Bản Tin – 4/11/2017
Báo Tiếng Dân
Tin trong nước
Biển Đông và quan hệ Việt – Trung
Trang GDVN có bài thứ ba của TS Trần Công Trục, phản bác GS Trung Quốc, Phó Côn Thành trên BBC: Lệnh cấm đánh cá trong Biển Đông nhằm vào ai và để làm gì? Mời xem lại: bài 1: Về lời khích Việt Nam trưng “bằng chứng lịch sử chủ quyền” để Trung Quốc xem và bài 2: Giáo sư Trung Quốc định “bẫy” giới nghiên cứu Việt Nam?
RFI có bài phân tích tình hình Biển Đông: Trung Quốc lại sắp làm Biển Đông dậy sóng. Reuters cảnh báo trong một bài viết ngày 31/10/2017: “Trong một thời gian ngắn sắp tới đây, Bắc Kinh sẽ hung hăng khẳng định trở lại chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông”.
Lý do vì sao các quan chức ngoại giao Trung Quốc sang VN ngay trước hội nghị APEC, chắc chắn là để thuyết phục nước chủ nhà Việt Nam, không đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận trong hội nghị APEC. Và họ đã đạt được mục đích: Trung Quốc: Biển Đông không nằm trong nghị trình APEC.
VOA đưa tin: “Vấn đề Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp giữa các lãnh đạo tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam, và cũng không nằm trong các cuộc thảo luận xung quanh cuộc họp thượng định này, Tân Hoa Xã dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông khẳng định hôm thứ Sáu (3/11)“.
Reuters có bài: Trung Quốc nói, đã đạt được thỏa thuận kiểm soát tranh chấp Biển Đông với Việt Nam. Tại một buổi họp báo, ông Trần Hiểu Đông, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, cho biết, lãnh đạo hai nước Việt – Trung đã có những cuộc thảo luận “sâu sắc, thẳng thắn” về các vấn đề trên biển.
Ông Trần nói: “Họ đã đạt được một sự đồng thuận quan trọng. Hai bên sẽ giữ vững nguyên tắc tham vấn và đối thoại thân thiện để cùng nhau quản lý và kiểm soát các tranh chấp trên biển và bảo vệ bức tranh lớn hơn về phát triển quan hệ Trung-Việt Nam và ổn định ở Biển Đông“. Vẫn chưa rõ sự đồng thuận đó là gì. Cũng không thấy báo “lề phải” đưa tin này.
VOA có bài: Trung Quốc muốn Mỹ ‘không gây rắc rối’ biển Đông trước chuyến đi của Trump. Dẫn nguồn từ Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trịnh Trạch Quang nói: “Vấn đề biển Nam Trung Hoa không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ, với tư cách là một quốc gia bên ngoài, có thể ‘làm nở thêm hoa và ít gai hơn’ – giúp đỡ chứ không phải là gây thêm rắc rối”. Theo ông Trịnh, “thực chất của cuộc tranh chấp trên biển Đông là sự lấn chiếm bất hợp pháp của một số nước trên một số hòn đảo và rạn san hô”.
Báo Tàu thì bảo ta nói, báo ta thì bảo Tàu nói. Đài Tàu CRI đưa tin, ông Phạm Bình Minh phía VN nói rằng, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau Đại hội 19 đến Việt Nam là “đã thể hiện đầy đủ sự coi trọng cao độ của Trung Quốc đối với quan hệ Trung-Việt. Việt Nam trân trọng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, sẽ tiếp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với quy cách cao nhất…“.
Trước đó, báo VietNamNet đưa tin, ông Vương Nghị nói rằng, ông Tập Cận Bình chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên để thăm sau đại hội 19, là thể hiện việc TQ “coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam“. Thôi thì ai nói cũng được, người dân VN thừa biết rằng lãnh đạo hai nước coi trọng mối quan hệ này, còn người dân thì xem “Cái tình hữu nghị Việt – Trung/ Vừa bền, vừa chặt như dây thun cột quần!”
Mời đọc thêm: Biển Đông: Trung Quốc thông báo đạt được một thỏa thuận với Việt Nam (RFI). – Trung Quốc nói đạt thỏa thuận kiểm soát tranh chấp Biển Đông với Việt Nam (RFA). – ‘Quan hệ Việt-Trung ổn định là góp phần giữ gìn hòa bình khu vực’ (TTXVN). – Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung (VTV). Tin Biển Đông: Trung Quốc có phương án “không cần đánh cũng thắng Mỹ” (Infonet). – Vì sao Việt Nam trở thành ‘thiên đường’ mới của giới đầu tư bất động sản Trung Quốc? (NQL). – Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Đức(SGGP).
Hội nghị APEC 2017
Zing có bài: Lãnh đạo 21 nền kinh tế sẽ trao đổi gì tại hội nghị APEC? Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, “các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC sẽ thảo luận và thông qua những kết quả hợp tác lớn đạt được trong suốt cả năm, và định hướng cho hợp tác của Diễn đàn trong những năm tiếp theo“.
Báo Nghệ An có clipz: Chi tiết 21 nguyên thủ tham dự Hội nghị APEC 2017:
Video Player
00:00
01:37
VOA đưa tin: Cuộc gặp Putin-Trump có thể diễn ra tại Đà Nẵng. Tổng thống Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News hôm thứ Năm: “Chúng tôi có thể có một cuộc gặp với ông Putin. Và một lần nữa, ông Putin rất quan trọng bởi họ có thể giúp chúng ta trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Họ có thể giúp chúng ta trong vấn đề Syria. Chúng ta có thể đàm phán với họ về vấn đề Ukraine”.
