Bán nước đi, mua lấy vinh hoa (P2)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bán nước đi, mua lấy vinh hoa (P2)
Bảo Giang (Danlambao) – Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt nam, ai cũng biết đất nước này đã trải qua hàng ngàn năm dưới sự thống trị của người phương bắc. Tuy nhiên, mỗi thời, một độ lại có những bậc anh hùng nổi lên để đánh đuổi ngoại xâm đem Độc Lập về cho Tổ quốc. Những thời oanh liệt ấy phải kể đến Nhị Trưng, Đức Lê Lợi, Đức Trần hưng Đạo hay Đức Quang Trung và gần đây là tinh thần Ngô đình Diệm. Bên cạnh những dấu tích oanh liệt ấy, sách sử Việt vẫn còn đậm nét, ghi lại tên tuổi của những kẻ phản loại đã toan tính, đem dâng đất nước này cho Tàu như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nay là Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng.
Bạn xem, những dòng Lịch sử như chứng tích vẫn còn đây. Một thời có những oanh liệt và rồi, một thời lại có những phản bội máu xương của dân tộc. Đến hôm nay, một câu hỏi như trong dầu sôi lửa bỏng trên mắt môi của mỗi người Việt Nam đang gởi, trao cho nhau là: Số phận con dân Việt Nam sẽ ra sao và về đâu, khi đất nước Việt Nam biến thành Tô giới, nhượng địa hay đặc khu kinh tế của Tàu theo kế hoạch của Việt cộng?
1. Có phải chuyện phải đến đã đến?
Trước tiên người Việt Nam đều hiểu và nhớ rằng, chuyện Việt cộng đem 3 phần đất của Việt Nam ra làm thí điểm “ đặc khu kinh tế” cho TC thuê bao trong 99 năm chỉ là chuyện mở đầu, thăm dò dư luận người dân trong toàn tập cộng đảng sẽ dâng Việt Nam cho Tàu theo Nghị hội Thành Đô năm 1990 mà thôi. Bởi lẽ, ai là người Việt Nam hẳn còn nhớ, người chủ trì phái đoàn của Việt cộng trong hội nghị ấy là Nguyễn văn Linh đã trả lời sau khi ký kết Hiệp Định là: “Tôi biết theo Trung cộng là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”. Với lời công bố này, người Việt Nam chắc hẳn đã tỏ tường khuôn mặt của những kẻ bán nước hại dân là ai, là tập thể nào rồi?
Dĩ nhiên, khi nghe được lời công bố của Linh, ai cũng biết là Việt Nam sẽ mất vào tay TC nếu như Việt Nam còn nằm trong tay Việt cộng. Nhưng không biết sẽ mất bằng cách nào. Nay, màn đã mở. Chuyện Việt cộng nhường đất cho Tàu đã được công khai hóa bằng tên gọi là những Tô giới, là đặc khu kinh tế. Khởi đầu với Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc theo thời hạn là 99 năm. Thời hạn này nhìn chung bằng 4 thế hệ của đời người. Hỏi xem, người Việt Nam sẽ được gì và mất gì sau bốn thế hệ? Hoặc gỉa, cán bộ Việt cộng và con cháu của chúng được những lợi ích nào khi đua nhau bán nước?
Trước hết, phải nóí ngay rằng người Việt Nam sẽ chẳng được gì, ngoại trừ việc lĩnh nhận phẩm hàm làm nô lệ. Tuy nhiên, về phía cán bộ Việt cộng lại khác. Chúng sẽ được làm thái thú cho Tàu, và con cái của chúng chỉ vài chục năm nữa là sẽ quên hẳn tiếng Việt theo chủ trương học tiếng Tàu của Trường Chinh và Phạm vũ Luận! Rồi từ loại ngôn ngữ nửa Tàu nửa Việt này, chúng còn gây thêm nhiều phiền toái cho người dân Việt Nam. Bạn bảo tôi suy diễn qúa nhiều ư? Không đâu, tôi e là câu chuyện của chúng chưa dừng lại ở đây! Bởi lẽ:
2. Định nghĩa của tô giới, nhượng địa, đặc khu. 
“Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý. Thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn” (wikipedia).
