Bản Lên Tiếng Bênh Vực cho các nhà hoạt động XHDS trong vụ án HAEDC
6/4/2018
Dù vậy, trong tinh thần đồng hành kề vai sát cánh với các nhà hoạt động xã hội dân sự trong vụ án này, đồng thời để biểu lộ thái độ phản kháng đối với phiên tòa lố bịch sắp diễn ra, chúng tôi – các tổ chức và cá nhân cùng ký tên dưới đây – đồng lòng lên tiếng bênh vực các bị cáo trong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ như sau:
XÉT VÌ
Thứ nhất, bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là sự sao chép sơ sài và nghèo nàn bản Kết Luận Điều Tra số 22/ANĐT-P5 ngày 12/12/2017 của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an. Điều đó cho thấy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chẳng những không thực hiện đầy đủ vai trò giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, mà còn là một cánh tay nối dài thụ động và lười nhác của cơ quan an ninh điều tra.
Thứ hai, Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999, mà bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 viện dẫn để truy tố các bị cáo ra trước tòa, đã bị thay thế bởi Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017). Điều 79 của Bộ Luật Hình sự 1999 do đó đã không còn tồn tại và đã bị thay thế bởi Điều 109 của Bộ Luật Hình sự 2015. Việc áp dụng hồi tố một điều luật cũ như vậy đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bất hồi tố của pháp luật hình sự trên toàn thế giới, bất kể Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 sai trái của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc thi hành Bộ Luật Hình sự 2015 cho phép.
Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp 2013, Bộ Luật Hình sự 1999 và Bộ Luật Hình sự 2015, hoàn toàn không quy định và diễn giải cụ thể thế nào là “chính quyền nhân dân” và tính hợp hiến, hợp pháp của nó ra sao. Một khái niệm tổng quát, mơ hồ và thiếu căn cứ pháp lý như vậy không thể và chưa bao giờ là một thực thể chính trị hoặc là một định chế pháp lý chính danh có thể dùng để cáo buộc bất kỳ ai có hành động chống lại hoặc lật đổ nó. Trong khi đó, quyền con người và quyền công dân là những quyền mà Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế mà nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia đều ghi nhận cụ thể và tuyên bố bảo vệ. Do vậy, không thể nhân danh “chính quyền nhân dân” để vi phạm quyền con người và quyền công dân.
Thứ tư, hoạt động được mô tả trong bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 là những điều mà một người dân bình thường được quyền thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của mình với tư cách là một công dân và một con người theo Hiến pháp 2013 của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Do đó, không thể dựa vào sự mô tả đầy kỳ thị, ác ý và lệch lạc về các hành động đó để bỏ tù và tuyên án những công dân đang thực thi quyền con người và quyền công dân một cách bình thường.
Thứ năm, các “chứng cứ” nêu trong bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 chỉ là sự suy diễn đơn thuần nhằm mục đích gán ghép tội trạng cho các nhà hoạt động xã hội dân sự, chứ không dựa trên cơ sở pháp lý và chuẩn mực pháp lý, dù sơ đẳng nhất, để chứng minh hành vi của các bị cáo có vi phạm pháp luật hay không một cách thuyết phục. Do đó, những ai đã tạo dựng nên các chứng cứ như vậy cũng cần phải hiện diện tại phiên tòa để trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo về cách thu thập chứng cứ và nội dung chứng cứ.
Thứ sáu, trong quá trình điều tra vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm thời hạn tạm giam luật định theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và, do đó, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của hai nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà. Những cán bộ điều tra vi phạm pháp luật như thế cần phải hiện diện tại phiên tòa để trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo về toàn bộ quá trình điều tra vụ án.
Thứ bảy, quyền tìm kiếm và nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức khác có thể được xem là quyền thiết yếu để duy trì các hoạt động nhân quyền một cách bền vững. Các tổ chức xã hội dân sự nói chung, hoạt động trên nguyên tắc “phi lợi nhuận” và do đó cần nguồn tài trợ từ xã hội. Hành vi hạn chế và ngăn cấm nhận tài trợ là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lập hội. Nhiều Nhận định của các cơ quan giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc đã ủng hộ mạnh mẽ quyền tiếp cận tài trợ của các tổ chức xã hội dân sự. Do đó, không thể quy tội cho Hội Anh Em Dân Chủ trong việc nhận tài trợ.
