Áo: Đảng cực hữu FPÖ nắm ba bộ then chốt nội-vụ, quốc-phòng và ngoại-giao – Nhữ Đình Hùng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Áo: Đảng cực hữu FPÖ nắm ba bộ then chốt nội-vụ, quốc-phòng và ngoại-giao – Nhữ Đình Hùng

Áo chỉ là một quốc-gia nhỏ ở Âu-châu nhưng đã từng được biết đến trong lịch sử qua ‘Saint Empire Romain’ và trong đệ nhị thế chiến bên cạnh Đức Quốc Xã. Sau chiến-tranh thế-giới lần thứ hai, phong trào cực hữu vẫn tiềm tàng ở Áo. Trong những ngày sắp tới, người ta sẽ thấy vai trò của cực hữu trong chánh quyền mới của Áo xuyên qua các điều được thủ lãnh của phe bảo thủ Sabastian Kurz và lãnh-đạo của đảng FPÖ  Heinz-Christian Strache cho thấy  trong cuộc họp báo vào chiều ngày thứ bảy 16.12.2017 tại Vienne  Đó là việc đảng cực hữu sẽ trở lại chánh-trường một cách mạnh mẽ!

Cách đây hai tháng, vào ngày 15.10.2017, các cử tri của Áo đã đi bầu 183 đại biểu quốc-hội với nhiệm kỳ 5 năm. Các kết quả đã cho thấy nước Áo quay về phía hữu sau 10 năm cầm quyền của phe dân-chủ xã-hội. Về đầu trong cuộc bầu cử là phe bảo-thủ dân-chủ thiên-chúa-giáo ÖVP với Sébastian Kurz với hơn 31% và 62 ghế dân-biểu, về nhì là đảng dân-chủ xã-hội SPÖ vơi 26% phiếu bầu và 52 ghế dân-biểu, về ba là đảng FPÖ bình-dân hữu-phái (cực hữu) với 25% phiếu bầu và 51 ghế (hơn nhiệm-kỳ trước 11 ghế). Để có được đa số cầm quyền, một liên-minh cánh hữu được thành-lập giữ ÖVP và FPÖ. Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ bảy 16.12.2017 tại Vienne, Heinz-Sebastian Kurz, thuộc đảng ÖVP, sẽ giữ vai chức vụ thủ tướng, và Heinz-Christian Strache, đảng FPÖ, giữ chức vụ phó thủ-tướng. Hai người cũng đã loan-báo một thành-phần chánh phủ cần được tổng thống (phe môi sinh) phê-chuẩn vào ngày thứ hai, trong đó đảng FPÖ nắm ba bộ then chốt là quốc-phòng, nội-vụ và ngoại-giao.

Vào ngày thứ hai 18.12.2017, tổng thống  Alexander Van der Bellen đã phê chuẩn tân chánh-quyền Áo dưới sự lãnh-đạo của Sebastian Kurz, 31 tuổi, người lãnh đạo chánh-phủ trẻ tuổi nhất trên thế-giới. Ông Kurz đã tuyên-thệ nhậm chức ở Vienne.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Như vậy, sau tám tháng làm thủ lãnh đãng dân-chủ thiên-chúa-giáo (ÖVP) Kurz đã trở thành thủ-tướng nước Áo, cầm đầu một chánh-quyền với 13 tổng-trưởng trong đó phe cực hữu nắm sáu bộ với ba bộ quan-trọng là quốc-phòng, nội-vụ và ngoại-giao.

Cũng do vai trò quan trọng của phe cực hữu trong chánh quyền, tổng thống Van der Bellen đã đưa ra lời kêu gọi ‘tôn trọng quyền của những nhóm thiểu số và của những người có suy nghĩ khác’; tổng-thống Áo cũng yêu-cầu tân chánh-quyền tôn-trọng lịch-sử cuả Áo, những trang rực rỡ cũng như những trang u ám, ông cũng cho biết có ý thức về việc một số người ‘chán nản’ kể cả ‘thù nghịch’ với phe đa số nhưng ‘đó là dân-chủ’ (Cũng ghi nhận rằng không phải phe cực hữu chỉ mạnh lên ở Áo nhưng đây là một khuynh hướng chung ở nhiều nước Âu Châu trong số có Pháp, Đức, Hoà Lan dù rằng ở những nước này phe cực hữu chưa thành-công trong việc nắm chánh-quyền!).

