Tin khắp nơi – 16/06/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 16/06/2019

Ngoại trưởng Pompeo:

Mỹ không muốn chiến tranh với Iran

Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Iran, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói hôm 16/6.

Reuters dẫn lời ông Pompeo nói trên chương trình “Fox News Sunday” rằng “Tổng thống Trump đã làm mọi điều có thể để tránh chiến tranh”.

“Chúng tôi không muốn chiến tranh”, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ tuyên bố, nói thêm rằng Washington sẽ bảo đảm quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển quan trọng.

Ông cho biết rằng “Hoa Kỳ sẽ bảo đảm rằng chúng tôi sẽ tiến hành mọi hành động cần thiết”, nhất là thông qua ngoại giao, để “đạt được kết quả đó”.

Mỹ cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu, Tehran bác bỏ

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng sau khi chính quyền của Tổng thống Trump cáo buộc Tehran thực hiện các vụ tấn công vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman hôm 13/6. Iran đã bác bỏ bất kỳ vai trò nào.

“Cộng đồng tình báo có nhiều dữ liệu, nhiều bằng chứng. Thế giới sẽ thấy phần lớn điều đó”, ông Pompeo, cựu giám đốc CIA, nói.

Theo Reuters, quan chức ngoại giao này không muốn thảo luận các bước đi tiếp theo mà Mỹ có thể tiến hành để đáp trả các diễn biến xảy ra tuần trước.

https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-pompeo-m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-mu%E1%BB%91n-chi%E1%BA%BFn-tranh-v%E1%BB%9Bi-iran/4961069.html

 

Liệu Mỹ có lôi kéo được Philippines khỏiTQ?

Căng thẳng ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt trận đã đẩy Philippines vào một tình thế vô cùng khó khăn.

Mỹ đang tận dụng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác mà Mỹ cáo buộc Bắc Kinh gây ra để khiến những đồng minh lâu năm như Philippines không quay lưng lại với nước này.

Tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc

Trung Quốc hiện là nhà chi tiêu quốc phòng lớn thứ 2 trên thế giới (chiếm tới 36%  tổng chi tiêu quân sự trên toàn cầu), chỉ đứng sau Mỹ. Sự trỗi dậy của Bắc Kinh và phản ứng của Washington về vị thế đang nổi lên của Trung Quốc đã đặt các đồng minh và đối tác truyền thống của cả hai nước vào một tình thế vô cùng khó khăn.

Trong vài năm qua, các giá trị và cơ hội mà Trung Quốc và Mỹ mang đến cho thế giới đã thay đổi đáng kể. Hầu hết các quốc gia đã thành công khi điều hướng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dẫu vậy, giới phân tích vẫn cho rằng nếu quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng, các nước liên quan sẽ phải chịu sức ép lớn trong việc lựa chọn buộc phải nghiêng về phía bên nào.

Nước Mỹ đã thay đổi khá nhiều dưới sự điều hành của Tổng thống Trump. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump luôn theo đuổi chương trình nghị sự chống người nhập cư, chống các thỏa thuận thương mại tự do, nhắm vào các đồng minh và đối tác của Washington trên toàn thế giới. Ông đã áp dụng chiêu bài thuế quan như một công cụ lợi hại để chống lại bất cứ quốc gia nào mà ông cho là gây tổn hại lợi ích của Mỹ.

Trung Quốc cũng thay đổi nhanh chóng. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng vượt bậc, nền kinh tế của nước này đang chững lại và đà xuất khẩu cũng giảm mạnh. Chính trị ngày càng ảnh hưởng đến kinh doanh. Trường hợp Huawei là một ví dụ điển hình. Hiện tại, Trung Quốc đang chuẩn bị lập một danh sách đen các công ty công nghệ của Mỹ và công ty Nhật Bản không còn làm việc với tập đoàn công nghệ Huawei để đáp trả biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Trong chiến tranh sẽ có một bên thắng, một bên thua. Nhưng trong bức tranh phức tạp của các mối quan hệ quốc tế, điều đó thường không xảy ra và nhiều quốc gia sẽ bị kéo vào guồng xoáy quan hệ giữa các nước lớn. Philippines chính là một điển hình chịu ảnh hưởng của sự đan xen phức tạp giữa các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc.

Philippines bị kẹt giữa hai bên

Từng là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng vào tháng 10/2016 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bày tỏ quan điểm cứng rắn chống lại lập trường của Washington. Ông còn thách thức Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lật đổ ông khỏi vị trí quyền lực này. “Các ông muốn lật đổ tôi ư? Các ông muốn sử dụng CIA? Hãy cứ làm đi”, nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố. Bên cạnh đó chính quyền của ông cũng bày tỏ rõ ý định hoạch định lại chính sách đối ngoại để “thoát khỏi sự phụ thuộc” vào Mỹ.

Tổng thống Duterte thậm chí còn tiến xa hơn với những cam kết mạnh bạo, cho rằng cuộc tập trận chung của Hải quân Mỹ-Philippines vào tháng 9/2016 sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng. Philippines cũng tìm cách xem xét lại Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 của nước này với Mỹ, vốn quy định bên này phải hỗ trợ phía bên kia trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công.  Đỉnh điểm vào tháng 5/2018, Tổng thống Duterte đã quyết định “gác lại” phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) bác bỏ yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Một số nhà phân tích cho rằng, những động thái nêu trên là nỗ lực của Philippines nhằm kéo Bắc Kinh về phía mình. Bất chấp các nỗ lực đó, Tổng thống Duterte vẫn không thể cắt dứt quan hệ giữa Manila với Washington và cũng không thể tạo dựng được sự gắn kết lâu dài hay tránh khả năng đối đầu với Bắc Kinh.

