Ác mộng ở Nigeria
Lời Mở Đầu của Người Dịch: Đây là câu chuyện nói về cuộc chiến giữa phiến quân Hồi giáo BOKO HARAM và Quân đội Nigeria trong 13 năm đã gây bao tang thương tàn ác, vô nhân đạo mà “Nạn nhân là Phụ nữ và Trẻ em Nigeria” của cả hai phía.
ND xin phép chú thích về sự kiện:
- Boko Haram là một nhóm vũ trang Hồi giáo được thành lập và có trụ sở tại
Nigeria và Chad, Niger và phía Bắc Cameroon. Nhóm này được coi là phiến quân
vì tổ chức các hoạt động khủng bố tại Nigeria, đặc biệt là năm 2009 và 2014.
Boko Haram được thành lập bởi Mohammed Yusuf năm 2002.
Sau khi Yusuf chết vào năm 2009, Abubakar Shekau lên thay thế và đã liên kết với
Nhà nước Hồi giáo IS từ năm 2015.
Boko Haram được thành lập như giáo phái Hồi giáo dòng SUNNI, áp dụng luật
Sharia rất nghiêm ngặt.
Vào ngày 7/3/2015, lãnh đạo Abubakar Shekau cam kết trung thành với Nhà nước
Hồi giáo Iraq và nhóm ISIS, đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo Tây Phi.
Shekau tỏ ra rất độc ác và tham nhũng giết hại nhiều thường dân vô tội, nhất là
phụ nữ và trẻ em Nigeria, gây bất mãn trong nhóm Nhà nước Chi nhánh Tây Phi.
Sau đó trong cuộc đọ súng với Nhà nước Chi nhánh Tây Phi (ISWAP), thủ lãnh
Boko Haram đã tự tử bằng cách cho nổ cốt mìn tự kết liễu đời mình”
Cuộc chiến Boko Haram & Quân đội Nigeria
Hãng tin Reuters đã điều tra và phỏng vấn nhiều phụ nữ đã là nạn nhân của cả
hai phía trong cuộc chiến Boko Haram và Quân đội Nigeria.
Sau đó đưa ra một bản “Báo Cáo Đặc biệt”
- Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính quyền Biden đang lo lắng
từ bản Báo Cáo Đặc Biệt của Reuters. Ông nói: ”Đại sứ quán của chúng tôi tại
Abuja đang tìm kiếm thêm thông tin bao gồm từ chính phủ Nigeria và các bên
liên hệ”. - Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Stephan Dujarric cho biết Tổngh Thơ Ký LHQ
Antonio Gutterres kêu gọi chính quyền Nigeria điều tra các cáo buộc phá thai có
hệ thống và cưỡng bức do quân đội Nigeria thực hiện. - Vế phần các nhà lãnh đạo Nigeria nói với Reuters rằng quân đội chưa bao giờ
nhắm mục tiêu giết hại trẻ em. Họ nói báo cáo của Reuters là một sự xúc phạm
với người Nigeria, là một phần trong nỗ lực nước ngoài nhằm phá hoại cuộc
chiến tranh của đất nước chống lại bọn nổi dậy.
CUỘC CHIẾN VỚI PHỤ NỮ
Ngày 14/12/2022
Reuters/Christophe Van Der Perre
By Libby George & Paul Carsten
AISHA, nhân chứng và là nạn nhân, bị bắt cóc và làm nô lệ bởi phiến quân Boko
Haram. Sau đó bị quân lính Nigeria cưỡng bức phá thai và giết hai người con vì
là giọt máu của Boko Haram.
Theo lời kể: “Aisha nhớ lại lần cuối cùng cô và gia đình ở bên nhau, đó là một buổi
tối êm ấm xum họp ở một làng Nigeria, gần biên giới Cameroon.
Mùa mưa đã nuôi dưỡng những hạt lúa của cha cô cao đến đầu gối. Cả nhà gồm
cha mẹ, hai anh trai và em gái đoàn tụ gia đình.
Cô nói với Reuters ngôi làng đã bị tấn công liên tục mấy tháng nay bởi quân nổi
dậy Hồi giáo có vũ trang để mở rộng lãnh thổ của họ. Cha của Aisha đã ra lệnh cho
các con trai không ra khỏi nhà vì sợ dính líu đến bạo lực.
