Anh
Home » Kinh Tế » Báo Nga: Bắc Kinh bắt đầu rối loạn trong cuộc chiến thương mại