Ba biện pháp CSVN nên tiến hành để đáp ứng với giàn khoan dầu của Trung Cộng
Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam phải đối mặt với hai thách thức quan trọng. Thách thức đầu tiên là mối lo đến nhu cầu phải giải quyết và vượt qua được bất kỳ nghi ngại nào về an ninh kinh tế của đất nước. Thách thức thứ hai quan hệ đến những câu hỏi lớn hơn nhiều về tương lai của Việt Nam; những câu hỏi mà Bắc Kinh đã buộc chính phủ và nhân dân Việt Nam phải đối đầu.
Những nguyên nhân chính xác của các cuộc bạo loạn tháng Năm vẫn chưa được xác định nhưng đã cho thấy là có khác nhau giữa các tỉnh. Rối loạn xảy ra tại 3 tỉnh, chứ không phải 21 tỉnh như đã bị rộng rãi tường thuật sai. Chắc chắn là những hình ảnh chết chóc, bị thương, thiệt hại đã không có lợi cho Việt Nam. Và Bắc Kinh cũng đã không có những nỗ lực tiếp theo nhằm gia tăng áp lực thông qua các phương tiện chính trị, kinh tế, quân sự, và một chiến dịch tuyên truyền quy mô hơn. Để xây dựng lòng tin, Hà Nội cần phải cung cấp những giải thích rõ ràng nhất về nguyên nhân của sự hỗn loạn, bồi thường nhanh chóng, vượt quá mức mong đợi, cho các bộ phận bị ảnh hưởng và chứng minh các lý do tại sao Việt Nam là một môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua hành động cụ thể.
Việt Nam phải đối mặt với các nguy hiểm và cơ hội trong tương lai. Một mặt, Hà Nội phải đối mặt với các vấn đề chiến thuật làm sao để đối phó với cách cư xử của Bắc Kinh trong ngắn hạn và trung hạn. Mặt khác, đất nước phải đối mặt với các câu hỏi cấp bách về quan điểm chiến lược rộng lớn hơn, và đặc biệt là các mối quan hệ và điều kiện mà đất nước này cần có để sống trong hòa bình, an ninh, thịnh vượng và độc lập.
Phản ứng tức thì của Hà Nội đối với Bắc Kinh không thể khác hơn là phải thận trọng vì sức mạnh không đối xứng và vì thực tế là Việt Nam hiện không có đồng minh.
Vì những lựa chọn hạn chế, giới lãnh đạo Việt Nam đã chứng tỏ, ngày càng rõ ràng hơn, là sẽ không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc và sẽ đáp trả bằng các phương tiện ngoại giao, pháp lý, và tự vệ. Dù tất cả các nước có quyền tự vệ, Việt Nam đã có lý khi nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh đối đầu quân sự.
Trừ khi có những đột phá về ngoại giao, Việt Nam nên thực hiện ba biện pháp sau:
Thứ nhất, Hà Nội nên tìm kiếm một phán quyết từ tòa án trọng tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển rằng không có một đặc tính thiên nhiên nào trong Biển Đông được hưởng các đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa khu vực. Điều này có nghĩa là ngay cả giả sử rằng những hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa thực sự nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh cũng chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải, và do đó vị trí của giàn khoan là bất hợp pháp.
Thứ hai, trong khi bắt đầu cuộc khiếu kiện của riêng mình, Việt Nam nên tìm cách tham gia với trường hợp khiếu kiện của Philippines đối với Trung Quốc, vốn cùng các sự việc khác sẽ thách thức đến tính hợp lệ của đường chín vạch và sự ở được (habitability) của mỏm đá trong quần đảo Trường Sa.
Thứ ba, Hà Nội nên ưu tiên giải quyết sớm của tất cả các tranh chấp tồn đọng với Philippines, Malaysia và tham gia vào những thỏa thuận với các nguyên đơn khiếu kiện khác trong ASEAN.
Những căng thẳng ở Biển Trung Quốc cho thấy không có dấu hiệu suy giảm. Hà Nội và Manila đã cho biết họ mong muốn một tình hữu nghị với Trung Quốc dựa trên sự tôn trọng, hợp tác, các hiệp định và tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi vươn đến Malaysia và Indonesia cùng các đối tác khác, Hà Nội và Manila nên đi đầu làm gương để lập tức giải quyết tranh chấp của chính mình trong quần đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Quốc có thể ngồi xuống thảo luận về một công thức chia sẻ tài nguyên ở trong và dưới đáy biển với những nước khiếu kiện chính ở Đông Nam Á.
Trong tất cả các thành phần của cuộc xung đột, Việt Nam phải đối mặt với những quyết định kinh khủng nhất. Thật vậy, hành động của Bắc Kinh đã kích hoạt một chuỗi tiến triển, buộc Hà Nội phải tìm một lộ trình mới. Nhưng Việt Nam sẽ chọn lộ trình nào?
Nhiều người ở trong nước tin rằng cách phòng vệ tốt nhất của Việt Nam là tự tin tránh xa khỏi Trung Quốc và nắm lấy những loại cải cách thể chế “thay đổi cuộc chơi” vốn cần thiết để đạt được sự hỗ trợ rộng rãi trong quốc tế và tăng cường tính hợp pháp ở trong nước. Những thay đổi này sẽ bao gồm một cam kết rõ ràng để áp dụng các quy định của pháp luật, theo đuổi các cải cách hiến pháp cơ bản và nhanh chóng đưa Việt Nam vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà đất nước này đã cam kết. Bộ máy an ninh khổng lồ của nhà nước cũng sẽ cần phải được cải tổ khẩn trương.
Trong khi phải theo đuổi một mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể đạt được sức mạnh và an ninh thông qua sự ủng hộ và tôn trọng quốc tế vốn đạt được qua việc mang lại cho người dân Việt Nam một trật tự xã hội dân chủ và minh bạch. Như Myanmar từng cho thấy, thì ủng hộ quốc tế sẽ đến ngay lập tức.
Tác giả: Tiến sĩ Jonathan D. London là giáo sư, thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Thành phố Hồng Kông. Vũ Quang Việt là nhà phân tích độc lập, cựu giám đốc Uỷ ban Thống kê Quốc gia tại Liên Hiệp Quốc.
Nguồn: Cotigasia