Aisha cho biết tiếng súng bùng nổ khoảng 5 giờ chiều và tiếp tục nhiều tiếng đồng
hồ sau đó.
Giữa lúc nổ súng, mẹ bị lạc đạn trúng vào ngực. Aisha lúc đó 18 tuổi và em gái 14
tuổi đã cố gắng băng bó vết thương cho mẹ, nhưng mất máu quá nhiều và mẹ
qua đời.
“Cái chết của mẹ tôi là điều đau đớn vô cùng”. Lúc này, Aisha được 26 tuổi lặng lẽ
khóc. Theo lời kể của cô đêm đó đã đánh dấu một thử thách địa ngục trong cuộc
đời cô. Cuộc chiến đó đang diễn ra, phần lớn có liên quan đến cơ thể của phụ nữ
và trẻ em. Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em đã bị Boko Haram và chi nhánh Nhà nước
Hồi giáo bắt cóc và ép làm nô lệ tình dục. Quân đội Nigeria đã đáp trả sự tàn bạo
của quân nổi dậy bằng các chiến thuật tàn bạo của riêng mình như trong trích dẫn
sau đây.
Trích dẫn các tài liệu và lời kể của các nhân chứng, hãng thông tấn đưa tin vào
ngày 7 tháng 12, quân đội Nigeria đã thực hiện một chương trình phá thai bí mật
ở vùng đông bắc, chấm dứt việc mang thai của hàng ngàn phụ nữ và trẻ em gái
được giải thoát khỏi sự giam cầm của quân nổi dậy Boko Haram.
Vào ngày 12 tháng 12, một lần nữa trích dẫn hàng chục nhân chứng cho rằng
quân đội Nigeria đã cố ý giết trẻ em trong cuộc chiến với giả định rằng chúng đã
hay sẽ trở thành những kẻ Boko Haram.
Các nhà lãnh đạo quân đội Nigeria phản đối với Reuters chương trình phá thai
không tồn tại và trẻ em không bao giờ là mục tiêu giết hại trong chiến tranh.
AISHA buộc phải kết hôn với một chiến binh Boko Haram, kẻ đã nhiều lần đánh
đập và hãm hiếp cô. Cô thường nói : ”Bất cứ khi nào anh ấy ra trận, tôi sẽ cầu
Chúa cho anh ấy bị chết”.
Thử thách của Aisha bao gồm những khó khăn cùng cực nhất mà chiến tranh gây
ra cho thường dân.
Cô bị Boko Haram bắt làm nô lệ tình dục. Quân đội buộc phải phá thai, cô mất
một đứa con trong vụ đánh bom và một đứa con khác bị binh lính đầu độc. Aisha
còn cho biết chiến tranh đã cướp đi người mẹ, anh trai cô và hủy hoại hoàn tòan
cánh tay của cô.
Hàng chục phụ nữ ở vùng đông bắc Nigeria đã nói với Reuters về những trải
nghiệm đau khổ tương tự. Cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000
người dân, bao gồm cả những thường dân thiệt mạng vì bạo lực, đói khát và bịnh
tật. Giống như Aisha, họ không chọn bên nào trong cuộc chiến mà vẫn là mục tiêu
của cả hai bên.
Reuters không thể liên lạc với đại diện Boko Haram hoặc chi nhánh của họ (Tỉnh
Tây Phi/ Nhà nước Hồi giáo) để đưa ra bình luận.
Thiếu tướng Christopher Musa, người đứng đầu của quân đội Nigeria cho biết câu
chuyện của Aisha như Reuters kể lại với ông không thể xảy ra.
Aisha đã nói chuyện với Reuters với điều kiện chỉ sử dụng tên Hồi giáo của cô ấy
để bảo vệ danh tánh cho cô ấy. Reuters cũng không kể tên ngôi làng của cô ấy để
giữ an toàn. Câu chuyện của cô ấy cũng được em gái xác nhận một phần; mọi
người đều nói rằng họ đã chứng kiến một số dữ kiện. Những người này cũng xin
được giấu tên.
Những lúc được phỏng vấn, Aisha đã nói bằng giọng đau khổ và đôi khi òa khóc:
“Chính tôi đã nhìn thấy bằng mắt tôi và tôi đã nghe thấy.”
