Báo La Croix: ĐCSTQ là kẻ chịu trách nhiệm chính cho dịch bệnh
7 tháng 2, 2020
Cùng với tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang lan nhanh khắp Trung Quốc và 24 quốc gia trên toàn cầu, làn sóng chỉ trích chính phủ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng dâng cao. Mới đây, tờ báo Thập tự giá (La Croix) tại Pháp đã xuất bản một bài viết chuyên đề “Trung Quốc trước áp lực”, bài viết nói rằng, virus corona đang thách thức Tập Cận Bình! Cái giá đắt phải trả cho dịch bệnh này đã tiết lộ những khiếm khuyết trong thể chế của ĐCSTQ.
Dịch viêm phổi Vũ Hán không ngừng lan rộng, dù tại Trung Quốc hay hải ngoại, làn sóng chỉ trích chính phủ ĐCSTQ ngày càng dâng cao (Ảnh: RFI) |
Ngày 4/2, tờ báo Thập tự giá (La Croix) tại Pháp đã đăng bài viết ký tên tác giả Dorian Malovic, chỉ ra rằng, ĐCSTQ vì muốn duy trì ổn định và lo sợ sự thực bị tiết lộ, nên đã trì hoãn tiến hành các biện pháp y tế. Người dân Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ trên các kênh truyền thông xã hội, nhưng giới chức chính phủ lại lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của mình trên trường quốc tế.
Ngoài công tác ngăn ngừa dịch ra, thách thức chính trị cũng là điều tối quan trọng đối với uy tín của ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình. ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình đã khiến mọi người kinh ngạc khi ẩn mình suốt vài ngày.
Bài viết chỉ ra rằng, dẫu dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh chóng, nhưng nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của chính quyền ĐCSTQ hiện nay vẫn là ổn định chính trị.
Được biết, trường hợp lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán đầu tiên đã được phát hiện vào tháng 12. Chính quyền ĐCSTQ tuyên bố rằng bệnh dịch sẽ không lây nhiễm qua người, hơn nữa vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Mãi cho tới ngày 20/1, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường mới công khai lên tiếng, số liệu lây nhiễm mà giới chức ĐCSTQ công bố cũng tăng theo chiều thẳng đứng.
Bài viết nói, sau khi ông Tập Cận Bình công khai tính nghiêm trọng của dịch bệnh, mới khiến bộ máy ĐCSTQ triển khai những nỗ lực to lớn. Mục đích bộ máy quyền lực cao nhất của ĐCSTQ chủ yếu là công khai tuyên truyền trước dư luận rằng ông Tập Cận Bình đang giải quyết sự việc. Kiểu can thiệp này của truyền thông chứng tỏ tình hình dịch bệnh lần này vô cùng nghiêm trọng.
60 triệu cư dân tại thành phố Vũ Hán và những khu vực lân cận đã được cách ly hơn 10 ngày. Từ thứ hai, ngày 3/2, một bệnh viện tại khu vực này đã hoàn công trong vòng 10 ngày, với sức chứa 1.000 bệnh nhân, được mở cửa trong tình hình khẩn cấp. ĐCSTQ có ý tuyên bố rằng: “ĐCSTQ trị liệu hiệu quả hơn những quốc gia dân chủ.”
Nhưng phân tích của Bùi Mẫn Hân, một nhà Hán học tại Đại học Claremont McKenna ở California, nói rằng tình hình thực tế lại hoàn toàn trái ngược: ĐCSTQ mới là người phải chịu trách nhiệm chính về việc gây nên thảm họa virus này.
Bài viết chỉ ra rằng, đối với nhà Hán học Bùi Mẫn Hân, ông không hề nghi ngờ rằng “virus corona là một căn bệnh của ĐCSTQ thống trị độc tài”. Nghĩa là, chế độ thẩm tra dựa trên nền tảng bảo mật về nhân khẩu, không công khai minh bạch, và thể chế một đảng kiểm soát toàn xã hội đã tạo ra tất cả tai nạn này.
Ngoài ra, phóng viên Liên Hổ (hóa danh) của Trung Quốc cũng nói: “Hàng ngày nhìn thấy hàng ngàn, hàng vạn người Trung Quốc bị chết vì thảm họa này, tôi đã bật khóc!” Anh nói tiếp: “Toàn bộ thể chế ĐCSTQ từ trên xuống dưới đều thối nát. Đây là một chính quyền M, nó chỉ tiếp thụ tư tưởng của Tập Cận Bình.”
