Ác mộng ở Nigeria (Phần II)
Ngày 14/12/2022 – Reuters/Christophe Van Der Perre – By Libby George & Paul Carsten
Kể từ năm 2013, quân đội Nigeria đã tiến hành một chương trình phá thai bí mật
có hệ thống và bất hợp pháp ở vùng đông bắc nước này, khiến ít nhất 10.000 ca
mang thai ở phụ nữ và trẻ em gái, cuộc điều tra của Reuters cho thấy như vậy.
Nhiều người đã bị bắt cóc và hãm hiếp bởi các quân phiến loạn Hồi giáo.
Các nhân chứng cho biết những người chống đối đã bị đánh đập, chĩa súng hoặc
đánh thuốc mê để tuân hành.
TẤN CÔNG PHÁ THAI:
Fati được che mặt bằng kỹ thuật số để giấu danh tính.
Fati tự hỏi liệu cuộc đời của cô đã kết thúc chưa?
Bính lính Nigeria đã bao vây ngôi làng trên đảo Lake Chad nơi quân nổi dậy Hồi
giáo giam giữ cô và nhiều phụ nữ khác.
Đạn nổ, đạn lóe lên. Khi những kẻ bắt giữ cô chạy thoát, Fati ngất đi vì kinh hoàng.
Khi cô tỉnh dậy trong một doanh trại quân đội gần đó, cô nói: ”Tôi cảm thấy hạnh
phúc nhất trong đời mà tôi từng có”. Fati hiện ở tuổi 20, cô nhớ lại vụ tấn công
xảy ra vài năm trước ở bang Borno, đông bắc Nigeria. Cô nói với Reuters trong
hơn một năm, cô bị cưỡng bức kết hôn với quân nổi dậy, bị đánh đập và hãm hiếp
nhiều lần, dẫn đến việc cô có thai gần đây. Cuối cùng cô đã được giải cứu.
“Tôi vô cùng biết ơn những người lính”, cô nói.
Khoảng một tuần sau, Fati cho biết cô nằm trên một tấm chiếu trong căn phòng
chật hẹp tại một doanh trại quân đội ở Maiduguri, thủ phủ của bang, với những
con gián bay khắp sàn nhà. Những người đàn ông mặc đồng phục ra vào, tiêm và
cho cô cùng năm phụ nữ khác uống thuốc. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ, Fati người
đang mang thai khoảng 4 tháng, cho biết cô cảm thấy bụng đau nhói và máu đen
trào ra. Những người phụ nữ khác cũng bị chảy máu và quằn quại trên sàn nhà.
“Những người lính muốn giết chúng tôi”, cô nghĩ.
Cô nhớ lại những mũi tiêm rồi hiểu ra. Những người lính đã phá thai mà không
hỏi, hoặc thậm chí không nói cho họ biết.
Cô kể lại sau khi những phụ nữ rửa sạch vết máu trong nhà vệ sinh, họ đã được
cảnh báo:”Nếu bạn chia sẻ vết máu này với bất kỳ ai, bạn sẽ bị đánh đập nghiêm
trọng”.
Ít nhất từ năm 2013, quân đôi Nigeria đã thực hiện một chương trình phá thai bí
mật có hệ thống và bất hợp pháp ở vùng đông bắc của đất nước, chấm dứt
10.000 ca mang thai ở phụ nữ và trẻ em gái, nhiều người trong số họ đã bị các
chiến binh Hồi giáo bắt cóc hãm hiếp – theo hàng chục nhân chứng, tài khoản và
tài liệu đang được xem xét bởi Reuters.
Theo lời kể của các nhân chứng, hầu hết các vụ phá thai được thực hiện mà không
có sự đồng ý của đương sự và thường họ không hề hay biết trước.
Các phụ nữ và bé gái mang thai từ vài tuần đến tám tháng, và một số chỉ mới 12
tuổi, các cuộc phỏng vấn và hồ sơ cho thấy.
Cuộc điều tra này dựa trên các cuộc phỏng vấn với 33 phụ nữ và trẻ em gái nói
rằng họ đã phá thai trong thời gian bị quân đội Nigeria giam giữ.
Các phóng viên cũng đã phỏng vấn năm nhân viên y tế dân sự và chín nhân viên
an ninh tham gia vào chương trình kể cả binh lính và nhân viên chính phủ khác
như lính canh có vũ trang hộ tống phụ nữ mang thai đến các địa diểm phá thai.
Ngoài ra Reuters cũng xem xét các bản sao tài liệu quân sự và hồ sơ bịnh viện mô
tả hoặc kiểm điểm hàng ngàn thủ tục phá thai.
Sự lưu trữ chương trình phá thai do quân đội điều hành chưa từng được báo cáo
trước đây. Mới đây có ba người lính và một lính canh cho biết rằng họ thường nói
với những phụ nữ là bị suy nhược do bị giam cầm trong rừng rậm, cho nên tiêm
thuốc là để phục hồi sức khỏe và chống lại các bịnh như sốt rét. Trong một số
trường hợp những phụ nữ chống cự đã bị đánh đập, bị đánh bằng roi, bị chĩa súng
hoặc đánh thuốc mê để tuân hành. Một bảo vệ và nhân viên y tế còn cho biết
những người khác bị trói hoặc bị đè xuống nhét thuốc phá thai vào bên trong họ.