Cuộc sống tạm ổn:
Aisha mỉm cười khi nhớ lại những ngày còn trẻ, khi cô giã, cuộn và chiên
kuli kuli mà cô cùng mẹ bán ở gần trang trại của họ. Gia đình cô sinh sống nhờ
công việc của mẹ và công việc trồng ngô, kê, khoai của cha cô.
Cô nói: “Cha mẹ tôi dạy cho tôi cách chăm sóc bản thân, học hỏi kiến thức, cách
hòa nhập và sống trong thế giới này. Chúng tôi đã có mọi thứ chúng tôi cần”.
Cô nói không giống như một số người cha trong vùng, cha của cô ưu tiên bảo đảm
việc học hành của con gái và ông không bao giờ đánh đập chúng. Ở trường Trung
học, Aisha có người bạn trai mà cô muốn kết hôn. Cô ấy nói rằng cô ấy mơ ước
trở thành một người lính, một kế toán hoặc thậm chí là một bác sĩ- một sinh kế
bảo đảm cho kinh tế. Cô hy vọng một ngày nào đó sẽ có con.
Nhưng sau vụ tấn công năm 2014, trường học không còn nữa. Cô bị mắc kẹt trong
vùng sôi đậu của Boko Haram.
Cô nói, lúc đầu quân nổi dậy giấu kín không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào họ sẽ
giết người. Nhưng sau vụ tấn công đã khiến mẹ cô thiêt mạng, họ bắt đầu giết
những người đàn ông trưởng thành. Một người anh của cô biến mất và sau đó
nghe nói anh ấy đã chết, một người anh khác trốn đi xa và còn sống sót. Người
anh thứ ba sống an toàn ở Cameroon trước khi mẹ cô chết.
Aisha và em gái sống với cha và cha khuyên họ không rời đi. Lúc đầu Boko Haram
không làm phiền người dân trong làng của họ. Nhưng đến tháng 10 năm 2014, các
chiến binh Boko Haram áp dụng luật Sharia cực đoan ở làng cô.
Các chiến binh đã thẩm vấn một nữ hộ sinh và nhà thảo dược nổi tiếng ở địa
phương mà họ buộc tội là phù thủy. Quân phiến loạn đưa người phụ nữ 50 tuổi
đến quảng trường và chặt đầu bà bằng rìu. Aisha nhớ mãi đầu và cơ thể người
phụ nữ treo lủng lẳng, máu tươi phun ra khắp người bà. Cô bắt đầu cảm thấy ghê
sợ.
Lúc này cha cô đã 70 tuổi bị ốm và qua đời cuối năm đó, chỉ còn lại hai chị em còn
trẻ chưa lập gia đình. Những người đàn ông Boko Haram thường đến tìm họ, đập
cửa ầm ỉ, cho nên hai chị em phải trốn đi.
Âm mưu trốn thoát
Họ rời nhà vào ban ngày tìm đến bất kỳ thị trấn nào gần đó không bị quân nổi dậy
kiểm soát. Họ đi chưa được bao xa thì gặp phải các chiến binh Hồi giáo.
Những người này buộc chị em Aisha lên những chiếc xe tải có giường khác nhau,
mỗi chiếc chở đầy những phụ nữ khác. Khi hai chị em bị chia cắt, cả hai chị em
đều khóc và cầu xin Chúa.
Gần một tuần sau những chiếc xe tải đến rừng Sambisa, một khu rừng rộng lớn
gần biên giới Cameroon, từng là thành trì của Boko Haram.
Sau đó bọn họ bắt Aisha cùng những phụ nữ khác để chúng chọn làm vợ.
Một gả đàn ông tên Musa chỉ thẳng vào cô.
Cô nói: “Đột nhiên tôi có một người chồng, tôi trở thành vợ môt người mà tôi
chưa từng gặp”.
Bị buộc phải sống với Musa trong rừng, cô đã cố gắng chống lại sự tấn công của
anh ta, nhưng người chồng mới của cô liên tục đánh đập và hãm hiếp cô, và anh
ta luôn đe dọa sẽ giết cô. Cô nói khi anh ta ra trận, tôi cầu Chúa anh ấy sẽ bị giết.
