Bài 1: Âm mưu không thay đổi của Trung Quốc ở Biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bài 1: Âm mưu không thay đổi của Trung Quốc ở Biển Đông
Cali Today News – Tháng 3 vừa rồi lại thấy những hành động của Trung Quốc (TQ) trong vùng Biển Đông. Viên chức hành chánh cấp Tỉnh của Bắc Kinh nói với báo chí Trung Quốc rằng việc xây dựng “ trạm giám sát môi trường” sẽ sớm được bắt đầu trong vùng bãi Scarborough, một vùng rạn san hô rộng lớn chỉ 140 dặm hải lý phía Tây của vịnh Subic, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.
Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Phi, ông Roilo Golez, cho rằng TQ đã có kế hoạch xây dựng phi trường, hệ thống radar, trung tâm hành chánh chính quyền, các khu nhà ở và khu nghỉ mát trên bãi san hô mỏng manh nói trên. Tổng Thống Phi Rodrigo Duterte biểu hiện sự thất vọng vì bị bất lực không ngăn chận được TQ xây dựng một hòn đảo ngay thềm nhà mình. Ông Duterte nói “ chúng ta không chận được việc làm này của TQ”.

Suốt mười năm qua, TQ đã xâm chiếm ít nhất 80% vùng Biển Đông, tương đương diện tích phía Tây Âu châu từ biên giới Đông nước Phần Lan tới ven ranh Anh Quốc. TQ tuyên bố chủ quyền biển từ đảo Hải Nam lên tới phía Bắc của Indonesia và Nam của Mã Lai. Vùng biển này trách nhiệm hơn một nửa thương vận của thế giới, là một tuyến quân vận chính của các nước, một vùng dồi dào ngư nghiệp, và nhất là một vùng chứa nhiều mõ dầu khí dự trữ.
Trong 5 năm qua, TQ đã xây dựng 12 cơ sở quân sự quan trọng trong vùng Biển Đông, bao gồm 3 căn cứ được bảo vệ bởi 24 chiến đấu cơ. Rõ ràng TQ đã có kế hoạch sử dụng bãi Scraborough thành màn lưới radar theo dõi rộng đến vùng trung tâm chiến lược của Phi Luật Tân, bao gồm cả căn cứ hải quân Subic Bay.
Bắc Kinh áp dụng luật quốc gia trong toàn vùng đã tuyên bố chủ quyền để quấy phá hoặc chận bắt tàu bè và thuyền đánh cá ngoại quốc. Bắc Kinh đã cố ý biến toàn thể vùng Biển Đông giống như đường thủy nội địa. Việc TQ tuyên bố chủ quyền bãi Scarborough làm cho Mỹ và Phi rất khó xử.
Chưa biết chuyện gì khác sẽ bị tiết lộ, nhưng Phi Luật Tân đã chính thức phản đối TQ, và phía Mỹ cũng thể hiện mối quan tâm sự kiện này có thể làm cho chuyến đi của CT Tập Cận Bình gặp khó khăn, vì vậy phát ngôn viên TQ bất thần tuyên bố rằng Bắc Kinh không có kế hoạch nào trong vùng bãi Scarborough.
Các nhà quan sát cho rằng như vậy là mối lo lắng khủng hoảng đã giảm, nhưng thực sự không hoàn toàn như vậy. Trong khi Bắc Kinh tỏ ra như vô tội thì tờ báo của Đài Loan, Kyodo News cho biết quan điểm của một số quan chức cấp trung ương của Bắc Kinh rằng khả năng quân sự của TQ chưa hẳn tuyệt đối trong vùng. Hạm đội Nam Hải của TQ cần kiên nhẫn cùng có kế hoạch chiến lược lâu dài thì sự cân bằng lực lượng mới nghiêng về phía TQ.
Mỹ và Đồng Minh sẽ đối phó như thế nào sau khi đã hiểu rõ âm mưu không thay đổi của TQ? Những dấu hiệu cho thấy mục tiêu của TQ tại Biển Đông và TQ vẫn còn né tránh gia tăng căn thẳng. Dầu sao vẫn có những dự đoán là TQ sẽ tái hoạt động trong vùng bãi Scarborough./
Xem tiếp phần 2: Mỹ sẽ đối phó như thế nào?
Sơn Hà
————-

Bài 2: Mỹ sẽ đối phó Biển Đông như thế nào?

