Ấn Độ đặt tên lửa Brahmos ở vùng biên giới, Bắc Kinh lo ngại

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ấn Độ đặt tên lửa Brahmos ở vùng biên giới, Bắc Kinh lo ngại

Bộ Quốc Phòng TC vào hôm qua, 25/08/2016, đã bày tỏ hy vọng rằng Ấn Độ sẽ cố gắng hơn nữa trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực thay vì hành động ngược lại. Theo hãng tin Anh Reuters, đây là lời cảnh cáo của Bắc Kinh đối với việc New Delhi dự trù triển khai tên lửa hành trình Brahmos dọc theo vùng biên giới đang tranh chấp với TC.

Trong buổi họp báo hàng tháng, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng TC Ngô Khiêm (Wu Qian) khằng định rằng việc duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biên giới là một «đồng thuận quan trọng» mà cả hai nước đã đạt được, do vậy Ấn Độ không nên làm ngược lại đồng thuận đó.

Theo hãng Reuters, giới chức quân sự Ấn Độ cho biết là họ muốn trang bị hỏa tiễn Brahmos cho các đơn vị triển khai ở vùng biên giới TC, hầu tăng cường năng lực phòng thủ khu vực.

Brahmos là là loại tên lửa hành trình siêu thanh mà Ấn Độ hợp tác với Nga để sản xuất. Đây là một trong những loại vũ khí tối tân Ấn Độ, có thể được phóng đi từ chiến hạm, tàu ngầm, máy bay hoặc từ các bệ phóng trên mặt đất.

Tranh chấp lãnh thổ là một cai gái dai dẳng trong quan hệ Ấn-Trung. Bắc Kinh đòi chủ quyền trên một vùng đất rộng 90.000 cây số vuông do Ấn Độ kiểm soát ở phía đông rặng núi Himalaya, trong lúc New Delhi tố cáo TC chiếm một vùng rộng 36.000 cây số vuông ở vùng cao nguyên Aksai Chin ở phía tây. Ấn Độ còn tố cáo TC tiếp tay cho Pakistan – đối thủ truyền thống của New Delhi – trong lúc thì Bắc Kinh không muốn New Delhi can thiệp vào Biển Đông.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ đến TC vào tháng 9 tới đây để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20, và sẽ có cuộc gặp song phương với Tập Cận Bình. Trước khi ghé TC, ông Modi sẽ thăm Việt Nam.

Mới đây, Ấn Độ đã bật đèn xanh cho việc bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam. Theo Reuters chính phủ Ấn đã ra lệnh cho tập đoàn Brahmos Aerospace, hãng làm ra loại tên lửa này, là đẩy nhanh tiến độ sản xuất để có thể bán cho 5 quốc gia, với Việt Nam đứng đầu danh sách. – Theo RFI