Tin Việt Nam – 01/07/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/07/2019

CSVN không áp dụng đặc xá

cho tù nhân hoạt động chính trị và nhân quyền

Tin từ Việt Nam, ngày 01/7/2019: Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ không áp dụng đặc xá cho những người hoạt động chính trị hay nhân quyền bị kết án theo một trong các tội danh thuộc phần an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.

Theo luật đặc xá mới sửa đổi có hiệu từ ngày 01/7, chế độ đặc xá cũng không được áp dụng cho những người bị kết án theo một trong nhiều tội danh khác như: hoạt động nhằm chống chính quyền,hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; vàtội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Một số tội danh khác trong các điều khoản về an ninh quốc gia cũng sẽ không được đặc xá gồm: tuyên truyền chống nhà nước, tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự.

Chế độ cộng sản thường dùng các điều luật thuộc về an ninh quốc gia để kết tội những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ôn hòa hoặc làm câm lặng những phản biện với chính phú trên mạng xã hội, và thường kết án họ bằng những bản án nặng nề qua những phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng.

Hầu hết các nhà hoạt động bị bắt trong những vụ án nguỵ tạo, họ bị biệt giam từ 4 tháng đến hơn 2 năm mà không được gặp luật sư trong những cuộc hỏi cung, và cũng không được thân nhân thăm viếng trong thời gian điều tra kéo dài đó.

Cộng sản Việt Nam chỉ phóng thích một số tù nhân lương tâm như các ông Nguyễn Văn Hải, Đặng Xuân Diệu, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và các cô như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Lê Thu Hà, buộc họ phải sống lưu vong khi muốn được Hoa Kỳ hay một số chính phủ dân chủ khác can thiệp. Đó là một sự đổi chác chính trị chứ không phải ân xá.

https://www.sbtn.tv/csvn-khong-ap-dung-dac-xa-cho-tu-nhan-hoat-dong-chinh-tri-va-nhan-quyen/

 

Chiến dịch đày đọa tù nhân lương tâm CSVN mở rộng

Tin từ Việt Nam, ngày 01/7/2019: Dường như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang mở chiến dịch khủng bố tù nhân lương tâm, áp dụng nhiều biện pháp đối xử hà khắc với tù nhân lương tâm ở nhiều trại giam trên toàn quốc, đặc biệt là ba trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam), Trại giam số 5 ở Thanh Hoá và Trại giam số 6 ở Nghệ An.

Tin mới nhận là hai tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Văn Điển đang bị đày đoạ ở Trại giam số 5. Anh Điển, người đang thụ án tù 6,5 năm tuyên bố sẽ tuyệt thực từ ngày 01/7, trong khi anh Trực gọi điện về nhà nói rằng sức khoẻ của anh rất yếu. Điều gia đình lo lắng nhất là cuộc gọi hôm nay chỉ kéo dài mấy giây rồi tín hiệu bị mất. Anh Trực là cựu phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ, và đang thụ án tù 12 năm vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự. Chưa rõ hình thức đàn áp mà ban giám thị trại giam đang áp dụng đối với hai nhà hoạt động này.

Trong khi đó, một số tù nhân lương tâm ở Trại giam số 6, trong đó có các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng đang tuyệt thực ở ngày thứ 22 trong khi họ đều mang trọng bệnh. Cả bốn ông đều bị kết án theo Điều 79. Họ bắt đầu tuyệt thực từ ngày 10/6 sau khi ban giám thị cho người tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam của họ, không cho họ sử dụng quạt trong điều kiện mùa hè oi bức trên 40 độ C ở Nghệ An.

Trong vài tháng gần đây, nhiều tù nhân lương tâm ở Trại giam Ba Sao như các ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Dũng, Phan Văn Khánh, và Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Bắc Truyển… ở Trại giam An Điềm đều bị đàn áp, đánh đập hoặc bị kỷ luật một cách độc đoán bởi ban giám thị.

Sau khi bắt bớ độc đoán nhiều nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và người hoạt động xã hội trong những vụ án nguỵ tạo rồi kết án họ bằng những phiên toà rừng rú với những bản án nặng nề, bộ công an cộng sản đã đưa họ đi đày ở những trại giam xa gia đình nhằm làm cho việc thăm nuôi khó khăn.

Trong trại giam, tù nhân lương tâm bị đối xử tàn bạo nhằm buộc họ phải nhận tội. Đa số họ giữ vững khí tiết và phản đối mọi hình thức đàn áp của công an.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/chien-dich-day-doa-tu-nhan-luong-tam-csvn-mo-rong/

 

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển tuyệt thực

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển đang phải thụ án 6 năm rưỡi tù tại Trại 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa vào ngày 30 tháng 6 đã gọi điện thoại báo với gia đình rằng ông sẽ bắt đầu tuyệt thực vào ngày 1/7.

Nguyên nhân tuyệt thực chưa được nói đến thì cuộc gọi đã bị tắt ngang.

Lâu nay, việc các tù nhân lương tâm tuyệt thực trong tù hầu hết do bị ngược đãi.

Vào ngày 20 tháng 6 vừa qua, bà Nguyễn thị Kim Thanh, vợ của tù chính trị Trương Minh Đức sau khi đi thăm chồng tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An về cũng cho biết chồng bà phải tuyệt thực 10 ngày rồi. Lý do vì thời tiết nóng bức mà quạt điện trong phòng giam bị gỡ đi. Các tù nhân yêu cầu lắp lại quạt nhưng không được đáp ứng.

Tin cho biết thêm ngoài ông Trương Minh Đức còn có các ông Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực, và Trần Phi Dũng ở Phân Trại 2, Trại 6 cùng tuyệt thực. Tính đến ngày 29/6 vừa qua, những tù nhân này đã tuyệt thực được 19 ngày.

Ngoài ra thân nhân tù chính trị Nguyễn Trung Trực cũng cho biết vào ngày 30/6, ông này đã gọi điện thoại từ Trại giam số 5 ở Thanh Hóa về nhà thông báo sức khỏe ông đang rất yếu.

Xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do vào tối ngày 7/1, anh Nguyễn Quang Trung, con trai tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực cho biết:

“Ngày 30 tháng 6 lúc 18 giờ 45 phút từ Trại 5 Thanh Hóa, bố em có gọi về nhà khoảng 20 giây thôi rồi mất tín hiệu. Trong khoảng 20 giây đó thì bố em có nói với người thân là hiện tại rất yếu, mà lúc chưa bị giam tình hình sức khỏe bố rất tốt, không bao giờ than mệt. Nhưng từ khi bị giam thì bố liên tục bị đau đầu, thị lực giảm sút. Bố dường như muốn nhắn nhủ với gia đình một điều gì đó nhưng mất tín hiệu luôn.”

Anh Trung cho biết thêm khi mất tín hiệu, gia đình anh có gọi lại nhưng không được. Hiện gia đình anh đang sắp xếp vài ngày nữa ra Trại 5 Thanh Hóa xác nhận tình hình ông Nguyễn Trung Trực.

Vẫn theo anh Nguyễn Quang Trung, vài ngày trước đó phía Trại 5 Thanh Hóa đã gửi giấy về gia đình, cho biết tình hình cải tạo của ông Trực trong trại kém và bị đánh giá là không hợp tác với cán bộ quản giáo.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-political-prisoners-on-hunger-strike-07012019090940.html

 

Việt Nam gặp khó khăn

tìm cách dập cháy rừng lan rộng ở miền Trung

Việt Nam vẫn đang tìm cách dập chữa cháy rừng lan rộng nhiều huyện ở Hà Tĩnh suốt 3 ngày qua, trong khi một số tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng phát hiện những vụ cháy rừng trong ngày 30/6 và 1/7.

Theo truyền thông trong nước, vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh được bắt đầu bởi một người dân hút thuốc, châm lửa đốt rác trong khi gió Tây Nam thổi mạnh đã làm lửa lan ra hàng chục ha rừng thông ở huyện Nghi Xuân, Hà  Tĩnh. Vụ cháy đã khiến một phụ nữ tử vong khi tìm cách cứu rừng.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho báo chí biết đếu chiều ngày 1/7, tất cả các điểm cháy rừng ở 7 huyện của Hà Tĩnh đã tắt lửa với sự nỗ lực của hơn 15.000 cán bộ, chiến sĩ, kiểm lâm viên và dân quân tự vệ.

Tuy nhiên, giới chức Hà Tĩnh cho biết lửa vẫn âm ỉ dưới gốc cây rừng và tiếp tục bùng phát vào buổi sáng ở một số huyện là Đức Thọ, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.

Ông Sơn cho biết đến trưa ngày 1/7, vẫn còn một điểm cháy ở xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ chưa được dập tắt.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sau khi đi thị sát điểm cháy cuối cùng ở Hà Tĩnh, cho biết khó có thể dùng trực thăng để chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh. Lý do được ông nêu ra là vì phải cần dùng từ 3 đến 5 trực thăng dội nước liên tục lên một điểm, trong khi cháy rừng lại phủ rộng nhiều huyện, nhiều tỉnh.