RFI có bài: Đồng minh châu Á chờ tín hiệu trấn an của Donald Trump. Các nước châu Á đang chờ đợi chiến lược châu Á của Donald Trump trong chuyến Á du này: “Các quốc gia đồng minh cốt lõi trong khu vực chờ xem chủ nhân Nhà Trắng có hành động hay tuyên bố nào xác quyết lập trường truyền thống ‘cột trụ an ninh’ ở châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Triều Tiên công khai thách thức và Trung Quốc cũng không còn che giấu tham vọng bá quyền”.
RFI nói về mục tiêu chuyến thăm Trung Quốc của TT Mỹ: Bắc Triều Tiên và kinh tế: 2 đích chính chuyến đi châu Á của Trump. Bài viết nhận định: Về Bắc Hàn: “Đó là chính sách hoàn toàn không rõ ràng của chính quyền Mỹ đối với Bắc Triều Tiên, kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Trong lúc khẳng định cần có một giải pháp ngoại giao trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ liên tục có những phát biểu khiến người ta nghĩ rằng Hoa Kỳ chỉ có một giải pháp duy nhất là can thiệp quân sự”.
Về vấn đề kinh tế thì thiếu chuẩn bị, như lo ngại của chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ tại Trung Quốc, ông William Zarif: “Thông thường trước một chuyến đi quan trọng như thế này, hai bên phải có một loạt các cuộc gặp cấp cao, tuy nhiên điều này không xảy ra”.
Mời đọc thêm: Trump-APEC: Điểm nhấn và kỳ vọng (VOA). – Tổng thống Trump đem gì đến châu Á? (BBC). – Thăm châu Á và chiến lược của Tổng thống Donald Trump (TN). – EVN: Sẵn sàng các phương án phục vụ APEC 2017 (PLTP). – Người dân Đà Nẵng mong được gặp ông Donald Trump (TT). – Chuyên cơ đầu tiên đáp xuống Đà Nẵng dự Tuần lễ APEC (PLTP). – APEC 2017 nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam (SGGP). – Nhật Bản hy vọng cứu được TPP trước hội nghị APEC (TC GTVT).
Nhân quyền ở Việt Nam
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW kêu gọi Việt Nam: Hãy phóng thích tất cả các tù nhân chính trị. Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói: “Trong những lúc chụp hình chung hay ký kết hợp đồng thương mại với các lãnh đạo của nhà nước Việt Nam độc đảng, các quan chức nước ngoài tới Việt Nam dự APEC đừng nhắm mắt làm ngơ với hơn 100 tù nhân chính trị đang bị chính những nhân vật lãnh đạo Việt Nam đó giam giữ sau song sắt. Ngay trong lúc Việt Nam đang thể hiện vai trò một nước chủ nhà thân thiện khi tiếp đón các phái đoàn quốc tế, nhà cầm quyền nước này lại gia tăng đàn áp bất cứ cá nhân nào có can đảm lên tiếng ủng hộ dân chủ và nhân quyền”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng có bài: Hãy trả tự do cho tù nhân chính trị ở Việt Nam! HRW kêu gọi: “Các nhà tài trợ và đối tác quốc tế cần gây sức ép để chấm dứt tình trạng đàn áp một cách có hệ thống nhằm vào những người lên tiếng phê phán ôn hòa. Hãy sát cánh cùng chúng tôi kêu gọi phóng thích ngay lập tức tất cả những người đang bị giam, giữ vì thực thi các quyền con người của mình một cách ôn hòa“.
Facebooker Phạm Thanh Nghiên có bài: Nhà thơ Trần Đức Thạch bị bắt? Bà Nghiên cho biết, sáng 3/11/2017, Công an Nghệ An đã bắt nhà thơ, cựu TNLT Trần Đức Thạch và đưa đi đâu không rõ.
Được biết, cựu TNLT Trần Đức Thạch từng tham gia quân đội Bắc Việt và chứng kiến nhiều sự thật “khủng khiếp” về “tội ác” của quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc, được ông kể lại qua tác phẩm “Hố chôn người ám ảnh”. Năm 2008, ông Thạch bị bắt và kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN”, cùng với ông Vũ Văn Hùng và ông Phạm Văn Trội.
Nhà thơ Trần Đức Thạch cho biết: Ông đã trở về nhà an toàn. Ông đính chính là ông không bị “bắt cóc”, bởi theo ông, công an bắt ông lúc nào cũng được. Tuy nhiên ông đang rất đau và mệt. Công an cũng thông báo cho ông biết là họ đủ hồ sơ để bắt ông theo điều 79 BLHS.
Facebooker Nguyễn Chí Tuyến có clip nói về sinh viên Phan Kim Khánh, luật An ninh mạng…
VOA đưa tin: Thủ tướng Canada sẽ nêu nhân quyền khi gặp ‘tứ trụ’ Việt Nam, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Thủ tướng Trudeau nói trong thông cáo ra hôm 2/11 rằng: “Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam được dựa trên những kết nối giữa 2 dân tộc và đã phát triển mạnh trong 40 năm qua. Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền”.