Cali Today News – Trong khi Trung Quốc đang bành trướng hết toàn bộ biển đông thì Hoa Kỳ có những lựa chọn cho mình để đối phó.
Hoa Kỳ dường như có ba chọn lựa chính:
Thứ nhất, TT Trump có thể áp dụng kiểu giới hạn như của nội các cũ của cựu TT Obama là mọi tranh chấp có thể dàn xếp một cách ôn hòa phù hợp với luật quốc tế, và nhắm mắt làm lơ vận mệnh của nước Phi Luật Tân. Dầu sao, giới chức Mỹ cũng bất mãn với những rối loạn và tham nhũng trong Manila (chính quyền Phi Luật Tân). Tuy vậy, chọn lựa này khó chấp nhận vì bỏ rơi Phi sẽ gây thiệt hại nặng về mặt uy tín đối với các đồng minh toàn cầu cũng như cho thấy các giới chức Mỹ không có lập trường chiến lược vững chắc.

Thứ hai, TT Trump có thể duy trì thế vừa bảo vệ Phi và vừa giữ được uy tín đồng minh. Thí dụ như cho ông Tập Cận Bình biết rằng những kế hoạch của TQ làm cho Hoa Kỳ rất quan ngại cho nên Mỹ phải nhiều phương tiện quân sự để tuần tra vùng tranh chấp như thời cựu TT Obama. Và nhấn mạnh thêm là Hoa Kỳ từng có hiệp ước bảo vệ Phi Luật Tân bao gồm vùng biển bãi Scarborough cũng như phối hợp hoạt động quân sự với quân đội Phi duy trì an ninh bảo toàn chủ quyền lãnh thổ nước này. Chọn lựa thứ hai này chưa chắc đã đe dọa được TQ, trong lúc đó thì Mỹ cần TQ hổ trợ trong việc kìm chế ngăn cản các chương trình phát triển nguyên tử của Bắc Hàn.
Lựa chọn thứ ba, chính phủ Mỹ phải kết luận rằng Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đối phó với sự bành trướng kéo dài của Bắc Kinh; và đối phó với hành vi phát triển một chiến lược cạnh tranh của TQ. Đây có thể là một cách tiếp cận dài hạn bao gồm một loạt các biện pháp ngoại giao, thông tin, kinh tế, địa lý chiến lược, di dân, pháp lý, quân sự và các biện pháp khác. Những điểm này sẽ được điều chỉnh theo thời gian để hạn chế sự quyết đoán của Bắc Kinh, khuyến khích Bắc Kinh nên có hành vi trách nhiệm quốc tế, và như vậy sẽ bảo vệ được lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Các hành động của Bắc Kinh buộc nội các ông Trump phải quyết liệt trong việc chọn lựa mà nó ảnh hưởng lớn tới mọi phe trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Như đã thấy, TQ đã bành trướng mạnh về quân sự làm cho các cơ cấu công nghệ cung cấp quân cụ đáp ứng không kịp với nhu cầu cao và luôn cấp bách.
Một lệnh cấm vận vũ khí đã được đưa ra sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã ngăn chận tắt dòng cung cấp vũ khí và chận được vận chuyển công nghệ cao từ phương Tây sang Trung Quốc. Dù sao, công nghiệp vũ khí quốc doanh của Trung Quốc đã học được bí quyết bằng cách móc và nối gian manh, vì vậy mà thỉnh thoảng chúng ta phát hiện ra nhiều hệ thống vũ khí hoàn toàn tương tự như kiểu dáng Mỹ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên./
Sơn Hà