Bản tin ngày 13/10/201
Báo Tiếng Dân
Tin trong nước
Tin Biển Đông
Vụ bắn chết hai ngư dân Phan Ngọc Liêm và Lê Văn Reo, báo Lao Động đưa tin: Việt Nam yêu cầu Philippines xin lỗi, bồi thường vụ bắn chết ngư dân. Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn BNG VN, nói: “Chúng tôi yêu cầu Philippines phải khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm, sớm thông báo với phía Việt Nam kết quả chính thức. Philippines phải có hình thức xin lỗi phù hợp và bồi thường thiệt hại về tính mạng và tài sản của các ngư dân. Quan điểm của Việt Nam là phải đối xử nhân đạo với các ngư dân, không đe dọa và sử dụng vũ lực với các ngư dân”.
Phản ứng trước vụ chiến hạm Mỹ đến Hoàng Sa, VN nói tự do giao thông ở Biển Đông, theo VOA. Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: “Với tư cách là quốc gia có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của mình, theo đó, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
VOV đưa tin: Trung Quốc điều tàu và máy bay đòi đuổi tàu Mỹ ở Biển Đông. Bài báo cho biết, Trung Quốc đã điều một tàu hộ vệ có tên lửa dẫn đường, hai máy bay tiêm kích và một máy bay trực thăng ra biển để xua đuổi một tàu USS Chafee của Mỹ ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mời đọc thêm: Tàu Mỹ gần Hoàng Sa: Trung Quốc phản ứng mạnh trước một thách thức nhẹ (RFI). – Việt Nam phản ứng trước việc tàu khu trục Mỹ tuần tra ở Biển Đông (NLĐ). – Việt Nam yêu cầu Philippines sớm làm rõ vụ bắn chết hai ngư dân(VNE). – Không xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép (Phú Yên).
Lũ lụt kinh hoàng
Báo Lao Động có bài: Sốc: 102 người mất mạng vì mưa lũ lịch sử. Có lẽ báo Lao Động nhầm, số người chết và mất tích là 80 người, vì “trong đó có 38 người bị chết, 42 người bị mất tích, 22 người bị thương.”
Báo VnExpress có bài: 18 người bị chôn vùi khi đang ngủ ở Hòa Bình. Sáng 12/10, bờ suối xóm Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc, Hòa Bình bị sạc lở, kéo 7 nhà dân xuống suối làm ít nhất 4 ngôi nhà bị vùi lấp cùng 18 người. Lực lượng cứu hộ kịp thời cứu được 3 người sống sót. Đến gần 9h sáng 12/10, báo Tuổi Trẻ cho biết đã tìm được 9 thi thể trong số 18 người bị vùi lấp tại Hòa Bình.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả lũ: Quy trình vận hành ngược? GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cũ, nói: “Có phải quy trình vận hành bậc thang đó ngược không? Bởi, khi xả, thông thường là thượng lưu phải xả trước, hạ du – hồ Hòa Bình phải tích. Đằng này, lại làm ngược lại. Như vậy, việc vận hành điện ở đây chưa thực sự thống nhất giữa hồ trên và hồ dưới, điều độ chưa hợp lý”.
Báo Soha dẫn lời ông Đặng Trần Công, Chánh Văn phòng Công ty thủy điện Hòa Bình cho biết, việc mở cửa xả lũ là “đúng quy trình”. Ông Công nói: “Tôi có theo dõi ý kiến của chuyên gia về thủy lợi nhưng có thể do chuyên gia nghỉ lâu và chưa tiếp cận với quy trình nên phát ngôn chưa chuẩn. Chúng tôi khẳng định, việc thủy điện Hòa Bình phải mở cả 8 cửa xả đáy là hoàn toàn đúng với quy trình đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành chứ không phải ngược quy trình“.
Clip Thủy điện Hòa Bình xả lũ:
Nhà báo Nguyễn Tiến Tường viết: Dân lại chết sai quy trình. Tác giả viết: “Và mỗi khi mực nước trở thành sự đe doạ, họ không ngại ngần xổ những biển nước ấy xuống đầu dân. Mà cũng có cách nào khác đâu. Nhân dân đã bị bỏ rơi ngay từ đầu. Khi những hồ thủy điện xuất hiện dày đặc vận hành ‘đúng quy trình’, xả nước đúng quy trình. Không thấy quan gia nào thiệt hại đúng quy trình. Chỉ có nhân dân, nhân dân trơ trọi chết sai quy trình! Quy trình là gì mà chỉ sau một đêm ruộng vườn trắng toát? Gia súc gia cầm lềnh bềnh trên con nước tênh tươm. Là người với người âm dương ly biệt. Tại sao chỉ có người Việt được tận hưởng quy trình ấy?”