Mời đọc thêm: HRW: Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ hơn 100 tù chính trị (VOA). – Việt Nam: HRW kêu gọi Hà Nội trả tự do tất cả tù nhân chính trị (RFI). – Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả tù chính trị (RFA). – Chống lại sự đàn áp (FB Phạm Đoan Trang). – Là Bạn của nhau (FB Mạc Văn Trang). – Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm? (BBC).
Ủng hộ quân đội cầm quyền?
VOA có bài: Pew: 70% người Việt Nam ủng hộ quân đội cầm quyền. Một khảo sát mới của Pew, Trung tâm nghiên cứu quốc tế, trong số 38 quốc gia tham gia khảo sát, cho biết, 70% người Việt Nam tham gia cuộc khảo sát “ủng hộ chế độ do quân đội lãnh đạo“.
Theo nhận định của TS Phạm Chí Dũng, nhà quan sát chính trị, thời sự Việt Nam, trên thực tế số người dân Việt Nam ủng hộ ý tưởng quân đội cầm quyền là rất ít. Ông Dũng nói: “Họ chỉ đa số là có thiện cảm với quân đội, chẳng qua là do truyền thống quân đội. Theo họ, thứ nhất là vì quân đội có hình ảnh tương đối gắn bó với nhân dân. ‘Quân với dân như cá với nước’, đó là truyền thống trước đây, trong quá khứ. Thứ hai, trong mắt họ, dù sao quân đội cũng sạch sẽ hơn công an, ít tham nhũng hơn công an”.
Dự thảo luật An ninh mạng: Tư duy cách mạng 4 số 0
Dự thảo luật An ninh mạng được Bộ công an trình QH khóa 14 xem xét, đang gây bất bình trong dư luận. Mặc dù điều 5 có nêu: Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật…, nhưng rất nhiều điều trong dự thảo đang đi ngược với tiêu chí này. Ví dụ như mục 1, điều 9, có nêu: “Xử lý thông tin kích động tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự trên không gian mạng”.
Đặc biệt, khoản 5, điều 39, quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải … đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“. Điều này không những vi phạm cam kết quốc tế mà còn có nguy cơ bị Bộ Công an “ăn cắp” bản quyền công nghệ hay ý tưởng của người dùng.
Trang VTC có bài: Facebook, Google có ‘bỏ’ Việt Nam vì quy định đặt máy chủ?Ông Nguyễn Hồng Văn, Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin, cho rằng, quy định này là cần thiết nếu xét từ góc độ an ninh mạng quốc gia. Ông Văn nói:
“Điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân, vị trí, thói quen của người dân Việt Nam bị thu thập phục vụ mục đích của kẻ xấu thông qua các dịch vụ nêu trên, trong khi chúng ta chẳng hay biết và cũng không quản lý được gì? Giả sử chẳng may có một cuộc chiến tranh mạng tấn công Việt Nam từ những sơ hở nêu trên, hậu quả là khôn lường vì chúng ta không nắm được tình hình. Do vậy, theo tôi, quy định này là cần thiết để cơ quan quản lý kiểm soát các dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam. Nó là nền tảng để Nhà nước có thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc đảm bảo an ninh mạng quốc gia“.
Đúng là tầm nhìn của ông Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin, không quá khỏi ngọn cỏ. Thế máy chủ của Google, Facebook đặt ở Việt Nam thì “kẻ xấu” sẽ không thu thập được thông tin cá nhân của người sử dụng? Máy chủ đặt ở VN sẽ không có chiến tranh mạng hay có chiến tranh mạng nhưng không xảy ra hậu quả?
Những nước khác trên thế giới, nếu họ cũng lo sợ như VN, rồi họ cũng làm như VN là đuổi hết các công ty kia về nước, chắc chắn sẽ không có toàn cầu hóa, mà nước nào sẽ rút về làm ăn ở nước đó. Đuổi Google, Facebook, tức là VN đang đuổi các công ty nước ngoài ra khỏi VN. Một mặt, lãnh đạo VN tự hào về các hội nghị quốc tế, như “APEC 2017 nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam”, mặc khác, lại có dự thảo kéo VN trở về thời ngu muội, tăm tối.
Facebooker Trần Song Hào viết: “Điều này chứng tỏ các nhà soạn Luật chẳng biết gì về công nghệ số (IT) và điện toán ĐÁM MÂY (giao thức xử lý và truyền tải dữ liệu thông tin). Internet, mạng xã hội, tài nguyên tìm kiếm,… đang đưa các nước từng biệt lập và ngươi dân đến hiểu biết và thay đổi nhận thức, từ lịch sử đến khoa học. Việc xâm hại an ninh quốc gia không thể đỗ lỗi cho Internet mà do cách quản lý của nhà nước. Luật muốn quản lý máy chủ đồng nghĩa với đảng muốn có CHI BỘ TRONG MÁY CHỦ!”
Facebooker Nguyễn Sơn có bài: Dự thảo luật an ninh mạng rất kỳ quái. Ông Sơn viết: “Các công ty như Facebook, Twitter, Google… cung cấp dịch vụ ra toàn cầu và không phải chỗ nào cũng cần đặt máy chủ. Chắc chắn các ‘ông lớn’ này sẽ không đời nào chấp nhận điều mục này. Và có khi những ông ‘bạn’ rất gần như Weibo, Baidu, Tencent sẽ sẵn sàng nhảy vào. Văn bản này còn rất nhiều điều cần mổ xẻ vì nếu nó được thông qua thì đảm bảo Việt Nam sẽ sắp sánh vai với… Triều Tiên về mức độ tự do ngôn luận“.
Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Đó là thứ tư duy cộng sản man rợ, mông muội của những năm đầu thế kỷ 20. Miệng hô hào kêu gọi cách mạng 4.0 nhưng tay thò kéo cắt cáp internet, đó là sự kéo dài tính man rợ“.
Nhà báo Võ Văn Tạo bình luận: “VN từng bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển quý giá như 1977 quay lưng với sáng kiến của Tổng thống Gerald Ford muốn bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ, đầu thập niên 1990 lo ngại đưa internet vào VN, nửa cuối thập niên 1990 trì hoãn Hiệp định TM Việt – Mỹ… nay Dự luật An ninh mạng (đòi các nhà cung cấp dịch vụ mạng đặt máy chủ tại VN) lại tiếp tục tư duy lỗi thời, xuẩn ngốc ấy trong kỷ nguyên 4.0, trái cam kết quốc tế của VN, xa lạ thông lệ quốc tế, khác nào tự ghè chân mình?”
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng: “Ngày ấy sẽ không xa! Học viện KHXH sẽ đóng cửa; chủ nhân các biệt phủ sẽ ăn ngon ngủ yên; các quan anh sẽ tha hồ có bồ nhí; các trạm BOT sẽ có mặt khắp hang cùng hẽm cụt; lãnh đạo sẽ tha hồ cho trái đâm ra từ rễ cây; đày tớ sẽ thoải mái đá xô chậu, chặn xe đám cưới thu tiền NTM; giấy triệu tập số thứ tự sẽ mang 6 con số 0…”
Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết: “Chỉ cần 1 năm vắng bóng Facebook và Google sẽ thấy đất nước này lạc hậu so với thế giới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Những ai cố tình gây khó để Facebook, Google buộc phải ra đi, sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc và nhân loại. Chỉ những kẻ óc đậu phụ mới không nhận ra điều này“.
Nhà bào Huy Đức có bài: Luật chống lại loài người. Tác giả cho rằng: “Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google… thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam“.
Tác giả viết tiếp: “Báo chí cần công bố tên tuổi những người chấp bút đạo luật này. Báo chí cũng cần công bố tên tuổi những người đã phát ngôn, sẽ biểu quyết ủng hộ đạo luật này. Đừng nghĩ đơn giản những việc quý vị đang làm chỉ ‘gật’ theo quán tính như trước giờ. Quý vị đang có một cơ hội cho thấy, quyết tâm của quý vị là bảo vệ hay chống lại thế giới văn minh; là xếp Việt Nam ở thứ hạng nào trên bản đồ của thế giới“.
LS Lê Văn Luân viết: “Luật pháp ban hành ngày càng tệ và có xu hướng đi ngược lại tiến trình phát triển văn minh của nhân loại. Chẳng lẽ thiên đường là có thật? Thế giới thì vẫn ngày càng tiến lên, còn chúng ta chết vì sự ngu dốt của chính chúng ta mà thôi“.
Mời đọc thêm: Facebook, Google có ‘bỏ’ Việt Nam vì quy định đặt máy chủ? — Google và Facebook đặt máy chủ ở đâu không quan trọng (TT). – Google, Facebook không dễ “rút” khỏi Việt Nam (LĐ). – Dự thảo an ninh mạng có vấn đề(FB Cu Làng Cát). – Coi chừng hết cách bán vé máy bay! (FB LHN). – LẤY SỨC ĐÂU MÀ CẤM (FB NQA). – Man rợ (FB NT). – Thấy gì khi Facebook, Google có thể rút khỏi Việt! (FB NTT).
Cục trưởng … trời ơi
Báo VTC có bài, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng An toàn Thông tin: ‘Tôi không dùng Facebook, Viber, Zalo, Youtube vì mấy thứ này rất đau đầu và mất thời gian’. Ông Hải cho biết: “Cá nhân tôi không dùng Facebook, Viber, Zalo, Youtube vì mấy thứ này rất đau đầu và mất thời gian. Tôi thường nói vui với bạn bè là dùng mấy thứ này suốt ngày cứ phải vào xem có ai chọc ngoáy, có ai chửi mình hay không, rất nhức đầu. Mỗi người comment một tí thành ra phiền toái”.
Trước đây thì không biết, nhưng sau phát biểu này thì chắc chắn là ông sẽ bị chửi cho muối mặt. Một vị cục trưởng về an toàn thông tin mà không tham gia mạng xã hội, “sợ đau đầu” thì làm sao biết được thông tin trên mạng xã hội hoạt động ra sao, thế giới người ta văn minh thế nào… chỉ nghe “quân sư quạt mo” báo cáo láo rồi ngồi đó chỉ đạo tầm bậy ư? Hay ông cũng là người tham gia soạn thảo luật An ninh mạng “chống lại loài người” ở trên?
LS Lê Văn Luân viết: “Đừng bế quan toả cảng vì ‘tôi thấy phiền toái lắm’ nếu dùng mạng xã hội, như ông ta lấy lý do để bảo vệ cho những điều luật kỳ quái đang nằm trong dự thảo Luật An ninh mạng sắp được bàn thảo để thông qua trong kỳ họp quốc hội tới đây“.