Tuần trước, ông Duterte đã công khai đặt câu hỏi về các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh “Tôi yêu mến Trung Quốc nhưng tôi vẫn phải tự hỏi rằng liệu có đúng đắn để một quốc gia đòi yêu sách đối với toàn bộ vùng biển này hay không?”. Chỉ vài ngày sau tuyên bố này, người phát ngôn của Tổng thống Duterte khẳng định Philippines ủng hộ bất cứ hành động nào do Mỹ thực hiện trên Biển Đông giúp duy trì sự ổn định trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng và các hoạt động quân sự trong khu vực. RT dẫn lời nhà

phân tích người New Zealand Darius Shahtahmasebi nhận xét, sở dĩ có sự thay đổi quan điểm như vậy là bởi Philippines đang có những lo ngại thực sự về vị thế của nước này trong khu vực và ý định mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng đang đặt quốc gia Đông Nam Á này vào vị trí khác biệt. Theo báo cáo của Nomura – Ngân hàng đầu tư toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản, Philippines có thể đạt được tăng trưởng 0,1% GDP do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Quan trọng hơn cả, cuộc chiến này giúp Tổng thống Duterte thấy rằng ông không thể mạo hiểm “để tất cả trứng vào cùng 1 giỏ” và chắc chắn sẽ phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định.

Báo cáo mới công bố của Trung tâm An ninh Mỹ (CNAS) cho biết “Trung Quốc có vẻ như gần đạt được sự ngang bằng về công nghệ với các hệ thống điều hành của Mỹ và nước này đang có kế hoạch giành ưu thế về công nghệ. Ngoài ra Trung Quốc cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt quân sự để đối phó với một cuộc xung đột trên Biển Đông”. Nhưng cùng lúc, Bắc Kinh cũng thực hiện động thái nhằm trấn an mối lo ngại của Philippines.

Lựa chọn không dễ dàng

Mặc dù Philippines luôn muốn duy trì mối quan hệ cân bằng với Mỹ và Trung Quốc, không mạo hiểm đặt lãnh thổ của nước này vào trung tâm của một cuộc xung đột mở, nhưng trước tình thế khó khăn hiện nay, nước này vẫn phải lựa chọn. Và Manila đã chọn theo đuổi một mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với đồng minh “ruột” của Washington đó là Israel.

Theo tờ Diplomat Israel và Philippines đang thúc đẩy các nỗ lực chung chống khủng bố. Philippines hy vọng sẽ hỏi trực tiếp kinh nghiệm chống khủng bố hiệu quả từ phía Israel thông qua hình thức hỗ trợ đào tạo trực tiếp các lực lượng. Phía Israel cũng rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng của họ về vấn đề này. Bên cạnh đó Manila cũng đưa ra những đơn đặt hàng lớn mua sắm trang thiết bị quân sự từ các công ty của Israel. Quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây trở nên gắn kết hơn khi ông Duterte là Tổng thống Philippines đầu tiên tới thăm Israel kể từ khi quan hệ song phương được thiết lập vào năm 1957.

Không chỉ phối hợp với Israel mà Philippines cũng hợp tác với Mỹ khởi động chương trình kéo dài 3 năm chống lại các phần tử cực đoan liên hệ với IS ngay trên lãnh thổ Philippines. Mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố chính là lý do khiến Philippines khó có thể rời xa Mỹ. Vào năm 2017, Tổng thống Duterte từng tuyên bố ông không cần đến sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm phiến quân ở thành phố Marawi, trên đảo Mindanao. Bất chấp tuyên bố này, quân đội Mỹ vẫn tìm cách xuất hiện và tham gia các hoạt động chống khủng bố tại Philippines.

Theo một số nhà phân tích, xét về lĩnh vực này, Trung Quốc khó có thể cạnh tranh với năng lực mở rộng của Mỹ trong việc tấn công các lực lượng khủng bố trên toàn cầu. Và giống như hầu hết bàn cờ địa chính trị mà Mỹ đang chơi với các đối thủ từ thời Chiến tranh Lạnh như Nga, Trung Quốc, vẫn luôn có một thỏa thuận bán vũ khí tồn tại ở đâu đó xung quanh sự hợp tác giữa các bên.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28689-lieu-my-co-loi-keo-duoc-philippines-khoitq.html

 

Thống đốc Florida

ký dự luật cấm “thành phố trú ẩn”

Tin từ Florida — Theo tin từ CBS News, tất cả các cơ quan hành pháp ở tiểu bang Florida sẽ phải hợp tác với các cơ quan di trú liên bang, chiếu theo dự luật mới do thống đốc Ron DeSantis ký thành luật vào hôm thứ Sáu (14 tháng 6).

Luật pháp Hoa Kỳ cấm chính quyền địa phương ban hành các chính sách “trú ẩn” bảo vệ người di dân không có giấy tờ khỏi bị trục xuất, và tất cả thành phố ở Florida đều tuân thủ luật này. Với điều luật mới, cơ quan hành pháp địa phương sẽ phải chuyển giao những người di dân bất hợp pháp bị bắt hay bị kết án phạm tội cho Cơ quan Di trú và Hải quan (ICE). Dự luật này sẽ miễn trừ những người di dân là nạn nhân và nhân chứng.

Ông DeSantis đã ký dự luật trong phòng họp của Ủy ban Quận Okaloosa, nơi đám đông đã nhiệt liệt ủng hộ dự luật, và rất phấn khởi khi nhắc đến Tổng thống Trump. Quận Okaloosa nằm  ở phía tây Panhandle, là một trong những quận bảo thủ nhất của tiểu bang.

Tổng thống Trump đã giúp ông DeSantis giành chiến thắng trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa năm 2018, đồng thời vận động tranh cử cho ông DeSantis trong kỳ bầu cử giữa mùa.