Với định nghĩa này. Ai cũng thấy Tô giới là phần đất bị nhượng hay bị chiếm giữ từ một một quốc gia mạnh hơn đã áp đặt lên trên một quốc gia yếu thế. Từ đây, bạn nhìn vào thực tế của hai nước là Trung cộng và Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt cộng bạn thấy thế nào? Thứ nhất, nếu không cùng chung một thực thể là cộng sản, và lãnh đạo cộng sản tại VN không phải là tập đoàn nô lệ, chuyện này không bao giờ xảy ra. Thứ hai, dẫu có chung cái gốc cộng sản, nhưng Hồ chí Minh có lý lịch rõ ràng, không bị nghi ngờ là có nguồn gốc phát xuất từ Tàu, có lẽ Việt cộng cũng không chìm sâu vào trong tư thế lệ thuộc với Tàu như hôm nay?
Thật vậy, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt nam, đất nưóc này đã trải qua hàng ngàn năm dưới sự thống trị của người phương bắc. Tuy nhiên, mỗi thời, một độ lại có những bậc anh hùng nổi lên để đánh duổi ngoại xâm đem Độc Lập về cho Tổ quốc. Những thời oanh liệt ấy phải kể đến Nhị Trưng, Đức Lê Lợi, Đức Trần hưng Đạo hay Đức Quang Trung… Và chỉ có những tên phản loại mới đem dâng đất nước này cho Tàu như Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống và nay là Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng mà thôi.
Chuyện là thế, nhưng khi đem so công trạng bán nước thì Trần ích tắc, Lê chiêu Thống chỉ là con đom đóm trước ánh đèn màu Hồ chí Minh mà thôi. Gọi là đèn màu vì Y có hơn một trăm cái tên, không biết cái nào giả, cái nào thật. Chỉ biết, tất cả đều quy chung về một đỉnh điểm: Tàn xát đồng bào Việt Nam và đem giang sơn này về cho Tàu cộng (Vụ mùa đấu tố và giao nạp Hoàng, Trường Sa cũng như các vùng đất biên giới cho Tàu là một bằng chứng). Từ đó, Y mở ra con đường và Việt cộng ngày nay bước theo một hướng về với Hội Nghị Thành Đô. Kết qủa, những vùng Tô giới, nhượng địa trên đất Việt bắt buộc phải được chúng mở ra.
Khi nói đến Tô giới, ai cũng biết nó còn để lại trong lòng chủng tộc Trung Hoa nỗi đau ngàn đời. Bởi vì, Tô giới đã hình thành và tạo nên một gánh nặng chính trị cho đất nước bị chia cắt. Chính Trung cộng là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm đau đớn về chuyện này. Chính dân của họ đã từng cay đắng, theo nhau mài mực từ trong đêm tối, rồi đay nghiến nhau khi phải chịu đựng sự áp đặt của ngoại nhân trong một thế kỷ. Một thế kỷ chết, thế kỷ ô nhục! Đó là trường hợp Nhà Thanh vì suy yếu, kiệt quệ tài năng cả về quân sự lẫn chính trị vào thế kỷ 19 mà phải chấp nhận các Tô giới ngay trên lãnh thổ Trung hoa.
Khi đó, TQ bị chèn ép, bị buộc phải ký nhiều hiệp ước với nhiều cường quốc châu Âu và Nhật Bản để nhượng cho họ nhiều phần đất, được gọi chung là các Tô giới để được sống qua ngày. Rõ ràng không có ánh sáng tương lai cho đất nước TH. Ngoại trừ Hông Kông là một điển hình may mắn! Nơi đây đã được nhượng lại cho Anh từ năm 1841–42 theo Hiệp ước Nam Kinh. Nhưng Anh Quốc không có ý định chiếm đóng, mà chỉ mượn đường để giao dịch.
Đó là bài học đắng cay của chính Trung cộng. Những tưởng con rồng, cháu tiên ở phương nam, qua bao thời đại anh hùng của tổ tiên, học được bài học xưa mà giữ gìn lấy phần đất của cha ông. Nào ngờ, một phút ra tang thương. Tập đoàn cộng phỉ Hồ chí Minh đã rước voi về dày mả tổ. Trước là mở chiến tranh, đấu tố tàn sát sinh linh nước Việt. Sau là ra tay hành nghề bán nước hại dân. Kết qủa, sau Hoàng Sa, Trường Sa là Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, biển Tục Lãm… vào tay Tầu cộng. Ấy là chưa kể đến rừng đầu nguồn, Bauxite tây nguyên rồi Formosa. Nay đến “ Đặc Khu, Tô Giới” Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc. Xem ra, tất cả những sang nhượng này đều tựa lưng, quy về cái gọi là Hiệp Ước Thành Đô 1990 do Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và Phạm văn Đồng ký kết. Hỏi xem, Việt Nam ngày mai còn lại gì nếu còn cộng sản?