Đặc khu kinh tế
Báo VnExpress, có bài: Đặc khu kinh tế, cuộc đợi chờ 20 năm. Về mô hình chính quyền đặc khu: “Một phương án là vẫn giữ nguyên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như hiện nay. Một phương án, là thiết chế Trưởng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, không có HĐND và UBND – trưởng đặc khu sẽ được thủ tướng bổ nhiệm, và có quyền quyết định tổ chức toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế xã hội trên địa bàn. Phương án ‘trưởng đặc khu’ mà Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất trong dự thảo luật sẽ trao tới 126 thẩm quyền cho vị này – trong đó có tới 77 thẩm quyền vốn thuộc về thủ tướng“.
Cũng VnExpress, có bài: Ông Võ Trí Thành: Làm đặc khu để ‘thử nghiệm thể chế hay kiếm tiền‘? Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, dự luật về đặc khu hiện “vẫn khá ôm đồm và chưa phân định rõ đặc khu sẽ là nơi thử nghiệm thể chế hay kiếm tiền thông qua phát triển du lịch, casino… Vì thế chính sách và những ưu tiên đưa ra tại dự luật chưa rõ, chưa hẳn vượt trội“.
Báo Người Lao Động có bài: Ưu đãi vượt trội cho đặc khu. “Hiện không phải đặc khu nào trên thế giới cũng cho phép được tự do lưu hành đồng USD trong đặc khu bên cạnh đồng nội tệ, song Việt Nam đang nghiên cứu hướng mở đối với quy định này. Nếu cần thiết sẽ lập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đặc khu và cho phép được lưu hành USD bên cạnh VNĐ“.
Báo SGGP có bài: Trưởng đặc khu không thể đứng trên pháp luật! Về quyền miễn trừ với Trưởng đặc khu, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng: “Nếu cho miễn trừ lại thành ra đặt người đó lên trên luật pháp, dẫn đến độc đoán, chủ quan. Nhưng chính vì thế mà trong Luật về đặc khu, chúng ta phải cân nhắc, quy định đầy đủ, kín kẽ để mô hình này phát huy hết thế mạnh, tạo ra hiệu quả kinh tế – xã hội mong muốn“.
Mời đọc thêm: Chủ nhiệm UBKT: ‘Đặc khu’ xin cơ chế chứ không xin tiền (PLTP). – Phát triển kinh tế tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt: Luật phải có tính vượt trội, đột phá (LĐ). – Đặc khu kinh tế không có chỗ cho bất cứ cổ hủ, lạc hậu nào(DT). – Nhiều kỳ vọng về các đặc khu kinh tế trong tương lai (VOH). – Đặc khu kinh tế chỉ thành công khi người dân, nhà đầu tư cùng lợi (TBKD). – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế: Tạo cơ chế cho đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh).
Luật BHXH cũng vi hiến?
LS Trần Vũ Hải có bài: Những bất công, khuất tất khi thực hiện Luật bảo hiểm xã hội. Ông Hải cho biết: “Luật BHXH quy định tính lương hưu của người làm tư nhân trên cơ sở trung bình lương đóng BHXH trong cả quá trình đóng, còn khu vực Nhà nước trên cơ sở trung bình lương 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Quy định bất công này tất gây rất nhiều hệ luỵ cho ngân sách, đất nước, cộng thêm việc thực hiện ‘có nhiều vấn đề’.”
Ông Hải cũng khẳng định: “Luật bảo hiểm xã hội vi hiến! Các luật sư, nhà hoạt động xã hội hãy lên tiếng ngay. Không thể chấp nhận phận làm tôi tớ! Với cách tính này, rõ ràng người làm Nhà nước được lợi, còn người làm khu vực Tư nhân quá thiệt thòi!”
Mời đọc thêm: Kiến nghị Quốc hội sửa cách tính lương hưu cho lao động nữ (ND). – Đề nghị tạm ngưng điều chỉnh lương hưu đối với nữ (TT). – Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? (CT Luật TQ). Công chức lương 5 triệu mỗi tháng nhận lương hưu bao nhiêu? (Zing).
Vụ đại tá Võ Đình Thường
Báo Pháp luật VN có bài: Đồng Nai: Điều chuyển công tác Thượng tá Võ Đình Thường. Bài báo cho biết, sáng 3/11, Ban Giám Đốc công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định “điều chuyển công tác” Thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng CSGT (PC67) Công an tỉnh Đồng Nai “về nhận nhiệm vụ mới: Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) công an tỉnh Đồng Nai”. Hy vọng công an Đồng Nai lần này cũng làm “đúng quy trình“.
Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Bọn chủ nô phong kiến tư bản thực dân đế quốc phát xít Bin Laden IS, tất cả chúng bay gộp lại cũng không mưu mẹo trắng trợn, coi thường sự hiểu biết của dân bằng chúng ông nhé. Chúng ông cứ làm thế đấy, làm gì được nhau“.
Mời đọc thêm: Đồng Nai điều chuyển công tác Thượng tá Võ Đình Thường (PLTP). – Điều chuyển Thượng tá Võ Đình Thường làm Phó PC64 (NLĐ). – Điều chuyển công tác Phó phòng CSGT, Thượng tá Võ Đình Thường (DT). – Luân chuyển công tác Phó phòng CSGT Đồng Nai ký giấy mời tài xế (TP). – Đồng Nai: Điều chuyển công tác Thượng tá Võ Đình Thường (VNN).