Chính phủ Việt Nam lo ngại đám cháy nếu không được khống chế có thể lan ra các khu vực có đường truyền tải điện 500 kV.

Trong khi đó, tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, lửa cháy xuyên đêm ngày 30/6 đã thiêu hơn 30 ha rừng keo của người dân. Truyền thông trong nước trích lời ông Trần Phước Hiền, Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết vào ngày 1/7. Ông Hiền cho biết lực lượng chức năng về cơ bản đã khống chế được vụ cháy rừng vào chiều cùng ngày.

Theo truyền thông trong nước, vào khoảng 13 giờ 30 chiều ngày 1/7, một vụ cháy rừng lớn xảy ra tại phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Gió lớn đã làm lửa nhanh chóng lan rộng. Lửa đã thiêu rụi một diện tích khoảng 4 ha rừng keo. Đến khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, lửa về cơ bản đã được khống chế.

Cũng trong cùng ngày, cảnh sát điều tra công an huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bắt giữ ông Phan Đình Thành vì liên quan đến vụ cháy rừng tại khu vực rừng phòng hộ thuộc tỉnh này.

Theo các luật sư nếu ông Phan Đình Thành bị kết tội có thể lãnh mức án từ 7-12 năm tù.

Vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh được xác định đã thiêu rụi 10 ha rừng thông, trong đó có những khu rừng 50 tuổi.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-forest-fires-in-vietnam-07012019085920.html

 

VN chưa dùng máy bay chữa cháy rừng,

dập lửa ‘kiểu du kích’

Các cánh rừng ở các tỉnh trung bộ Việt Nam đang cháy dữ dội do thời tiết nắng nóng, làm ít nhất một người chết và buộc chính quyền phải huy động gần 5 ngàn người dân địa phương để tham gia dập lửa “theo kiểu du kích” và “chưa sử dụng” máy bay chữa cháy.

Chiều ngày 1/7, khi thị sát cháy rừng ở Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ nói rằng việc chữa cháy bằng máy bay hiện “không khả thi.”

Báo Thanh Niên trích lời ông Huệ nói: “Phương án hiệu quả nhất là thực hiện chữa cháy theo kiểu du kích, dùng máy cưa xăng để tạo đường băng cản lửa, cô lập đám cháy và dùng máy thổi để dập tắt đám cháy.”

“Vừa rồi, có ý kiến đề nghị chúng tôi điều động trực thăng của Binh đoàn 18 – Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) vào Hà Tĩnh để tham gia chữa cháy rừng, nhưng do phạm vi xảy ra cháy rừng quá rộng và gió Lào thổi mạnh nên máy bay trực thăng đi cũng rất nguy hiểm. Do vậy, phương án này cũng được Chính phủ nghiên cứu, tính đến nhưng chưa sử dụng đến vì không khả thi,” báo Thanh Niên trích lời ông Huệ nói.

Công điện của Bộ Công an hôm 29/6 nói, những ngày gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng do bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng tại các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng…

Hôm 1/7, báo Pháp Luật Online dẫn lời ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết: “Công tác chữa cháy rừng ở nước ta khó có thể sử dụng máy bay trực thăng. Vì gió Lào thổi mạnh cộng với địa hình đồi núi nên việc sử dụng máy bay rất nguy hiểm.”

Trong khi đó tại xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một phụ nữ tên Nguyễn Thị Hoa, 55 tuổi, đã tử vong khi tham gia tiếp nước chữa cháy rừng, theo TTXVN.

Từ huyện Nam Đàn, ông Lương Văn Quang, người dân địa phương nơi xảy vụ cháy rừng, nói với VOA:

“Chị Hoa tham gia chữa cháy ngay chỗ đèo dốc, gió thổi mạnh, lửa lớn, rừng ơvọt dễ cháy…

Chị theo chồng dập tắt đám ngọn lửa thì bị rớt vào đám cháy….”

Ông Quang cho biết, đến cuối ngày 1/7, đám cháy rừng tại xã Nam Kim đã được lực lượng chức năng khống chế.

Truyền thông Việt Nam cho biết, trong 2 ngày 29 và 30/6, trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy rừng, trong đó có xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp; xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn; xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương; xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu… với hơn 1 ngàn người dân tham gia dập đám cháy.

Sáng ngày 30/6, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, thống kê từ 27 – 29/6, tại các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên – Huế liên tiếp xảy ra 17 vụ cháy rừng lớn và chính quyền các địa phương đã huy động trên 4.700 người tham gia dập lửa, theo báo Thanh Niên.

Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh đã liên tiếp xảy ra cháy hàng trăm hécta rừng của 4 huyện với hơn 60ha rừng thông thuộc rừng phòng hộ bị thiêu cháy.

Ông Quang nói năm nào vào mùa nắng khu vực này “cũng bị cháy” và việc người dân tham gia cứu các cánh rừng là “rất quan trọng”.

Trước đó, hôm 24/4/2019, trang web của Công ty Trực thăng Miền Nam (VNH) thuộc Tổng Công ty trực thăng Việt Nam của Bộ Quốc Phòng cho biết, công ty này đã ký hợp đồng cho thuê trọn gói máy bay Mi – 172 nhằm phục vụ bay chở người, hàng hóa và cứu hỏa tại Indonesia với Công ty PT. National Utility Helicopters (NUH). Hợp đồng có hiệu lực từ tháng 5/2019 và kéo dài 3 năm, theo VNH.

Các blogger hôm 1/7 lên tiếng về tuyên bố của các lãnh đạo Việt Nam về chuyện “chữa cháy rừng bằng trực thăng không khả thi”.

Blogger Duy Nguyễn viết trên Facebook: “Thì ra đã ký hợp đồng chữa cháy 3 năm với Indo nên không có ở nhà.”

Blogger Bình Thế Nguyễn dẫn thông cáo chí việc Việt Nam cho Indonesia thuê máy bay chữa cháy và nhận định rằng: “Ai đó nói Việt Nam chưa có điều kiện chữa cháy rừng bằng máy bay trực thăng là ngụy biện.”

Vào chiều ngày 1/7, báo Tuổi Trẻ loan tin một khu rừng keo của một doanh nghiệp ở phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam, đã bất ngờ bốc cháy.

https://www.voatiengviet.com/a/vn-chua-dung-may-bay-chua-chay-rung-dap-lua-kieu-du-kich/4980705.html

 

Phó thủ tướng lý giải

vì sao chưa huy động trực thăng chữa cháy rừng

Hoài Vũ

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, chữa cháy rừng bằng trực thăng cần 3-5 chiếc dội nước liên tục tại một điểm, trong khi hỏa hoạn phủ rộng trên nhiều huyện của nhiều tỉnh.

Trưa 1/7, sau buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Tĩnh, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp tục đi thị sát, kiểm tra tình hình chữa cháy rừng sau khi lửa lại bùng lên ở xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ. Một ngày trước, ông đã thị sát ở huyện Nghi Xuân.

Nỗ lực không mệt mỏi để chữa cháy

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, vào 5h30 sáng nay, tất cả điểm cháy rừng ở 7 huyện của Hà Tĩnh đã tắt lửa sau các nỗ lực của hơn 15.000 cán bộ, chiến sĩ, kiểm lâm viên và dân quân tự vệ.

Tuy nhiên, lửa vẫn âm ỉ ở dưới gốc cây rừng và tiếp tục bùng phát vào giữa buổi sáng ở các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, do gió phơn Tây Nam thổi mạnh. Tới 12h30 cùng ngày, các điểm cháy bùng phát đã được dập ở Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.

Ông Đặng Ngọc Sơn cho biết riêng xã Trường Sơn (huyện Đức Thọ) là điểm cháy cuối cùng của Hà Tĩnh tới đầu giờ chiều nay, đang được gần 400 người bao gồm lực lượng quân đội, công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ dập lửa.

“Điểm cháy này ở trên triền núi cao, không thể dùng máy bơm hay vận chuyển nước lên dập được nên phương thức dập lửa vẫn là dùng cành cây để dập và máy thổi để khoanh vùng cháy”, ông Sơn lý giải.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng nếu trời mưa to vào ngày 2/7 thì tình trạng cháy rừng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ chấm dứt, nhưng phải tính toán ngay tới việc phục hồi rừng bị cháy và coi đây cũng là một nhiệm vụ cấp bách.

Với khu vực rừng bị cháy khó phục hồi, ông Tuấn đề nghị các địa phương cần có chính sách hỗ trợ bà con trồng rừng trở lại.

Vì sao chưa thể dùng trực thăng?

Quan sát điểm cháy cuối cùng ở xã Trường Sơn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các lực lượng chữa cháy tiếp tục dập lửa dứt điểm các điểm còn âm ỉ, không để lửa bùng lại trong ngày hôm nay và lan sang khu vực rừng có đường dây 500 kV.

Trong khi bàn phương án với các lực lượng chữa cháy tại hiện trường, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đã nhận được ý kiến về việc dùng trực thăng chữa cháy. Song theo ông, chữa cháy bằng trực thăng cần sử dụng từ 3 đến 5 trực thăng dội nước liên tục chữa cháy cho một điểm, trong khi đó tình trạng cháy rừng phủ rộng trên nhiều huyện của nhiều tỉnh. Vì vậy, việc huy động trực thăng là khó khăn.