Bintu Ibrahim, cô gái ở độ tuổi 20 kể lại việc những người lính đã tiêm cho cô 2
mũi thuốc mà không có sự đồng ý của cô, sau khi đón cô và một nhóm phụ nữ
khác chạy trốn quân nổi dậy khoảng 3 năm trước. Khi máu ra nhiều và cơn đau
khủng khiếp, cô biết mình và những phụ nữ khác đã bị phá thai. Những người phụ
nữ phản đối và yêu cầu được biết lý do tại sao. Họ kêu gào cho đến khi những
người lính đe dọa sẽ giết họ.
“Nếu họ để đứa bé lại với tôi thì tôi muốn có nó”, Ibrahim nói, và lời kể của cô
được xác nhận bởi một người từng là tù nhân, Yagara Bukar.
Tại các cơ sở quân sự và ở những nơi khác, một số ca phá thai đã gây tử vong.
Mặc dù Reuters không thể xác định đầy đủ những cái chết trong 10 năm của
chương trình, nhưng bốn binh sĩ và hai nhân viên an ninh cho biết họ đã chứng
kiến những phụ nữ chết vì bị phá thai hoặc thấy xác chết của họ sau đó.
Ibrahim cho biết cô cũng chứng kiến một phụ nữ chết sau khi bị tiêm thuốc vào
lúc phá thai gần một ngôi làng nhỏ trong bụi rậm – một sự kiện được người bạn
đồng hành với cô chứng thực.
Ibrahim nói: “Người phụ nữ đó mang thai lâu hơn những người còn lại trong
chúng tôi, được 6, 7 tháng. Cô ấy đã khóc, la hét, lăn lộn, và cuối cùng cô ấy không
còn lăn lộn, la hét nữa, cô ấy trở nên yếu đuối, bị tổn thương và sau cùng cô ấy tắt
thở. Họ chỉ đào cái hố, đổ cát trên xác cô và chôn cô ấy.”
Các nhà lãnh đạo quân đội Nigeria phủ nhận chương trình này và cho biết báo cáo
của Reuters hoàn toàn sai sự thật.
“Không phải ở Nigeria, không phải ở Nigeria”, Thiếu tướng Christopher Musa, chỉ
huy chiến dịch chống nổi dậy ở vùng đông bắc cho biết: “Mọi người đều tôn trọng
sự sống. Chúng tôi tôn trọng gia đình. Chúng tôi tôn trọng phụ nữ và trẻ em.
Chúng tôi tôn trọng mọi linh hồn sống”, ông nói.
Phụ nữ và trẻ em gái mắc kẹt trong cuộc chiến khốc liệt ở đông bắc Nigeria giữa
chính phủ liên bang và những kẻ cực đoan Hồi giáo – một cuộc chiến đã kéo dài 13
năm.
Theo Liên Hiệp Quốc và các nhóm Nhân quyền, ít nhất 300.000 người đã thiệt
mạng từ khi cuộc xung đột bắt đầu, một số do bạo lực, nhiều người khác do đói
và bịnh tật.
Phía đông bắc, một vùng thảo nguyên khô cằn, rừng rậm và đồng bằng ngập
nước, từng được biết đến là vựa lúa mì của quốc gia. Nhưng trong quá trình chiến
tranh, nó đã sụp đổ, tàn phá kinh tế và nạn đói lan rộng, tạo ra sự di cư lớn, điều
mà Liên Hiệp Quốc gọi là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất
thế giới.
Trọng tâm của chương trình phá thai là một quan niệm được phổ biến rộng rãi
trong quân đội và một số thường dân ở phía đông bắc: rằng con cái của kẻ nổi dậy
đã được an bài, bởi dòng máu trong huyết quản của chúng, một ngày nào đó
chúng sẽ cầm vũ khí chống lại chính phủ và xã hội Nigeria.
Một số binh sĩ cũng cho biết họ được cấp trên thông báo rằng chương trình này là
cần thiết để tiêu diệt các chiến binh nổi dậy trước khi chúng ra đời.
Một nhân viên y tế dân sự, một trong bảy người thừa nhận đã thực hiện phá thai
theo lệnh của quân đội, đã cho biết: “Nó giống như việc vệ sinh xã hội”.
Bốn trong số các nhân viên y tế được Reuters phỏng vấn cũng nói rằng chương
trình này là vì lợi ích của phụ nữ và bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra, thì chúng phải
đối mặt với sự kỳ thị, nhất là có quan hệ với người cha nổi loạn.
Chương trình phá thai do quân đội điều hành đã được thực hiện ít nhất từ năm
2013 và các thủ tục đã được thực hiện cho đến ít nhất là tháng 11 năm ngoái,
theo lời kể của các nhân chứng.
Các thủ tục đã diễn ra ít nhất năm cơ sở quân sự và năm bịnh viện dân sự trong
khu vực theo lời kể của nhân chứng và tài liệu được Reuters xem xét. Nhiều vụ
xảy ra ở Maiduguri thành phố lớn nhất ở đông bắc Nigeria và là trung tâm chỉ huy
cuộc chiến của chính phủ chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Vùng xung đột:
Chương trình phá thai đã diễn ra ở các bang đông bắc Yobe, Borno và Adamawa,
nơi quân đội Nigeria đụng độ với quân nổi dậy Hồi giáo.
Chương trình này là bí mật, theo nguồn tin liên quan cho biết đôi khi bí mật với cả
đồng nghiệp trong cùng bịnh viện. Trong một số bịnh viện dân sự, những phụ nữ
đưa đi phá thai được ở những khu riêng biệt, tên của họ được ghi vào sổ ghi danh
riêng.