Dự luật này đã khơi mào các cuộc biểu tình từ phía những người di dân, và những người ủng hộ di dân trước Tòa nhà Quốc hội. Họ lo ngại dự luật sẽ khuyến khích cơ quan hành pháp buộc người di dân bất hợp pháp phải bị trục xuất, vì những lỗi nhỏ như vi phạm luật giao thông, đồng thời ngăn cản các nạn nhân và nhân chứng trình báo cảnh sát.  Những người phản đối cũng lập luận rằng việc tạm giam một cá nhân chỉ dựa vào lời nói của một viên chức ICE là vi hiến.

Trước khi dự luật được thông qua, Liên đoàn Tự do Dân sự (ACLU) tại Florida đã ra tuyên bố phản đối, kèm theo những mối lo ngại về vấn đề thuộc hiến pháp và dân quyền. ACLU cũng khuyến cáo người di dân không giấy tờ tránh di chuyển đến tiểu bang Florida vì nguy cơ bị giam giữ tăng cao. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-florida-ky-du-luat-cam-thanh-pho-tru-an/

 

Bộ Trưởng Ngân Khố được quyền từ chối

công khai bản thuế của tổng thống Trump

Tin từ Washington, DC – Theo Reuters dẫn nguồn bản đánh giá pháp lý do Bộ Tư pháp công bố hôm thứ Sáu (14 tháng 6), cơ quan này cho rằng Bộ trưởng Ngân Khố  Steven Mnuchin không vi phạm pháp luật, khi từ chối cung cấp bản khai thuế của Tổng thống Trump cho Quốc hội, vì tính bảo mật của các bản khai thuế được luật pháp bảo vệ.

Theo nhận định của một viên chức trong bản đánh giá gửi đến Bộ Ngân Khố, luật pháp liên bang bảo vệ tính bảo mật của các bản khai thuế. Do đó Bộ Tài chính không thể lấy tờ khai thuế của Tổng thống Trump theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Thuế vụ. Bản ghi chú của ông Steven Engel, Phụ tá Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho thấy ông Engel ủng hộ lập trường của Bộ Ngân Khố.

Theo Reuters, nhiều khả năng đảng Dân chủ trong Quốc hội sẽ chỉ trích lập trường này, vì cho rằng việc sử dụng lý do pháp lý để từ chối cung cấp bản khai thuế là sai lầm. Chủ tịch Uỷ ban Thuế vụ Hạ viện, ông Richard Neal đã gửi trát tòa yêu cầu chính quyền nộp bản khai thuế trong vòng sáu năm trở lại đây của Tổng thống Trump. Chính quyền Tổng thống Trump đã từ chối hợp tác với một số cuộc điều tra của Quốc hội. Các cuộc điều tra này nhắm vào Tổng thống Trump, gia đình Tổng thống. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/bo-truong-ngan-kho-duoc-quyen-tu-choi-cong-khai-ban-thue-cua-tong-thong-trump/

 

Sự cố điện nghiêm trọng làm mất điện

trên khắp Argentina và Uruguay

Một sự cố điện nghiêm trọng khiến toàn bộ Argentina và Uruguay bị mất điện, theo một công ty điện lớn của Argentina.

Nguồn tin nói một số khu vực ở Brazil và Paraguay cũng bị ảnh hưởng.

Truyền thông Argentina nói mất điện xảy ra ngay sau 7 giờ sáng, làm nhiều tàu hỏa và đèn hiệu giao thông không hoạt động.

Sự cố này xảy ra khi ở vài nơi tại Argentina, người dân chuẩn bị đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương.

Chúng ta biết gì về sự cố mất điện?

“Một lỗi nghiêm trọng trong hệ thống kết nối điện khiến toàn bộ Argentina và Uruguay bị mất điện,” công ty điện lực Edesur đăng trên Twitter.

Alejandra Martinez, người phát ngôn của công ty, mô tả vụ mất điện là chưa từng thấy.

“Đây là lần đầu tiên chuyện như thế này xảy ra trên khắp cả nước.”

Bộ trưởng năng lượng Argentina Gustavo Lopetegui nói hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây mất điện. Bộ Bảo hộ Dân sự dự đoán một phần mạng điện có thể được khôi phục sau bảy hay tám giờ nữa.

Công ty Edesur nói điện đã được khôi phục lại cho 7500 khách hàng ở một số nơi tại thủ đô Buenos Aires. Truyền thông địa phương đưa tin hai sân bay đang phải chạy máy nổ ở thủ đô.

Công ty điện lực UTE của Uruguya viết trong một loạt dòng tweet rằng điện đã có trở lại ở vùng duyên hải và các khu vực phía Bắc Rio Negro.

Người dân bị ảnh hưởng ra sao?

Dân số ở hai quốc gia Argentina và Uruguay là vào khoảng 48 triệu người.

Một trong những công ty nước lớn nhất của Argentina, Agua y Saneamientos Argentinos, cảnh báo những người bị mất điện nên dùng nước tiết kiệm, vì đường dẫn nước sạch đã bị ảnh hưởng do mất điện.

Tin mất điện được bàn tán rộng rãi trên mạng xã hội – từ thủ đô Buenos Aires ở phía Bắc, tới Mendoza ở phía Tây và Comodoro Rivadavia ở phía Nam cũng như nhiều thành phố khác. Người dân chia sẻ những hình ảnh thành phố và thị trấn tối om với từ khóa #SinLuz

Truyền thông địa phương cũng đăng hình ảnh người dân đi bỏ phiếu trong bóng tối, dùng điện thoại di động thay đèn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48654564

 

Nga lo cuộc chiến Mỹ – Huawei

phá huỷ thế giới công nghệ

Nga cho rằng lệnh cấm mà chính quyền Tổng thống Donald Trump dành cho Huawei có thể tác động xấu tới thế giới công nghệ.