Câu trả lời đây. Lúc trước ở ngoài bắc nhà nào có vài mẫu ruộng, vài dàn trâu cày là bị chúng lôi ra đấu tố, chém đầu vì cái tội “trí phú địa hào”. Và câu chuện này đến nay vẫn còn bị chèn ép như vụ Tòa Khâm Xứ rồi Tam Tòa, Dương Nội… và nay là Lái Thiêu. Trong khi đó, không có một tên cán bộ nào từ cấp xã phường thôi, chưa nói đến huyện nha mà không có hàng chục, hàng trăm lần tài sản nhiều hơn những trung nông, phú hộ năm xưa? Hỏi xem, ai sẽ sử chúng đúng theo luật đấu tố của chúng đây?
Đã tự chiếm lĩnh trên lề luật như thế, nhưng túi tham tàn lại không đáy. Vàng của dân không còn, đất của dân đã cạn, nên đất công, thành phố của Tổ Quốc trở thành của sở hữu để chúng đem bán tháo cho quân xâm lược phương bắc. Mà nhục nhã thay, khi đem bán chúng không bao giờ dám nhắc đến tên của đối tác mua là Trung cộng mà rón rén với cái tên “nước lạ”. Bạn hỏi tại sao ư? Rất có thể nơi đó là quê nhà của Hồ Chí Minh, cũng gọi là Hồ Quang, một tên thiếu tá trong lộ quân thứ 8 của Chu Đức, vì sợ húy nên chúng phải kiêng? Trong khi đó Hồ Chí Minh chính hiệu một người Hán làm gián điệp do Trung Cộng đào tạo. Trích từ “Tài liệu “tham khảo lịch sử” của đảng cộng sản Trung Quốc. Và chính Mao Trạch Đông đã khẳng định rằng: “Hồ Chí Minh lãnh tụ cách mạng Trung Quốc tại Việt Nam” (胡志明越南革命领袖中国).?(Huỳnh Tâm). Hoặc gỉa, tập thể CS ở Việt Nam hôm nay chỉ là một nhánh cộng sản của Tàu do Uông chung Lưu, Hoàng trung Hải chỉ đạo sau Hồ chí Minh. Nên chuyện biến Việt Nam thành Tô giới, phiên thuộc của Tàu chỉ là thời gian. Từ đó, hàng chữ “đặc khu kinh tế” chỉ là tấm vải thưa nhằm che mắt người dân Việt trong việc VC giao đất, nhượng địa cho TC theo thỏa thuận Thành Đô mà thôi.
Từ thế đứng này, nếu người Việt Nam bất phục, không muốn là tô giới của Tàu cộng thì chỉ có một cách duy nhất là đứng lên. Nắm lấy tay nhau. Chung lòng, chung sức bước theo Quang Trung. Một lần thay cho trăm, ngàn năm vì sông núi mà thôi. Ngoài ra không còn cách nào khác.
Bỡi lẽ, nếu tập đoàn Việt cộng còn tồn tại nơi đây thì đất đai, sông ngòi của Việt Nam không phải chỉ bị chia cắt mất ba vùng “ tô giới” như hôm nay. Trái lại, sẽ còn nhiều Tô giới khác mọc lên. Mọc lên cho đến khi hội nhập lại thành một phiên thuộc, theo Hiệp Ươc Thành Đô mà chúng đã tự nguyện xin dâng hiến, làm phụ thuộc để giữ lấy phần cơm canh từ khi Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng ký nhận vào năm 1990 mà thôi.