Cập nhật tin Đồng Tâm
Một ngày sau phát biểu của ông Dương Trung Quốc tại QH: ‘Vụ Đồng Tâm là lòng tin chứ không chỉ là vụ án hình sự’, BBC có bài: Dân Đồng Tâm đồng tình với ĐB Dương Trung Quốc. Cụ Lê Đình Kình nói: “Trước giờ ông ấy vẫn luôn giữ phẩm chất vì dân, cho rằng phải cần tiếp xúc với dân gần dân. Bài phát biểu đã được người dân cả nước và người dân Đồng Tâm lắng nghe và rất hài lòng…”
Cụ Kình cũng cho biết thêm, bốn hôm trước, chính quyền đã cho mời cụ lên Công an để hỏi về việc: “Tại sao lại nói ông Chung dối lên lừa dưới?”, “Sao lại nói ông Chung phản bội?”, “Tại sao nói ông Chung cướp đất của dân giao cho Viettel?”, “Tại sao lại dùng từ ‘đổ máu’?”. Cụ kình đã trả lời rằng: cụ và người dân Đồng Tâm phản đối kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội, và việc khởi tố người dân Đồng Tâm sau khi ký “giấy cam kết” không truy tố người dân hôm 22/4 là hành vi “phản bội” của ông Nguyễn Đức Chung.
Vụ VN Pharma
Báo PLTP có bài: Vụ VN Pharma: Phải xử tội buôn bán hàng giả… Ông Phạm Công Hùng, cựu thẩm phán TAND Tối cao cho biết: “Ngoài sự giống nhau về các dấu hiệu: chủ thể, chủ quan, hành vi ở mặt khách quan và khách thể xâm phạm là ‘chế độ kinh tế’ của hai tội danh trên thì tội ‘buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh’ còn xâm phạm thêm một khách thể nữa là ‘tính mạng, sức khỏe của công dân’. Dấu hiệu này là yếu tố khác biệt để định tội các bị cáo, buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh…”
Luật sư Nguyễn Văn Hồng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, “hành vi đã diễn ra của các bị cáo đều thu hút và hướng tới việc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, yếu tố buôn bán trái phép qua biên giới (trong tội buôn lậu) chỉ là một khâu trong chuỗi hành vi khách quan nhằm phục vụ cho mục đích cuối cùng là tiêu thụ thuốc giả ra thị trường nhằm thu lợi nhuận”.
Mời đọc thêm: Vụ VN Pharma: Thuốc giả vẫn phải xử tội buôn lậu? (PLTP). – VN Pharma, trơn lu bạch tuộc (TT). – Vụ VN Pharma: Chuyên gia luật khẳng định phải xử tội buôn bán hàng giả (VTC).
Vụ biệt phủ Yên Bái
Báo VTC có bài: Thanh tra Chính phủ thừa nhận không thể xử lý được khối tài sản ‘khủng’ của ông Phạm Sỹ Quý. Về câu hỏi “theo quy định pháp luật hiện chưa có quy định nào để truy suất nguồn gốc tài sản của vợ, con ông Phạm Sỹ Quý, điều này có đúng hay không“, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng TTCP cho biết, “trong quy định pháp luật về lĩnh vực này còn có nhiều tồn tại”.
Theo ông Lam: “Về nguồn gốc tài sản, không chỉ riêng vụ việc ông Phạm Sỹ Quý mà trong các vụ việc khác, các văn bản quy định pháp luật khác có điều chỉnh liên quan tới tài sản của công dân, cá nhân, trong đó có cán bộ công chức, viên chức, đây đúng là vấn đề còn nhiều tồn tại” và rằng, “để khắc phục thì tới đây khi sửa Luật phòng chống tham nhũng sẽ có những điều chỉnh để hoàn thiện luật này”. Các “đồng chí” cho vợ, con đứng tên tài sản vẫn kê cao gối mà ngủ.
Mời đọc thêm: Thanh tra Chính phủ thừa nhận không thể xử lý được khối tài sản ‘khủng’ của ông Phạm Sỹ Quý (VTC). – Từ vụ ông Phạm Sỹ Quý: Chỉnh luật để truy nguồn gốc tài sản (NLĐ). – Vụ kê “gian” tài sản của ông Phạm Sỹ Quý: Cách nào truy nguồn gốc tài sản? (DT). – Sẽ kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của Yên Bái (VNN). – Hình thức xử lý với ông Phạm Sỹ Quý có “giơ cao đánh khẽ”?(Infonet). – Hết tháng 11, Yên Bái thực hiện xong kết luận thanh tra vụ ông Phạm Sỹ Qúy (TP). – Yên Bái sẽ báo cáo xử lý ông Phạm Sỹ Quý vào 30/11 (GDVN).
Lại nhận chìm chất thải
Báo Tuổi Trẻ có bài: Cấp phép nhận chìm 62.000 mét khối vật, chất xuống biển Quảng Ngãi. Bài báo viết, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa đồng ý để Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc “được phép nhận chìm 62.000m3 vật, chất xuống vùng biển xã Tịnh Khê, Quảng Ngãi“.
Được biết, khu vực biển được chọn để nhận chìm chất thải nói trên rộng khoảng 5ha, sâu hơn 24m. Thời gian kết thúc cấp phép nhận chìm đến hết tháng 3/2018. Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Ngãi là đơn vị thẩm định phương án nhận chìm khối lượng nói trên, trước khi UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý cấp giấy phép.