“Mọi người đều có quyền truy cập miễn phí vào những gì chúng tôi đang làm”,
Thiếu tướng Musa nói , “Không có gì ẩn dưới mặt trời. Không ai đã từng buộc
chúng tôi về bất cứ điều gì, Chúng tôi đã không làm điều đó, chúng tôi sẽ không
làm điều đó. Đó không phải là tính cách của chúng tôi”.
Các khía cạnh của chương trình phá thai của quân đội Nigeria vẫn còn mờ ám.
Do liên quan đến bí mật nên không thể biết chính xác có bao nhiêu ca phá thai đã
được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn và tài liệu cho thấy số lượng có thể cao hơn
rất nhiều so với con số, ít nhất là 10.000 trường hợp mà Reuters có thể cung cấp.
Quân đội Nigeria cầm lá cờ Boko Haram vừa chiếm được.
Bộ Quốc phòng, trụ sở của quân đội Nigeria ở thủ đô Abuja và bộ chỉ huy Sư đoàn
7 ở Maiduguri. Một số nhà lãnh đạo quyền lực nhất Nigeria giám sát các hoạt
động chống nổi dậy ở đông bắc khi chương trình phá thai đang phát triển. Trong
số đó có Trung tướng Tukur Buratai, người từng giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng
quân đội trong gần 6 năm cho đến khi ông nghỉ hưu vào tháng 1 năm 2021.
Tiến hành cuộc chiến với Boko Haram:
Chương trình phá thai bắt đầu từ hồi Tổng thống của Jonathan. Nó tiếp tục dưới
thời Buhari Buratai lãnh đạo quân đội trong gần 6 năm. Một cấp dưới cũ Irabor
hiện là Bộ trưởng Quốc phòng. Boko Haram tan rã và bị chi nhánh Nhà nước Hồi
giáo khống chế. Nhiều người Nigeria vẫn gọi hai nhóm này là Boko Haram.
Các binh sĩ cho biết mệnh lệnh đến từ thượng cấp trực tiếp về cách điều hành
và cách kiểm điểm các chuyển vận phá thai, cách giữ bí mật chương trình và nơi
chôn cất bất kỳ thương vong nào. Nhân viên y tế tại các bịnh viện dân sự cho biết
việc thực hiện phá thai đến từ mệnh lệnh các sĩ quan quân đội.
Nạo phá thai bị phản đối dữ dội ở Nigeria trên phương diện văn hóa ở cả miền
nam do Cơ đốc giáo thống trị và cả miền bắc đa số theo đạo Hồi. Đó cũng là bất
hợp pháp ngoại trừ để cứu mạng sống người mẹ.
Ở phía bắc, bất kỳ người nào bị kết tội tham gia phá thai kể cả phụ nữ đều có thể
bị buộc tội nghiêm trọng và bị phạt tù tới 14 năm, đồng thời có khả năng bị phạt
tiền. Nếu gây ra cái chết của phụ nữ bằng cách thực hiện phá thai mà không có sự
đồng ý của đương sự cũng bị phạt tù chung thân ở phía bắc. Reuters không thể
xác định diễn tiến phá thai dẫn đến truy tố hình sự.
Cưỡng ép phá thai cũng có thể vi phạm quy tắc ứng xử của quân đội Nigeria.
Phiên bản gần đây nhất được phổ biến rộng rãi phát hành năm 1967, nói rằng
trong mỗi trường hợp không được ngược đãi hay giết phụ nữ mang thai.
Theo bốn chuyên gia pháp lý được Reuters tóm tắt về những phát hiện của mình,
cưỡng bách phá thai có thể bị coi là tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài
người. Mặc dù cưỡng bức phá thai không bị hình sự hóa cụ thể theo quy chế
Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, các chuyên gia cho biết có thể được hiểu là tra
tấn hoặc đối xử vô nhân đạo cũng bị truy tố.
Theo môt nguyên tắc trong Luật pháp quốc tế được gọi là “trách nhiệm chỉ huy”,
các chỉ huy quân đội của Nigeria có thể phải chịu trách nhiệm về những tội ác do
binh sĩ của mình gây ra ngay cả khi thi hành mệnh lệnh.
Hình như tất cả nguồn gốc của câu chuyện này đều được Reuters điều tra trong
tình trạng khó khăn, nguy hiểm.
Tất cả nhân viên y tế, binh sĩ khi cho Reuters biết đều yêu cầu giấu tên.
Fati và hầu hết những phụ nữ khác từng bị phá thai, yêu cầu không được nêu tên
đầy đủ vì sợ bị quân đội trả thù hoặc bị tẩy chay vì có liên hệ với quân nổi dậy.
Mặc dù không bắt buộc, Ibrahim và Bukan cho biết họ đồng ý nói tên đầy đủ của
mình dù bị đe dọa, lý do họ đang sống ở nước ngoài.
Ibrahim nói:”Tôi không muốn điều này xảy ra cho bất kỳ người nào, bất kỳ phụ nữ
nào trên thế giới”.
Giải cứu ngờ vực:
Đối với Fati người đã ngập ngừng kể câu chuyện của mình với Reuters trong các
cuộc phỏng vấn hơn một năm. Cuộc chiến bắt đầu khoảng 5 năm về trước khi các
chiến binh xâm chiếm quê hương Monguno của cô.
Quân nổi dậy đã chọc thủng tuyến phòng thủ của quân đội Nigeria vào đêm hôm
đó, tràn qua các đường phố bắn giết binh lính, khiến dân chúng khiếp sợ. Trong
sự hỗn loạn, Fati cho biết cô và gia đình phân tán. Đi chân đất và chỉ mặc môt áo
choàng, cô lạc vào một nhóm phụ nữ đang chạy trốn, chui vào những con đường
và ngõ hẻm tối tăm khi có tiếng nổ hoặc dấu hiệu nguy hiểm.