Facebooker Trần Bình Định, cho biết: “Nếu vỡ đập thuỷ điện Hoà Bình thì toàn bộ 6 tỉnh đồng bằng Bắc bộ ven sông Hồng sẽ bị cuốn trôi ra biển chỉ trong một ngày. Và thủ đô Hà Nội sẽ ngập dưới 30 mét nước tính từ chỗ cao nhất của nhà ga Hàng Cỏ. Hiện dung tích thủy điện Hòa Bình vào khoảng 9 tỷ m3 nước, ít hơn thủy điện Sơn La đạt khoảng hơn 11 tỷ m3”.
Nhà báo Mai Quốc Ấn có bài: Lũ ở trong lòng. Tác giả nói về những cơn lũ mang tên phá rừng, đầu tư thủy điện, quy trình xả lũ… “Nhưng tất cả những điều ấy sẽ không xuất hiện nếu không có những ‘cơn lũ’ cấp giấy phép hợp thức hóa phá rừng! Và những ‘cơn lũ’ vừa nêu tạo ra những cơn lũ khác: Cơn lũ di dân, cơn lũ (nghĩa đen) hàng năm, cơn lũ các đoàn cứu trợ, cơn lũ chi phí y tế và các gánh nặng xã hội, an ninh trật tự và quốc phòng,.v.v.. Nguồn lực đất nước vì thế mà suy yếu”.
Facebooker Ngô Nguyệt Hữu có bài: Trong cơn mưa lũ! Tác giả đặt câu hỏi: “Tự bao giờ một quốc gia sợ hãi những cơn mưa? Có phải tự khi những cánh rừng ngã rạp trước lòng tham, những hồ thủy điện hiện hữu vô tội vạ trước những cái bắt tay bí mật, từ những khoảng xanh trong thành phố bị chặt hạ, những kênh rạch bị thu hẹp, những toà cao ốc lừng lững và hãnh tiến nối đuôi nhau… Tự bao giờ người dân oằn mình với sự thoái hoá biến chất của cán bộ lãnh đạo, giờ lại bỏ mình trước những biến chuyển của thiên nhiên, của thời tiết“.
BBC đưa tin: Thanh Hóa: Bí thư phường ‘thay quần áo ba lần’. Khi được hỏi, bà Nguyễn Thị Tâm, Bí thư Đảng phường Đông Thọ, nói: “… Đi vào vùng nước ngập đến ngang bụng ở đường Thành Thái, một anh cán bộ trong phường thấy chúng tôi mặc váy lại đi vào vùng nước sâu nên bảo đứng lên bè để kéo đi cho tiện. Chúng tôi cũng chỉ đứng lên đi một đoạn rồi cùng xuống lội bộ. Từ sáng đến giờ tôi thay ba bộ quần áo rồi. Không kịp về nhà, tôi phải đi mượn hàng xóm để mặc”.
Báo Lao Động có video độc quyền: Khủng khiếp ngôi nhà từ từ… biến mất trong dòng nước xiết ở Sơn La:
Video Player
00:00
02:41
Hòa Bình: Vụ sạt lở kinh hoàng ở Hoà Bình: “Tiếng động lớn như mìn nổ vang trời” (Soha). – Vụ sạt lở nghiêm trọng ở Hòa Bình: Thi thể thứ 9 được đưa ra khỏi nơi vùi lấp (LĐ). – Bữa cơm cuối cùng của trưởng xóm bị vùi lấp khi giúp dân sơ tán (VNN). – Nước mắt trong vùng lũ dữ (PN News). – Huyện Đà Bắc, Hòa Bình thiệt hại lớn sau mưa lũ (NĐT). – Hình ảnh huyện rốn lũ ở Hòa Bình bị tàn phá, cô lập hoàn toàn (DT). – Thủy điện Hòa Bình xả lũ, Hà Nam ra công điện khẩn(NNVN). – Tiết lộ thời điểm quyết định giải nguy cho thủy điện Hòa Bình xả lũ(DV).
Thanh Hóa: Trại lợn gần 4000 con bị xóa sổ sau ngập lụt (NNVN). – Đàn lợn gần 4.000 con chết trong dòng nước lũ (Zing). – Thanh Hóa: gần 8.000 con heo bị chết do lũ (TT). – Thanh Hóa: Nước dâng ngập nóc nhà, người dân cõng nhau chạy lũ trong đêm (Soha). – Người dân Thanh Hóa trắng đêm chạy lũ (TN). – Lũ lụt, vỡ đê ở Thanh Hóa: Ném cả máy múc hàng trăm triệu xuống hàn đê, cứu dân (VTC). – Thanh Hóa: Quốc lộ 1A ngập sâu, ngàn phương tiện tê liệt (VNN). – Lũ ống ở Thanh Hoá vùi lấp một gia đình 3 người (VNE). – Hạ lưu ngập lụt, hồ Cửa Đạt tại Thanh Hoá ngừng xả lũ (SGGP).