Trở lại chuyện Tô giới. Ai cũng biết, 99 năm thuê đất không thể làm nên cái gọi là đặc khu kinh tế. Nói cách khác, đó là vùng lệ thuộc, là tô giới, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân bá quyền áp đặt lên lân bang nô lệ. Từ định nghĩa này, Tô giới là phần đất bị sang nhượng, bị áp đặt, bị chiếm giữ, bị hoán chuyển, hoặc gỉa, bị ép chuyển thể từ một quốc gia yếu thế sang cho một quốc gia mạnh hơn. Đây là câu chuyện những tưởng chỉ có trong qúa khứ, thuộc về những thế kỷ trước. Có ai ngờ, nó lại diễn biến trên mảnh đất có tên là Việt Nam đang ở vào thời của thế kỷ 21 với hạng mục lãnh đạo thuộc hệ tam vô.
Mở đầu, ai cũng biết CS là một tập hợp của những tên tham tàn vô tổ quốc theo chính những quy luật của nó. Từ đó, chữ Nước, từ Quốc Gia, chúng coi nhẹ hơn là chữ đảng. Tại sao ư? Nước là địa sở thuộc về toàn dân. Đó là nơi sinh trưỏng nhiều đời, nhiều thế hệ của nhiều gia tộc, chung một nguồn gốc và cùng liên minh chung sống với nhau trong vùng lãnh thổ. Ở đó tất cả cùng chung sức phát triển, bảo vệ trọn vẹn cơ sở tư cũng như công đã được trao phó qua các thời đại.
Trong khi đó, CS lại chỉ ra một cách nhìn vô văn hóa khác v6è Tổ Quốc. Chúng tập hợp tất cả mọi thứ tài vật lực của con người cũng như nguồn tài sản của đất nước vào trong tay một tập hợp gọi là đảng. Từ đây, đảng CS là cái búa, cái mã tấu và sự vô văn hóa đã thay thế cho những lý lẽ, luân thường đạo lý làm người trong xã hội. Tựa vào bàn đạp này, Hồ chí Minh đã đạp đổ truyền thống nhân bản và đạo nghĩa làm người trong ngôi nhà Việt Nam bằng bức tranh vân cảu: Mở đấu trường để con đấu cha, vợ đấu chồng, anh em, làng thôn họ hàng đấu nhau mà thu lợi về cho đảng. Kết qủa, mạng người trong xã hội Việt Nam như con chim đã bị trọng thương, nhìn thấy cành cây cong không dám đậu. Nhìn thấy điều có nhân có nghĩa không dám làm, không dám bảo vệ. Thay vào đó là học tập cung cách Vô gia đình, Vô tổ quốc và Vô tôn giáo của chúng để cho qua ngày.
Gọi là sống qua ngày thôi. Bởi lẽ, như con chim bi thương kia, có ai còn dám lên tiếng trước cái búa, con dao mã tấu của chúng? Từ sự im lặng này, ai đó đi khắp cả nước, dù không dám nhìn cũng biết nơi nào có nhà cao cửa rộng, cung dìện nguy nga, đất ruộng, vườn cây thẳng cánh cò bay đều là của những đảng viên cộng sản. Đó là những kẻ đã chính tay, hay cha mẹ của chúng đã dùng búa, dùng mã tấu theo lệnh của Hồ chí Minh mà tước đoạt quyền sống và tài sản của người dân nghèo. Những thành phần cán cộng hôm nay, nếu xét theo luật đấu tố 1953, không một kẻ nào thoát án tử. Tiếc rằng, cái luật ấy chỉ áp dụng cho người dân để cộng sản được tự do cưỡng đoạt tài sản của họ mà thôi, không hề được áp dụng cho các đoàn đảng viên Việt cộng.
Với tài sản bằng mồ hôi và nước mắt của người dân là thế. Khi bước qua lãnh vực tôn giáo, lại là một cuộc dội nước sôi khác. Từ Hồ chí Minh đến nay, Việt cộng không ngừng phá đình chùa, cướp đất của nhà thờ để làm tư sản riêng. Hãy nhìn lại từng khuôn mặt gọi là lãnh đạo của chúng từ trước, hay như Phúc, Trọng, Quang, Ngân hoặc Dũng, Sang… hôm nay, mọi người đều thấy rõ một điều. Trong lòng cộng sản vốn không có tôn giáo, nên những đôi mắt đục kia khi đến chùa, tay chúng cầm nén nhang nhưng đôi mắt luôn đảo ngược, nhìn xuôi để toan tính, đánh gía xem khu vực tôn giáo kia rộng lớn thế nào và gía cả buôn bán ra sao? Một khi chúng có phần ăn, chúng không ngại việc dơ chân đạp đổ khu giáo đường, ngôi miếu hay đền chùa ấy xuống để chia phần cho nhau. Như bầy thú hoang, chúng biết gì đến hai chữ Tôn Giáo!
