Á Châu Thái Bình Dương: Mỹ Bất Chiến Mà Thành

Cac Bai Khac

No sub-categories

Á Châu Thái Bình Dương: Mỹ Bất Chiến Mà Thành

Việt Báo

Vi Anh
22/07/2017

Bác Sam điềm đạm nhưng lại có bắp thịt lớn

Mỹ không cần tấn công CS Bắc Hàn, không cần giúp cho các tướng lãnh quân đội CS Bắc Hàn đảo chánh. Mỹ không cần ngăn cản, khuyến khích tân Tổng Thống Nam Hàn đàm phán hai miền về việc xuống thang căng thẳng và giúp cho một số thân nhân gia đình kẹt ở hai miền gặp gỡ thăm viếng nhau, đó là chuyện nội bộ của Nam, Bắc Hàn.

Mỹ không cần tổ chức ám sát chánh trị Kim Jong-un, bằng gián điệp hay bằng phóng hoả tiễn vào nơi Kim Jong-un khi sống trú ẩn dưới hầm ngầm hay ra ngoài dự lễ hay thị sát thử hỏa tiễn để chụp hình tuyên truyền mà y rất đam mê.
Mỹ không cần gián tiếp, bí mật lôi kéo CSVN, chia rẽ phe Nhà Nước CSVN hướng về Mỹ và Đảng quyền CSVN lệ thuộc TC. Cảng Cam Ranh của VN Mỹ và các nước TC, Nga, Nhựt đều được vào rồi. Nó không thiết yếu cho Mỹ như thời Chiến tranh VN. Mỹ có thể vào căn cứ Vịnh Subic của Phi luật tân, hay căn cứ của Singapore, hay của Úc. Hàng không mẫu hạm và chiến hạm của Mỹ bây giờ đa số sử dụng nguyên tử lực để chạy tàu, không cần được tiếp tế nhiên liệu dầu ngoài biển khơi như thời đệ nhị thế chiến, tự biến nước biển thành nước ngọt để xài. Thuỷ thủ Mỹ có nhiều thành phố hải cảng hấp dẫn, an toàn để nghỉ ngơi ở đất liền, tại Úc, Singapore, Nhựt, Nam Hàn, Phi.
Mỹ cũng không cần tốn kém trong việc bí mật, gián tiếp chia rẽ nhà cầm quyền TC với nhà cầm quyền CSVN. Địa lý chánh trị và quân sự của VN bây giờ không còn quan trọng như thời Chiến tranh VN trong trận đồ Mỹ ở Đông Nam Á. Vì nếu có chiến tranh ở Á châu Thái bình Dương, chiến tranh ấy sử dụng không lực và hải lực là chánh.
Mỹ đã đồng ý giải thích hiến pháp chủ hoà của Nhựt một cách co dãn, giúp cho Nhựt có thể đưa quân ra ngoại quốc và viện trợ quân sự cho nước ngoài. Nhựt vì thế trở thành đầu tàu kéo liên minh các nước Á châu Thái bình dương phòng chống TC xâm lấn, xâm lược theo kiểu thực dân kiểu mới. Nhựt với kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, cũng là người da vàng, văn hoá Đông phương dễ gần gũi, dễ liên minh, lôi kéo liên minh chống TC.
Việc Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc công du Mỹ về ghé Nhựt, Nhựt dàn xếp cho CSVN ký một gói hợp đồng 22 tỷ và viện trợ không hoàn lại tức cho không mấy chiếc tàu tuần tân trang cho CSVN là bằng cớ.
Quân đội của Mỹ trên bờ, ngoài biển nếu không làm nhiệm vụ ở Á châu Thái bình dương, thì cũng làm các vùng biển khác vì thế hải thương và quyền lợi Mỹ trải rộng năm châu bốn biển, tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của Mỹ. Tình hình Á châu Thái bình dương không làm lực lượng Mỹ bị trải mỏng ra. Quân lực Mỹ được đào tạo, cấu trúc để sẵn sàng hai ba mặt trận. Năm châu bốn biển, nơi nào quân lực Mỹ cũng phải làm việc, phải trả lương và quân phí.
Riêng trong thời TT Trump, ở Á châu Thái bình dương, Mỹ có gần 100.000 quân trên đất liền ở Nam Hàn và Nhựt, hai nước này đã hứa đóng góp chung chịu quân phí với Mỹ rồi. Nhựt đóng nhiều, con số lên hàng tỷ Mỹ kim, khi Thủ Tướng Abe, một người lãnh đạo quốc gia Á châu đầu tiên sang gặp TT Trump lúc chưa tuyên thệ.
Riêng Hành pháp Mỹ, TT Trump tăng 54 tỷ đô la cho ngân sách quốc phòng Mỹ vào năm tới, nâng ngân sách quốc phòng này lên thành hơn 620 tỷ thay vì 584 tỷ đô la trong tài khóa 2017. Như vậy hiện tại ngân sách quốc phòng của Mỹ đứng đầu thế giới, cao hơn rất nhiều so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, theo Bắc Kinh công bố là chưa đầy 200 tỷ đô la cho tài khóa 2016.