Chẳng bao lâu cô mang thai và đau yếu mỗi ngày, nhưng khi con trai Bana ra đời,
cô rất yêu thương cậu bé. Cô khao khát thoát khỏi sự tàn bạo, đói khát và sợ hãi
hầu như xảy ra mỗi ngày, nhưng cô không tin có thể bỏ rơi Bana vì con trai đặc
biệt được cộng đồng Boko Haram coi trọng, nhưng cô cũng sợ cậu bé có liên quan
đến quân phiến loạn, chắc chắn sẽ đối mặt với sự kỳ thị bên ngoài lãnh thổ Hồi
giáo, nơi cậu bé sẽ bị coi là kẻ thù tiềm ẩn.
Tôi chỉ biết cầu nguyện không ngừng, tìm cách thoát khỏi khu rừng Sambisa.
Ngay khi ngưng cho con bú, Aisha lại có thai và cô xin Chúa cho cô một đứa con
gái. Sự xuất hiện của con gái Fatima ngoan ngoản đã củng cố quyết tâm trốn thoát
của cô. Cô nói: “Đối với Bana tôi không hy vọng vào đứa con này, nhưng với
Fatima là món quà từ Chúa và tôi nghĩ nếu Chúa ban phép, Fatima sẽ được đến
trường.”
Cuối cùng rồi quân đội Nigeria cũng quyết định số phận của Bana.
Vào một buổi sáng khoảng bốn năm trước khi ấy Bana được ba tuổi, quân đội đã
tiến hành một cuộc không kích vào trại, cho nổ tung túp lều nơi cậu bé đang ngủ,
Aisha chạy đến cứu con, nhưng đã quá muộn. Cô nói: “Bana kêu lên một tiếng, rồi
lại kêu lên một tiếng nữa và chết”.
Cô nói tiếp: “Vụ nổ cũng làm phỏng cánh tay cô và hủy hoại hoàn toàn”.
Cô cho phóng viên xem cánh tay mà cô thường giấu dưới chiếc khăn trùm đầu của
cô và không còn sử dụng được nữa kể cả khi cầm ly uống nước.
Aisha phải mất nhiều tháng để hồi phục sau vụ đánh bom. Nằm trong bịnh xá, cô
lập kế hoạch trốn thoát để cứu Fatima; lúc này cô đã bị giam cầm hơn 3 năm.
Vào năm 2019, Aisha cột bé Fatima sau lưng và trốn khỏi trại cùng với 6 phụ nữ
khác và 2 đứa con nhỏ của họ. Họ đi ngoằn ngèo qua vùng hoang dã trong 4 ngày,
cố gắng tránh sự phát hiện.
Vào ngày thứ năm, họ gặp một nhóm binh lính Nigeria và được nhận diện qua
những đôi ủng họ mang. Cuối cùng cô nghĩ là cô và con gái đươc an toàn.
Không còn để lại dấu vết
Aisha cho biết quân đội đã đưa những người phụ nữ và trẻ em đến một khu trại
gần đó ở thị trấn Madagali trong một khu gồm 5 lều quân đội và một túp lều
tranh. Ở đó họ trải qua cuộc thẩm vấn và kiểm tra y tế. Những người lính đã thử
máu và nước tiểu của họ. Ngày hôm sau họ nói với Aisha là cô bị nhiễm trùng âm
đạo. Họ tiêm cho cô hai lọ thuốc vào mông và đưa cho cô nhiều loại thuốc uống.
Một giờ sau cô thấy đau đớn dữ dội và bắt đầu chảy máu ở âm đạo.
Cuối cùng cô nói rằng cô thấy máu và một cục trông giống như cục thịt thoát khỏi
cơ thể của cô, cô không hề biết mình có thai. Lúc đó cô mới nhận ra mình bị lừa
phá thai, nhưng quá sợ hãi để đối đầu với những người lính. Sau đó họ nói họ đã
giúp cô lấy đi một đứa trẻ thuộc giòng giống Boko Haram vì nó sẽ là gánh nặng
cho cô và cho cộng đồng.
Cô nói rằng cô không muốn có thêm một đứa con từ người cha Boko Haram,
nhưng việc phá thai là trái với đức tin Hồi giáo của cô.
Vài ngày sau, những người lính cho biết bé Fatima cần thuốc để khỏe mạnh sau
một thời gian ở vùng hoang dã. Họ đã tiêm cho em và những đứa trẻ khác.
Sau đó hai mẹ con được chở trên xe trở về làng của họ. Sau khi về đến nhà trong
vòng vài giờ, Fatima bắt đầu bị phản ứng. Aisha nói Fatima không chịu bú, mắt em
đờ đẫn và bị sốt nặng. Một dược sĩ ở địa phương cho biết cô bé bị bọ cắn và cho
cô bé uống loại xi rô để hạ nhiệt.