Trong một phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg diễn ra hôm 7/6 tại Nga, Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov đánh giá những gì Mỹ đang làm với Huawei sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Akimov, động thái đưa Huawei vào danh sách cấm của chính quyền Trump là “không thân thiện” và “một chiều”. “Họ (Mỹ) đang phá hủy thế giới này. Những mảnh đạn sẽ làm tổn thương mọi người”, Akimov nói. Tuy vậy, ông không đưa ra giải thích chi tiết.

Giữa tháng 5, Mỹ đã liệt Huawei cùng 68 công ty Trung Quốc khác vào diện “nguy cơ an ninh quốc gia”, không cho phép xây dựng hạ tầng 5G tại nước này, đồng thời thúc ép các đồng minh như Pháp và Anh làm điều tương tự. Tuy nhiên, phía Nga lại có động thái trái ngược.

Tuần trước, Huawei đã bắt tay với hãng viễn thông MTS của Nga để triển khai 5G. Thỏa thuận được ký bên lề cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva ngày 5/6. “Dự án có thể tốn khoảng 500 tỷ rúp (7,7 tỷ USD) và mất hai năm để xây dựng”, Akimov chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Akimov cũng đề cập đến việc Nga ngắt mạng khỏi Internet thế giới. Tuy vậy, ông cho rằng đây không phải là hành động “cô lập đất nước khỏi thế giới bên ngoài”.

Trước đó, Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, phê chuẩn dự luật cho phép ngắt kết nối Internet và được truyền thông Nga gọi là “Internet chủ quyền”, chính thức trở thành luật và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/11.

Luật này lập tức vấp phải sự chỉ trích dữ dội của các nhà lập pháp theo hướng trung lập, cũng như chuyên gia quốc tế. Một số nhà phê bình cáo buộc điện Kremlin đang tìm cách kiểm duyệt thông tin trực tuyến của các đảng đối lập trong bối cảnh niềm tin của người dân vào Putin ngày một suy yếu. Những chuyên gia khác thậm chí còn so sánh nó với Great Firewall – “Vạn lý trường thành trên mạng” của Trung Quốc.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28686-nga-lo-cuoc-chien-my-huawei-pha-huy-the-gioi-cong-nghe.html

 

Iran gián tiếp lên án

Mỹ đứng sau vụ tấn công tầu dầu ở biển Oman

Thu Hằng

Iran bị các quốc gia Vùng Vịnh và Mỹ lên án là thủ phạm tấn công hai tầu chở dầu của Na Uy và Nhật Bản ngày 13/06/2019 ngoài khơi biển Oman, hôm 16/06, chủ tịch Nghị Viện Iran gián tiếp lên án Hoa Kỳ đứng sau loạt tấn công « đáng ngờ » trên.

Trước Quốc Hội, chủ tịch Ali Larijani phát biểu : « Dường như những hành động khả nghi nhắm vào những tầu chở dầu trên biển Oman bổ sung cho các biện pháp trừng phạt kinh tế (của Mỹ nhắm vào Iran) vì (Hoa Kỳ) không đạt được bất kỳ mục tiêu nào với loạt biện pháp trừng phạt đó ».

Theo hai cơ quan truyền thông Iran, Irna và Isna, được AFP trích dẫn, chủ tịch Quốc Hội Ali Larijani ủng hộ suy luận này khi khẳng định rằng trong Thế Chiến II, Mỹ « đã nhắm vào chính những con tầu của nước này gần lãnh thổ Nhật Bản để có thể biện minh cho sự chống đối của họ » đối Nhật Bản.

Trong khi đó, các nước vùng Vịnh tỏ ra lo ngại hơn sau loạt tấn công mới và kêu gọi tăng cường an ninh thương mại hàng hải trong khu vực. Hoàng thải tử Ả Rập Xê Út Mohammed Ben Salmane chính thức lên án « chế độ Iran » trong một cuộc phỏng vấn được nhật báo Asharq Al Awsat đăng ngày 16/06/2019.nhắm ntuyên bố , theo

Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ New York :

« Hai quốc gia đồng minh của Mỹ trong khu vực đều bày tỏ quan ngại. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia bảo đảm an ninh cho vịnh Ba Tư. Ả Rập Xê Út thì muốn « một phản ứng đáp trả kiên quyết trước những mối đe dọa đối với các nguồn cung ứng năng lượng thế giới.

Chính quyền Riyad đã tiếp nối tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc chế độ Teheran. Trong một buổi phỏng vấn, hoàng thái tử Mohammed Ben Salmane đã tố cáo Iran, đối thủ lớn trong vùng của Ả Rập Xê Út, là đã đứng sau các vụ tấn công thứ Năm 13/06 và muốn phá hoại nỗ lực ngoại giao.

Hiện tại, Washington chưa chính thức phản ứng về những quan ngại của các nước vùng Vịnh. Nhưng Nhà Trắng có lẽ đang nghiên cứu những biện pháp an ninh mới. Theo nhật báo Wall Street Journal, các đoàn tầu hộ tống quân sự có thể được tính đến dù nhiều chuyên gia cho rằng chi phí sẽ rất cao và sẽ mất nhiều thời gian để triển khai.

Lo ngại cũng dâng cao tại khu vực nơi Hoa Kỳ đã có lực lượng quân sự rất đông đảo. Mỹ có nhiều căn cứ ở các quốc gia vùng Vịnh. Cách đây vài tuần, một tầu chiến và một tầu sân bay đã được điều đến khu vực này. Thậm chí, Lầu Năm Góc từng nêu lên nguy cơ tấn công Iran tức thì.