Bên rìa thị trấn, quân nổi dậy Hồi giáo đang chờ đợi. Fati bị bắt, bị đánh bằng roi
và bị tống vào một trong hai chiếc xe tải cùng với những phụ nữ khác, cô nói.
Họ lái xe suốt đêm đến bờ hồ Chad rộng lớn, họ chất những phụ nữ lên ca nô.
Khi mặt trời mọc, những người bị bắt bị đưa ra các hòn đảo ngoài hồ.
Fati nói: “Chúng tôi không thể nhảy xuống hồ vì không người nào biết bơi, tất cả
chúng tôi đều khóc”. Bị phiến quân giam giữ trong một ngôi làng lợp tranh và bùn
đất. Fati cho biết cô đã kết hôn 3 lần, buộc phải lấy chồng mới khi nào chồng
trước không trở về sau chiến tranh. Người chồng thứ ba, người đã làm cô mang
thai là người tồi tệ nhất trong số họ. Anh ấy đã đánh cô bằng báng súng, đã đánh
cô cho đến ngã bịnh.
Cho đến khi quân đội Nigeria giải phóng khoảng 3 năm trước, cô đã chào đón họ.
Sau khi đến Maiduguri, những người lính đã đưa cô và những phụ nữ khác đến
một bịnh viện địa phương, nơi đó họ được yêu cầu đi tiểu trong chai, cô nói.
Một ngày sau tại doanh trại Giwa, những người mặc đồng phục mà cô đoán là
bác sĩ quân đội đã tiêm cho cô và năm phụ nữ khác thuốc gì đó vào tay và lưng.
“Họ chỉ nói rằng chúng tôi không đủ sức khỏe”, Fati nói.
Sau hoảng 4 giờ đồng hồ, cô cảm thấy đau bụng dữ dội, rồi chảy máu. Ngay sau
đó, cô nói cả 6 người chúng tôi đều quằn quại đau đớn nằm trên sàn nhà.
Cô nói thêm, sau đó không một nhân viên nào đề cập đến việc phá thai.
Reuters không thể xác nhận các chi tiết về tài khoản của Fati, nhưng những cư
dân khác cho biết quân nổi dậy đã liên tục phát động các cuộc tấn công vào
Monguno trong thời gian đó. Ngoài ra chị gái của Fati nói với Reuters rằng Fati đã
mô tả việc phá thai tại doanh trại Giwa cho cô ấy nghe khi chị em đoàn tụ.
Fati nhiều lúc phải cố gắng nhớ lại thời điểm xảy ra các sự kiện đau thương, đã
đưa ra các ngày giờ khác nhau về việc bị bắt cóc và phá thai. Chị gái của cô cho
biết Fati bị Boko Haram bắt cóc từ năm 2017 đến 2018 và Fati cho biết cô đã bị
giam giữ một năm trước khi được cứu thoát.
Những phụ nữ khác được Reuters phỏng vấn cũng cho biết tương tự việc bị giam
cầm và giải cứu bao gồm cà việc bị quân nổi dậy hãm hiếp và trốn thoát với sự
giúp đỡ của những người lính và vận chuyển họ đến các cơ sở quân đội hoặc bịnh
viện dân sự. Nhiều người cho biết họ được yêu cầu cung cấp loại máu gì trước khi
tiêm và uống thuốc.
Sáu binh sĩ và lính canh xác nhận việc cưỡng bách phá thai đã diễn ra tại doanh
trại Giwa. Hai trong số những nhân chứng đó và một phụ nữ nói rằng cô ấy đã bị
phá thai năm ngoái tại trại giam này trong môt căn phòng phù hợp với lời mô tả
của Fati: một không gian với bức tường xám giống như hành lang nơi phụ nữ ở,
nằm trên sàn nhà đầy gián và muỗi.
Địa điểm này đã từng được mô tả kỹ lưỡng trước đây.
Vào năm 2016, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã trích dẫn trung tâm giam giữ Giwa về
những điều kiện khủng khiếp mà tổ chức này cho là đã dẫn đến cái chết của 149
tù nhân.
Vào năm 2018 nhóm này cáo buộc rằng hàng trăm phụ nữ chạy trốn hoặc được
giải cứu tại các khu vực do Boko Haram kiểm soát trong các hoạt động chống nổi
dậy đang bị giam giữ tại doanh trại Giwa, trong đó có năm người đã chết.
Cả hai báo cáo đều không đề cập đến việc phá thai.
Sau ấn phẩm năm 2018 của Tổ chức Ân Xá, quân đội Nigeria đã cáo buộc cơ quan
giám sát Nhân quyền thỉnh thoảng lại báo cáo để làm mất tinh thần toàn bộ hệ
thống quân sự và toàn bộ quốc gia.
Trong các cuộc phỏng vấn, binh lính và phụ nữ mô tả điều kiện trong các doanh
trại và cơ sở quân sự rất tồi tệ. Phụ nữ mang thai đôi khi cho ở ngoài trời dưới lều
bạt trong lúc đang phá thai là lúc họ ra máu rất nhiều.
Một số phụ nữ đã nói với Reuters nếu họ được yêu cầu, họ sẽ giữ lại đứa trẻ.