YÊU CẦU
Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi yêu cầu Tòa án Hà Nội phải xem xét đình chỉ vụ án Hội Anh Em Dân Chủ và trả tự do ngay tại phiên tòa cho các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà. Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam, cần và đòi hỏi ở một tòa án của nhà nước của dân, do dân và vì dân là sự bảo vệ CÔNG LÝ và tôn trọng QUYỀN CÔNG DÂN.
Lập vào ngày 2 tháng 4 năm 2018
Các tổ chức ký tên:
01- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
02- Báo điện từ Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành.
03- Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà báo Kha Lương Ngãi.
04- Con đường Việt Nam, Anh Quốc. Đại diện: Ông Nguyễn Văn Quynh.
05- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện: Nhà biên khảo Phạm Trần Anh.
06- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt, Hoa Kỳ. Đại diện: PTS Lưu Hoàn Phố, Nghệ sĩ Thái Hằng.
07- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
08- Đài Việt Nam Tự Do, New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Giám đốc Vương Kỳ Sơn.
09- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, California, Hoa Kỳ. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân.
10- Đảng Dân Chủ Việt, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Hương Huỳnh.
11- Đảng Nhân bản Xã hội, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Nguyễn Kiện.
12- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy, Ông Nguyễn Ngọc Đức.
13- Giáo hội Cộng đồng Tin lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: MS Nguyễn Hoàng Hoa.
14- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị. Đại diện: Nhân sĩ Cao Xuân Khải.
15- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Nguyễn Thúy Quỳnh, Phát ngôn nhân, Sài Gòn.
16- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
17- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi.
18- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng.
19- Hội Nhà báo Độc lập VN. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy.
20- Hội Phụ nữ vì Nhân quyền Việt Nam (WFHR, Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Lanney Trần.
21- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
22- Hội Việt Nam Tỵ nạn Úc châu. Đại diện: Điều hợp viên Vương Thiên Vũ.
23- Khối Tự do Dân chủ 8406 quốc nội. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
24- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc Châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song.
25- Liên đoàn Lao động Việt Tự do. Đại diện: Chủ tịch Nguyễn Đình Hùng.
26- Lực lượng Cứu quốc, Hoa Kỳ. Đại diện: Chủ tịch Trần Quốc Bảo.
27- Liên hội Người Việt Tỵ nạn, Đức Quốc. Đại diện: Phó chủ tịch Trịnh Đỗ Tôn Vinh.
28- Liên minh Dân chủ Tự do Việt Nam. Đại diện: Nhân sĩ Huỳnh Hưng Quốc.
29- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ.
30- Nhóm Hỗ trợ Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Sonny Nguyễn và Ông Nguyễn Văn Lợi.
31- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Nguyễn Công Bình.
32- Nhóm Văn Lang (Cộng hòa Séc). Đại diện: Ông Nguyễn Cường.
33- Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại. Đại diện: Giáo sư Phạm Hồng Lam.
34- Phong trào Lao Động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
35- Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
36- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện: Hoàng Lê Hy Lai & Nguyễn Trung Kiên.
37- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Hòa thượng Thích Nguyên Trí.
38- Tạp chí Dân Văn, Đức Quốc. Đại diện: Chủ nhiệm Lý Trung Tín.
39- Tăng đoàn GHPGVNTN. Đại diện: Hòa Thượng Thích Không Tánh, Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước.
40- Tập hợp Quốc dân Việt Hải ngoại (Paris). Đại diện: Ông Lê Thanh Xuân.
41- Tập hợp Quốc dân Việt Quốc nội. Đại diện: Ngô Kiến Huy, Nguyễn Chí Phong.
42- Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (Human Rights Relief Foundarion, Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Đặng Trung Chính.
43- Trang mạng Nganlau.com, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương.
44- Văn phòng Liên lạc các Hội đoàn và Người Việt Tự do tại Pháp. Đại điện: Ông Nguyễn Sơn Hà
45- Vietnam Sydney Radio Úc Châu. Đại diện: Ông Bà Bảo Khánh, Đoàn Kim.
46- Viện Nhân Quyền Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân.
Các cá nhân ký tên:
01- Bình Lương, Lao động phổ thông, Virginia, Hoa Kỳ.
02- Bùi Hiền, Hưu trí, Canada
03- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
04- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư Xây dựng, Pháp Quốc.
05- Bùi Thị Minh Hằng, Cựu tù nhân lương tâm, Vũng Tàu.
06- Bùi Văn Thuận, Lao động tự do, Hòa Bình
07- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Úc Châu.