Về phần mình, kể từ khi căng thẳng bắt đầu với Washington, chính quyền Teheran đã nhiều lần dọa đóng cửa eo biển Ormuz. Những lời đe dọa này đã bị tổng thống Donald Trump gạt bỏ hôm 14/06 ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190616-iran-gian-tiep-len-an-my-dung-sau-vu-tan-cong-tau-dau-o-bien-oman

 

Bà Sara vợ Thủ tướng Netanyahu thú nhận

 đã lạm dụng quỹ công

Vợ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa thú nhận bà đã lạm dụng quỹ nhà nước và sẽ phải nộp khoản tiền 15000 USD.

Bà Sara Netanyahu bị cáo buộc đã chi 99.300 USD cho chi phí đặt đồ ăn bên ngoài và nói dối không có đầu bếp để đảm nhận việc này trong dinh thự thủ tướng.

Bà bị kết tội gian lận và bội tín hồi năm ngoái.

Luật sư của bà nói vụ này không có liên quan tới bà và đây là một nỗ lực để hạ bệ chồng bà.

Bà Sara Netanyahu từ nay sẽ mang tiền án, tờ Jerusalem Post đưa tin.

Theo thỏa thuận thương lượng, bà sẽ phải trả lại số tiền là 12.490 USD và nộp khoản phạt là 2.777 USD.

Công tố viên Erez Padan nói bên khởi tố đã “có sự nhượng bộ đáng kể” dẫn tới “một thỏa thuận thương lượng cân bằng và đúng đắn”. Ông cho biết thỏa thuận giữa hai bên đã giúp tòa không phải triệu 80 nhân chứng.

“Bên khởi tố hiểu rằng không có mối liên hệ đầy đủ giữa khoản tiền và tội hình sự, tuy nhiên trong khuôn khổ thủ tục pháp lý, mối liên hệ đầy đủ là không bắt buộc,” ông nói.

Năm ngoái, các luật sư của bà Netanyahu tranh luận rằng bà đã không được thông báo về các quy định thủ tục liên quan đến việc thuê công ty bên ngoài và các đơn hàng đặt đồ ăn là do người quản gia đặt để phục vụ cho các nhân vật quan trọng.

Bình luận về án này, ông Netanyahu nói trong một thông cáo: “Sara Netanyahu là một người phụ nữ mạnh mẽ và đáng kính trọng và chưa bao giờ có sai lầm nào trong những hành động của bà”.

Năm 2016, tòa cho ông Meni Naftali, người quản gia cũ của nhà Netanyahu, được nhận khoản bồi thường trị giá 47.000 USD. Người này cáo buộc bà Netanyahu đã có hành vi lạm dụng ở nơi làm việc. Tòa chấp nhận cáo buộc của ông Meni Naftali rằng ông đã bị xúc phạm và lạm dụng bằng lời nói.

Về phần mình, Thủ tướng Netanyahu cũng đang đối mặt với các vụ kiện tụng. Tổng chưởng lý Israel cho biết ông dự định sẽ truy tố vị thủ tướng về tội hối lộ, gian lận và bội tín trong ba vụ việc đang chờ phiên xét xử cuối cùng.

Phiên xử cuối cùng, khi vị thủ tướng và các luật sư của ông có cơ hội bào chữa, được dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Mười.

Ông Netayahu phủ nhận có bất kỳ hành động sai trái nào và nói rằng ông là nạn nhân của thanh trừng chính trị.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48654560

 

Indonesia lo ngại ASEAN không đạt đồng thuận

về Ấn Độ-Thái Bình Dương

Trọng Thành

Trong lúc Thượng Đỉnh lần thứ 34 của khối ASEAN, tổ chức tại Thái Lan, đang đến gần (22-23/06/2019), chính quyền Indonesia bất ngờ để lọt ra ngoài một số thông tin cho thấy Jakarta lo ngại Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á không đạt được một lập trường chung về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, do thái độ bất hợp tác của Singapore.

Nhật báo Jakarta Post hôm thứ Năm 13/06 dẫn lời một giới chức ngoại giao Indonesia, cho hay kế hoạch thông qua một lập trường chung của ASEAN về khu vực « Ấn Độ – Thái Bình Dương » tại thượng đỉnh ở Thái Lan tuần tới có thể sẽ không thành công, do thái độ lừng chừng của chính quyền Singapore.

Theo quan chức ẩn danh này, phía Singapore nói rằng vấn đề này cần được tiếp tục thảo luận, tuy nhiên, lại không chỉ rõ đâu là các nội dung cần được xem xét. « Câu trả lời (của phía Singapore) hoàn toàn không rõ ràng, trong lúc hồ sơ này đã được xem xét từ cả một năm nay ».

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, hôm thứ Sáu 14/06, bộ Ngoại Giao Indonesia đã không hồi đáp các chất vấn của truyền thông về chủ đề này. Phái bộ Singapore tại trụ sở ASEAN ở Jakarta chỉ tái khẳng định nguyên tắc « ủng hộ mọi sáng kiến khu vực để duy trì vị trí trung tâm và sự thống nhất của ASEAN », thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực và cổ vũ cho trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Quan niệm mới về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày càng trở nên một khái niệm quan trọng đối với vùng Đông Nam Á. Kể từ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về một chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do, nhân thượng đỉnh khối APEC tại Việt Nam tháng 11/2017, nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc, nhiều quốc gia trong khu vực cũng tìm cách xây dựng chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, để phối hợp với Washington, trước hết là Ấn Độ và Úc.

Theo Jakarta Post, Indonesia đã kiên trì thúc đẩy Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á đưa ra lập trường chung về vấn đề này, nhằm khẳng định vị trí trung tâm của khối ASEAN trong kiến trúc an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang hình thành. Jakarta Post cảnh báo, nếu không đạt được một lập trường chung về hồ sơ này, cộng đồng các nước ASEAN sẽ khó lòng đối phó với tình trạng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực ngày càng trở nên quyết liệt hơn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190616-indonesia-lo-ngai-asean-khong-dat-dong-thuan-ve-vung-an-do-thai-binh-duong

 

Hong Kong:

Biểu tình lớn chống luật dẫn độ đang diễn ra

Hàng trăm ngàn người đang tuần hành tới các tòa nhà chính phủ ở Hong Kong để biểu tình phản đối luật dẫn độ gây tranh cãi, mặc dù chính phủ đã có bước lùi.

Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam hôm Chủ Nhật đã xin lỗi người dân vì gây ra “bất đồng trong xã hội” vì dự luật này.

Trước đó một ngày, hôm thứ Bảy 15/6 bà cho biết chính phủ sẽ tạm dừng dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.

Nhiều người biểu tình, lo ngại Trung Quốc đang có ảnh hưởng ngày một lớn ở Hong Kong, đang kêu gọi bà Lam từ chức.

Chính phủ Hong Kong ‘tạm dừng’ luật dẫn độ

Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong

4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong

Chuyện gì đã xảy ra?

Cuộc biểu tình cho tới giờ có tính chất hòa bình, khác với cuộc biểu tình hôm thứ Tư khi đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình diễn ra làm hàng chục người bị thương.

Cho tới đầu giờ chiều Chủ Nhật, các đám đông lớn tụ tập trên Quảng trường Victoria, mặc quần áo đen hay cầm hoa trắng.

Những người tổ chức nói họ có hy vọng hơn một triệu người sẽ xuống đường hôm nay, mặc dù chưa có ước tính chính thức nào về số lượng người tham gia.

Nhiều người cầm các biểu ngữ lên án Trung Quốc đã “giết chết” người dân Hong Kong, trong lúc những người khác cầm hoa trắng để tang một người biểu tình đã chết vì ngã từ giàn giáo sau khi chăng biểu ngữ chống luật dẫn độ hôm thứ Bảy.

Người biểu tình cũng giơ biểu ngữ với dòng chữ “sinh viên đã không gây bạo loạn”, đáp lại lời cáo buộc của cảnh sát rằng biểu tình hôm thứ Tư của sinh viên là bạo loạn – một tội có thể bị tù tới 10 năm.

Có sự hoài nghi trong đoàn người biểu tình về quyết định tạm dừng luật dẫn độ của bà Lâm.

“Carrie Lam đã phớt lờ cảm xúc của người Hong Kong” ông Ma, người biểu tình 67 tuổi nói. Ông nói bà Lam “làm như không có chuyện gì to tát” sau khi cả triệu người xuống đường tuần trước.

“Điều thứ hai, chúng tôi tuần hành cho những sinh viên bị cảnh sát đối xử tàn bạo,” ông nói. “Chúng tôi cần đòi công lý cho các em”.

Chloe Yim, 20 tuổi, người tham gia biểu tình lần đầu tiên, nói: “Nếu bà Carrie thấy rất đông người xuống đường, và vẫn không nghe – bà ấy chỉ là một kẻ chuyên quyền không nghe tiếng nói của dân. Người Hong Kong không thể chấp nhận chuyện đó.”

Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Vì sao luật này gây tranh cãi?

Hong Kong là thuộc địa cũ của Anh, nhưng được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 theo thỏa thuận “một đất nước, hai chế độ” để đảm bảo Hong Kong có mức độ tự trị nhất đinh.

Chính phủ Hong Kong nói luật dẫn độ sẽ “bít các lỗ hổng” hiện nay và Hong Kong sẽ không trở thành nơi ẩn náu cho tội phạm, sau một vụ giết người ở Đài Loan.

Người chỉ trích luật thì nói luật này sẽ khiến dân Hong Kong có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc nơi có hệ thống pháp lý đầy khiếm khuyết và sẽ làm tổn hại đến sự độc lập về pháp quyền của Hong Kong.

Nhiều người lo ngại luật này sẽ được dùng để nhắm vào các đối thủ chính trị của nhà nước Trung Quốc. Hôm chủ nhật tuần trước, một cuộc biểu tình lớn, với hơn một triệu người tham gia, được tổ chức.

Hôm thứ Tư, hàng ngàn người xuống đường chặn các con phố xung quanh các tòa nhà chính phủ để ngăn cuộc thảo luận lần thứ hai về dự luật này.

Đã xảy ra đụng độ và 22 cảnh sát và 60 người biểu tình bị thương. Giới chức nói 11 người đã bị bắt. Một số nhóm vận động cáo buộc cảnh sát đã dùng bạo lực quá tay.

Vì sao người dân tức giận với bà Carrie Lam?

Nỗi giận dữ của người dân Hong Kong đa phần nhắm vào bà Carrie Lam, trưởng đặc khu, người được Bắc Kinh hoàn toàn ủng hộ.

Nỗi tức giận tăng thêm sau bài phát biểu của bà hôm thứ Tư, trong đó bà dán mác cho các cuộc biểu tình là “nổi loạn có tổ chức” – điều mà hàng trăm người biểu tình hòa bình bác bỏ.

Bà Lam tránh không xuất hiện trước công chúng trong vài ngày, cho tới khi bà tuyên bố hôm thứ Bảy rằng bà đã lắng nghe lời người dân kêu gọi chính phủ “dừng lại và suy nghĩ”. Nhưng bà không nói dự luật sẽ bị xóa bỏ vĩnh viễn.

Các nhà phân tích có nhiều đồn đoán về tương lai của bà Lam khi các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, nhưng bộ ngoại giao Trung Quốc công khai lên tiếng ủng hộ bà hôm thứ Bảy 15/6.

