Tin Biển Đông – 23/06/2019
Đài Loan theo dõi
tàu sân bay Liêu Ninh của TQ ở Biển Đông
Quân đội Đài Loan tuyên bố họ có thông tin chính xác về các động thái và vị trí hiện tại của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc khi nhóm tàu đi vào Biển Đông, theo SCMP.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đưa ra tuyên bố này hôm nay, thứ Năm (20/6) nhưng không nêu rõ vị trí hay tuyến đường đi của tàu sân bay Trung Quốc, cũng không tiết lộ thông tin về các tàu hộ tống và máy bay đi kèm.
Lần gần đây nhất mà báo chí đưa tin về nhóm tác chiến Liêu Ninh là khi nhóm tàu này đi qua vùng biển Nhật Bản vào ngày 11/6.
“Quân đội [Đài Loan] có thể triển khai tất cả các thông tin tình báo có liên quan để nắm bắt toàn bộ các hoạt động của Liêu Ninh, bao gồm cả các tàu và máy bay hộ tống nó trong suốt hành trình của nó tại các khu vực có liên quan”, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết. “Quân đội có khả năng bảo vệ Đài Loan, cũng như duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Đài Loan khác gì Trung Quốc
Giới truyền thông Đài Loan dẫn lời một nguồn tin tình báo giấu tên cho biết nhóm tác chiến Liêu Ninh đã tiến về phía tây Thái Bình Dương sau khi rời eo biển Miyako, đang đi gần tới đảo Guam và Philippines, trước khi vào Biển Đông.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan đưa tin hôm thứ Tư rằng tàu Liêu Ninh có khả năng sẽ đến thăm các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở chuỗi đảo Trường Sa.
Các báo Đài Loan cho rằng động thái của tàu Liêu Ninh là nhằm đáp trả Mỹ, quốc gia gần đây đã cử các tàu chiến qua Eo biển Đài Loan, khu vực phân cách giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan (hòn đảo có nền dân chủ độc lập nhưng bị Bắc Kinh coi là tỉnh ly khai).
Chính quyền Tổng thống Trump đang khuyến khích các quốc gia khác gửi các tàu quân sự qua Eo biển Đài Loan, để thực hiện các hoạt động tự do hàng hải.
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm thứ Tư xác nhận rằng một tàu chiến Canada đã đi qua eo biển Đài Loan vào thứ Ba – hai tháng sau khi Cộng hòa Pháp có một cuộc diễn tập tương tự.
Dân quân TQ bị nghi đánh chìm tàu Philippines
ở Biển Đông
Các nhà phân tích nghi ngờ vụ đánh chìm tàu cá Phiilippines gần đây là do dân quân hàng hải Trung Quốc thực hiện, theo báo ABS-CBN.
Tờ báo Philippines cho biết người dân nước này không lạ gì đối với các tàu cá Trung Quốc có vẻ ngoài bình thường nhưng được huấn luyện quân sự, chúng đang hiện diện tràn ngập tại các khu vực chiến lược trên các tuyến đường thủy quan trọng.
Những chiếc tàu như vậy đã giúp Bắc Kinh giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, sau cuộc đối đầu căng thẳng với hải quân Manila, ABS-CBN cho biết.
Gần đây, hàng trăm con tàu như vậy đã được triển khai gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhưng hòn đảo này hiện do Philippines nắm quyền kiểm soát. Báo ABS-CBN cho rằng hàng trăm tàu Trung Quốc được triển khai tới đảo Thị Tứ là nằm theo dõi hoạt động sửa chữa các công trình của Philippines trên hòn đảo này.
Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử
Nhà phân tích quốc phòng Jose Antonio Custodio trú tại Manila cho biết, có khả năng lực lượng dân quân Trung Quốc đã gây ra vụ chìm tàu Philippines ở Biển Đông ngày 9/6 vừa qua.
22 thủy thủ Philippines đã bị tàu Trung Quốc bỏ mặc trên biển, sau đó một tàu đánh cá Việt Nam đã cứu vớt các thủy thủ và đưa họ sang cho một tàu Philppines khác.
“Đây không phải là một sự cố đơn giản”, Giáo sư nghiên cứu quốc tế Renato De Castro, một nhà tư vấn an ninh quốc gia trong chính quyền tổng thống cũ Aquino của Philippines cho biết.
Ông Castro nói: “Các tàu đánh cá thông thường sẽ không dám đâm tàu khác vì việc đó sẽ làm hỏng tàu của họ”. Ngược lại, các tàu dân quân của Bắc Kinh được trang bị vỏ thép, được thiết kế đặc biệt cho các cuộc tấn công như vậy, ông Castro lưu ý.
Giáo sư luật hàng hải Jay Batongbacal cho biết chiếc tàu Trung Quốc đâm vào tàu Philippines được thiết kế theo tiêu chuẩn của các tàu thuộc lực lượng dân quân biển của Bắc Kinh.
Dân quân Trung Quốc là một “tập hợp các thủy quân lục chiến và các con tàu, họ được huấn luyện, trang bị và thực thi trực tiếp” mệnh lệnh từ quân đội Trung Quốc tại từng địa phương, theo Andrew Erickson tại Học viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, thuộc Viện nghiên cứu chiến tranh hàng hải Hoa Kỳ.
http://biendong.net/bi-n-nong/28844-dan-quan-tq-bi-nghi-danh-chim-tau-philippines-o-bien-dong.html
Trung Quốc cử ít nhất 4 chiến cơ siêu thanh
tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa
Trung Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu siêu thanh tới đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, theo thông tin hé lộ từ bức ảnh vệ tinh của ImageSat International.
