Bạo động chết người ở Hà Tĩnh
-
Một công nhân tham gia vào cuộc biểu tình chống hành động của Trung Quốc trên Biển Đông nói với BBC rằng anh ‘chỉ muốn góp sức với mọi người để đấu tranh với Trung Quốc thôi’.
Trả lời BBC Việt ngữ hôm 14/05 khi đang trên đường biểu tình cùng với các đồng nghiệp của mình ở huyện Bình Tân, phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, một công nhân có tên là Hoàng Đình Thái nói hành động của anh là ‘tự ý của bản thân’ và ‘không có ai kêu gọi, vận động’.
“Chiều nay (14/5) tôi mới tham gia (biểu tình) do được nghỉ làm,” anh nói.
“Bây giờ nước mất nhà tan thì công việc đâu mà làm nữa,” anh nói thêm, “Trung Quốc phải rút khỏi Việt Nam thì chúng tôi mới làm lại.”
Anh Thái năm nay 37 tuổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, và hiện đang là công nhân của Công ty giày Pou Yuen thuộc sở hữu của Đài Loan đóng tại Quận Bình Tân.
Khi được hỏi lý do vì sao lần này có nhiều công nhân cũng xuống đường giống như anh, người công nhân này nói: “Lần này cả thế giới ủng hộ mình thì mình đâu có gì phải sợ nó để cho nó leo thang như vậy đâu.”
Khi được hỏi có sợ việc biểu tình ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bản thân hay không, anh cho biết: “Tất nhiên mình đã xác định nghỉ việc rồi thì phải tính đến việc khác nếu như công việc (biểu tình) cứ kéo dài.”
“Tất nhiên cũng sợ, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình thì sao không sợ?” anh nói và ở nhà ‘bà xã lại cổ vũ thêm không sợ chồng mất việc’.
Về hành động bạo động của một số người trong cuộc biểu tình ở Bình Dương, anh cho rằng ‘người ta làm như thế là sai’.
“Cái việc đấy của những người trên đấy. Có biểu tình đình công thế thôi chứ đừng đụng đến bất cứ tài sản gì vì ít nhất tài sản đó là của Việt Nam mình chứ không phải của nước ngoài.”
cách đây 12 phút từ BBC Vietnamese chia sẻ
-
Việt Nam nói va chạm giữa tàu của Trung Quốc với các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam “ nhìn chung đã giảm” trong hôm 15/5 so với những ngày trước.
Ông Nguyễn Văn Trung Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, phát biểu tại cuộc họp báo tổ chức tại Hà Nội hôm 15/5.
cách đây 15 phút từ BBC Vietnamese chia sẻ
-
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân ngày 14/05:
Tháng 7/2010, khi bị giam cùng anh Trần Huỳnh Duy Thức ở Xuân Lộc, bàn về tình hình Biển Đông, anh Thức nói với tôi rằng chiến lược của Việt Nam cần tập trung vào những điểm chính sau đây:
1. Quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền, tuyệt đối không nên thương lượng riêng với Trung Quốc trong bất cứ trường hợp nào (như vậy, nói cách khác, “Thỏa thuận những nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”,… do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ký trong dịp Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vào tháng 10-2011 là một sai lầm lịch sử);
2. Tránh cô lập hóa về ngoại giao, tranh thủ ủng hộ bên thứ ba trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines;
3. Tận dụng công pháp quốc tế, khởi kiện Trung Quốc trước các cơ quan tài phán quốc tế bằng mọi cách, kể cả liên kết với các bên thứ ba;
4. Xem xét khả năng tham gia liên minh quân sự với một đồng minh mạnh, làm đối trọng với Trung Quốc; và
5. Từng bước xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.
Những gì đang diễn ra tại Biển Đông cho thấy anh Trần Huỳnh Duy Thức là một chiến lược gia có tầm nhìn hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào hiện tại.
cách đây 25 phút từ Luật sư Lê Công Định qua Facebook chia sẻ
-
Bài phân tích của Tân Hoa xã về tình hình biểu tình ở Việt Nam hôm 15/05 có đoạn viết:
“Cho tới nay, sau khi số công dân Trung Quốc mất tích hay thiệt mạng vẫn chưa được xác nhận, Hà Nội phải đối mặt với nhiệm vụ khẩn cấp trong việc cho thế giới bên ngoài thấy họ thực sự nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền chính đáng của người nước ngoài ở đây.