Không chỉ vậy, tình hình gió phơn thổi mạnh trong suốt thời gian qua cũng ảnh hưởng tới khả năng tháo nước trúng điểm cháy. Đặc biệt, phương án này ảnh hưởng tới an toàn bay trong bối cảnh trực thăng làm cả nhiệm vụ chữa cháy. Vì thế, Chính phủ chưa điều động trực thăng của Binh đoàn 18, Tổng công ty bay Bộ Quốc Phòng.

“Với tình hình cháy ở các điểm diện rộng như vậy thì huy động các lực lượng tại chỗ và dập lửa bằng các thiết bị máy thổi, cưa xăng là hiệu quả hơn cả”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Ông cho biết trong tháng 7 này thời tiết tiếp tục nắng nóng gay gắt, các tỉnh không chủ quan, tính toán nhu cầu sử dụng thiết bị chữa cháy này để báo cáo Chính phủ duyệt chi đột xuất.

Phó thủ tướng cũng đề nghị Hà Tĩnh và các tỉnh có rừng bị cháy rà soát, xác định và phân loại các loại rừng đã bị cháy để tính toán phương án hỗ trợ cho bà con trồng rừng.

Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt với nhân dân việc không được đốt rơm rạ trong nắng nóng, vì thực tế trên đường đi thị sát vào xã Trường Sơn, ông vẫn thấy người dân đốt rạ trên đồng ruộng, dễ gây hoả hoạn với rừng và khu dân cư.

https://news.zing.vn/pho-thu-tuong-ly-giai-vi-sao-chua-huy-dong-truc-thang-chua-chay-rung-post962219.html

 

Cảnh sát Campuchia bắn ngư dân Việt Nam

 bị cho là đánh cá bất hợp pháp

Một ngư dân Việt Nam bị thương ở chân và bị bắt giữ cùng với 5 ngư dân khác khi bị phát hiện đánh bắt cá bất hợp pháp trên lưu vực sông Mekong, ở tỉnh Prey Veng, Campuchia.

Tờ Phnompenh Post, vào ngày 1 tháng 7 loan tin vừa nêu, cho biết vụ việc xảy ra tại xã Peam Chor, quận Svay Phlos vào hôm thứ Sáu, ngày 28 tháng 6. Cảnh sát tỉnh Prey Veng được nói rằng đã bắn gần 30 phát đạn để ngăn chặn một nhóm 6 ngư dân Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp và một ngư dân đã bị trúng đạn vào đùi phải.

Giám đốc Sở Nông-Lâm-Ngư nghiệp tỉnh Prey Veng, ông Ouk Samnang vào ngày 30 tháng 6 nói với Phnompenh Post rằng người ngư dân bị trúng đạn đang đang được chữa trị ở bệnh viện và 5 ngư dân Việt Nam còn lại đang bị cảnh sát tỉnh Prey Veng thẩm vấn liên quan hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp. Ông Ouk Samnang nói thêm rằng ông không rõ khi nào cảnh sát tỉnh Prey Veng sẽ đưa nhóm ngư dân này ra tòa.

Trước đó vào tối ngày 28 tháng 6, ông Ouk Samnang cho Phnompenh Post biết một lực lượng chức năng liên ngành tiến hành cuộc bố ráp đánh bắt bất hợp pháp tại khu vực được bảo vệ và đã bắn 27 phát đạn vào nhóm 6 ngư dân trên 3 chiếc ghe khi những người này từ chối trả lời cảnh sát và cố tìm cách đâm tàu vào tàu của cảnh sát để thoát thân.

Ngư dân bị trúng đạn được xác định là người Việt Nam, 34 tuổi, ở làng Kampong Chamlong, quận Loeuk Dek, tỉnh Kandal.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-shot-in-calf-as-six-illegal-fishermen-held-in-preyveng-province-07012019085156.html

 

Từ ngày 1-7-2019: Cảnh sát biển được quyền

truy đuổi tàu thuyền vi phạm chủ quyền

TTO – Từ ngày 1-7-2019, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển để kiểm tra, kiểm soát trong những trường hợp sau: vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia…

Cũng từ ngày 1-7-2019, theo nghị định 44/2019/NĐ-CP, điều chỉnh tăng thêm 7,19 % trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2019 đối với 8 nhóm đối tượng (cán bộ xã, phường thị trấn; đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… ).

Ngoài ra còn có 3 nghị định khác thuộc các lĩnh vực cũng có hiệu lực.

Đáng chú ý, 6 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019 gồm Luật phòng chống tham nhũng 2018, Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018, Luật công an nhân dân năm 2018, Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018, Luật đặc xá 2018; Luật cạnh tranh 2018.

Một số điểm mới của các luật trên như sau:

1. Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập

Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định tất cả cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập (hiện tại chỉ quy định một số đối tượng cụ thể, không phải tất cả).

Nếu có hành vi kê khai không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc…

 

Bên cạnh đó, các đối tượng sau cũng phải kê khai tài sản, thu nhập, đơn cử như sĩ quan CAND, sĩ quan QĐND, quân nhân chuyên nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND…

2. Cảnh sát biển được quyền truy đuổi tàu thuyền vi phạm chủ quyền

Nội dung này được quy định trong Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018. Theo đó:

Từ ngày 1-7-2019, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển để kiểm tra, kiểm soát trong những trường hợp sau: vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp theo quy định;

Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Sáu trường hợp không được đề nghị đặc xá

Theo Luật đặc xá 2018, người có đủ điều kiện theo quy định để đề nghị đặc xá vẫn không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Bị kết án phạt tù thuộc vào 16 tội danh theo quy định tại điều 11 luật này (như tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân…);

Bản án, phần bản án hoặc quyết định của tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;

Trước đó đã được đặc xá; có từ 2 tiền án trở lên; trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

4. Trợ giảng trong trường đại học không bắt buộc có trình độ thạc sĩ

Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy đại học là thạc sĩ, trừ trợ giảng (hiện tại quy định thạc sĩ là trình độ chuẩn đối với cả trợ giảng).

Giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải có trình độ tiến sĩ; các trường đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên.Luật này cũng quy định các trường đại học phải công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí… cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của trường.

5. Rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân xuống còn 2 năm

Điểm mới này được quy định trong Luật công an nhân dân 2018. Theo đó:

Công an nhân dân hằng năm được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng (hiện hành là 36 tháng).

Bộ trưởng Bộ công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bện,…

6. Chính sách khoan hồng với doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh

Luật cạnh tranh năm 2018 quy định chính sách khoan hồng đối với doanh nghiệp vi phạm quy định về cạnh tranh.

Theo đó, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra, xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

Chính sách này được áp dụng cho không quá 3 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đáp ứng đủ điều kiện quy định.

THÁI AN

https://tuoitre.vn/canh-sat-bien-duoc-quyen-truy-duoi-tau-thuyen-vi-pham-chu-quyen-2019070109525156.htm

 

Cảnh sát biển Việt Nam mới được quyền

 truy đuổi tàu xâm phạm lãnh hải từ 1 tháng 7

Tin Vietnam.-  Báo Tuổi Trẻ loan tin, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2019, cảnh sát biển cộng sản Việt Nam mới được quyền truy đuổi những tàu thuyền vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia Việt Nam. Được thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi, và trường hợp khác mà luật đã quy định.

Thông báo này của nhà cầm quyền đã khiến cho dư luận Việt Nam vỡ lẽ, hoá ra lâu nay lực lượng cảnh sát biển Cộng sản được thành lập ra chỉ để làm cảnh, và bòn rút ngân sách từ tiền thuế của dân để trả lương, mua sắm các vật dụng mà không có quyền làm gì. Trong khi đó, đã rất nhiều lần ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển, bị tàu thuyền Trung Cộng xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển Việt Nam để cướp hải sản của ngư dân, thậm chí là bắn giết, phá hoại tàu thuyền của ngư dân Việt nhưng cảnh sát biển Cộng sản Việt Nam không hề có mặt, không hề ứng cứu.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/canh-sat-bien-viet-nam-moi-duoc-quyen-truy-duoi-tau-thuyen-xam-pham-lanh-hai-tu-1-thang-7/

 

Người Thủ Thiêm mất đất:

Kết luận thanh tra không ‘đếm xỉa’ đến chúng tôi

Thanh tra Chính phủ Việt Nam mới đây khẳng định rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh có “nhiều khuyết điểm, vi phạm” trong quá trình đầu tư, xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Một người dân mất đất cho rằng kết luận kể trên tuy là một động thái “tích cực” song vẫn chưa “đếm xỉa” gì đến các nạn nhân.

Bản kết luận thanh tra được công bố hôm 26/6 xác định rằng vi phạm đầu tiên của chính quyềnTP HCM là “không thực hiện việc lập các dự án theo thứ tự ưu tiên và trình duyệt theo quy định, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Chính quyền thành phố mắc sai phạm thứ hai là đặt ra mức chi phí đầu tư bình quân cho 1m2 đất thương mại, dịch vụ, nhà ở là 26 triệu đồng, giảm khoảng 50% so với đơn giá đã được các sở, ngành đề xuất ban đầu. Thanh tra Chính phủ cho rằng mức chi phí như vậy là “không đầy đủ” và “không đúng quy định”.