Vậy thì trong tình hình Á châu Thái bình dương, Mỹ bất chiến tự nhiên thành như thế nào. Mỹ thắng TC không cần đánh CS Bắc Hàn là đệ tử của TC, không cần đánh TC hiện CS và Nga hậu CS. Mỹ không cần đổ máu quân nhân Mỹ và đồng minh mà vẫn đạt nhiều thắng lợi. Chiến thắng không nhứt thiết chiếm đất, chiếm thành, đếm xác chết. Chiến thắng còn có nghĩa là thắng lợi về kinh tế, chánh trị, ngoại giao, mở rộng quyền kiểm soát, và ảnh hưởng.
Trong thời đại này thời đại các nước thường tranh chấp, xung đột nhau vì nhiều lý do, việc sản xuất, buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh là dễ hốt bạc, hốt nhiều nhứt. Mỹ là nước sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh tân tiến nhứt, nhiều nhứt hoàn cầu.
Các nước càng đụng chạm nhau, càng chạy đua vũ khí, là Mỹ càng bán nhiều, càng giàu mạnh thêm. Cho đến bây giờ Mỹ vẫn là nước sản xuất, buôn bán vũ khí hiện đại, giá mắc, nhiều nhứt.
CS Bắc Hàn càng thử hoả tiễn, thử nguyên tử, thì càng lụn bại, kiệt quệ. Như Liên xô đột quị vì chạy đua võ trang với Mỹ trong “Chiến tranh Giữa Các Vì Sao” mà TT Mỹ Reagan tung ra.
CS Bắc Hàn càng quậy là làm mọi cho Mỹ hưởng. Hai nước Nhựt đệ nhị siêu cường kinh tế, Nam Hàn đệ ngũ siêu cừơng kinh tế thế giới cần mua thêm nhiều vũ khí của Mỹ. Hai nước này cần phải giữ số quân Mỹ gần cả trăm ngàn để bảo vệ an ninh ổn định trước lời hăm dọa của Kim Jong-un. TT Trump chỉ vỗ vai, nói nhỏ một vài tiếng, khuyên nên tăng quân phí chung chịu với Mỹ, thì nước Nhựt, Hàn thọ ơn Mỹ khó từ chối.
Đài Loan là nước TC hăm đánh mẻ răng, triệt để chống Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, thế mà mới đây TT Trump thuận bán gần 1 tỷ rưởi vũ khí cho đảo quốc này mà TC coi là một tỉnh của TC.
Phi luật tân với TT Duterte giận, mắng TT Obama ỷ giàu mạnh, nói nặng Ông trong việc bài trừ ma tuý, Ông bay qua Bắc Kinh, tuyên bố ly khai Mỹ. Nhưng gần đây TT Trump có điện thoại cho TT Duterte, và Mỹ có giúp vũ khí, giúp trinh sát, Phi đã đánh đuổi phiến quân ra khỏi một thành phố. Mới đây ngày 14/07/2017, TT Duterte thừa nhận là Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho chính phủ Philippines để chống lại quân khủng bố Maute tại thành phố Marawi. Ông còn xác nhận Phi không thể tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự mới nào với ai vì Phi có hiệp ước quân sự lâu đời từ mấy thập niên qua với Mỹ. Thế là coi như Phi né phát triển đối tác chiến lược quân sự với TC.
Mỹ cũng là nước tăng cường quân lực ở Á châu Thái Bình Dương nhiều nhứt. Nhưng Mỹ không cần phải mua sắm. Mỹ chỉ chuyển 60% hải lực trên thế giới về đây. Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao với Úc, Mỹ đổ quân cắm chốt thường trực ở Úc. Mỹ rút quân ở Trung Đông dồn kinh phí về trục quân sự Á châu của Mỹ. Nhưng Mỹ không tốn kém hụt hơi như TC. Mỹ không cần tăng ngân sách nhiều vì đó là quân cơ hữu, chỉ chuyển vùng thôi, ở đâu cũng tốn kinh phí điều hành thôi.
Nhưng Mỹ rất có lợi kinh tế chánh trị và quân sự. TC với hành động bành trướng ngang ngược, đã đẩy các nước Á châu Thái bình Dương vào vòng ảnh hưởng của Mỹ. Đa số các nước này coi sự trở lại và hiện diện của Mỹ như một lá chắn, một bảo đảm an ninh, trật tự trong vùng, nhưng Mỹ không có tham vọng đất đai như TC.
Ngoài ra Mỹ còn bán được vũ khí rất nhiều cho các nước trong vùng Á châu Thái bình dương trước mối lo đối với TC. Vô tình TC giúp cho Mỹ trở lại Á châu trong chánh nghĩa, cảm tình, mong mỏi của các nước Á châu Thái bình Dương. Đó là Mỹ bất chiến tự nhiên thành ở Á châu Thái binh dương vậy./.(VA)