Báo Một Thế Giới có bài: Quảng Ngãi hỏa tốc dừng việc nhận chìm 62.000 m3 bùn thải xuống biển. Sáng 3/11, ông Đặng Văn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chúng tôi sẽ cầu thị chứ không làm bằng mọi giá. Sau khi có phản ánh trên báo là bờ biển Mỹ Khê đẹp thế mà nhận chìm bùn thải ở chỗ đó thì tôi thấy hơi phân vân nên giao Sở TN-MT kiểm tra, nếu không phù hợp thì dừng lại và kiếm chỗ khác đổ”.
Báo NLĐ có bài: Không nhận bùn thải xuống biển bằng mọi giá (NLĐ). ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, cho biết: “Đây là vấn đề nhạy cảm nên chúng tôi đang làm trên tinh thần hết sức thận trọng. Việc nạo vét luồng lạch cho tàu ra vào cảng Quy Nhơn là rất cần thiết để phát triển kinh tế địa phương nhưng không vì thế mà làm bằng mọi giá để đánh đổi môi trường bị ô nhiễm”
Trước đó, hôm 31/10, tỉnh Bình Định cho biết sẽ xem xét để cấp phép nhận chìm 439,000 khối chất thải xuống biển Quy Nhơn. Mời đọc thêm: Dừng nhận chìm bùn, thải xuống biển Quảng Ngãi (TT).
Trong nước hết rừng, ra nước ngoài phá tiếp
RFA đưa tin: Việt Nam tiếp tục nhập gỗ lậu từ Campuchia. Dẫn nguồn từ tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường ‘Rừng Gọi’ cho biết, “trong chín tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập một lượng gỗ từ Campuchia trị giá 179 triệu đô la Mỹ”.
Thư của mẹ ông McCain gửi TT Mỹ
Một bà mẹ yêu nước: Thư mẹ ông McCain gửi TT Mỹ khi con trai bị bắt làm tù binh VN. VOA dẫn nguồn từ ABC, cho biết, một lá thư của mẹ Thượng nghị sĩ John McCain, bà Roberta McCain, hiện đã 105 tuổi, gửi cho Tổng thống Lyndon B. Johnson chỉ vài ngày sau khi máy bay của ông McCain bị bắn hạ ở Hà Nội.
Bức thư có đoạn: “Thưa ngài Tổng thống yêu quý, là bậc cha mẹ của đứa con trai đã bị bắn hạ [máy bay] ở Hà Nội vào tuần trước và giờ đây là một tù binh chiến tranh, tôi tự hỏi liệu ngài có muốn biết rằng cả chồng và tôi đều 100% hậu thuẫn ngài và chính sách của ngài tại Việt Nam?”
Còn đây là chồng thư của người thân trong gia đình ông John McCain, gửi cho ông gần 50 năm trước, bây giờ ông đã nhận được:
Tin quốc tế
Vụ bê bối Trump – Nga
Báo Người Việt có bài: Gần 50% dân Mỹ tin TT Trump ‘có tội’ trong vụ Nga xen vào bầu cử. Dẫn nguồn từ kết quả thăm dò của Washington Post và ABC News, công bố hôm thứ Năm, cho thấy, “49% người Mỹ nghĩ rằng ông Trump có thể có hành động bất hợp pháp. Trong khi 30% chỉ nghi ngờ, và 19% nghĩ rằng chứng cớ đã quá rõ”.
Liên quan vụ Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, VOA đưa tin: WSJ: Mỹ định danh 6 quan chức Nga tấn công tin tặc DNC. Báo Wall Street Journal cho biết, “Bộ Tư pháp Mỹ đã thu thập đủ bằng chứng để buộc tội 6 thành viên của chính phủ Nga trong vụ tấn công tin tặc nhắm vào những máy tính của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc (DNC) trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016”.
Chính trường Mỹ
Dẫn nguồn từ cuộc phỏng vấn trên đài Fox News, của bà Laura Ingraham phỏng vấn ông Trump, VOA cho biết: Trump nói không chắc Tillerson sẽ tiếp tục làm ngoại trưởng Mỹ. Khi được hỏi về chính sách ngoại giao, ông Trump nói: “Người quan trọng đối với tôi là tôi. Tôi là người duy nhất có tiếng nói quyết định bởi vì, chính sách sẽ là như vậy khi nói tới chuyện này”.
Tân chủ tịch FED: Trump bổ nhiệm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang mới. VOA đưa tin, “Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm một cựu quản lý đầu tư có chủ trương ôn hòa, Jerome Powell, làm chủ tịch mới của Ban quản trị Cục Dự trữ Liên bang, là ngân hàng trung ương của Mỹ”.
Công bố dự luật thuế mới: Phe Cộng hòa ra mắt dự luật cắt giảm thuế, nhưng khó khăn chờ đón. VOA cho biết, các dân biểu Cộng hòa ở Hạ viện vừa công bố dự luật thuế, “có thể là cuộc cải tổ lớn nhất đối với hệ thống thuế của Mỹ kể từ những năm 1980, kêu gọi cắt giảm thuế doanh nghiệp xuống mức 20 phần trăm từ mức 35 phần trăm, cắt giảm thuế suất đối với các cá nhân và gia đình và chấm dứt một số khoản miễn thuế cho các công ty và các cá nhân”.