Tiếp đến, chính quyền thành phố lấy chính mức tiền 26 triệu đồng/m2 làm giá tối thiểu để xác định giá trị quyền sử dụng đất. Việc này cũng bị đánh giá là “không đầy đủ, thiếu chính xác và không đúng quy định”, theo Thanh tra Chính phủ.

Nói chung đây cũng là một động thái tôi thấy là cũng tích cực. Nhưng đối với người dân, trong kết luận này, tôi thấy không đếm xỉa gì đến quyền lợi sát sườn của người dân.

Ông Lê Văn Lung, người Thủ Thiêm mất đất

Trong bản kết luận của mình, Thanh tra Chính phủ phân tích rằng do các sai phạm của chính quyền địa phương nên “các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn [chênh lệch địa tô] từ việc được đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo hình thức hợp đồng BT [xây dựng – chuyển giao]”. Ngược lại, nhà nước bị “thất thoát” lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ đề nghị một số biện pháp khắc phục, trong đó, điều hàng đầu là Ủy ban Nhân dân TP HCM “phải thu hồi và hoàn trả ngay” hơn 26.000 tỉ đồng khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách đầu tư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm không đúng quy định.

Bên cạnh đó, theo Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan sẽ “xác định đúng chi phí đầu tư bình quân” đối với diện tích đất sạch mà nhà nước đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trên cơ sở đó, các cơ quan “sẽ tính ra mức giá khởi điểm sát với thực tế hơn để đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư dự án”.

“Trong quá trình xử lý, về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31-12-2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý”, Thanh tra Chính phủ cảnh báo.

Ông Lê Văn Lung, 61 tuổi, một trong số những người dân Thủ Thiêm bị mất đất do dự án, nói với VOA về bản kết luận thanh tra:

“Nói chung đây cũng là một động thái tôi thấy là cũng tích cực. Nhưng đối với người dân, trong kết luận này, tôi thấy không đếm xỉa gì đến quyền lợi sát sườn của người dân theo những nội dung trong đơn khiếu nại, tố cáo lâu nay của bà con”.

Hàng trăm hộ dân ở 5 khu phố thuộc 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh là “dân oan” khiếu kiện trong hơn 10 năm qua sau khi nhà cửa của họ bị chính quyền giải tỏa để lấy đất cho khu đô thị.

Những người dân khẳng định đất của họ bị chính quyền TP HCM lấy đi một cách sai trái vì theo bản đồ quy hoạch, vị trí đất của các hộ dân đó không nằm trong dự án.

… người dân chờ đợi cũng mệt mỏi rồi. Người dân chỉ trông mong rằng chính quyền có chính sách đền bù để người ta có nơi ở mới tương đương giá trị theo luật mới.

ông Lê Văn Lung

Hồi tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ phần nào xác nhận những khiếu kiện của người dân là đúng với một bản kết luận nói rằng chính quyền TP HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ “có nhiều sai phạm” trong quá trình quy hoạch Thủ Thiêm, “phá vỡ quy hoạch”, thể hiện “sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất”.

Tuy nhiên, tin cho hay, từ đó đến nay, quyền lợi của các dân oan vẫn chưa được giải quyết. Ông Lung nói với VOA rằng hai kết luận thanh tra của hai cơ quan cấp trung ương kể trên “chưa đầy đủ”, vẫn “gây bức xúc cho người dân”.

Ông nói thêm là người dân đang tiếp tục đòi thủ tướng Việt Nam lập đoàn thanh tra mới tập trung giải quyết những khiếu nại về vấn đề đền bù:

“Nói đúng ra, người dân chờ đợi cũng mệt mỏi rồi. Người dân chỉ trông mong rằng chính quyền có chính sách đền bù để người ta có nơi ở mới tương đương giá trị theo luật mới. Về vấn đề sai phạm, vi phạm pháp luật, thì đương nhiên người dân cũng muốn luật pháp xử lý. Nhưng bức xúc nhất, bức thiết nhất của người dân là cần vấn đề bồi thường”.

Những vụ tranh chấp và khiếu nại về chính quyền giải tỏa đất đai ở Thủ Thiêm đã kéo dài trong suốt 20 năm qua trong bối cảnh hàng chục ngàn người dân bị buộc phải di dời và mất nhà cửa. Có người “đã thắt cổ tự tử” sau khi nhà bị cưỡng chế.

https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-thu-thiem-ket-luan-thanh-tra-khong-dem-xia-den-chung-toi/4980608.html

 

Dành hết tài sản về Việt Nam,

giáo sư Pháp nhận được lời hứa cuội

Tin Vietnam.- Báo Tuổi Trẻ loan tin, vào năm 2008, ông Vũ Hoàng Hà, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định lúc bấy giờ mời giáo giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam về tỉnh này xây dựng các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học phi lợi nhuận, với lời hứa sẽ cấp đất miễn phí, và hỗ trợ hết mức để nhóm giáo sư Vân xây Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành.

Tin vào lời hứa, giáo sư Trần Thanh Vân, một người Pháp gốc Việt, cùng vợ là giáo sư Lê Kim Ngọc đã dành hết tâm huyết, trí tuệ, và tài sản để xây dựng Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành tại thành phố Quy Nhơn. Đến tháng 8 năm 2011, Uỷ ban tỉnh Bình Định giao cho Trung tâm hơn 21,1 ha đất với thời hạn sử dụng là 50 năm. Trong diện tích trên, Trung tâm dùng14,6 ha để xây dựng các công trình phục vụ khoa học, giáo dục, môi trường với mục đích phi lợi nhuận. Tuy nhiên, ngành thuế tỉnh Bình Định liên tục có công văn đòi tiền thuê đất.

Đến tháng 9 năm 2018, Uỷ ban tỉnh Bình Định chỉ đạo ngành thuế tạm ngừng không gửi thông báo đòi tiền thuê đất. Nhưng, những tháng gần đây trong năm 2019, Trung tâm lại tiếp tục bị đòi tiền thuê đất. Sự việc khiến giáo sư Vân áy náy với các nhà khoa học trong Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, vì trước đây đã nhận được lời hứa miễn phí tiền thuê đất. Giáo sư Vân cho biết, nếu sự việc trên không được gỉai quyết sớm, ông sẽ rất khó thuyết phục mạng lưới các nhà khoa học tiếp tục tham gia hỗ trợ cho các hoạt động của Trung tâm.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, quan điểm của tỉnh là miễn thuế đất, nhưng lại vướng vào các quy định của Trung ương. Dù tỉnh đã có văn bản đề nghị với Thủ tướng, các bộ ngành để tháo gỡ nhưng chỉ nhận được chỉ đạo chung chung.

Được biết, vào năm 2012, giáo sư Vân là một trong ba người Châu Á được tặng Huy chương Tate của Hội Vật lý Mỹ.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/danh-het-tai-san-ve-viet-nam-giao-su-phap-nhan-duoc-loi-hua-cuoi/

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Việt Nam chào đón Nhật Bản đầu tư

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Nhật kêu gọi thêm đầu tư vào nhiều lĩnh vực và cam kết cải cách các khu vực còn bất cập.

Thông điệp được đưa ra một ngày sau khi EU và Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư tại Hà Nội.

Tại một hội nghị xúc tiến đầu tư ở Tokyo hôm 1/7, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh về 14 thỏa thuận FTA đã ký và 3 thỏa thuận khác “đang đàm phán”.

Ông Phúc mô tả Việt Nam có nhiều ngành có tiềm năng phát triển như chế biến chế tạo.

“Việt Nam giờ đã là công xưởng của thế giới trong nhiều mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may, da giày…”, Thủ tướng Phúc nói tại hội nghị được cho là có đại diện nhiều doanh nghiệp Nhật tham dự.

Ông Phúc cũng kêu gọi các nhà đầu tư Nhật quan tâm tới các lĩnh vực khác như năng lượng, du lịch và thị trường bán lẻ, bất động sản và thương mại điện tử.

Truyền thông Việt Nam mô tả Nhật Bản là nhà đầu tư số một của Việt Nam trong 2 năm 2017 và 2018.

Trang web chính phủ Việt Nam cho hay tại hội nghị nói trên, giới chức hai nước chứng kiến việc trao giấy chứng nhận đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các địa phương về nhiều lĩnh vực với tổng trị giá lên đến 8 tỷ USD.

Được biết ông Phúc cũng tham gia vào một cuộc tọa đàm với các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản về các chủ đề công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vào hôm 1/7.

Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi ‘bị Trump dọa’?

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la

Bộ Công thương Việt Nam ‘khẩn trương kiểm tra’ vụ Asanzo

Báo Tuổi Trẻ đưa tin về vấn đề công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp Nhật cho biết một số lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng cung ứng và bày tỏ mong muốn hợp tác liên kết với doanh nghiệp trong nước của Việt Nam để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

”Một số ý kiến cho rằng, cần sửa quy định về thời gian làm thêm theo hướng tăng giờ đối với một số lĩnh vực, có chính sách ưu đãi thuế đối với công nghiệp hỗ trợ.