3. Lý do và tai họa của nhượng địa.
“HONG KONG (Reuters) 16 tháng 5, 1989 – Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam. Và theo Hãng Thông tấn của nhà nước Trung Quốc (China News Service) Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Trong khi đó, Liên Sô chỉ chi viện cho bắc Việt khoảng 11 tỷ Dollars mà thôi.” 
Sau chiến tranh với chíến phí 20 tỷ dollars nợ Trung cộng, Việt cộng cho đến đời đời không bao giờ trả được. Đã thế, trong mấy chục năm sau chiến tranh, người ta không còn có thể tính, đếm được số nợ của Việt cộng đối với TC chồng chất ra sao. Ngoài cái nợ về tài chánh, lại còn nợ về chính trị nữa. Kết qủa, nó đã qúa tải. Từ đó, việc xẻ Tô giới, ký nhượng địa để được TC bảo vệ và trừ nợ bắt buộc phải xảy ra. Nó xảy ra đúng theo chu kỳ của Hiệp định Thành Đô 1990 đã ấn định.
Tuy nhiên, những Tô giới trên đất Việt Nam xem ra sẽ hoàn toàn khác biệt với tô giới Hồng Kông thuộc quyền qủan trị của Anh quốc. Trước hết, gười Anh không có ý định chiếm cứ Hồng Kông. Theo đó, Hồng Kông sau 99 năm nhượng địa tỷ lệ người Anh sinh sống, lập nghiệp, nối dõi ở đây không qúa 5% dân số. Tuy nhiên, những đặc khu mà Việt cộng để cho Tàu chế ngự 99 năm thì sẽ hoàn toàn khác biệt. Và dưới đây là những con số phỏng đoán theo tình hình thực tế hôm nay. Xem ra cũng không xa rời ngày mai là bao.
a. Thời gian xây dựng từ 5-10 năm. Dân số người mang quốc tịch Tàu sẽ có khoảng 5-7%. Phần lãnh đạo có thể còn trong tay Việt cộng, nhưng đặt dưới nhiều cấp cố vấn Tàu chỉ đạo.
b. Thời phát triển 10-20 năm sau. Dân số Tàu trong khu vực có thể lên tới 30% trong tổng số và chiếm giữ tất cả các hạng mục chính yếu trên thương trường cũng như các cơ sở hành chánh và học đường. Người bản xứ có thể có khoảng 35%. Đa phần là hành nghề tay chân và còn có thể có các dịch vụ buôn bán nhỏ và hành chánh cấp thấp.
c. Sau 40 năm dân số Tàu sẽ không dưới 60%.(tính cả di dân, ngươì kết hôn và ngưòi xin nhập tịch Tàu). Dân bản xứ xem ra chỉ còn làm nghề nô lệ. Đặc biệt, tiếng Việt không còn là ngôn ngữ trong các trường học và giao dịch.
d. Sau 60 năm, chuyện Việt Nam lấy lại các vùng này là không tưởng. Bởi lẽ từ hành chánh cho đến các ban điều hành đều do người Tàu nắm giữ. Ngôn ngữ của đặc khu lúc này sẽ là tiếng Tàu. Tiếng Việt có thể chỉ còn là ngôn ngữ thông dụng ở các bến xe, bến cảng, thôn quê hay trong các khu vực với nghề khuân vác.
e. Học đường. Có thể ngay từ năm đầu, các trường từ tiểu học rồi trung học đến Đại học đã buộc học sinh phải chấp hành nhiều thời gian học tiếng Tàu. Khoảng sau 5 năm, tiếng Tàu sẽ là ngôn ngữ chính trong các trường học ở các vùng Tô giới. Tiếng Việt may ra còn có cơ hội trở thành ngoại ngữ như Anh hay Pháp trong trường học. Tuy nhiên, tiếng Việt sẽ không có nhiều cơ hội để thực hành trong các cơ quan công quyền hay quản lý.
f. Quân sự, an ninh. Đây sẽ là thực tế của kẻ nắm quyền, Trong thời gian đầu, có thể là người Việt theo Tàu. Nhưng sau 10 năm, người Việt hẳn nhiên không còn chỗ để chen chân vào lãnh vực này. Có chăng làm nghề gác cổng cho các tổ chứa mãi dâm!
g. Sau 70 năm, nếu còn Việt cộng tờ ký thác thứ hai cũng là biên bản vĩnh viễn trao những đặc khu này, bao gồm cơ sở và địa dư cho Trung cộng quản trị thay vì sửa soạn trao trả lại.