Một Blogger Trung Quốc đã dũng cảm viết rằng, chính phủ xưa nay không hề quan tâm tới chúng ta. Một lần nữa ông muốn biết liệu “sự thờ ơ của chúng ta trước chính trị suốt một thời gian dài sẽ còn khiến chúng ta phải gánh chịu những gì?”; “Hình ảnh của Trung Quốc tại hải ngoại ngày càng xấu đi, vậy thì đứng trên bình diện quốc tế, thách thức này lại càng trở nên phức tạp hơn. Virus corona dường như là bằng chứng mới về sự khiếm khuyết trong thể chế của Trung Quốc.”
Giống với Liên Hổ, Hứa Chương Nhuận, một nhà nghiên cứu Pháp gia nổi tiếng của Trung Quốc, cũng rất đau lòng trước cảnh con dân Trung Hoa đang lâm nạn. Bài viết có tựa đề “Nhân dân phẫn nộ không còn khiếp sợ” lập tức lan truyền mạnh mẽ, nhận được sự hưởng ứng rộng rãi.
Trong bài viết, tác giả miêu tả tình hình của Trung Quốc hiện nay như sau: Bệnh dịch phát tán toàn cầu, Trung Quốc dần trở thành một ốc đảo của thế giới… Chắn đường, chặn cửa, kèm thêm những tharm họa nhân đạo dã man không ngừng phát sinh. Trung Quốc gần giống với thời Trung Cổ… Bài viết còn nghiêm khắc chỉ trích: “‘Sự vô năng của chế độ’ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên, đặc biệt là thể chế chính trị với ‘đạo đức bại hoại’ chỉ chăm chăm ‘gìn giữ giang sơn’ vì tư lợi mà đặt hàng chục triệu quốc dân vào cảnh nước lửa, khiến nhân họa lớn hơn cả thiên tai. Khi đạo đức thối nát của chính phủ bộc lộ một cách trần trụi, đã tiết lộ sự yếu kém về thể chế xưa nay chưa từng có trong lịch sử.”
Bài viết còn nói: “Sự phẫn nộ của quốc dân bùng phát như núi lửa phun trào, người dân giận dữ sẽ không còn khiếp sợ. Tới nay, phóng tầm mắt ra nhìn các thể chế trên thế giới, xem xét lại toàn bộ các thời kỳ chính trị trên toàn cầu, nhìn lại toàn bộ tiến trình của quốc gia kể từ năm Mậu Tuất 2018, tôi đã tóm lược lại thành chín mục sau đây, xin được trình quốc dân.”
Bài viết đã liệt kê 9 mục “tiến trình của quốc gia” từ năm 2018 tới nay, chỉ ra rằng chính quyền ĐCSTQ “chính trị bại hoại, thể chế vô đạo đức”, việc “giữ gìn giang sơn” đã trở thành tư tưởng hạt nhân trong lối tư duy của kẻ thống trị. Dân chúng gặp họa chẳng qua cũng chỉ là “cái giá tất yếu phải trả”, lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ lại càng là những kẻ “vô sỉ”, khiến “lòng dân tận diệt”.
Những kẻ lạnh lùng vô ơn, che giấu dịch bệnh, không màng tới an nguy của nhân dân, coi dân chúng như cỏ rác mà hưởng thụ ca vũ ca ngợi thái bình. Khi chứng kiến cái giá phải trả quá lớn, khi vô số sinh mệnh đang ngã xuống từng phút từng giây, họ vẫn ngậm chặt miệng, tham dự những bữa tiệc xúc động, ca ngợi công lao một cách hoang đường vô sỉ. Ngày nay, ĐCSTQ “bại hoại lộ rõ, thời gian đã bắt đầu đếm ngược, thời khắc lập hiến sắp tới”, “Năm Mậu Tuất sửa đổi hiến pháp, mở ra cánh cửa tà ác, khi đạt được quyền lực tối cao, cũng chính là lúc hình thế đảo ngược.”
Tác giả cho rằng: “Sự phẫn nộ của quốc dân bùng phát như núi lửa phun trào, người dân giận dữ sẽ không còn khiếp sợ”. Cuối cùng ông kêu gọi: “Thân trong đại dịch, tận mắt chứng kiến cảnh loạn lạc, nguyện cho đồng bào tôi, 1,4 tỷ anh chị em của tôi, hàng ức vạn người dân không thể vĩnh viễn tháo chạy khỏi mảnh đất này, người người hãy gào thét trước sự bất nghĩa, ai nấy hãy nổi giận bằng cả sinh mệnh của mình vì chính nghĩa…”
Minh Tú