“Doanh nghiệp Nhật Bản nhìn nhận rằng lĩnh vực vận tải ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, cho rằng cần giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả thủ tục thông quan. Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đã giảm nhiều, doanh nghiệp Nhật Bản muốn biết định hướng sử dụng vốn ODA của Việt Nam thời gian tới”, báo này cho biết.

Ông Phúc được dẫn lời phản hồi về những bất cập trong thông quan rằng “còn chỗ này chỗ khác vướng mắc” và khẳng định “sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách lĩnh vực hải quan”.

Mới đây báo tài chính Bloomberg có bài mô tả Nhật đầu tư vào hạ tầng tại thị trường Đông Nam Á nhiều hơn đáng kể so với Trung Quốc.

Bài báo dẫn nguồn của Fitch Solutions nói tổng số dự án hạ tầng mà Nhật tham gia tại 10 nước Đông Nam Á là 240 so với Trung Quốc là 210.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48827250

 

Cần thêm hàng ‘Made in Vietnam’

và nghe cảnh báo của TT Trump

Nguyễn Quang DuyGửi đến BBC từ Melbourne, Úc

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business, ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường:

“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc…Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng.”

G20: Điều gì xảy ra nếu Mỹ-Trung không đạt thỏa thuận về thương chiến?

EU và VN ký hiệp định thương mại tự do và đầu tư

Từ Asanzo đến nền kinh tế ‘lệ thuộc hàng TQ’

Bị Trump ‘đánh’, công ty TQ ‘âm thầm’ sang VN?

Ông Trump nói Hà Nội đang tiếp tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung.

Vào ngày 14/3/2018, phát biểu tại Trường Đại Học Quốc Gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Samsung lên khoe:

“Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).”

Về lại Việt Nam được ai đó nhắc khéo nên tại một Hội nghị ở Hà Nội, ngày 19/12/2018, ông Phúc lại tuyên bố:

“…nói Samsung là 100% nước ngoài là nhầm lẫn! Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước trước đây bằng 0 thì nay đã trên 30%.”

Đến Thủ tướng còn muốn biến hàng ngoại thành hàng Việt, nói gì các tư nhân chỉ biết chạy theo lợi nhuận làm giàu.

Tuần này báo Tuổi Trẻ vạch trần Asanzo nhập linh kiện, lột tem, xé nhãn Trung Quốc, lắp ráp thành sản phẩm dán tem, dán nhãn “Made in Vietnam”, “Xuất xứ từ Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” để bán giá thật cao.

Được báo Tuổi trẻ phỏng vấn Chủ tịch Tập đoàn Asanzo ông Phạm Văn Tam cho biết: “Gần như là mình nhập 100%. Bên mình chỉ là khâu đầu – cuối, mình ráp lên, kiểm tra sản phẩm đạt thì cho ra thị trường”.

Ông Tam thừa nhận:

“Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam.”

Luật hiện hành không rõ ràng nên dễ được giải thích một sản phẩm là “Made in Vietnam” khi giá trị gia tăng tại Việt Nam lớn hơn hay bằng 30% giá trị sản phẩm.

Các sản phẩm của Samsung có giá trị thương hiệu nên thu lợi nhuận rất cao. Hằng năm Samsung thu lợi nhuận trên 5 tỷ USD cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Vì thế nếu cộng thêm các chi phí khác giá trị gia tăng tại Việt Nam dễ vượt trên 30% giá xuất xưởng và xuất cảng.

Phần giá trị gia tăng cho Việt Nam rất nhỏ chỉ một vài phần trăm, nhưng Samsung là thương hiệu Đại Hàn và nước này đã ký Thỏa ước ngoại thương với Mỹ.

Asanzo khi nhập linh kiện từ Trung Quốc được miễn 10% thuế quan, các chi phí lắp ráp và giá thương hiệu hay mức lời rất cao, nên giá trị gia tăng cũng dễ dàng đạt trên 30% tổng giá bán ra nên cũng đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam.

Ngày nay hầu hết các nước, ngay cả Trung Quốc, đều có quy định thành luật cụ thể và rõ ràng về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa như làm tại đâu, bởi ai, do ai thiết kết, đóng gói thế nào etc: made in/by/for…, produced in…, designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for...không mù mờ như luật pháp Việt Nam.

Lạ một điều là Việt Nam đã bắt đầu thi hành CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), sẽ ký EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu) vào cuối tháng 6 này, lại vẫn chưa điều chỉnh luật để phù hợp với luật pháp các quốc gia khác.

Chưa tích cực ngăn chặn

Gần đây hàng Trung Quốc biến hóa thành hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tránh thuế đang rõ ràng gia tăng nhưng Hà Nội vẫn không tích cực ngăn chặn.

Theo Wall Street Journal ngày 26/6/2019 có hàng tỷ USD hàng Trung Quốc tránh quan thuế Mỹ đi đường vòng vào Mỹ qua các nước Á châu, gồm cả Việt Nam.

Nếu Hà Nội không điều chỉnh lại luật pháp, buộc Mỹ phải trừng phạt, người dân Việt đã khổ sẽ phải khổ thêm.

Theo báo Tuổi Trẻ, Asanzo còn lập nhiều công ty ma để trốn và tránh thuế.

Asanzo là một doanh nghiệp tư nhân lớn mà dễ dàng trốn và tránh thuế cả 6 năm như thế thì cần xét lại khả năng chuyên môn của cả Hải quan và Cục Thuế của Việt Nam.

Thất thu ngân sách như thế chỉ làm lợi cho những kẻ biết luồn lách còn thua thiệt vẫn chính là người dân.

Từ ngày miền Bắc quyết định tiến lên xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã theo mô hình Xô Viết thực hiện công nghiệp hóa đất nước đến nay đã trên 60 năm.

Công nghiệp do đó luôn được ưu tiên như chính phủ đã cho xây dựng các tập đoàn nhà nước nhưng phần lớn thua lỗ.

Ngày nay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nâng đỡ mọi mặt nhờ thế thống lĩnh nền kinh tế Việt Nam.

Không ít đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Con số này đang gia tăng khi hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế.

Tư nhân Việt đều nhỏ không đủ sức cạnh tranh. Muốn lớn mạnh và làm giàu thì phải như Asanzo biến hóa hàng Trung Quốc thành “Made in Vietnam”.

Sau 60 năm ước mơ tạo thương hiệu “Made in Vietnam” kết quả là hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, công nghiệp hóa đất nước xem như thất bại.

Mượn cả mô hình phát triển

Ngay cả mô hình phát triển của Việt Nam cũng mượn “Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” mà chỉ đổi lại thành “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp 70% dân số vẫn sống ở nông thôn với một mức sống thấp.

Dồn nguồn lực để công nghiệp hóa thì phải dùng nguồn lực từ nông nghiệp, nông dân là thành phần phải chịu hy sinh.

Đã đến là lúc Hà Nội phải nhìn nhận thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa.

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc nhở Hà Nội đừng lợi dụng Mỹ.

Như khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Tòa Bạch Ốc tháng 6/2017 ông nhắc về cán cân thương mãi mất quân bình, dự Hội Nghị APEC ở Đà Nẵng tháng 11/2017 ông tuyên bố nhiều nước lợi dụng Mỹ.

Ở Hà Nội tháng 2/2019, ông nói rõ sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam cân bằng cán cân thương mãi Mỹ-Việt.

Mua nhiều vũ khí Mỹ nghĩa là khi xảy ra chiến tranh phải phụ thuộc vào Mỹ, nếu không Mỹ dễ dàng khống chế số vũ khí này.

Ông Trump ngay trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước tiếp tay với Mỹ để chống lại xã hội chủ nghĩa, mà Hà Nội lại vẫn muốn đeo đuổi thứ chủ nghĩa này.

Ông Trump đang tìm mọi cách để ép Trung Quốc thay đổi thể chế cộng sản, chấp nhận luật chơi chung cho các quốc gia theo kinh tế tự do, thì Hà Nội lại đi cùng Trung Quốc.

Chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung càng lúc càng trở nên khốc liệt, ngay trước mắt là Hà Nội cần giảm thiểu việc lệ thuộc vào Trung Quốc, không để nước này mượn đường “hàng TQ nhãn Việt” hay đầu tư lắp ráp hàng Trung Quốc rồi tuồn hàng sang Mỹ.

Nhưng con đường đúng đắn cho Hà Nội là phải thay đổi thể chế thực hiện một nền kinh tế tự do đúng nghĩa, với một nền chính trị tự do và dân chủ đưa đất nước thoát khỏi thế bị can dự vào chiến tranh Mỹ-Trung và để hòa nhập cùng thế giới tự do.

Bài viết thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48824940

 

Báo Trung Quốc dùng EVFTA

 ‘an ủi’ Việt Nam sau đe dọa của TT Trump

Khánh An-VOA

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Việt Nam “là kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”, Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết cho rằng thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có thể xem là một “phản ứng” đối với chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ với tác dụng làm giảm tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ “ngay cả khi ông Trump áp thuế lên hàng hóa của Việt Nam”.

