Bắc Hàn quay lại bàn đàm phán vì kinh tế khó khăn?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bắc Hàn quay lại bàn đàm phán vì kinh tế khó khăn?
Karishma VaswaniAsia business correspondent
11 tháng 1 2018
bắc hànBản quyền hình ảnhHUW EVANS PICTURE AGENCY
Image captionPhái đoàn miền Nam và Bắc Hàn gặp nhau trong tuần này tại Nhà Hòa bình tại làng Bàn Môn Điếm
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể tin rằng ông là nguyên do cho Nam và Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán.
Nhưng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un có lý do rất thực dụng cho việc này.
Tôi nghĩ vậy. Và lý do đó là kinh tế. Đây là lý do tại sao:

Lệnh cấm vận đang xiết lại

Xuất khẩu hàng hóa như dệt may, than đá và thủy sản là những yếu tố đóng góp lớn nhất cho GDP của Bắc Hàn.
Rất khó để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt đến kinh tế Bắc Hàn, đơn giản vì tốc độ tăng trưởng năm 2017 vẫn chưa được đánh giá.
Theo Byung-Yeon Kim, tác giả cuốn sách “Tiết lộ nền kinh tế Bắc Hàn”, xuất khẩu có thể giảm “khoảng 30% so với năm ngoái.”
Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Hàn và là lý do nhiều người tin rằng giúp Bình Nhưỡng tồn tại – giảm tới 35%.
Điều này khiến 1/3 tăng trưởng kinh tế của nước này bị mất đi. Và số liệu của giáo sư Kim không tính đến những lệnh trừng phạt mới nhất được thông qua hồi tháng 12/2017 nhắm đến thị thực làm việc ở nước ngoài của người Bắc Hàn và những thứ khác.
Kiều hối từ những công nhân này là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai của Bình Nhưỡng. Và một số người dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mới có thể cắt giảm nguồn thu tiền tệ của Bình Nhưỡng lên tới 80%.
Đó là tất cả những tin xấu cho một chế độ đang duy trì tính chính danh bằng cách giữ cho tầng lớp tinh hoa được phép dùng ngoại tệ mua hàng hóa xa xỉ.
kimBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionBài diễn văn mừng năm mới của Kim Jong-un nhấn nhá chữ “kinh tế” cũng nhiều như chữ “hạt nhân”

Kinh tế ngày càng trở thành ưu tiên

Bài diễn văn mừng năm mới của Kim Jong-un nhấn nhá chữ “kinh tế” cũng nhiều như chữ “hạt nhân”.
Vì không thể tiếp tục thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu hàng hóa hoặc lao động nữa, Bắc Hàn giờ chỉ còn một nguồn tiềm năng là du lịch.
Một trong những dự án mà ông Kim đề cập rõ trong bài phát biểu là “khu du lịch biển Wonsan-Kalma”. Và ông cũng mong đợi “sự hồi sinh của ngành du lịch Bắc Hàn trong năm 2018”.
Những du khách sẽ đến từ đâu?
Vâng, như giáo sư Ruediger Frank của Đại học Vienna chỉ ra, trong quá khứ là người Nam Hàn. Từ năm 1999 đến năm 2008, hàng trăm ngàn người Nam Hàn đã đến thăm miền Bắc trong giai đoạn hai miền có những mối quan hệ ít thù nghịch hơn.
Ông Kim có thể hy vọng một kết quả tương tự trong tương lai, điều này có thể giúp giải thích việc Bình Nhưỡng thay đổi hẳn thái độ về đàm phán.

Năng lực hạt nhân đã được chứng tỏ

Một loạt các vụ thử tên lửa thành công đã chứng minh năng lực phát triển vũ khí hạt nhân, lần thử sau dường như tiến bộ hơn lần trước.
Và bất chấp những lời khẩu chiến của Donald Trump, Bình Nhưỡng kiên định tiến hành các vụ thử tên lửa mà không có hành động trả đũa, ngoại trừ khi bị áp các biện pháp trừng phạt.