Bức ảnh vệ tinh được công bố trong bối cảnh căng thẳng đang duy trì ở mức cao ở Biển Đông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản vào tuần tới.
Ben Ho, nhà phân tích không quân của Chương trình nghiên cứu quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam tại Singapore, nói với MailOnline rằng cấu trúc cánh tam giác của máy bay cho thấy chúng là “máy bay chiến đấu J-10, trụ cột của không quân Trung Quốc”.
Ông Ho nói: “Bốn chiếc trong số chúng có thể được nhìn thấy trong các bức ảnh vệ tinh, và có thể có nhiều hơn trong các nhà chứa máy bay”.
Ông Peter Layton, một nhà nghiên cứu tại Viện Griffith Châu Á, cựu Sĩ quan Không quân Hoàng gia Úc, nói: “Việc triển khai các máy bay J-10 tới đảo Phú Lâm vào thời điểm này và việc chúng được đặt ở vị trí đặc biệt rõ ràng cho các vệ tinh chụp ảnh, những điều đó cho thấy Trung Quốc muốn chúng được chú ý”.
Ông Layton nói thêm rằng Bắc Kinh có thể đang cố gắng nhắc nhở các nước Đông Nam Á và Mỹ rằng họ đã trở thành cường quốc thống trị ở Biển Đông.
Các nhà phân tích nói với MailOnline rằng đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, các máy bay chiến đấu được triển khai đến đảo Phú Lâm. Họ cho rằng vị trí rõ ràng của các máy bay cho thấy Bắc Kinh có ý định tăng cường yêu sách lãnh thổ của mình trong vùng biển tranh chấp trước hội nghị G20 .
Tàu sân bay Rộ tin
tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông
Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông, đồng thời điều động phi pháp chiến đấu cơ J-10 đến quần đảo Hoàng Sa của VN.
Theo tờ South China Morning Post ngày 20.6, Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay đang theo dõi sát sao hành trình của nhóm tàu sân bay Trung Quốc di chuyển vào Biển Đông. “Lực lượng phòng vệ đã tiến hành mọi hoạt động tình báo cần thiết để nắm toàn bộ thông tin về hành trình của nhóm tác chiến tàu Liêu Ninh, gồm các tàu hộ tống và máy bay, trong suốt hành trình tại khu vực”, Cơ quan phòng vệ Đài Loan tuyên bố trong thông cáo đưa ra hôm qua nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.
Trước khi đi vào Biển Đông, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đã đi qua eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako của Nhật Bản hôm 11.6. Giới chức quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu sân bay được hộ tống bởi 5 tàu chiến, trong đó có 2 tàu hộ vệ và 2 tàu khu trục mang tên lửa. Bắc Kinh tuyên bố hoạt động lần này của tàu sân bay Liêu Ninh “nằm trong chương trình huấn luyện thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng quyền tự do hàng hải của Trung Quốc.
Tuy nhiên, báo chí Đài Loan dẫn lời nguồn tin giấu tên tiết lộ rằng sau khi rời eo biển Miyako nhóm tàu sân bay đã đi vào vùng biển tây Thái Bình Dương, tiến gần đảo Guam, nơi Mỹ đặt căn cứ không quân Andersen, và Philippines trước khi vòng ngược vào Biển Đông. Theo giới quan sát, hành trình này được xem là mang tính biểu tượng chứng tỏ hải quân Trung Quốc đủ sức vượt qua “chuỗi đảo thứ nhất”, khái niệm chỉ vòng cung bao quanh lãnh hải Trung Quốc trải dài từ phía bắc Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines đến tận Indonesia, để vươn ra biển xa. Bên cạnh đó, CNA dẫn các nguồn tin suy đoán nhiều khả năng tàu sân bay Liêu Ninh sẽ có hoạt động tại khu vực các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN.
Cũng trong ngày 20.6, CNN dẫn lại hình ảnh mới từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai ít nhất 4 máy bay chiến đấu J-10 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Từ các bức ảnh được chụp vào ngày 19.6, giới phân tích nhận định số chiến đấu cơ này đã hiện diện phi pháp ở Phú Lâm khoảng 10 ngày. Ông Carl Schuster, cựu Giám đốc chiến dịch ở Trung tâm tình báo thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ, cho rằng thông qua hành động phi pháp lần này, Trung Quốc muốn phô trương khả năng điều động sức mạnh không quân ở Biển Đông. Tương tự, cựu sĩ quan không quân Úc Peter Layton nói: “Có vẻ như Trung Quốc muốn phô trương và gây chú ý đến số chiến đấu cơ này, nếu không thì chúng đã đậu trong nhà chứa máy bay chứ không phải ngoài trời”. Cũng theo giới phân tích, 4 chiếc J-10 không mang thêm bồn nhiên liệu, cho thấy chúng có thể được tiếp liệu ngay trên đảo Phú Lâm.
Hành động mới của Trung Quốc rõ ràng vi phạm trắng trợn chủ quyền không thể tranh cãi của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời gây thêm lo ngại về nguy cơ quân sự hóa trên Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/28835-tau-san-bayro-tin-tau-san-bay-lieu-ninh-tien-vao-bien-dong.html