Yên Bái: Lũ ống kinh hoàng ở Nghĩa Lộ: “Khi cầu sập, một cụ già với tay cầu cứu nhưng bất thành” (LĐ). – Ám ảnh tiếng kêu cứu của cháu bé giữa dòng nước lũ(DT). – Bàng hoàng chứng kiến cả nhà hàng xóm bị lũ cuốn trôi (TT). – Ghi ở tâm lũ Yên Bái: Người dân không dám ngủ vì sợ lũ mới ập về (DV). – Lũ dữ tàn phá miền tây Yên Bái: 15 người chết và mất tích (TP). – Bí thư Yên Bái: Đây là trận mưa lũ lịch sử thứ 2 trong năm tại tỉnh gây thiệt hại nặng nề (Soha). – Người dân vùng lũ Yên Bái: “Lũ nhiều nhưng có bao giờ như thế này đâu, lũ ác quá” (VTV). – PV TTXVN bị lũ cuốn: “Tôi mới đi được hơn chục bước chân thì cầu sập, anh Dư bị rơi xuống” (Soha). – Chưa tìm thấy phóng viên TTXVN bị lũ cuốn mất tích ở Yên Bái (GT). – Yên Bái ngừng mưa, nước lũ vẫn tiếp tục chảy xiết (TN).
Các địa phương khác: Lũ lịch sử sau 32 năm, Ninh Bình sơ tán gấp 200.000 dân(DV). – Lũ lụt: Thủ tướng VN thăm Ninh Bình (BBC). – Thủ tướng khen Ninh Bình trắng đêm canh từng cm lũ, sáng suốt chưa xả tràn (DT). – Thêm một người đàn ông ở Nghệ An bị lũ cuốn (TT). – Số người chết do lũ ở Nghệ An đã tăng lên 9 người (VOV). – Hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả lũ, nhiều xã ở Hà Tĩnh vẫn bị cô lập (TT). – Mưa lũ ở Sơn La khiến 8 người thiệt mạng và mất tích (VTV). – Sơn La: Lũ vẫn chia cắt, cô lập huyện Phù Yên (TT). – Lũ quét ở Sơn La: Chưa dừng lại ở con số 11 người chết và mất tích (PLDS).
Mời đọc thêm: Hà Nội: Vỡ đê ở Chương Mỹ, hàng trăm héc ta hoa màu bị nhấn chìm dưới biển nước (Infonet). – Bác thông tin vỡ đê tại huyện Chương Mỹ – Hà Nội (DT). – Lũ vượt báo động 3, dự báo có thể vượt lũ lịch sử 30-40 năm trước(TTXVN). – Áp thấp nhiệt đới áp sát biển Đông, khả năng thành bão (TP). – Những ngày tới nếu có bão, tình huống sẽ cực kỳ nguy hiểm (giadinh.net).
Nhân quyền ở Việt Nam
Báo Thanh Niên có bài: Để nghi phạm treo cổ tự tử tại cơ quan điều tra là hết sức nghiêm trọng. Ngày 11/10, ông Huỳnh Cầm, Phó giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết: Căn cứ vào kết quả khám nghiệm pháp y cùng những chứng cứ tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định nghi phạm Nguyễn Hồng Đê tử vong vào ngày 8/7 tại Công an TP. Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận là “do treo cổ tự tử“.
Ông Cầm cũng cho biết, việc bố trí nghi phạm ngồi một mình, không có cán bộ công an giám sát, để nghi phạm “treo cổ tự tử” là “hết sức nghiêm trọng“. Tuy nhiên, Công an ở đây chỉ tiến hành kiểm điểm, nói là sẽ “làm rõ trách nhiệm từng chiến sĩ, cán bộ liên quan đến sự việc“.
RFA có bài: Hội Cờ Đỏ tại Việt Nam: “Hồng Vệ Binh” của thời đại internet. Hội Cờ Đỏ gồm các dư luận viên, “trở thành lực lượng được chính quyền sử dụng để trấn áp những tiếng nói của người dân vì xã hội công bằng và tốt đẹp hơn“. Hồi tháng 9, những người trong nhóm này đã mang theo súng ngắn, roi điện, bình xịt hơi cay đến Giáo xứ Thọ Hòa, Đồng Nai, đe dọa “trừng phạt” Linh mục Nguyễn Duy Tân.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Civil Rights Defender kêu gọi trả tự do cho nữ tù chính trị Blogger Mẹ Nấm, theo RFA. Civil Rights Defender cho rằng “biện pháp bắt bỏ tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của chính quyền Việt Nam là vì động cơ chính trị”.
Mời đọc thêm: Tổ chức kiểm điểm vụ dùng áo treo cổ tại phòng hỏi cung (PLTP).
Hội nghị TƯ 6 và công cuộc đốt lò của ông Trọng
VOA có bài của Blogger Lê Anh Hùng: Vòng luẩn quẩn hay tầm nhìn của ngài Tổng Bí thư? Hội nghị TƯ 6 được biết với chủ đề “tinh gọn bộ máy” được ông Trọng và các ủy viên TƯ họp bàn mà chưa thấy tín hiệu khả quan nào. Dư luận hoài nghi bới chủ trương này đã được hô hào từ rất lâu rồi, nhưng đến khi ông Trọng làm TBT, dễ nhận thấy nhất là việc ông “đẻ” ra Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương.