Bài viết trên ấn bản tiếng Anh của tờ báo Trung Quốc hôm 27/6 cho rằng mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với hầu hết các nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nhưng cuộc chiến thương mại đang diễn ra đã khiến cho các nền kinh tế này nhận ra rằng sự phụ thuộc quá mức vào thị trường tiêu dùng Mỹ là một đường hướng không bền vững để phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu.

“Việt Nam là một láng giềng gần gũi của Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có lợi trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang quốc gia Đông Nam Á, tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế song phương”, tờ báo nhà nước Trung Quốc nói.

Bài viết trên Hoàn Cầu Thời Báo được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business hôm 26/6 chỉ trích Việt Nam là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” khi lợi dụng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.

Trong khi truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng về sự kiện này, thì tờ báo của nhà nước Trung Quốc lại có bài viết nhắc đến chỉ trích của Tổng thống Mỹ đối với Việt Nam và cho rằng cho dù Mỹ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng châu Á, nhưng cuộc chiến thương mại đang làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ, và chuỗi cung ứng này đang định hình lại.

“Một khi quá trình này hoàn tất, ảnh hưởng của Mỹ đối với nền kinh tế châu Á sẽ bị phá vỡ”, Hoàn Cầu Thời Báo nói, đồng thời nhận định thêm rằng cuộc chiến thương mại đã “không diễn ra như ông Trump mong đợi”, khi nhiều công ty đã di chuyển sang Việt Nam thay vì sang Mỹ sau khi Washington áp thuế lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Vẫn theo Hoàn Cầu Thời Báo, thỏa thuận thương mại tự do (FTA) và thỏa thuận bảo vệ đầu tư (IPA) mà Việt Nam ký kết với châu Âu sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ trong trường hợp Tổng thống Trump quyết định áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nhận định của TS. Phạm Chí Dũng, một chuyên gia kinh tế và nhà báo độc lập tại Việt Nam, thì EVFTA khó có thể “bù đắp” thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam trong một sớm một chiều, mặc dù ông dự đoán mức nhập siêu của Việt Nam vào thị trường châu Âu sẽ tăng lên và xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thể tăng từ 4-5% sau khi có EVFTA.

Lý do, theo TS. Phạm Chí Dũng, là vì cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thâm hụt quá cao, với giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc gấp đôi giá trị xuất siêu của Việt Nam vào Liên minh châu Âu, lên tới khoảng 50 tỉ đôla mỗi năm. Vì vậy, để EVFTA có thể mang lại một sự bù đắp khả dĩ cho những thiệt hại gây ra từ việc Việt Nam làm ăn với Trung Quốc, thì phải cần có thời gian và biện pháp mạnh.

Ông nói: “Nếu Việt Nam có được EVFTA với châu Âu sẽ cũng phải mất một thời gian rất dài và với những biện pháp rất quyết liệt, đặc biệt ngăn chặn hàng Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam để xuất sang châu Âu và Mỹ, đồng thời ngăn chặn cả làn sóng đầu tư công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc di chuyển vào Việt Nam sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra”.

TS. Phạm Chí Dũng cũng cảnh báo rằng nếu không cẩn thận và có các biện pháp “quyết liệt” đối với hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam, thì Việt Nam có nguy cơ trở thành quốc gia tiếp theo phải đối diện với “bức tường thuế” rất cao mà Mỹ dựng lên để ngăn chặn hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong bốn tháng đầu năm đạt 17,1 tỉ đôla, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là do tác động tích cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên xuất khẩu của Việt Nam.

Song TS. Phạm Chí Dũng cho rằng chủ thuyết “Việt Nam hưởng lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung” đang trên đà phá sản vì lý do một số quan chức Việt Nam đã “tiếp tay” cho Trung Quốc lũng đoạn thị trường Mỹ, sau khi lũng đoạn thị trường Việt Nam nhiều năm qua.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-tq-evfta-viet-nam-trump-de-doa/4977677.html

 

Tao chỉ làm báo, không phải làm “báo cách mạng”

Trần Hoa

Tuần trước, có những nhà báo nghe người ta chúc mừng “Ngày nhà báo Cách mạng Việt Nam 21/6” thì hờ hững: “Không phải ngày của tao. Tao chỉ làm báo đúng cái nghĩa của nó. Không phải làm báo chí cách mạng”.

Một nhà báo kỳ cựu, hiện đã chuyển sang làm trong một cơ quan chính quyền tại Hà Nội thì nói rất khéo léo: “Nếu nói ngày kỷ niệm của báo chí Việt Nam thì phải từ rất lâu, chứ không phải chỉ 94 năm, mà cũng không phải ngày 21.6”.

Mỗi năm, đến ngày “giỗ ngành”, các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, đối tác, celebs… lại gửi vô số lẵng hoa đến các báo. Những tờ báo lâu năm ở phía Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ nữ TP HCM, Pháp luật TP, ở phía Bắc như Lao Động, Tiền Phong, Phụ nữ Việt Nam… số lẵng hoa phải tính hàng trăm. Các “siêu báo” Nhân Dân, Quân đội nhân dân, hay các báo được khoác “Tiếng nói của nhân dân” như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Sài Gòn Giải phóng, Hà Nội mới… phải cả ngàn.

Hơn 900 đơn vị báo chí “cách mạng”

Cũng như nhiều câu chuyện khác về văn hóa, lối sống, có một thứ phân biệt ngầm nhưng rõ rệt giữa làng báo miền Bắc và miền Nam, cũng như báo chính thống và báo tư nhân, hay “báo chí cách mạng” và  “phi cách mạng”

Ở miền Bắc, số lượng tòa soạn báo dày đặc. Theo viện dẫn trên báo chí, ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày tại hội nghị báo chí toàn quốc vào tháng 12/2018 thì cả nước hiện có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí và 67 Đài Phát thanh, Truyền hình. Ngoài ra còn có 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập và 189 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình, 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền.

Nghĩa là tính sơ có hơn 900 đơn vị báo chí thuộc dòng “Cách mạng” (trừ các tờ báo điện tử độc lập).

Đó là các tờ báo/tạp chí trực thuộc cơ quan trung ương, đảng bộ các địa phương (mỗi địa phương đều có một tờ mang tên địa phương, như Sài Gòn giải phóng là thuộc Đảng bộ TP HCM), các bộ ngành, các hội, hiệp hội…

Do quy định phải đặt trụ sở tại nơi hoạt động của cơ quan chủ quản, các tờ báo này dày đặc ở Hà Nội. Tuy vậy, ngoài một số rất ít trên đầu ngón tay các tờ báo có công chúng, có bán ra thị trường (ví dụ Sài Gòn giải phóng, Lao Động, Tiền Phong…) thì tuyệt đại đa số các báo còn lại sống bằng nguồn sữa rót từ cơ quan chủ quản và nguồn kiếm quảng cáo từ doanh nghiệp trong ngành. Có những cái tên mà cả đời người làm báo, nếu không vì tò mò đi xem danh sách báo chí Việt Nam thì chắc không bao giờ biết đến. Ví dụ như Tạp chí Xây dựng đời sống văn hoá (Cục Văn hoá-Thông tin cơ sở, nơi có bà cục trưởng vừa nổi tiếng với phát ngôn “chữ lon nếu chềnh ềnh trên các bảng quảng cáo ngoài trời thì nhạy cảm lắm”, chẳng hạn.

Những tờ báo “cách mạng” được ngân sách nhà nước chi trả và phải thực hiện chức năng tuyên truyền cho chính sách của Đảng và Nhà nước.

Báo chí “phi cách mạng”

Những tờ báo độc lập (một cách hết sức tương đối) còn lại vô cùng ít ỏi, với những cái tên quen thuộc với người đọc báo, như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Pháp luật, Lao động, Đại Đoàn kết (thời trước), Phụ nữ TP HCM, Tiền phong, Mực tím, …

Những tờ này sống bằng nguồn thu độc lập, từ bán báo, quảng cáo và các hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Bên cạnh hệ thống èo uột và ký sinh của báo chí nhà nước (cách mạng), là sự phát triển rầm rộ của báo chí tư nhân (phi cách mạng) trong những hệ thống đa dạng và linh hoạt. Mặc dù vẫn phải núp dưới những cái bóng của báo chí nhà nước thì mới có giấy phép hợp pháp để xuất bản, nhưng về bản chất, họ là những tờ báo tư nhân thực sự. Đó là các địa chỉ quen thuộc với người đọc như Vnexpress, Zing, Vietnamnet, 24h (chuyên thể thao, giải trí), Kênh 14 (dành cho giới trẻ)…

Hệ thống báo chí tư nhân thường không có không khí đấu đá giữa các nhân sự để giành quyền lực và quyền lợi, vì mọi thứ đó đều của chủ đầu tư. Họ cũng không đi đầu trong các đề tài đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực vì dưới chế độ kiểm duyệt báo chí, điều đó thiếu an toàn. Nhưng trong tất cả các lĩnh vực còn lại như tin tức thời sự nói chung, kinh tế, tài chính, giáo dục, thể thao, giải trí, các tờ báo chính thống phải thừa nhận sự yếu thế thấy rõ của mình. Từ đời sống, khoa học, kinh tế, xã hội đến thể thao, giải trí hay dành riêng cho một nhóm/một độ tuổi người đọc, tất cả báo chính thống đều phải xếp sau báo chí tư nhân.