Về phần mình, bà Lam nói dự luật này, cũng như việc tạm hoãn nó, là hoàn toàn do bà tự thực hiện và không phải do chính quyền Bắc Kinh gợi ý hay thúc giục.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48653300

 

Giới trẻ Hong Kong tiếp tục kêu gọi biểu tình

Tối 15/6, Demosistō và Civil Human Rights Front tổ chức một buổi vận động, trình chiếu hình ảnh cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình hôm 12/6 để kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường vào Chủ Nhật 16/06.

Jeffrey Ngo, nghiên cứu trưởng của Demosisto và là nghiên cứu sinh lịch sử tại đại học Georgetown, Mỹ, nói với BBC:

“Bà Carrie Lam chỉ đơn thuần tạm dừng dự luật thay vì rút bỏ nó, cho thấy rõ khả năng chính phủ Hong Kong có thể khởi động lại quy trình lập pháp trong tương lai.

Việc bà ta tiếp tục đổ lỗi cho việc dự luật này bị phản đối rộng rãi là vì sự hiểu lầm của người Hong Kong cũng không thể chấp nhận được,”

https://www.bbc.com/vietnamese/media-48650338

 

Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Nhiều người trẻ tuổi Hong Kong kêu gọi tiếp tục biểu tình với yêu sách đồi hủy hỏ dự luật dẫn độ, yêu cầu bà Carrie Lam từ chức và buộc cảnh sát phải xin lỗi người dân vì đàn áp bạo lực cuộc biểu tình hôm 12/6.

Chiều 15/6, chính phủ Hong Kong chính thức tạm dừng dự luật cho phép dẫn độ sang đại lục, Đặc khu trưởng Carrie Lam vừa tuyên bố.

“Dự luật đã gây ra nhiều chia rẽ trong xã hội”, bà nói trong cuộc họp báo vừa diễn ra, đề cập đến “những nghi ngờ và hiểu lầm”.

Bà nói bà đã nghe thấy những lời kêu gọi chính phủ của bà “tạm dừng và hãy suy nghĩ”.

“Tôi phải thừa nhận về mặt giải thích và giao tiếp đã có những bất cập”, cô nói.

“Chúng tôi phải luôn nghĩ đến những lợi ích lớn nhất của Hong Kong,” liên quan đến việc “khôi phục hòa bình và trật tự”.

Tối 15/6, Demosistō và Civil Human Rights Front tổ chức một buổi vận động, trình chiếu hình ảnh cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình hôm 12/6 để kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường vào hôm 16/6.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-48651980

 

Đối mặt với lời kêu gọi từ chức,

lãnh đạo Hong Kong xin lỗi

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 16/6 lên tiếng xin lỗi, trong bối cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình mặc đồ đen tiếp tục kêu gọi bà phải từ chức vì cách bà xử lý dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.

Trưởng đặc khu ra tuyên bố xin lỗi hiếm hoi, một ngày sau khi bà hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ vốn gây ra một trong những cuộc biểu tình bạo lực nhất ở thành phố này trong vòng nhiều thập kỷ.

Theo Reuters, một phát ngôn viên chính phủ nói rằng việc xử lý yếu kém của chính quyền đối với dự luật đã dẫn tới “các phản đối và tranh cãi lớn trong xã hội, gây thất vọng và đau buồn”.

Tuyên bố nói rằng bà Lam “xin lỗi người dân Hong Kong” vì điều đó, cũng như “cam kết đón nhận lời chỉ trích với thái độ khiêm tốn và chân thành” và “cải thiện việc phục vụ công chúng”.

XEM THÊM:

Người biểu tình Hong Kong yêu cầu lãnh đạo từ chức

“Biển người mặc đồ đen” tập hợp về trung tâm tài chính của Hong Kong để bày tỏ sự tức giận đối với bà Carrie Lam hôm 16/6, nhất là sau khi cảnh sát sử dụng bạo lực đối với người biểu tình hôm 12/6, làm hơn 70 người bị thương, theo Reuters.

Hãng tin này cho rằng việc đình chỉ vô thời hạn dự luật là một trong những việc thay đổi quyết định lớn nhất của chính quyền Hong Kong kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo đặc khu của bà Lam.

Các cuộc biểu tình được coi là lớn nhất ở Hong Kong kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nhậm chức năm 2012 và gây ra thách thức đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối phó với mức độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp cũng như cuộc chiến thương mại leo thang với Washington.

Theo Reuters, những người chỉ trích cho rằng luật dẫn độ có thể đe dọa pháp quyền của Hong Kong cũng như danh tiếng trung tâm tài chính châu Á của đặc khu.

Tin cho hay, một số nhà tài phiệt Hong Kong đã chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-v%E1%BB%9Bi-l%E1%BB%9Di-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-hong-kong-xin-l%E1%BB%97i/4961040.html

 

Luật dẫn độ: Lãnh đạo Hồng Kông

ngày càng bị cô lập, Bắc Kinh ‘‘khó xử’’

Trọng Thành

Hôm qua, 15/06/2019, dưới áp lực của dân chúng, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) buộc phải đình hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào phản kháng đòi hủy bỏ dự luật tiếp tục. Theo nhiều nhà quan sát, lãnh đạo trung thành với Bắc Kinh ngày càng bị cô lập, có khả năng không sớm thì muộn sẽ phải từ chức.

Trả lời AFP, nhà bình luận chính trị Lâm Hòa Lập (Willy Lam) nhận định: « các nhóm đấu tranh vì dân chủ sẽ không dừng lại ở đây. Họ muốn sử dụng làn sóng phản đối mạnh mẽ chống lại trưởng đặc khu… duy trì áp lực ». Trong lúc đó, nhà chính trị học Steve Tsang, tại Luân Đôn, cho biết lãnh đạo Hồng Kông ngày càng « gây khó xử » cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đúng vào một thời điểm đặc biệt nhạy cảm, khi ông Tập đang phải đối đầu nước Mỹ trong cuộc chiến thương mại song phương ngày càng căng thẳng.