Cuba phản bác Mỹ trong vụ tấn công âm thanh: Ngoại trưởng Cuba: Mỹ dối trá trong vụ tấn công âm thanh. VOA dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Cuba trong một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington, ông Bruno Rodriguez nói: “Tôi nói là không có vụ tấn công nào xảy ra. Không có hành động cố ý nào. Không có sự kiện rõ rệt nào xảy ra. Nếu chính phủ Hoa Kỳ có ý kiến trái ngược, tôi đề nghị họ đưa ra bằng cớ”.
Thêm tin về nước Mỹ: Tài khoản Twitter của Trump bị vô hiệu hóa trong 11 phút — ISIS: Tên khủng bố bằng xe tải ở New York là chiến binh IS — Trump khởi hành chuyến công du Châu Á dài nhất trong nhiều năm qua (VOA). – Mỹ: Nghị sĩ Cộng Hòa trình bày dự thảo cải cách thuế của TT Trump (RFI).
Tin châu Á
RFI đưa tin: Không quân Mỹ-Nhật-Hàn tập trận trước lúc TT Trump đến châu Á. Thông báo của Không quân Mỹ ngày 02/11/2017 cho biết: “Hai oanh tạc cơ B-1B Lancer đến từ căn cứ Andersen trên đảo Guam cùng với các chiến đấu cơ của Nhật Bản và Hàn Quốc tập trận trên không phận ngoài khơi phía nam Hoàng Hải”.
Liên quan khủng hoảng Rohingya, RFI có bài: LHQ: Miến Điện phải trao quốc tịch cho người Rohingya. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, ông Filippo Grandi, ngày 02/11/2017, nhấn mạnh : “Không thể để những người này mãi không có quốc tịch vì tình trạng này còn khiến họ bị phân biệt và lạm dụng, như từng xảy ra trong quá khứ”.
Tin về trại tị nạn bị đóng cửa ở Úc: LHQ kêu gọi Úc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn ở Papua New Guinea. RFI cho biết, hôm 02/11/2017, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi chính quyền Úc giải quyết tình trạng nhân đạo khẩn cấp tại trại tị nạn đặt trên đảo Manus, Papua New Guinea.
Ông Ben Lomai, một trong những luật sư của những người xin tị nạn, cho biết: “Điện đã bị cắt, nước cũng vậy, những người tị nạn không còn được chăm sóc y tế nữa… Tất cả các dự án của chúng tôi nhằm thuyết phục chính quyền Úc đều thất bại. Mọi đề nghị của chúng tôi không được lắng nghe nữa, bởi vì chính quyền Úc cho rằng chính sách không tiếp nhận người tị nạn tới bờ biển Úc là đúng, cho dù điều này đi ngược lại các quyền của con người”.
Vì thương mà giết con: Thương xót bao trùm bà mẹ Trung Quốc giết con. BBC kể về bà Huang, 83 tuổi, đã giết đứa con trai tàn tật vì sợ sau khi bà qua đời sẽ không có ai chăm sóc cho con bà. Cộng đồng mạng Trung Quốc dậy sóng về tin này. Theo Liên đoàn Người Khuyết tật Trung Quốc, có khoảng 2,7 triệu người khuyết tật ở Trung Quốc, nhưng các dịch vụ chỉ có thể đến với khoảng 204.000 người khuyết tật.
Mời đọc thêm tin châu Á: Ông Trump cảnh báo Nhật có thể ra tay đối với Bắc Hàn –– Máy bay ném bom của Mỹ diễn tập (RFA). – Máy bay ném bom Mỹ diễn tập tại Hàn quốc (VOA). – Bốn nghi phạm Bắc Hàn trong vụ ám sát ở Malaysia vẫn còn bí ẩn –– Mỹ xem xét đưa Bắc Hàn vào lại danh sách bảo trợ khủng bố –– Myanmar phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ –– LHQ kêu gọi chấm dứt tình trạng vô quốc tịch (RFA).
Châu Âu, Trung Đông
RFI đưa tin: Tây Ban Nha: Tám cựu bộ trưởng Catalunya bị tạm giam. Ông Andreu Van Den Eynde, luật sư của các bộ trưởng Catalunya bị cáo buộc ly khai, nhận định: “Quyết định tạm giam các thân chủ của tôi hoàn toàn không có lý do và quá mức. Chúng tôi cho rằng không có tội ly khai, không có tội nổi loạn, cho dù Viện Công Tố tìm cách khẳng định các điều này”.
RFI đưa tin: Quân đội Syria tái chiếm toàn bộ thành phố Deir Ezzor. Phóng viên RFI cho biết: “Việc tái chiếm thành phố Deir Ezzor mà Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria đánh giá là một bước tiến chiến lược, sẽ cho phép quân đội chính phủ điều chuyển hàng ngàn binh sĩ hướng về Al Boukamal, thành trì cuối cùng của quân thánh chiến tại Syria”.
RFI có bài: Syria: Quân đội Nga cáo buộc Washington phạm “tội ác chiến tranh”, “do lỗi của Hoa Kỳ đã cho triển khai một khu căn cứ quân sự tại vùng At-Tanf, nằm ở biên giới Jordani-Syria, làm hàng chục ngàn người tị nạn Syria đã không thể nhận được cứu trợ nhân đạo”. – Canada chế tài 30 quan chức Nga về cái chết của luật sư Magnitsky(VOA).