Việc đẻ ra hai ban này làm nhân sự của mỗi ban tăng thêm hàng trăm người. Ngoài ra, các ban nội chính tại các địa phương, nhân sự mỗi ban “xấp xỉ 30 người; ở cấp huyện thì bộ phận giúp việc về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng cũng được thành lập tại các huyện/thành/thị uỷ. Các ban kinh tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đang được xúc tiến thành lập”.
Báo Tiền Phong có bài: Xử lý cán bộ: Trước đánh từ vai, giờ đánh trên đầu nhiều hơn. Nhưng lại bảo, đấu tranh để đoàn kết chứ không phải “đập cho người ta không ngóc đầu dậy được”. Thế nên, không lạ khi giờ đây “củi” quá nhiều mà lò thì quá tải.
Cũng xin nhắc lại ông Trọng và các ủy viên Trung ương, các cử tri đòi hỏi các ông phải vào cuộc vụ biệt phủ Yên Bái và vụ bổ nhiệm Hotgirl Thanh Hóa, rằng: “Đừng để những vụ việc như vụ bổ nhiệm thần tốc nữ trưởng phòng ở Thanh Hóa, như vụ ‘biệt phủ’ Yên Bái nữa, không ai chấp nhận được. Rõ như ban ngày mà đến nay vẫn không làm ra được, không rõ nguyên nhân vì sao”. Hỏi hai vụ này là làm khó ông Trọng rồi.
Báo Một Thế Giới có bài: Làm người tử tế: Dễ mà khó! Cái này cần học hỏi anh 3X mới biết. Còn BBC hỏi ‘Đã nhúng chàm liệu còn rửa được không?‘ Có thể không rửa được, nhưng cũng không sao, hỏi ông Đinh La Thăng là biết liền. Nếu bảo ông Thăng là “củi tươi” cũng được, nhưng ông ấy đâu có bị vào lò mà cháy?
Ông Trọng bảo: ‘Người bị kỷ luật cảm ơn vì đã kỷ luật họ’, nhưng người nào vậy? Còn muốn “giữ ổn định để phát triển, tăng cường đoàn kết”, thì xin ông đừng kêu gọi “thống nhất nhân dân với Đảng là một”.
Báo GDVN có bài: Miễn nhiệm Tổng Thanh tra Chính phủ là chuyện hết sức bình thường! Có thể, vì đó là chuyện của đảng. Chỉ không bình thường khi bổ nhiệm thôi.
Blog VOA có bài của tác giả Lê Anh Hùng: Kết thúc hội nghị ‘Đốt Lò’. Tác giả kết luận, “những ai càng kỳ vọng thì sẽ càng cảm thấy hụt hẫng với kết quả mà Hội nghị Trung ương 6 đạt được. Còn những ai tỉnh táo, hiểu biết thì không có gì quá bất ngờ, đơn giản là với họ ‘đảng ta’ xưa nay lúc nào cũng vậy, dù bối cảnh và nguyên nhân có thể khác nhau. Suy cho cùng, vận mệnh đất nước nằm trong tay mỗi người Việt Nam chúng ta, cho dù dĩ nhiên gánh nặng trách nhiệm luôn đặt trên vai những tinh hoa của giống nòi“.
Mời đọc thêm: Cuộc thanh lọc bộ máy của hệ thống chính trị bắt đầu (PLVN). – Việt Nam quyết đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị — Kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh ‘vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn’ (VOA). – Lãnh đạo mới của Đà Nẵng, người làm vừa lòng mọi người (RFA). – Thường vụ Quốc hội họp ngay sau Hội nghị TW6(RFA). – Tổng bí thư: ‘Lòng dân ủng hộ, phải làm tiếp, không dừng lại’ (Zing). – Cử tri tiếp xúc Tổng bí thư: Dân mừng vì “củi tươi cũng cháy” (GT).
Giấu đầu lòi đuôi
Báo Lao Động có bài: “Nhân dân mong Đảng, Nhà nước bắt những kẻ bòn rút của dân hàng nghìn tỷ đồng phải trả lại”. Ngày 12/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Tây Hồ, Hà Nội. Tại đây, vẫn là cử tri quen thuộcđã cho biết: “nhân dân hoan nghênh quyết tâm của Đảng về đánh tham nhũng từ việc bắt được Trịnh Xuân Thanh, tuyên án Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm đến việc Hội nghị trung ương 6 khóa XII vừa qua kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh. Dân nhìn thấy Đảng khoẻ mạnh hơn, người đứng đầu của Đảng đã châm lên ngọn lửa cho lò bốc cháy.”
Ông đảng trưởng cần cho người bắt cử tri này ngay, tội “xâm phạm an ninh quốc gia” vì tiết lộ đảng đã bắt ông Trịnh Xuân Thanh, không phải ông Thanh đầu thú như truyền thông của đảng và nhà nước đưa tin.