Bintu Ibrahim nói: “Bất chấp sự tàn bạo của người cha, đứa trẻ đó không làm gì
sai cả”. Tám người khác gồm cả Fati cho biết họ không muốn sinh con. Tuy nhiên
một số người cho biết họ phẫn nộ khi bị lừa hoặc bị ép phá thai một cách đáng sợ
có thể nguy hiểm chết người.
Fati nói : “Họ nên hỏi ý kiến phụ nữ”.
Hoàng Đình Khuê – Lược dịch
Ngày 29 tháng 12 năm 2022
Fati được che mặt bằng kỹ thuật số để giấu danh tính.
Fati tự hỏi liệu cuộc đời của cô đã kết thúc chưa?
Bính lính Nigeria đã bao vây ngôi làng trên đảo Lake Chad nơi quân nổi dậy Hồi
giáo giam giữ cô và nhiều phụ nữ khác.
Đạn nổ, đạn lóe lên. Khi những kẻ bắt giữ cô chạy thoát, Fati ngất đi vì kinh hoàng.
Khi cô tỉnh dậy trong một doanh trại quân đội gần đó, cô nói: ”Tôi cảm thấy hạnh
phúc nhất trong đời mà tôi từng có”. Fati hiện ở tuổi 20, cô nhớ lại vụ tấn công
xảy ra vài năm trước ở bang Borno, đông bắc Nigeria. Cô nói với Reuters trong
hơn một năm, cô bị cưỡng bức kết hôn với quân nổi dậy, bị đánh đập và hãm hiếp
nhiều lần, dẫn đến việc cô có thai gần đây. Cuối cùng cô đã được giải cứu.
“Tôi vô cùng biết ơn những người lính”, cô nói.
Khoảng một tuần sau, Fati cho biết cô nằm trên một tấm chiếu trong căn phòng
chật hẹp tại một doanh trại quân đội ở Maiduguri, thủ phủ của bang, với những
con gián bay khắp sàn nhà. Những người đàn ông mặc đồng phục ra vào, tiêm và
cho cô cùng năm phụ nữ khác uống thuốc. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ, Fati người
đang mang thai khoảng 4 tháng, cho biết cô cảm thấy bụng đau nhói và máu đen
trào ra. Những người phụ nữ khác cũng bị chảy máu và quằn quại trên sàn nhà.
“Những người lính muốn giết chúng tôi”, cô nghĩ.
Cô nhớ lại những mũi tiêm rồi hiểu ra. Những người lính đã phá thai mà không
hỏi, hoặc thậm chí không nói cho họ biết.
Cô kể lại sau khi những phụ nữ rửa sạch vết máu trong nhà vệ sinh, họ đã được
cảnh báo:”Nếu bạn chia sẻ vết máu này với bất kỳ ai, bạn sẽ bị đánh đập nghiêm
trọng”.
Ít nhất từ năm 2013, quân đôi Nigeria đã thực hiện một chương trình phá thai bí
mật có hệ thống và bất hợp pháp ở vùng đông bắc của đất nước, chấm dứt
10.000 ca mang thai ở phụ nữ và trẻ em gái, nhiều người trong số họ đã bị các
chiến binh Hồi giáo bắt cóc hãm hiếp – theo hàng chục nhân chứng, tài khoản và
tài liệu đang được xem xét bởi Reuters.
Theo lời kể của các nhân chứng, hầu hết các vụ phá thai được thực hiện mà không
có sự đồng ý của đương sự và thường họ không hề hay biết trước.
Các phụ nữ và bé gái mang thai từ vài tuần đến tám tháng, và một số chỉ mới 12
tuổi, các cuộc phỏng vấn và hồ sơ cho thấy.
Cuộc điều tra này dựa trên các cuộc phỏng vấn với 33 phụ nữ và trẻ em gái nói
rằng họ đã phá thai trong thời gian bị quân đội Nigeria giam giữ.
Các phóng viên cũng đã phỏng vấn năm nhân viên y tế dân sự và chín nhân viên
an ninh tham gia vào chương trình kể cả binh lính và nhân viên chính phủ khác
như lính canh có vũ trang hộ tống phụ nữ mang thai đến các địa diểm phá thai.
Ngoài ra Reuters cũng xem xét các bản sao tài liệu quân sự và hồ sơ bịnh viện mô
tả hoặc kiểm điểm hàng ngàn thủ tục phá thai.
Sự lưu trữ chương trình phá thai do quân đội điều hành chưa từng được báo cáo
trước đây. Mới đây có ba người lính và một lính canh cho biết rằng họ thường nói
với những phụ nữ là bị suy nhược do bị giam cầm trong rừng rậm, cho nên tiêm
thuốc là để phục hồi sức khỏe và chống lại các bịnh như sốt rét. Trong một số
trường hợp những phụ nữ chống cự đã bị đánh đập, bị đánh bằng roi, bị chĩa súng
hoặc đánh thuốc mê để tuân hành. Một bảo vệ và nhân viên y tế còn cho biết
những người khác bị trói hoặc bị đè xuống nhét thuốc phá thai vào bên trong họ.
Bintu Ibrahim, cô gái ở độ tuổi 20 kể lại việc những người lính đã tiêm cho cô 2
mũi thuốc mà không có sự đồng ý của cô, sau khi đón cô và một nhóm phụ nữ
khác chạy trốn quân nổi dậy khoảng 3 năm trước. Khi máu ra nhiều và cơn đau
khủng khiếp, cô biết mình và những phụ nữ khác đã bị phá thai. Những người phụ
nữ phản đối và yêu cầu được biết lý do tại sao. Họ kêu gào cho đến khi những
người lính đe dọa sẽ giết họ.