Quốc gia này cũng nên hành động nhanh nhằm chứng tỏ độ đáng tin cậy trong việc duy trì luật pháp và trật tự ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc biểu tình bạo lực.
Các vụ tấn công này, nếu không được kiểm soát, chắc chắn sẽ tổn hại tới danh tiếng của Việt Nam là điểm đến đầu tư và du lịch đối với quốc tế, là cú tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế đang phát triển nhanh ở vùng Đông Nam Á.
Một số nhà phân tích phương Tây đã đồn đoán rằng Hà Nội có thể dùng các cuộc tấn công này làm lá bài để đàm phán với Trung Quốc.
Nhưng nếu họ nghĩ theo cách này thì thực là ngây thơ và man rợ. Việc này đơn giản là vi phạm nguyên tắc cơ bản về nhân loại khi dùng sự mất mát của mạng người nhằm thúc đẩy mục tiêu chính trị.”
cách đây 55 phút từ Ming Jinwei, Tân Hoa xã chia sẻ
-
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại vừa lên tiếng phê phán Trung Quốc trong lúc hai nước căng thẳng vì vụ giàn khoan trên Biển Đông.
Trả lời cử tri Hải Phòng vào ngày 15/5, ông Dũng nói:
“Trung Quốc không những không chấp nhận đề nghị chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục tăng cường: trước là hơn 80 tàu, bữa nay là hơn 90 tàu, vòng mấy vòng bảo vệ giàn khoan, không cho tàu của ta tiếp cận.
“Trong khi tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của ta tiếp cận là để yêu cầu rút giàn khoan chứ không phải dùng vũ lực. Thế mà Trung Quốc lại còn đổ lỗi là Việt Nam quấy rối,” ông Nguyễn Tấn Dũng được trích lời trên báo điện tử VietnamNet.
“Hiện chưa xảy ra xung độ lớn mà đã ảnh hưởng an ninh, an toàn hàng hải rồi”, Thủ tướng Dũng nhận định.
Thủ tướng cũng nói “đánh giá cao” sự đồng lòng của người dân trong việc ủng hộ chính phủ đấu tranh chủ quyền, nhưng phê phán các “hành động sai và vi phạm pháp luật”.
Ông Dũng khẳng định Việt Nam chỉ phản đối “nhà cầm quyền Trung Quốc”, còn với người dân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước khác hợp tác làm ăn thì phải bảo vệ họ.
“Phải bảo đảm an ninh an toàn cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp. Bất cứ ai khi ta đã mời vào đầu tư thì phải đảm bảo tính mạng, tài sản theo đúng luật pháp,” Thủ tướng Dũng nói.
Trong cuộc gặp mặt cử tri, ông Dũng cũng cho biết thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam vừa đối thoại với người đồng cấp ở Bắc Kinh và nói Việt Nam đang “kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ”.
“Tới hôm nay rất mừng là quốc tế đã lên tiếng phê phán Trung Quốc, kêu gọi họ không dùng vũ lực. Chưa thấy chính phủ nước nào lên tiếng ủng hộ Trung Quốc,” Thủ tướng Dũng được báo trong nước dẫn lời.
cách đây 1 giờ 8 phút từ BBC Vietnamese chia sẻ
-
Bài xã luận trên JakartaGlobe có đoạn viết:
Các cuộc bạo loạn chết người tại Việt Nam là một lời cảnh báo cho các lãnh đạo Đông Nam Á và Trung Quốc rằng không có con đường nào khác trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông ngoài việc phải có cuộc đối thoại nghiêm túc, chân thành.
Chúng tôi lên án các vụ tấn công người Trung Quốc tại Việt Nam và đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải bảo vệ các công dân nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng kêu gọi Trung Quốc mở cuộc đối thoại và chấm dứt việc bắt nạt các quốc gia láng giềng bé nhỏ.
cách đây 1 giờ 24 phút từ Trang tin Jakarta Globe bình luận về http://bit.ly/1otDxZT chia sẻ
-
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5.
Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
Tại Hà Tĩnh, tình trạng bạo loạn bùng lên trong hôm qua 14/5, khiến ít nhất một công dân Trung Quốc thiệt