Cũng hồi tháng 5/2017, vẫn là các cử tri này có nhắc ông Trọng, liệu có bắt được ông Trịnh Xuân Thanh hay không, và việc xử lý kỷ luật ông Đinh La Thăng bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã tương xứng chưa? Trịnh Xuân Thanh thì đã bị bắt, còn ông Thăng và hot girl Quỳnh Anh thì ông không đả động gì.
Coi thường dân đến bao giờ?
Báo Lao Động có bài: Chỉ 9% bộ ngành tiếp dân, làm sao dân không khiếu kiện? Có luật, nhưng “đầy tớ” vẫn coi thường, không thèm đoái hoài đến “ông chủ”. Có tới 20/22 bộ ngành không công bố lịch tiếp dân, chiếm 91%. Báo Lao Động dẫn chứng, “ở những quốc gia tiến bộ và phát triển như Singapore, các quốc gia Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ…, các kênh tiếp nhận thông tin từ người dân không chỉ phụ thuộc vào kênh truyền thống là tiếp trực tiếp tại văn phòng, mà còn thông qua website, các công cụ nhắn tin và gọi điện OTT miễn phí trên internet, mạng xã hội.v.v...”
Bài báo kết luận: “Những ‘người đầy tớ của nhân dân” không chịu lắng nghe thông tin, ý kiến phản ánh từ người dân thì làm sao để biết những rào cản, các ách tắc phải xử lí để phục vụ người dân tốt hơn và ở gần dân hơn?”
Cũng báo Lao Động, có bài: Không tặng quà, không chiêu đãi sẽ tiết kiệm cả đống tiền. “Cả nước có hơn 200 ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, các tổ chức thuộc T.Ư và địa phương… Mỗi một lễ kỷ niệm mời khách khắp nơi từ Trung ương đến địa phương, quan chức đi máy bay, ở khách sạn sang, tiệc tùng chiêu đãi, quà cáp, phong bì đủ loại. Tiền đó lấy đâu ra, lại cũng móc từ hầu bao nhà nước. Nước nghèo là phải“.
Chuyện cư dân mạng khen ngợi văn hoá Nhật vụ một cây xăng Nhật đầu tiên mở ở Việt Nam, Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà có bài: Biết người dân muốn gì, nhưng có bao giờ nhà cầm quyền lắng nghe? Cô Ngà viết:
“Người Việt mình, cốt cách người Việt mình, tâm hồn dân tộc mình đâu có tệ. Chúng ta khen văn hoá Nhật, thái độ thật thà của họ, cung cách tôn trọng khách hàng của họ với sự ngưỡng vọng, mà chúng ta có nhận ra chúng ta đã mất cái gì chăng? Làm sao để phục dựng? Tôi cũng nhận ra qua việc khen cửa hàng xăng của người Nhật, người dân mình đang tỏ rõ thái độ cho nhà cầm quyền biết người dân muốn gì. Và cái sự muốn của người dân có bao giờ được chính phủ của độc đảng lắng nghe? Chưa hề“.
Thủ khoa nuôi heo và chuyện bằng cấp
Báo Lao Động có bài: Từ chuyện Thủ khoa thất nghiệp: “Lỗ hổng” lớn trong đào tạo đại học. Không phải lỗi tại cô Bùi Thị Hà, không phải lỗi tại lãnh đạo tỉnh Hà Giang không chịu nhận người, cũng không phải tại các trường sư phạm mở ra quá nhiều, mà lỗi tại cái ông đẻ ra … biên chế. Cha mẹ mất bao tiền đầu tư cho con cái ăn học, ra trường “nó” không thèm nhận, dù có tài giỏi cách mấy. Biên chế có giới hạn, nếu không phải anh em thân thuộc hoặc có tiền chạy, thì đành … ở nhà nuôi heo!
Báo Tiền Phong Có bài: Thủ khoa sư phạm thất nghiệp, lỗi tại ai? GS Đinh Quang Báo, cựu hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng: “Trước mắt, em thủ khoa ấy có thể làm nhiều việc để kiếm sống. Nhưng cuối cùng vẫn là không làm đúng nghề. Mục tiêu của đào tạo sư phạm không phải là để đi nuôi lợn. Đừng đặt mục tiêu đào tạo sư phạm ra rồi để cho sinh viên phải đi nuôi lợn hay làm cái khác”.
Mời đọc thêm: Nhìn khác vụ thủ khoa nuôi lợn: ”Cô gái này quá nhát” (ĐV). – “Thủ khoa hãy thôi ảo tưởng về mình” (VNN). – Thủ khoa đại học ở nhà chăn lợn: Mòn mỏi chờ biên chế đến bao giờ? (LĐ). – Thủ khoa đi chăn lợn và thực tế phũ phàng: học càng cao, sở hữu bằng giỏi – tỷ lệ thất nghiệp càng lớn (Tuyển CN). – Sự thụ động của những tấm bằng (DT). – Hiệu phó Đại học Hoa Sen: Nhà tuyển dụng rất ngại mướn người học siêu giỏi, vì người siêu giỏi hay sợ thất bại lắm! (Soha).