“Nếu họ để đứa bé lại với tôi thì tôi muốn có nó”, Ibrahim nói, và lời kể của cô
được xác nhận bởi một người từng là tù nhân, Yagara Bukar.
Tại các cơ sở quân sự và ở những nơi khác, một số ca phá thai đã gây tử vong.
Mặc dù Reuters không thể xác định đầy đủ những cái chết trong 10 năm của
chương trình, nhưng bốn binh sĩ và hai nhân viên an ninh cho biết họ đã chứng
kiến những phụ nữ chết vì bị phá thai hoặc thấy xác chết của họ sau đó.
Ibrahim cho biết cô cũng chứng kiến một phụ nữ chết sau khi bị tiêm thuốc vào
lúc phá thai gần một ngôi làng nhỏ trong bụi rậm – một sự kiện được người bạn
đồng hành với cô chứng thực.
Ibrahim nói: “Người phụ nữ đó mang thai lâu hơn những người còn lại trong
chúng tôi, được 6, 7 tháng. Cô ấy đã khóc, la hét, lăn lộn, và cuối cùng cô ấy không
còn lăn lộn, la hét nữa, cô ấy trở nên yếu đuối, bị tổn thương và sau cùng cô ấy tắt
thở. Họ chỉ đào cái hố, đổ cát trên xác cô và chôn cô ấy.”
Các nhà lãnh đạo quân đội Nigeria phủ nhận chương trình này và cho biết báo cáo
của Reuters hoàn toàn sai sự thật.
“Không phải ở Nigeria, không phải ở Nigeria”, Thiếu tướng Christopher Musa, chỉ
huy chiến dịch chống nổi dậy ở vùng đông bắc cho biết: “Mọi người đều tôn trọng
sự sống. Chúng tôi tôn trọng gia đình. Chúng tôi tôn trọng phụ nữ và trẻ em.
Chúng tôi tôn trọng mọi linh hồn sống”, ông nói.
Phụ nữ và trẻ em gái mắc kẹt trong cuộc chiến khốc liệt ở đông bắc Nigeria giữa
chính phủ liên bang và những kẻ cực đoan Hồi giáo – một cuộc chiến đã kéo dài 13
năm.
Theo Liên Hiệp Quốc và các nhóm Nhân quyền, ít nhất 300.000 người đã thiệt
mạng từ khi cuộc xung đột bắt đầu, một số do bạo lực, nhiều người khác do đói
và bịnh tật.
Phía đông bắc, một vùng thảo nguyên khô cằn, rừng rậm và đồng bằng ngập
nước, từng được biết đến là vựa lúa mì của quốc gia. Nhưng trong quá trình chiến
tranh, nó đã sụp đổ, tàn phá kinh tế và nạn đói lan rộng, tạo ra sự di cư lớn, điều
mà Liên Hiệp Quốc gọi là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất
thế giới.
Trọng tâm của chương trình phá thai là một quan niệm được phổ biến rộng rãi
trong quân đội và một số thường dân ở phía đông bắc: rằng con cái của kẻ nổi dậy
đã được an bài, bởi dòng máu trong huyết quản của chúng, một ngày nào đó
chúng sẽ cầm vũ khí chống lại chính phủ và xã hội Nigeria.
Một số binh sĩ cũng cho biết họ được cấp trên thông báo rằng chương trình này là
cần thiết để tiêu diệt các chiến binh nổi dậy trước khi chúng ra đời.
Một nhân viên y tế dân sự, một trong bảy người thừa nhận đã thực hiện phá thai
theo lệnh của quân đội, đã cho biết: “Nó giống như việc vệ sinh xã hội”.
Bốn trong số các nhân viên y tế được Reuters phỏng vấn cũng nói rằng chương
trình này là vì lợi ích của phụ nữ và bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra, thì chúng phải
đối mặt với sự kỳ thị, nhất là có quan hệ với người cha nổi loạn.
Chương trình phá thai do quân đội điều hành đã được thực hiện ít nhất từ năm
2013 và các thủ tục đã được thực hiện cho đến ít nhất là tháng 11 năm ngoái,
theo lời kể của các nhân chứng.
Các thủ tục đã diễn ra ít nhất năm cơ sở quân sự và năm bịnh viện dân sự trong
khu vực theo lời kể của nhân chứng và tài liệu được Reuters xem xét. Nhiều vụ
xảy ra ở Maiduguri thành phố lớn nhất ở đông bắc Nigeria và là trung tâm chỉ huy
cuộc chiến của chính phủ chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Vùng xung đột:
Chương trình phá thai đã diễn ra ở các bang đông bắc Yobe, Borno và Adamawa,
nơi quân đội Nigeria đụng độ với quân nổi dậy Hồi giáo.
Chương trình này là bí mật, theo nguồn tin liên quan cho biết đôi khi bí mật với cả
đồng nghiệp trong cùng bịnh viện. Trong một số bịnh viện dân sự, những phụ nữ
đưa đi phá thai được ở những khu riêng biệt, tên của họ được ghi vào sổ ghi danh
riêng.
“Mọi người đều có quyền truy cập miễn phí vào những gì chúng tôi đang làm”,
Thiếu tướng Musa nói , “Không có gì ẩn dưới mặt trời. Không ai đã từng buộc
chúng tôi về bất cứ điều gì, Chúng tôi đã không làm điều đó, chúng tôi sẽ không
làm điều đó. Đó không phải là tính cách của chúng tôi”.
Các khía cạnh của chương trình phá thai của quân đội Nigeria vẫn còn mờ ám.