Báo chí tư nhân cũng luôn tiên phong trong đầu tư những công nghệ báo chí mới.

Cách đây khoảng ba năm, các định dạng báo chí hiện đại nhất như Emagazine, Photo Graphic lần đầu tiên xuất hiện trên Kênh 14, khởi đầu trào lưu này cho tất cả các tờ báo còn lại. Hài hước là nhiều năm trước, chính trang tin này từng bị mệnh danh là “Mương 14” do đăng tải nhiều nội dung lá cải nhảm nhí.

Ở hiện tại, sự đầu tư mỹ thuật và thiết kế, cùng với nội dung (cho một số ít sản phẩm) của tờ báo này vẫn dẫn đầu làng báo Việt Nam. Thật là một thông tin hết sức ngạc nhiên và đáng suy ngẫm. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số bài báo của “Mương” lại được thực hiện rất công phu, sáng tạo và giàu tính nhân văn hơn hẳn nhiều tờ báo “đàn anh”, “đàn chị” và “chính thống” khác.

Một tờ báo cách tân khác cũng có lõi tư nhân là Vietnamplus, khi mới ra đời từng rất được tán thưởng vì tính mới mẻ và sáng tạo trong chọn lọc thông tin, đã được giải của Hiệp hội Các nhật báo và nhà xuất bản tin tức Thế giới với bản tin Rap News (điểm tin tức bằng hình thức đọc Rap). Nhưng sau khi người chủ thực sự cũng là linh hồn của nó là ông Lê Quốc Minh được cất nhắc lên Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam thì Vietnamplus biến dạng thành một tờ báo thông tấn, nghèo nàn, nhàm chán và một màu hệt như hằng hà sa số các tờ báo “cách mạng” khác.

Cái lõi khác nhau quy định cách ăn mừng ngày “báo chí cách mạng 21/6” cũng khác nhau ở phía Bắc và phía Nam.

*Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-is-happening-to-vietnam-revolutionary-journalism-07012019104708.html

 

Cháy rừng,

nói về phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam

Trân Văn

Lửa vẫn còn rừng rực ở Hà Tĩnh, rồi Nghệ An. Diện tích rừng đã thành tro ở hai tỉnh này được ước đoán ít nhất cũng khoảng 40 héc ta và con số này sẽ còn thay đổi. Tính đến cuối ngày 30 tháng 6, đã có một người chết cháy khi cứu khoảnh rừng mà chính quyền xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giao cho gia đình bà chăm sóc (1)…

Cho dù số người được huy động dập lửa tính bằng ngàn nhưng nhiệt độ cao, địa thế khu vực hiểm trở, bất tiện cho việc chữa cháy nên hàng ngàn, hàng ngàn lính cứu hỏa, bộ đội, công an, dân chúng vẫn bất lực trong việc dẫn nước dập lửa, ngăn lửa lan rộng. Chẳng riêng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế cũng trong tình trạng tương tự (2).

Cháy rừng ở Việt Nam không phải là chuyện lạ, bất lực trước lửa cũng không lạ, dập lửa, ngăn cháy rừng trời nóng như thiêu chỉ bằng sức người, thiếu hoàn toàn các phương tiện chữa lửa cần thiết thì làm sao đạt được hiệu quả mong đợi. Giống như những lần trước, từ các viên chức đến dân chúng đang cầu… trời mưa!

Trên mạng xã hội, người thì bất bình khi sát những cánh rừng thông phủ từ chân lên đỉnh ngọn Hồng Lĩnh là các khu dân cư, hàng quán, cây xăng,… qui hoạch như thế thì làm sao có thể ngăn ngừa thảm họa (3)? Nhiều người thở dài khi nhìn lính cứu hỏa, bộ đội, công an, dân chúng địa phương chỉ loay hoay chặn lửa với đôi tay trần, xe cứu hỏa làm sao leo núi, bao nhiêu cây số ống dẫn nước mới đủ dập một biển lửa? Rất nhiều người dẫn lại chuyện Binh đoàn 18 từng khoe cách nay đúng một năm: Điều động trực thăng sang Indonesia để hỗ trợ chống cháy rừng ở đó (4) – và thắc mắc, rừng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã cháy suốt ba ngày, tại sao quân đội không điều động trực thăng hỗ trợ đồng bào?

Đã có khá nhiều người bình luận, trực thăng vốn là một trong những phương tiện hữu hiệu để dập những đám cháy lớn trên diện rộng, ở những tình huống xe cứu hỏa không thể phát huy tác dụng chẳng hạn như cháy ở trên cao, địa hình hiểm trở, cháy rừng. Người sử dụng Internet chia sẻ với nhau những video clip về hoạt động của các loại trực thăng. Trực thăng thường dùng gàu, lấy và tải vài tấn nước (5), trực thăng chuyên dụng hút nước từ sông, rạch, hồ, ao… rồi bay đến đám cháy, xả từ trên cao xuống vài khối nước (6). Dù là trực thăng thường hay chuyên dụng, thời gian lấy nước, xả nước xuống khu vực đang cháy cũng chỉ một vài phút – rất hiệu quả, tại sao Việt Nam không sắm?

Nếu thử tìm thông tin về đầu tư vào trực thăng nhằm phòng và chữa cháy, có thể thấy hồi đầu tháng trước, lực lượng cứu hỏa của Ý vừa đặt mua thêm năm trực thăng chữa cháy. Chi phí trọn gói cho hợp đồng sẽ được thực hiện năm nay và năm tới này là 75 triệu Euro, bao gồm cả trực thăng lẫn huấn luyện phi công, kỹ thuật viên, các phương tiện đi kèm và bảo trì (7). Chia đều, số tiền phải trả cho sắm – tổ chức vận hành mỗi trực thăng chữa cháy khoảng 15 triệu Euro, qui ra tiền đồng khoảng 400 tỉ. Nếu tính tổng chi phí cho cả gói (phi đội năm trực thăng) thì tổng mức đầu tư chừng 2.000 tỉ đồng Việt Nam. Khoản tiền này rõ ràng không nhỏ nhưng cũng chẳng phải là quá lớn.

Vấn đề nằm ở chỗ, tại Việt Nam, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương vừa có thể phóng tay, liên tục chi từ vài trăm đến cả ngàn tỉ để dựng các… cổng chào, các trung tâm hành chính sang trọng, các tượng đài, khu tưởng niệm từ… “bác” đến… Fidel Castro, vừa liên tục rót vào các dự án vô bổ, chuyển cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vài chục ngàn tỉ tới hàng trăm ngàn tỉ, bất kể sau đó, tất cả trở thành giấy lộn, thậm chí tạo thêm nợ nần nhưng không nghĩ tới và cũng chẳng có bất kỳ kế hoạch nào để sắm những phương tiện thật sự cần thiết trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản công dân, tài nguyên quốc gia như trực thăng chữa cháy.

Chẳng phải bây giờ rừng mới cháy. Rừng đã cháy, đang cháy và sẽ còn cháy. Phòng cháy – chữa cháy rừng có lẽ vẫn chỉ là những con người chẳng may sinh ra, lớn lên, cư trú trong những khu vực có rừng bị cháy tự xoay sở với nhau rồi… thôi. Sau khi bỏ một khoản tiền chắc chắn là rất lớn để tu bổ toàn bộ “Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh” (8), tháng trước, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Hà Tĩnh – nơi rừng từng cháy nhiều lần và đang cháy rừng rực – tổ chức trọng thể “Lễ báo công với bác Hồ” (9). Với những gì thiên hạ đã biết về Hà Tĩnh, “Lễ báo công với bác Hồ” tiếp tục góp thêm một trong hài kịch mà người ta không thể nào cười.

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/mot-phu-nu-tu-vong-khi-chua-chay-rung-o-nghe-an-20190630174714424.htm

(2) https://tuoitre.vn/trong-1-buoi-chieu-4-dam-chay-lon-bung-len-o-hue-thieu-rui-100ha-rung-20190628180255612.htm

(3) https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/1247449025437506

(4) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-truc-thang-viet-nam-cho-gau-nuoc-4-tan-di-cuu-hoa-tai-indonesia-20180625170447375.htm

(5) https://www.youtube.com/watch?v=cQ04w1gDFdI
(6) https://www.youtube.com/watch?v=P3SjRZtnIIg

(7) https://helihub.com/2019/06/19/italian-national-fire-corps-orders-five-more-aw139s/

(8) https://baohatinh.vn/van-hoa-ha-tinh/hoan-thanh-tu-bo-khu-luu-niem-bac-ho-ve-tham-ha-tinh-trong-thang-5-2017/129624.htm

(9) https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-tinh-to-chuc-le-bao-cong-voi-bac-ho-20190515145027296.htm

https://www.voatiengviet.com/a/chay-rung-ha-tinh-nghe-an/4980642.html

 

Vì sao Trump nổi đóa

về ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’?