Thêm tin: Tấm bằng Mỹ đem lại gì ngoài khâu ‘cho oai’? (BBC). Tác giả viết: “Khi tuyển dụng lao động, người ta sẽ xem bảng điểm, phân tích lý lịch (resume hay CV ) và quan trọng nhất là phỏng vấn để đánh giá ứng viên. Không ai cần bạn nộp bằng và bạn chỉ có một dòng trong lý lịch để đề cập đến nó. Vai trò của tấm bằng chấm dứt ở đây. Liệu bạn có được tuyển dụng và thành công trong công việc phụ thuộc vào khả năng làm việc của bạn. Nói tóm lại, tấm bằng có vai trò rất hạn chế. Điều quan trọng là kiến thức và kỹ năng mà bạn tích cóp được cho mình trong quá trình học và khả năng ứng dụng chúng vào công việc của bạn“.
Hệ lụy làm ăn với Trung Quốc
Báo Dân Trí có bài: Nhà máy thép liên doanh với Trung Quốc thua lỗ ngàn tỷ do vay lãi cao, chậm tiến độ. Kết quả thanh tra Dự án khai thác quặng Mỏ sắt Quý Xa của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) do Tổng công ty thép Việt Nam (Vnsteel), Công ty Khoáng sản Lào Cai (Lamico) và Tập đoàn gang thép Côn Minh (KISC – Vân Nam, Trung Quốc) thực hiện, cho thấy, dự án liên doanh với Trung Quốc này “thua lỗ cả ngàn tỷ đồng do vay lãi cao, chậm tiến độ“.
Sau khi thành lập năm 2007, VTM đã phê duyệt hai dự án với tổng mức đầu tư ban đầu gần 175 triệu USD. Sau hơn hai năm, tổng mức đầu tư của 2 dự án được điều chỉnh tăng gần gấp đôi, lên 335,6 triệu USD. Nguyên nhân, do “trình độ quản lý, vận hành của đội ngũ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu làm chủ công nghệ” nên tính đến ngày 31/12/2016, tổng lỗ luỹ kế của VTM đã lên tới 1.096 tỷ đồng.
BBC có bài: Tiền chính phủ TQ tới Việt Nam bao nhiêu? Theo một nghiên cứu của hai trường ĐH ở Mỹ và Đức, cho biết, từ năm 2000-2013, Việt Nam nhận viện trợ và tài trợ hơn 4,3 tỉ đôla từ nguồn chính phủ Trung Quốc đầu tư cho 19 dự án ODA, 7 OOF và 9 OF. Con số này có thể không đầy đủ, vì các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Campuchia nhận tiền từ Trung Quốc rất nhiều so với Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, Lào nhận tới 12 tỉ USD từ Trung Quốc.
Mời đọc thêm: Sụp lún nghiêm trọng vỉa hè kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (LĐ). – Trung Quốc chi hơn 700 triệu USD mua gạo Việt Nam (VTC).
Chuyện Việt Nam rút lui khỏi cuộc đua vào UNESCO
VOA có bài: Tại sao Việt Nam rút khỏi cuộc đua giành chức lãnh đạo UNESCO? Tiến sĩ Dương Hồng Ân, thuộc Diễn đàn Việt Nam 21, ở Đức, cho rằng: “Nói về phương diện văn hóa, chúng tôi nghĩ là (Việt Nam) không có đủ khả năng nói chuyện văn hóa với các nước trên toàn thế giới. Tôi không bàn đến các nhân ông ứng cử viên mà tôi chỉ nói là chế độ Cộng sản hiện nay không có đủ tư cách, không có đủ khả năng nói chuyện về văn hóa đối với toàn cầu và thế giới”. Chắc do chỉ đạt có 5/58 phiếu bầu ở vòng 2, áp chót bảng, nên phải rút thôi.
Mời đọc thêm: Ứng cử viên Việt Nam rút khỏi cuộc đua Tổng Giám đốc UNESCO(TTXVN). – Việt Nam rút khỏi vòng tranh chức Tổng Giám đốc UNESCO (RFA).
Vụ xét xử Đoàn Thị Hương
Báo Lao Động có bài: Tích cực phối hợp chặt chẽ để bào chữa cho Đoàn Thị Hương. Tại cuộc họp báo chiều 12/10, khi được hỏi về phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương tại Malaysia, người phát ngôn BNG Lê Thị Thu Hằng cho biết, Bộ ngoại giao Việt Nam “đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ” với cơ quan chức năng trong nước, Đại sứ quán Việt Nam cũng như các luật sư tại Malaysia “để củng cố các lập luận, chứng cứ bào chữa cho Đoàn Thị Hương”.
Mời xem clip: “Hé lộ tình tiết mới trong vụ án Đoàn Thị Hương”:
Video Player
00:00
01:01
Mời đọc thêm: Việt Nam đang phối hợp để bào chữa cho Đoàn Thị Hương (Zing). – Tòa nêu danh 4 nghi phạm khác trong vụ ám sát Kim Jong-nam (RFA). – Chiếu lại đoạn băng Đoàn Thị Hương vỗ hai tay vào mặt ‘Kim Jong Nam’ (VNN). – Nghi phạm Triều Tiên “bôi chất độc lên tay Đoàn Thị Hương”? (NLĐ).
