Thấy gì khi ông Trọng ‘không không thấy’ trong buổi giới thiệu sách về mình?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thấy gì khi ông Trọng ‘không không thấy’ trong buổi giới thiệu sách về mình?
Thường Sơn
 Rất thường là những tác giả của sách, hoặc chủ thể chính mà nội dung sách đề cập, có mặt trong buổi giới thiệu cuốn sách đó.
Nhưng người ta đã không hề nhìn thấy ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng trong buổi giới thiệu cuốn sách mang tên “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”, do Ban Tuyên giáo Trung ương, báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị đồng phối hợp tổ chức ra mắt ở Hà Nội vào ngày 20/6/2019.
 
   Vì sao Nguyễn Phú Trọng lại có thể vắng bóng trong buổi ra mắt cuốn sách về mình?
Sự kiện tổ chức ra mắt cuốn sách trên lại diễn ra ngay sau ngày 19/6 – thời điểm mà Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ‘mất tích’, dù trước đó một số tờ báo nhà nước đã đưa tin như đinh đóng cột: “Ngày mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội”.
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” là cuốn sách ca ngợi Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, dày hơn 600 trang, với những biệt danh rất kêu như ‘Người đốt lò vĩ đại’, ‘Tổng tư lệnh lòng dân’”…
Trả lời đài VOA Việt ngữ, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói rằng ông không hiểu ý định của những người xuất bản và biên tập “muốn gì” khi xuất bản sách này trong khi ông Trọng vắng mặt trong 30 ngày qua.
“Thường thì sau khi một người nào đó qua đời người ta mới xuất bản một cuốn sách đại loại với tiêu đề kiểu như vậy. Tôi không hiểu họ muốn nịnh bợ ông Nguyễn Phú Trọng hay họ muốn có một ý đồ gì thì thực sự (tôi) không thể biết được. Tôi nghĩ đấy là một điềm gở cho ông Trọng.” – ông A bình phẩm.
Trong khi đó, có những người còn cho rằng buổi ra mắt cuốn sách về Nguyễn Phú Trọng là một ‘thông điệp cáo phó’.
Nhưng nói gì thì nói, hiện tượng trống vắng Nguyễn Phú Trọng tại nghị trường quốc hội trong suốt thời gian họp vào tháng 5 – 6 năm 2019 đã khiến dư luận xã hội và giới quan sát một lần nữa dậy lên mối ‘lo lắng’ và tò mò về bệnh tình mà chắc còn khá lâu nữa mới hồi phục thật sự của ông ta. Thậm chí trong dư luận lẫn trên mạng xã hội còn rộ lên đồn đoán về khả năng ông ta có thể đã ‘tịch’.
Cần nhắc lại, tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, ‘minh quân’ đã một lần nữa đánh đố dư luận về việc ông ta đã không thể tái hiện vào để ‘trình Quốc hội phê chuẩn Công ước 98’ vào ngày 29/5/2019.
Trám vào tình trạng trống vắng đáng nghi ngờ trên là “Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế”.
Dù không biết rõ tình trạng sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng là như thế nào, nhưng thời gian mà ông ta phải kéo dài điều trị càng lâu thì càng rộ lên dư luận Trọng cố ý không chịu thông tin về cơn bạo bệnh của mình là nhằm duy trì cái ghế “tổng tịch” và không chịu rút khỏi danh sách “cán bộ cấp chiến lược của Đại Hội 13.”

Và cho dù ông Trọng đã ‘tái xuất’ vào ngày 21/6 để chủ trì họp Bộ Chính trị, cái lối thoắt ẩn thoắt hiện của ông ta không thể khiến người ta bớt hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ, và có thể cả Canada, một cách hoàn hảo bằng chính đôi chân của ông ta vào tháng Tám tới.