Do liên quan đến bí mật nên không thể biết chính xác có bao nhiêu ca phá thai đã
được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn và tài liệu cho thấy số lượng có thể cao hơn
rất nhiều so với con số, ít nhất là 10.000 trường hợp mà Reuters có thể cung cấp.
Quân đội Nigeria cầm lá cờ Boko Haram vừa chiếm được.
Bộ Quốc phòng, trụ sở của quân đội Nigeria ở thủ đô Abuja và bộ chỉ huy Sư đoàn
7 ở Maiduguri. Một số nhà lãnh đạo quyền lực nhất Nigeria giám sát các hoạt
động chống nổi dậy ở đông bắc khi chương trình phá thai đang phát triển. Trong
số đó có Trung tướng Tukur Buratai, người từng giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng
quân đội trong gần 6 năm cho đến khi ông nghỉ hưu vào tháng 1 năm 2021.
Tiến hành cuộc chiến với Boko Haram:
Chương trình phá thai bắt đầu từ hồi Tổng thống của Jonathan. Nó tiếp tục dưới
thời Buhari Buratai lãnh đạo quân đội trong gần 6 năm. Một cấp dưới cũ Irabor
hiện là Bộ trưởng Quốc phòng. Boko Haram tan rã và bị chi nhánh Nhà nước Hồi
giáo khống chế. Nhiều người Nigeria vẫn gọi hai nhóm này là Boko Haram.
Các binh sĩ cho biết mệnh lệnh đến từ thượng cấp trực tiếp về cách điều hành
và cách kiểm điểm các chuyển vận phá thai, cách giữ bí mật chương trình và nơi
chôn cất bất kỳ thương vong nào. Nhân viên y tế tại các bịnh viện dân sự cho biết
việc thực hiện phá thai đến từ mệnh lệnh các sĩ quan quân đội.
Nạo phá thai bị phản đối dữ dội ở Nigeria trên phương diện văn hóa ở cả miền
nam do Cơ đốc giáo thống trị và cả miền bắc đa số theo đạo Hồi. Đó cũng là bất
hợp pháp ngoại trừ để cứu mạng sống người mẹ.
Ở phía bắc, bất kỳ người nào bị kết tội tham gia phá thai kể cả phụ nữ đều có thể
bị buộc tội nghiêm trọng và bị phạt tù tới 14 năm, đồng thời có khả năng bị phạt
tiền. Nếu gây ra cái chết của phụ nữ bằng cách thực hiện phá thai mà không có sự
đồng ý của đương sự cũng bị phạt tù chung thân ở phía bắc. Reuters không thể
xác định diễn tiến phá thai dẫn đến truy tố hình sự.
Cưỡng ép phá thai cũng có thể vi phạm quy tắc ứng xử của quân đội Nigeria.
Phiên bản gần đây nhất được phổ biến rộng rãi phát hành năm 1967, nói rằng
trong mỗi trường hợp không được ngược đãi hay giết phụ nữ mang thai.
Theo bốn chuyên gia pháp lý được Reuters tóm tắt về những phát hiện của mình,
cưỡng bách phá thai có thể bị coi là tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài
người. Mặc dù cưỡng bức phá thai không bị hình sự hóa cụ thể theo quy chế
Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, các chuyên gia cho biết có thể được hiểu là tra
tấn hoặc đối xử vô nhân đạo cũng bị truy tố.
Theo môt nguyên tắc trong Luật pháp quốc tế được gọi là “trách nhiệm chỉ huy”,
các chỉ huy quân đội của Nigeria có thể phải chịu trách nhiệm về những tội ác do
binh sĩ của mình gây ra ngay cả khi thi hành mệnh lệnh.
Hình như tất cả nguồn gốc của câu chuyện này đều được Reuters điều tra trong
tình trạng khó khăn, nguy hiểm.
Tất cả nhân viên y tế, binh sĩ khi cho Reuters biết đều yêu cầu giấu tên.
Fati và hầu hết những phụ nữ khác từng bị phá thai, yêu cầu không được nêu tên
đầy đủ vì sợ bị quân đội trả thù hoặc bị tẩy chay vì có liên hệ với quân nổi dậy.
Mặc dù không bắt buộc, Ibrahim và Bukan cho biết họ đồng ý nói tên đầy đủ của
mình dù bị đe dọa, lý do họ đang sống ở nước ngoài.
Ibrahim nói:”Tôi không muốn điều này xảy ra cho bất kỳ người nào, bất kỳ phụ nữ
nào trên thế giới”.
Giải cứu ngờ vực:
Đối với Fati người đã ngập ngừng kể câu chuyện của mình với Reuters trong các
cuộc phỏng vấn hơn một năm. Cuộc chiến bắt đầu khoảng 5 năm về trước khi các
chiến binh xâm chiếm quê hương Monguno của cô.
Quân nổi dậy đã chọc thủng tuyến phòng thủ của quân đội Nigeria vào đêm hôm
đó, tràn qua các đường phố bắn giết binh lính, khiến dân chúng khiếp sợ. Trong
sự hỗn loạn, Fati cho biết cô và gia đình phân tán. Đi chân đất và chỉ mặc môt áo
choàng, cô lạc vào một nhóm phụ nữ đang chạy trốn, chui vào những con đường
và ngõ hẻm tối tăm khi có tiếng nổ hoặc dấu hiệu nguy hiểm.
Bên rìa thị trấn, quân nổi dậy Hồi giáo đang chờ đợi. Fati bị bắt, bị đánh bằng roi
và bị tống vào một trong hai chiếc xe tải cùng với những phụ nữ khác, cô nói.