Tin quốc tế
Tin nước Mỹ
Ông Trump lại tiếp tục gây sự với báo chí: Cuộc khẩu chiến giữa Trump và báo chí leo thang, VOA đưa tin. Tổng thống Trump đề nghị đặt vấn đề về giấy phép hoạt động của đài NBC, khi ông viết trên Twitter: “Với những tin vịt từ NBC và các mạng lưới tin tức, tới lúc nào thì thích hợp để đặt vấn đề về giấy phép hoạt động của họ đây? Tệ hại cho quốc gia!”
Theo ông Gordon Smith, giám đốc điều hành Hiệp hội Phát thanh Phát hình Quốc gia nói rằng, “một giới chức chính phủ đe dọa thu hồi giấy phép hoạt động của truyền thông chỉ vì bất đồng quan điểm với tường trình của báo chí là hành động đi ngược lại các quyền cơ bản”. Cũng xin nói thêm, NBC là một trong 5 đài truyền hình lớn nhất ở Mỹ, gồm: ABC, NBC, CBS, CNN và Fox.
Báo Người Việt đưa tin: TT Trump ban hành sắc lệnh giảm chi phí bảo hiểm y tế. Tin cho biết: “Giới chức chính phủ Trump cho hay một trong những mục tiêu của sắc lệnh mới ký ban hành là tạo sự dễ dàng để cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ có thể mua bảo hiểm với giá rẻ hơn của các công ty xuyên bang”.
VOA đưa tin: Bộ An ninh Nội địa Mỹ sắp có lãnh đạo mới. Người được đề cử là “bà Kirstjen Nielsen, 45 tuổi, một chuyên gia về an ninh mạng, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh nội địa”. Cái ghế Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa đã bị bỏ trống kể từ ngày 31/7/2017, khi ông John Kelly đang ngồi ghế này đã được Trump đưa qua là Chánh Văn phòng Nhà Trắng, thay ông Reince Priebus.
VOA đưa tin: Nạn nhân vụ xả súng Las Vegas khởi kiện. Tin cho biết, cô Paige Gasper, 21 tuổi, là nạn nhân bị thương trong vụ xả súng ở Las Vegas, khởi kiện công ty điều hành khách sạn Mandalay Bay.
Về vụ Mỹ yêu cầu nhân viên ngoại giao Nga rời khỏi tòa lãnh sự ở San Franciscohồi cuối tháng 8, Moscow tố cáo Mỹ đánh cắp quốc kỳ Nga, VOA đưa tin.
Báo Dân Việt có bài: ‘Thâm cung bí sử’ chuyện công du của các Tổng thống Mỹ thời xưa. Trước khi chưa có chiếc chuyên cơ Air force One, các tổng thống Mỹ cũng được bảo vệ bằng những chiếc du thuyền với nhiều chức năng không kém và an ninh cho các chuyến công du của các tổng thống Mỹ luôn đặt lên hàng đầu.
Tin châu Âu
VOA đưa tin: Mỹ rút khỏi UNESCO: một mất mát lớn cho LHQ. Tổng giám đốc Irina Bokova bày tỏ sự thất vọng, nói: “Vào thời điểm các cuộc xung đột tiếp tục sâu xé các xã hội trên toàn thế giới, điều đáng tiếc là Hoa Kỳ lại rút khỏi cơ quan của LHQ cổ vũ cho giáo dục về hòa bình và bảo vệ nền văn hóa bị tấn công. Đây là một tổn thất lớn đối với gia đình LHQ. Đây là một sự mất mát đối với chủ nghĩa đa phương”.
Mời đọc thêm: Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO (RFI). – Hoa Kỳ dự tính ra khỏi UNESCO(RFA). – Mỹ sẽ rút khỏi UNESCO vì tổ chức này ‘kỳ thị Israel’ (NV). – Mỹ rút lui do Unesco ‘thành kiến với Israel’ (BBC).
VOA có bài về chiến lược chống cực đoan hóa ở Châu Âu hậu ISIS. Một bài tham khảo viết cho Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu tiến trình Cực đoan hóa và Bạo lực Chính trị của King’s College ở London, ông Winter lưu ý, “đối với IS, việc sản xuất các tài liệu tuyên truyền và phát tán thông tin có lúc được xem là quan trọng hơn cả chiến dịch quân sự thánh chiến”.
Thêm tin về châu Âu: Catalunya: Châu Âu ủng hộ chính phủ Tây Ban Nha (RFI). – Pháp: Tổng thống Macron hứa cải thiện thu nhập nông dân (RFI). – Nhà máy điện hạt nhân Pháp: Mối lo tấn công khủng bố (RFI). – Tòa án Ireland cho phép Apple xây trung tâm dữ liệu (VOA).