08- Cấn Thị Thêu, Cựu tù nhân lương tâm, Hà Nội.
09- Đặng Hữu Nam, Linh mục, Giáo phận Vinh, Nghệ An.
10- Đặng Thiên Nhiên, Nữ tu, New Orleans, Hoa Kỳ
11- Đặng Xuân Diệu, Cựu tù nhân lương tâm, đảng viên Việt Tân, Paris, Pháp Quốc.
12- Đinh Hữu Thoại, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Quảng Nam.
13- Đinh Văn Dũng, Công Nhân, Ninh Bình
14- Đoàn Huy Chương, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
15- Đoàn Thị Thu Hương, Nội trợ, Sài Gòn.
16- Đỗ Anh Tuấn, Kỹ sư tin học hồi hưu, Massachusetts, Hoa Kỳ
17- Hà Sĩ Phu, Nhà văn tự do, Đà Lạt.
18- Hà Thị Tố Uyên, Thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam, Anh Quốc.
19- Hoàng Hưng, Nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn.
20- Hoàng Quang Lâm, Kỹ sư, Hoa Kỳ.
21- Hồn Nhiên (Ellen Nguyễn), thành viên hội Phụ nữ Nhân quyền VN hải ngoại, Hoa Kỳ.
22- Huỳnh Anh Tú, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
23- Huỳnh Thu Nguyên, Kỹ sư công chánh hưu trí, Úc Châu.
24- Kiều Việt Hùng, Kiến trúc sư, Ninh Bình
25- Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.
26- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
27- Lê Hồng Hạnh, hưu trí, Hà Nội.
28- Lê Thanh Tùng, Hoạt động xã hội, Sài Gòn.
29- Lê Thị Kim, Thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam, Anh Quốc.
30- Lê Tinh Thông, Giáo chức hưu trí, California, Hoa Kỳ.
31- Lê Phạm Mai, Nội trợ, California, Hoa Kỳ.
32- Lê Thanh Chiến, Hưu trí, Seattle, Hoa Kỳ
33- Lê Thị Công Nhân, Luật sư, Hà Nội.
34- Lê Trường Thanh, Giảng viên, Hà Nội.
35- Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân lương tâm, Kiên Giang.
36- Lê Văn Kiệt, Tiến sĩ khoa học, Vương Quốc Bỉ
37- Lưu Hồng Thắng, Công nhân, Hoa Kỳ.
38- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.
39- Maria Thiên Lý, Chuyên viên gây mê hồi hưu, Massachusetts, USA
40- Nghê Lữ, Phóng viên,ký giả, California, Hoa Kỳ.
41- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do , thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
42- Ngô Thị Lộc, Dân oan, Bắc Giang.
43- Ngô Văn Hiền, Kỹ sư, Sài Gòn
44- Ngoc Phan, Công nhân. Canada.
45- Ngô Duy Quyền, Hoạt động xã hội, Hà Nội.
46- Ngô Thị Hồng Lâm, Nhà nghiên cứu sử đảng, Vũng Tàu.
47- Nguyễn Anh Quân, Công nhân, Hòa Bình.
48- Nguyễn Công Thanh, Lao động tự do, Sài Gòn.
49- Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, Cộng Hòa Séc.
50- Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội.
51- Nguyễn Đình Cống, Giáo chức hưu trí, Hà Nội.
52- Nguyễn Đình Thục, Linh mục, Giáo phận Vinh.
53- Nguyễn Gia Quốc, Hội viên Hội Nhà báo Độc lập VN, Minnesota, Hoa Kỳ.
54- Nguyễn Hoài Sơn, Kỹ sư điện tử, Sài Gòn.
55- Nguyễn Hữu Nhiên, Cơ điện tử, Sài Gòn.
56- Nguyễn Khanh, Nhà báo, Hoa Kỳ.
57- Nguyễn Kỳ, Chuyên gia tin học, Úc Châu.
58- Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ, Úc Châu.
59- Nguyễn Khắc Mai, Nhà giáo hưu trí, Hà Nội.
60- Nguyễn Minh Nhựt, Lập trình viên, Sài Gòn,
61- Nguyễn Ngọc Sẵng, Tiến sĩ, Giáo Chức hồi hưu, Arizona, Hoa Kỳ.
62- Nguyễn Ngọc Sương, Tạp hóa, New Orleans, Hoa Kỳ.
63- Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội.
64- Nguyễn Phương Anh, Amnesty International, Anh Quốc.