4. Khai, Mở một hướng đi.
Đến đây, khi đứng trước việc Việt cộng công khai đán đất, đâng đảo cho Tàu cộng theo thỏa thuận Thành Đô 1990, một câu hỏi được đặt ra cho mỗi người trong chúng ta là: Người Việt Nam ở hải ngoại, chẳng có chính quyền, không có địa lý dất đai, chúng ta phải làm gì?
Theo tôi, chúng ta vẫn có thể kết hợp với đồng bào ở trong nước, cùng lên tiếng bảo vệ quê hương bằng cách thành lập hội đồng Người Việt Tự Do Liên Quốc Gia, để từ đại hội này, cùng đưa ra một thông báo chính thức, công khai trước dư luận quốc tế, phản đối nhà cầm quyền CSVN ký nhượng địa cho Trung cộng. Đồng thời, thay mặt cho quốc dân Việt Nam khẳng định đây là đất của Việt Nam, VC không được phép đưa ra làm nhượng địa hay Tô giới cho Tàu để trừ nợ. Kế đến, khẳng định rằng nhân dân Việt Nam không bao giờ thỏa thuận cho việc nhượng địa, Tô Giới được gọi là “ đặc khu kinh tế” do Việt cộng ký kết với Trung cộng. Đồng thời, khẳng định rằng đất nước VN không thể bị chia cắt.
Với văn bản này, tuy đơn giản, nhưng chúng ta có đầy đủ lý lẽ, bằng chứng để lấy lại tất cả những vùng đất gọi là nhượng địa này. Và dĩ nhiên, sẽ hoàn toàn có quyền bãi bỏ những quy chế về địa tô, hay nhượng địa do VC ký kết với TC mà không cần phải lệ thuộc vào thời gian do chúng ấn ký. Nói cách khác, chính phủ tương lai của Việt Nam có thể nhờ những bản văn này, không chỉ thu hồi lại đất đai của tổ quốc. Hơn thế, có đủ tư cách để khước từ mọi khiếu nại của đối tác về việc nhượng địa trái phép, hay bất hợp pháp do VC tạo ra khi cầm quyền.
Thoạt nhìn, Văn Bản này xem ra là vô gía trị hay như tiếng kêu trong xa mạc. Tuy nhiên, đây chính là tiếng nói chân truyền và chính thức của người Việt Nam bảo vệ lấy quê hương của mình. Theo đó, ngay khi Việt cộng bị tiêu diệt trên đất nước ấy, mà không cần lưu tâm đến khoảng thời gian, chính phủ mới của Việt Nam đã có đủ quyền hạn, bằng cớ để tiếp nối và xóa bỏ ngay cái quy chế đặc khu, tô giới, thuê bao do Việt cộng tạo ra. Đây là một công việc tưởng rằng không gía trị nhưng thực tế, rất khẩn cấp. Chúng ta không thể không làm. Bởi lẽ, Văn bản chính thức này sẽ mang một gía trị trường cửu, khi chúng ta chưa lấy lại được thì con cháu ta cũng hiểu và luôn bước đi theo hướng đi ý nghĩa này. Hơn thế, đây cũng chính là ý nghĩa khi chúng ta ra đi tìm Tự Do, mở đường cho ngày về trên quê hương Việt Nam toàn vẹn.
5. Vào kết 
Bạn hãy chọn đi. Đi trong cái chết một lần để tìm sự sống cho dân tộc, cho con cháu chúng ta? Hay xin làm thân con chuột chúi mũi vào đống rơm để đời ta và con cháu ta mãi mãi là những chuột chũi, sống nhờ phần cơm rơi, canh cặn của người khác ngay trên đất nước của cha ông mình?
Câu trả lời của bạn hôm nay chính là tương lai của Việt Nam ngày mai.
* Phần I đã đăng:
12.06.2018