Trong lúc ông Kurz làm lễ tuyên thệ tại phủ tổng thống, bên ngoài có khoảng 2000 người biểu tình phản-đối với các biểu ngữ như ‘giết chết Phát-xít’ hay ‘quốc-xã xéo đi’. Đám đông này tụ họp tại công trường ‘những anh hùng’, một địa điểm mang tính cách lịch sử vì là nơi mà Hitler vào năm 1938 đã loan báo việc sát nhập Áo vào nước Đức! Nhưng phong trào chống cực hữu xem chừng không hữu hiệu vì mới cách đây một năm, Alexander Van der Bellen thuộc đảng Xanh đã đánh bại ứng cử viên cực hữu trong cuộc tranh cử tổng thống, vậy mà mười tháng sau, phe cực hữu về hạng ba trong cuộc tranh cử quốc hội trước hạn vào ngày 15 tháng 10, chỉ thua đảng dân-chủ xã-hội về nhì có một ghế dân biểu!

Thủ tướng và phó thủ tướng Áo đồng thuận với nhau về việc không tổ chức trưng cầu dân ý về việc có thể rút ra khỏi Liên Âu nhưng chủ trương việc bảo vệ chủ quyền quốc gia!

Về tình hình chánh trị hiện nay của Áo, khuynh hướng chống di dân và bài hồi giáo có gia tăng; bằng chứng là trong kỳ bầu cử tổng thống cách đây một năm, đảng dân chủ thiên-chúa-giáo và đảng cực hữu chỉ được mỗi đảng 11% trong khi đảng xanh chiếm đa số, lấy được ghế tổng-thống vậy mà 10 tháng sau, chỉ vì chính sách nhận dân tị nạn hồi giáo mà đảng xanh không có một dân biểu nào vào quốc-hội! Ngược lại, đảng cực hữu đã có thêm hàng chục dân biểu và trong chánh phủ liên kết được thành lập, đảng cực tả đã có đến 6 bộ trong số 13 tổng trưởng.

Những nhân vật cực hữu tham gia chánh phủ đều sáng giá. Như Herbert Kickl, 49 tuổi, nắm bộ nội vụ là người đã từng viết diễn văn cho thủ lãnh cực hữu Haider trước đêy và sau này cho Strache. Người nắm bộ Ngoại Giao là Karin Kneissl, 52 tuổi, là một người học về ngoại giao.Ông này tốt nghiệp đại-học Georgestown ở Mỹ và trường quốc-gia hành-chánh (ENA) ở Pháp, chuyên gia về Cận-Đông, nói được tiếng Do-thái và tiếng Ả-rập. Người sáng giá thứ ba của cực hữu tham gia chánh quyền là Norbert Hofer. Ông này từng là ứng cử viên tổng thống được lọt vào vòng hai nhưng đã thất cử với số phiếu chiếm 46,2%. Ông này nguyên là phó chủ tịch quốc hội, nay nắm giữ bộ giao thông và hạ tầng cơ sở. Ông này là chuyên-viên hàng-không không-gian.

Việc tham gia chánh-quyền của cực hữu tại A1o được các phe cực hữu ở Âu Châu ca ngợi. Trong một cuộc họp các thủ lãnh cực hữu Âu-châu tại Praguen Geert Wilders thủ lãnh cực hữu của Hoà Lan,đảng Hoà Lan tự do, đã hoan-hô ông Heinz-Christian Strache trong khi bà Marine Le Pen, thủ lãnh cực hữu của Pháp, phong trào quốc-gia (Front National) đã chào mừng ‘một biến-cố thực-sự lịch-sử’!

Năm 2000, khi cực hữu tham gia vào chánh-quyền, nước Áo đã bị liên-âu trừng phạt nhưng điều này hiện nay khó có thể xảy ra. Ngay Liên Âu cũng đang xét lại về chánh sách nhập cư dành cho dân tị nạn và ở Đức, chánh quyền cũng đang gặp khó khăn trong việc thành lập chánh phủ. Mặt khác, mặc dù ở từng nước ở liên-âu,khuynh hướng chống di dân và hồi giáo có gia tăng nhưng khó có thể nói đã có một khối cực hữu ở Âu-châu, trên thực tế đây chỉ là những nhóm rời rạc, có những chánh-sách khác nhau về di dân và đối với hồi giáo.

Nhữ Đình Hùng/ tổng-hợp/ 22.12.2017