Trước bình minh Fatima lạnh tím và em bé chết trong chính căn phòng mà mẹ của
Aisha đã chết nhiều năm trước. Aisha tin rằng con mình đã bị những người lính
đầu độc. Sáng hôm sau, hàng xóm nghe tiếng khóc của Aisha đến giúp cô chôn cất
thi thể nhỏ bé tại nghĩa trang điạ phương.
Một người hàng xóm tên Musa đã xác nhận lời kể của Aisha về việc này, anh ấy
nói rằng đã nhìn thấy bé gái trước khi chết và thấy Aisha đau buồn vô cùng.
Sau khi chôn cất Fatima, Aisha không còn dấu vết của con gái mình vì điện thoại
của phụ nữ bị cấm sử dụng trong trại, cho nên không hình ảnh hay video.
Cô đã trốn thoát với bộ quần áo đang mặc.
Niềm vui ít, nỗi buồn nhiều.
Khi Fatima ra đi rồi, Aisha chỉ có một mình, cô tìm đường đến trại tỵ nạn ở thành
phố Yola, một nơi đông đúc và hỗn loạn với nhiều phụ nữ khác cũng đau khổ như
cô. Trong trại, Aisha có một người bạn mới tên Felerin, người đã an ủi ôm cô khi
cô khóc vì những mất mát của mình.
Felerin cũng từng đau khổ khi nói với Reuters rằng cô đã phá thai và mất hai đứa
con trai sau khi binh lính tiêm thuốc cho chúng tại doanh trại Giwa ở Maiduguri.
Cô ấy xác nhận với Reuters rằng Aisha đã tâm sự với cô ấy về những thử thách
đau khổ của Aisha.
Nhiều tuần sau, em gái của Aisha tìm thấy chị ở trong trại, cô em gái đã trốn thoát
khỏi khu rừng Sambisa. Em gái của Aisha nói với Reuters: “Tôi hầu như không nhìn
ra chị ấy, tôi không nghĩ rằng đó là chị của tôi”.
Người em nói rằng cô là người hầu của một thủ lãnh cấp cao Boko Haram trong
thời gian bị giam cầm.
Sau khi đoàn tụ, Aisha đã chia sẻ chi tiết của cô thời gian họ xa nhau, bao gồm cả
việc bỏ trốn, phá thai và nghi ngờ người ta đầu độc Fatima.
Sau khi hai chị em rời trại, Aisha và em gái ở nhà một ngườ dì trong thời gian ngắn
ở thủ đô Abuja của Nigeria, nhưng bà dì coi họ là một gánh nặng vì có dính líu đến
Boko Haram, và từ đó hai chị em trở về ngôi nhà cũ của họ.
Aisha nói rằng em gái của cô là nguồn an ủi của cô và cô em gái có con gái 2 tuổi
đã là nguồn vui cho cả hai người.
Nhưng với cánh tay phải bị thương, Aisha không thể làm kuli kuli để bán. Cô và
em gái phải bán lạc rang bên vệ đường chỉ đủ sống qua ngày.
Aisha chủ yếu giữ câu chuyện cho riêng mình và tránh mặt hầu hết các bạn cũ.
Cô sợ người đời gọi cô là “Cô dâu Boko Haram”- những lời nói xấu dành cho
nhiều phụ nữ trốn thoát cảnh giam cầm.
Tuy nhiên Aisha cảm thấy phải cầu nguyện để được tha thứ, vì cô đã không cứu
được hai con, vì tội phá thai… Cứ mỗi tháng 9, cô ấy thường nhịn ăn một tuần hai
lần để cầu xin Chúa, nhưng cô ấy quá yếu và không thể tiếp tục.
Cô ấy không biết liệu cuộc sống của cô ấy có được cải thiện hay không?
“Ai có thể thực sự biết, nếu không phải là Chúa?” cô tự hỏi:
“Nhưng chúng tôi vẫn cầu nguyện để thấy mọi thứ thay đổi, để thế giới trở nên
tốt đẹp hơn giống như trước đây”.
(Còn tiếp Phần II)
Hoàng Đình Khuê – lược dịch
Ngày 26/12/2022