Họ lái xe suốt đêm đến bờ hồ Chad rộng lớn, họ chất những phụ nữ lên ca nô.
Khi mặt trời mọc, những người bị bắt bị đưa ra các hòn đảo ngoài hồ.
Fati nói: “Chúng tôi không thể nhảy xuống hồ vì không người nào biết bơi, tất cả
chúng tôi đều khóc”. Bị phiến quân giam giữ trong một ngôi làng lợp tranh và bùn
đất. Fati cho biết cô đã kết hôn 3 lần, buộc phải lấy chồng mới khi nào chồng
trước không trở về sau chiến tranh. Người chồng thứ ba, người đã làm cô mang
thai là người tồi tệ nhất trong số họ. Anh ấy đã đánh cô bằng báng súng, đã đánh
cô cho đến ngã bịnh.
Cho đến khi quân đội Nigeria giải phóng khoảng 3 năm trước, cô đã chào đón họ.
Sau khi đến Maiduguri, những người lính đã đưa cô và những phụ nữ khác đến
một bịnh viện địa phương, nơi đó họ được yêu cầu đi tiểu trong chai, cô nói.
Một ngày sau tại doanh trại Giwa, những người mặc đồng phục mà cô đoán là
bác sĩ quân đội đã tiêm cho cô và năm phụ nữ khác thuốc gì đó vào tay và lưng.
“Họ chỉ nói rằng chúng tôi không đủ sức khỏe”, Fati nói.
Sau hoảng 4 giờ đồng hồ, cô cảm thấy đau bụng dữ dội, rồi chảy máu. Ngay sau
đó, cô nói cả 6 người chúng tôi đều quằn quại đau đớn nằm trên sàn nhà.
Cô nói thêm, sau đó không một nhân viên nào đề cập đến việc phá thai.
Reuters không thể xác nhận các chi tiết về tài khoản của Fati, nhưng những cư
dân khác cho biết quân nổi dậy đã liên tục phát động các cuộc tấn công vào
Monguno trong thời gian đó. Ngoài ra chị gái của Fati nói với Reuters rằng Fati đã
mô tả việc phá thai tại doanh trại Giwa cho cô ấy nghe khi chị em đoàn tụ.
Fati nhiều lúc phải cố gắng nhớ lại thời điểm xảy ra các sự kiện đau thương, đã
đưa ra các ngày giờ khác nhau về việc bị bắt cóc và phá thai. Chị gái của cô cho
biết Fati bị Boko Haram bắt cóc từ năm 2017 đến 2018 và Fati cho biết cô đã bị
giam giữ một năm trước khi được cứu thoát.
Những phụ nữ khác được Reuters phỏng vấn cũng cho biết tương tự việc bị giam
cầm và giải cứu bao gồm cà việc bị quân nổi dậy hãm hiếp và trốn thoát với sự
giúp đỡ của những người lính và vận chuyển họ đến các cơ sở quân đội hoặc bịnh
viện dân sự. Nhiều người cho biết họ được yêu cầu cung cấp loại máu gì trước khi
tiêm và uống thuốc.
Sáu binh sĩ và lính canh xác nhận việc cưỡng bách phá thai đã diễn ra tại doanh
trại Giwa. Hai trong số những nhân chứng đó và một phụ nữ nói rằng cô ấy đã bị
phá thai năm ngoái tại trại giam này trong môt căn phòng phù hợp với lời mô tả
của Fati: một không gian với bức tường xám giống như hành lang nơi phụ nữ ở,
nằm trên sàn nhà đầy gián và muỗi.
Địa điểm này đã từng được mô tả kỹ lưỡng trước đây.
Vào năm 2016, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã trích dẫn trung tâm giam giữ Giwa về
những điều kiện khủng khiếp mà tổ chức này cho là đã dẫn đến cái chết của 149
tù nhân.
Vào năm 2018 nhóm này cáo buộc rằng hàng trăm phụ nữ chạy trốn hoặc được
giải cứu tại các khu vực do Boko Haram kiểm soát trong các hoạt động chống nổi
dậy đang bị giam giữ tại doanh trại Giwa, trong đó có năm người đã chết.
Cả hai báo cáo đều không đề cập đến việc phá thai.
Sau ấn phẩm năm 2018 của Tổ chức Ân Xá, quân đội Nigeria đã cáo buộc cơ quan
giám sát Nhân quyền thỉnh thoảng lại báo cáo để làm mất tinh thần toàn bộ hệ
thống quân sự và toàn bộ quốc gia.
Trong các cuộc phỏng vấn, binh lính và phụ nữ mô tả điều kiện trong các doanh
trại và cơ sở quân sự rất tồi tệ. Phụ nữ mang thai đôi khi cho ở ngoài trời dưới lều
bạt trong lúc đang phá thai là lúc họ ra máu rất nhiều.
Một số phụ nữ đã nói với Reuters nếu họ được yêu cầu, họ sẽ giữ lại đứa trẻ.
Bintu Ibrahim nói: “Bất chấp sự tàn bạo của người cha, đứa trẻ đó không làm gì
sai cả”. Tám người khác gồm cả Fati cho biết họ không muốn sinh con. Tuy nhiên
một số người cho biết họ phẫn nộ khi bị lừa hoặc bị ép phá thai một cách đáng sợ
có thể nguy hiểm chết người.
Fati nói : “Họ nên hỏi ý kiến phụ nữ”.
Hoàng Đình Khuê – Lược dịch
Ngày 29 tháng 12 năm 2022