65- Nguyễn Phương Đông, Thành viên Khối 8406, Pháp Quốc.
66- Nguyễn Quốc Quân, Bác sĩ, Falls Church, VA, Hoa Kỳ.
67- Nguyễn Thái Sơn, Lao động tự do, Đà Nẵng.
68- Nguyễn Thanh Hà, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.
69- Nguyễn Thanh Trang, Giáo sư, Cựu phụ tá Viện trưởng Đại học Huế trước 1975, Hoa Kỳ.
70- Nguyễn Thế Quang, Giáo viên, Hoa Kỳ.
71- Nguyễn Trường Chinh, Nghỉ hưu, Hải Dương.
72- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
73- Nguyễn Thị Dạ Thảo, Ca sĩ, Huế.
74- Nguyễn Thị Hải Yến, Tiến sĩ, Đức Quốc.
75- Nguyễn Thị Hòa, Hưu trí, Sài Gòn.
76- Nguyễn Thị Huyền, Dân oan, Hải Phòng.
77- Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Sài Gòn.
78- Nguyễn Thị Nhung, Hoạt động xã hội, Bình Thuận.
79- Nguyễn Thị Tuyết Hồng, Nhân viên OFS Fitel, Dk, Đan Mạch.
80- Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo tự do, Bình Dương.
81- Nguyễn Thuý Hạnh, Nghỉ hưu, Hà Nội.
82- Nguyễn Toàn, Hưu trí, Illinois, Hoa Kỳ.
83- Nguyễn Trọng Thao, Khu đầm cá, Hải An, Hải Phòng.
84- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
85- Nguyễn Văn Hùng, Thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam, Anh Quốc.
86- Nguyễn Văn Lý, Linh mục Tổng Giáo phận Huế.
87- Nguyễn Văn Thái, Ph.D., Nguyên GS Đại học, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
88- Nguyễn Vũ Bình, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
89- Phạm Chí Thành, Nhà văn, Hà Nội.
90- Pham Công Nhiệm, Bác sỹ, Hà Nội.
91- Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn.
92- Phạm Kim Toàn, Cán sự cơ khí, Đức Quốc.
93- Phạm Minh Vũ, Cựu tù nhân lương tâm, Quảng Trị.
94- Phạm Thành, Nhà báo, nhà văn, Hà Nội.
95- Phạm Thanh Nghiên, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
96- Phạm Thị Phương Trang, Thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam, Anh Quốc.
97- Phan Lâm Khanh, Làm nghề tự do, Paris, Pháp Quốc.
98- Phan Trọng Khang, Thương binh, Hà Nội.
99- Phan Văn Tráng, Kỹ sư xây dựng. Sài Gòn.
100- Phùng Thế Dũng, Lao động tự do, Hà Nội, Việt Nam.
101- Tâm Thanh, FB Vân Mai, Hải Dương.
102- Tô Lê Son, thành viên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
103- Tô Oanh,Giáo viên hưu trí, Bắc Giang.
104- Thái Văn Dung, Cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An,
105- Thích Thiện Minh, Thượng tọa, Sài Gòn.
106- Trần Kim Thập Giáo chức, Perth, Úc Châu.
107- Trần Mạnh Cường, Kinh doanh, Hà Nội.
108- Trần Minh Thu, Kế toán, Pháp Quốc.
109- Trần Phong, Quản trị thông tin, Hoa Kỳ.
110- Trần Quốc Hùng, Cựu giáo viên, Sài Gòn.
111- Trần Thanh Luận, Thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam, Anh Quốc.
112- Trần Thị Diễm Châu, Nhân viên, Đức Quốc.
113- Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu, Phường Bách Khoa, Hà Nội
114- Trần Thị Thảo Lan, Thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam, Anh Quốc.
115- Trần Thiện, Hồi hưu, New Orleans, Hoa Kỳ.
116- Trần Văn Bang, Kỹ sư, cựu chiến binh, Sài Gòn.
117- Triệu Sang, Thương binh VNCH, Sóc Trăng.
118- Trịnh Bá Phương, Nhà hoat động xã hội, Hà Nội.
119- Trương Văn Dũng, Nhà hoạt động xã hội, Hà Nội
120- Vinh Lê, Alberta, Canada.
121- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
122- Vũ Thạch, Kỹ sư, Sài Gòn.
123- Vương Điền Châu, Kỹ sư, Đức Quốc.
LM Phan Văn Lợi gửi BVN. Được đăng bởi bxvn