Trung Quốc
RFI có bài về cuộc chiến thương mại của Bắc Kinh: Châu Âu và Mỹ “thiếu hiểu biết” các quy định WTO . Ông Cao Phong (Gao Feng), phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc cho rằng, “khái niệm về quốc gia có nền kinh tế thị trường không tồn tại trong quy định của WTO và chỉ do vài nước thành viên áp dụng”.
Trung Quốc cảnh giác cán bộ về tôn giáo. RFI có bài: Trung Quốc: Cán bộ Đảng phải tránh xa tôn giáo và mê tín dị đoan. Trích từ Nhân Dân Nhật Báo: “Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ngay lập tức với chủ nghĩa vô thần. Mê tín dị đoan là tư tưởng ô nhiễm, một sự ru ngủ tinh thần không thể xem thường, cần phải bài trừ toàn bộ”.
Khi London yêu cầu Bắc Kinh phải giải thích lý do ngăn không cho công dân Anh vào đặc khu hành chánh Hong Kong, nơi từng thuộc nước Anh, TQ nói có quyền không cho nhà hoạt động Anh vào Hong Kong (RFA).
Tin châu Á
Về nền dân chủ sơ khai của Campuchia, VOA có bài: Nền dân chủ Campuchia lâm nguy? Bài viết có đoạn: “Giữa lúc đảng cầm quyền ở Campuchia chuẩn bị giải thể đảng đối lập chính và thông qua luật để trao số ghế đáng kể của khối đối lập cho một đảng thứ ba đầy tai tiếng vì tham nhũng, các quốc gia đã chi hàng tỷ đôla vào việc xây dựng nền dân chủ ở Xứ Chùa Tháp không có phản ứng gì ngoài những tuyên bố bày tỏ quan ngại”.
RFI đưa tin: Úc: Tin tặc đánh cắp nhiều dữ liệu về chiến đấu cơ F-35. Trong một cuộc họp báo, ông Mitchell Clarke, lãnh đạo Cơ quan chống tội phạm mạng ASD, cho biết “tổng cộng có khoảng 30 Gb dữ liệu nhạy cảm đã bị đánh cắp”.
RFI cho biết: Tổng thống Philippines đe dọa trục xuất các nhà ngoại giao châu Âuvới cáo buộc, “các chính phủ châu Âu âm mưu làm Manila bị trục xuất khỏi Liên Hiệp Quốc”, vì “châu Âu chỉ trích chính sách chống ma túy của Philippines”.
RFA đưa tin: Indonesia, Malaysia, Philippines tiến hành tuần tra trên không,“nhằm tăng cường công tác chống lại các tay súng Thánh chiến Hồi Giáo”.
Tình hình Bắc Hàn
VOA đưa tin: Triều Tiên có thể bắn tên lửa tầm ngắn tuần tới. Dẫn nguồn từ nhật báo Kinh doanh châu Á ở Seoul, cho biết, “hai quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ gần đây đã phát hiện khoảng 30 tên lửa Scud được đưa (từ) Hwangju, phía nam thủ đô Bình Nhưỡng đến một cơ sở bảo trì tên lửa ở thành phố bờ biển miền tây Nampo”. Tin cho biết thêm: “Các tên lửa tầm ngắn phóng từ Nampo có thể đánh được các mục tiêu như Đại Liên (cách hơn 520 km) hay Thanh Đảo (cách hơn 320 km) của Trung Quốc”.
VOA có bài: Chủ đầu tư Hàn Quốc phản đối Triều Tiên tự mở cửa lại KCN Kaesongvà “yêu cầu chính phủ ở Seoul điều tra tin nói Bình Nhưỡng tự mở cửa lại liên doanh này mà không có sự đồng ý của họ”.
Khủng hoảng Rohingya
RFI có bài: Lãnh đạo quân đội Miến Điện: Quốc tế ”thổi phồng” hồ sơ Rohingya. Tướng Min Aung Hlang, Tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện viết trên Facebook : “Nói rằng số người Bengali trốn sang Bangladesh rất lớn là phóng đại”.
Mời đọc thêm: Tướng Myanmar nói người Rohingya không phải dân bản xứ (RFA). – Đức Giáo Hoàng Francis sẽ nêu tình hình Rohingya khi thăm Miến Điện (NV).
Trung Đông
RFI có bài: Châu Âu nặn óc tìm phương cứu vãn hiệp định hạt nhân Iran. Một số nhà ngoại giao lo ngại, “việc không tôn trọng thỏa thuận đã ký sẽ khiến các nước khác không đàm phán với phương Tây nữa, vì có đàm phán thì kết quả vẫn không được tôn trọng”.
Trước lo ngại về việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran tiếp tục dọa Mỹ, “sẽ tấn công các lợi ích và mục tiêu Mỹ”. Hôm nay 12/10/2017 tổng thống Hoa Kỳ sẽ phát biểu về thỏa ước nguyên tử với Iran, theo RFI: Tổng thống Mỹ có thể không xác nhận Iran tôn trọng thỏa ước nguyên tử.
Thêm tin: Campuchia trục xuất tội phạm lừa đảo qua mạng (RFA).