Phạm Chí Dũng

Chỉ ít ngày sau khi gọi Việt Nam là đối tác thương mại “thứ dữ” trong một bình luận mà có vẻ như một lời khen ngợi, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã quay ngoắt sang một biệt danh khác: Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”!

Biệt danh mới

Nền kinh tế Việt Nam – lảo đảo như một kẻ say rượu trong suốt 11 năm suy thoái qua – vào lần này phải đối mặt với một nguy cơ thực sự: Việt Nam có thể trở thành đối tượng thứ ba, sau Trung Quốc và Mexico, bị Trump áp thuế trừng phạt lên hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Biệt danh “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” được Trump thốt ra – một cách mỉa mai và có phần nổi đóa – trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business vào cuối tháng 6 năm 2019, chỉ vài tiếng trước khi ông lên đường sang Nhật Bản dự hội nghị của Nhóm 20 cường quốc kinh tế.

“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc” và “Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người” – Trump chỉ trích gay gắt và cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.

Có thể cho rằng phát ngôn trên là góc cạnh và cứng rắn nhất từ trước tới giờ của Trump nhắm vào Việt Nam về vấn đề thâm hụt thương mại. Trong hơn hai năm rưỡi nắm quyền, Trump thường than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong quan hệ với nhiều nước và đang cố gắng thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại.

Thời hoàng kim của Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng thặng dư thương mại với Mỹ.

Sau gần hai chục năm hoàng kim từ thời tổng thống George Bush, Bill Clinton đến Barak Obama và cả thời của Donald Trump, Việt Nam đã kích hoạt lượng xuất khẩu phi mã vào thị trường Hoa Kỳ và tăng vọt số suất siêu lên đến khoảng 160 lần so với năm 2001 – thời điểm mà Việt Nam mới ký với Mỹ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đầu tiên.

Chỉ trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã tạo được một lượng xuất siêu kỷ lục – lên đến hàng trăm tỷ USD – vào thị trường Mỹ.

Vào năm 2017, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, nâng mức thặng dư thương mại lên con số 32,4 tỷ USD với Mỹ.

Đến năm 2018, Việt Nam đã đạt giá trị xuất siêu ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD, còn năm 2019 và dự kiến xuất siêu đến 38 – 40 tỷ USD vào thị trường Mỹ, càng củng cố một cách chắc chắn vị trí thứ 6 của Việt Nam trong số 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.

Nhưng khác hẳn với thời ‘êm ấm’ với Tổng thống Obama mà đã chẳng phải nhận đòn trừng phạt kinh tế nào, giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’, và do đó phải gánh chịu những hậu quả khó lường về bức tường thuế quan, kiểm định hàng hóa cùng những biện pháp khác mà Trump phát nổ trong thời gian tới.

Những đòn trừng phạt đầu tiên

Còn nhớ chỉ ít tháng sau khi nhậm chức tổng thống, Donald Trump đã giương cao ngọn cờ ‘công bằng và đối ứng’ – một đòn thương mại liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia ‘gây hại cho kinh tế Mỹ’ và đòi hỏi các Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ phải thực thi những biện pháp quyết liệt về hàng rào thuế quan thương mại đối với hàng Việt Nam.

Đặc biệt, cả thép và nhôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đều có thể sẽ bị đánh thuế cao do ‘đặc thù’ của những mặt hàng này. Vào đầu năm 2018, một báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết Việt Nam nằm trong số các nước mà Bộ Thương mại Mỹ đề xuất áp mức thuế quan nặng lên các sản phẩm thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ.

Trong vụ tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế “thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc” vào tháng 12/ 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng có đến 90% sản phẩm thép từ Việt Nam nhập sang Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Chỉ tính riêng Việt Nam, mặt hàng thép cuộn lạnh nhập vào Mỹ năm 2015 đã tăng vọt, từ 11 triệu đôla lên tới 295 triệu đôla. Biện pháp trừng phạt này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực lên toàn bộ ngành thép Việt Nam, trong đó có nhiều sản phẩm thép do chính Việt Nam sản xuất.

Trong khi đó theo chính bản tin của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì “giả mạo xuất xứ, đóng lại bao bì bất hợp pháp thường xảy ra đối với hàng dệt may, thuỷ sản, nông sản, gạch men, mật ong, sắt, thép, nhôm và gỗ ép… từ Trung Quốc”. Cùng lúc, một số chuyên gia độc lập ở Việt Nam đã cảnh báo về việc nhôm tấm Trung Quốc mượn đường Việt Nam sang Mỹ nhưng chính phủ và Bộ Công thương Việt Nam không có hành động cứng rắn gì. Không những thế, còn có một lỗ hổng pháp lý mà dường như bộ này cố tình để lại cho Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam.

Cũng có nghĩa là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bao gồm cả giá trị hàng hóa thép và nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc, tức Việt Nam đã thông đồng với Trung Quốc để lừa người Mỹ.

Chỉ một tháng sau việc bất thần tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế “thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc”, Hoa Kỳ đã khiến giới chức thương mại Việt Nam” chịu sốc thêm một lần nữa khi thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về 8 công ty mà lẽ ra Việt Nam phải đăng ký là “doanh nghiệp nhà nước” theo quy tắc thương mại toàn cầu.

Tám công ty mà Mỹ khai báo với WTO đều là những cái tên nổi đình nổi đám ở Việt Nam: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và công ty con là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC), Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood I và Vinafood II), Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Thoạt nhìn, sự kiện trên có vẻ không mấy bất thường trong quan hệ các thỏa thuận giao thương đa phương quốc tế. Tuy nhiên xét về chiều sâu quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam cũng như quan hệ thương mại đa phương giữa Việt Nam với nhiều quốc gia, sự kiện này không chỉ mang tính cảnh báo hay như một động tác trừng phạt mới về thương mại của Mỹ đối với Việt Nam, mà còn có thể khiến Việt Nam bị không ít quốc gia quay lưng vì thói “gian lận thương mại” đã và đang hiển lộ một cách có hệ thống.

Vụ việc 8 doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam bị phía Hoa Kỳ cáo buộc lên WTO chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp này, bởi cả 8 doanh nghiệp nhà nước này đều tham gia hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.

Cho tới nay vẫn không thấy phía Việt Nam đưa ra được các chứng cứ có tính thuyết phục để bác bỏ cáo buộc từ phía Hoa Kỳ.

Nếu các nước phát triển ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ thì sẽ dẫn đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu của 8 doanh nghiệp nhà nước trên sẽ giảm sút, thậm chí các doanh nghiệp khác ngoài 8 doanh nghiệp nhà nước bị cáo buộc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng có thể gặp khó khăn.

Những đòn trừng phạt tiếp theo

Tháng 5 năm 2019, Bộ Tài chính Mỹ lại tung ra một đòn trừng phạt mới, hoặc chính xác là một mối đe dọa mới đối với Việt Nam.

Lần đầu tiên, Việt Nam đã suýt bị liệt vào danh sách các nước thao túng tiền tệ – danh sách được Bộ Tài chính Mỹ cập nhật cứ sau mỗi 6 tháng.

Mỹ sử dụng ba tiêu chí để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia: thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la, và can thiệp vào thị trường ngoại hối vượt quá ít nhất 2% GDP.

Việt Nam bị Mỹ xem là một nước lũng đoạn tiền tệ vì đã cho hạ giá đồng tiền của mình một cách giả tạo.

Trong vài năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tiếp tăng tỷ giá trung tâm để kích thích gom USD trôi nổi. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2019, dù đã trám bớt lỗ hổng toang hoác của Quỹ dự trữ ngoại hối để có tiền trả nợ nước ngoài, nhưng cơ quan ‘siêu ngân hàng’ này đã phải trút vào thị trường tự do đến 200.000 tỷ đồng – chiếm đến hơn 4% GDP, tức vượt xa giới hạn 2% GDP mà Mỹ quy định đối với quốc gia thao túng tiền tệ.

Việt Nam cũng đã ‘thỏa mãn’ tiêu chí thặng dư thương mại khi đạt giá trị xuất siêu vào thị trường Mỹ ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD vào năm 2018, không chỉ củng cố một cách chắc

chắn vị trí thứ 6 mà còn có triển vọng leo lên vị trí thứ 5 trong danh sách 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.

Nếu bị xem là quốc gia lũng đoạn tiền tệ, cửa vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, sẽ càng thêm hẹp lại. Khi đó, tương lai rất cận kề là theo lệnh của Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ sẽ nâng cao mức thuế suất đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ – tương tự chiến dịch nâng thuế suất đến 25% của Mỹ đối với toàn bộ 500 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

Và nếu bị Mỹ đánh thuế nặng hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng Việt Nam sẽ lâm vào cảnh phá sản, còn nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không thể chịu nổi thuế suất cao mà sẽ phải rút khỏi Việt Nam, khiến nền kinh tế nước này lao nhanh vào suy thoái trầm kha và càng khiến tuổi thọ của chính thể độc đảng trở nên ngắn ngủi đến khó lường.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-thuong-mai-viet-nam-nguyen-xuan-phuc/4980634.html