Hôm nay, báo chí chính thống Trung Quốc tiếp tục bênh vực chính quyền đặc khu, lên án « các thế lực chống Trung Hoa » trỗi dậy tại Hồng Kông. Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan phát ngôn của đảng Cộng Sản, khẳng định đa số dân chúng Hồng Kông ủng hộ chính quyền, kiên quyết với các thế lực chống đối.

Tuy nhiên, một nguồn tin từ Bắc Kinh gần gũi với giới chóp bu Trung Quốc cho AFP biết : việc lãnh đạo Hồng Kông xử lý kém trước phong trào phản kháng bùng phát, và tình trạng bạo lực trong tuần qua buộc chính quyền Bắc Kinh phải sớm ra quyết định. Theo các thăm dò dư luận, trước cuộc biểu tình khổng lồ Chủ Nhật trước, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ được 32% dân chúng Hồng Kông ủng hộ, 57% phản đối. Chưa có một lãnh đạo đặc khu nào lại mất lòng dân đến như vậy sau 2 năm cầm quyền.

Nhà chính trị học Steven Tsang nhấn mạnh là Tập Cận Bình « không phải là một nhà lãnh đạo khoan dung với các thất bại của những người dưới quyền… Bà Lâm sẽ không thể tại vị…, cho dù trong hiện tại, Bắc Kinh sẽ không cách chức trưởng đặc khu ngay tức khắc, bởi đây là một dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối của chế độ ».

Cuộc họp bí mật ở Thâm Quyến?

Hôm thứ Sáu, 14/06/2019, có tin về một cuộc họp bí mật giữa giới chức cao cấp Trung Quốc với ban lãnh đạo Hồng Kông, tại một địa điểm gần đặc khu, nhằm tìm lối thoát cho khủng hoảng chưa từng có này. Trả lời RFI, ông Éric Florence, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc đương đại của Pháp (Centre français d’études sur la Chine contemporaine – CEFC) lưu ý là chế độ của ông Tập Cận Bình có thể đã phải tính đường lùi:

« Một số nguồn tin không chính thức, ẩn danh, cho rằng đã có một cuộc họp tại thành phố Thâm Quyến (đông nam Trung Quốc) sát với Hồng Kông. Tiếp theo cuộc họp với sự tham gia của ban lãnh đạo Hồng Kông, quyết định đã được đưa ra. Đúng là, trước đó đã có một số ý kiến ủng hộ dự luật dẫn độ được đưa ra công luận, đặc biệt là của các quan chức cao cấp như Hàn Chính (Han Zheng), phụ trách Macao – Hồng Kông. Nếu như đã có một cuộc gặp như vậy, và cuộc gặp này đã góp phần vào việc hoãn lại dự luật dẫn độ, thì đây là một điều đáng chú ý. Điều này cho thấy sự kết hợp giữa áp lực của dân chúng địa phương và phía quốc tế, áp lực rất mạnh, trong bối cảnh rất căng thẳng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang ở cao trào, có thể buộc Bắc Kinh đôi khi phải lùi bước, khi áp lực đủ mạnh ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190616-luat-dan-do-lanh-dao-hong-kong-ngay-cang-bi-co-lap-bac-kinh-kho-xu

 

TQ nói đạt được ‘sự đồng thuận rộng rãi’ với LHQ

về chống khủng bố

Dabancheng, Tân Cương

Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc “đạt được sự đồng thuận rộng rãi về việc chống khủng bố,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 16/6 sau chuyến thăm Tân Cương gây tranh cãi của một quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc.

Theo Reuters, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác không tán thành chuyến viếng thăm của người đứng đầu văn phòng chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương, nơi các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc nói rằng khoảng một triệu người Uighur và những người Hồi giáo khác đang bị giam tại các trại cải tạo.

Đại học Mỹ nhận tiền từ công ty TQ liên quan vụ Tân Cương

Nhiếp ảnh gia Trung Quốc mất tích tại Tân Cương

Trung Quốc ‘bắt 13.000 khủng bố’ ở Tân Cương từ 2014

Cảnh sát Tân Cương ‘dùng app theo dõi dân’

Giới ngoại giao nói rằng Hoa Kỳ cùng một số quốc gia khác gồm Anh quốc, than phiền về chuyến đi của Vladimir Voronkov, nhà ngoại giao Nga kỳ cựu, người đứng đầu Văn phòng Chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Sullivan bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về chuyến thăm của ông Voronkov “do Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch trấn áp nhắm vào người Uighur”.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Voronkov đã thăm Bắc Kinh và Tân Cương trong các ngày 13-15/6, gặp gỡ giới chức ngoại giao cấp cao trong đó có Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành.

“Hai bên đã có cuộc trao đổi quan điểm về tình hình chống khủng bố quốc tế và hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc, và đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi,” thông cáo viết.

“Trung Quốc và thế giới cần sát cánh cùng nhau để chống khủng bố và Trung Quốc ủng hộ công việc của Văn phòng chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc.”

Bắc Kinh bị quốc tế lên án vì đã thiết lập các “trung tâm giáo dục” được chính quyền tuyên truyền là nhằm “dập tắt chủ nghĩa cực đoan và đào tạo những kỹ năng mới”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48605528

 

Bóng đen TQ chia rẽ bầu cử Đài Loan

Đảng cầm quyền Đài Loan đã bắt đầu bước đầu tiên của họ trong tiến trình quyết định xem Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn, hay một người ủng hộ độc lập cứng rắn hơn – sẽ đại diện đối đầu với ứng viên từ đảng đối lập thân Trung trong cuộc bầu cử năm tới, theo Nikkei.

Quá trình thăm dò ý kiến công dân của Đảng Dân tiến (DPP) được tổ chức từ thứ Hai đến thứ Sáu, kết quả dự kiến sẽ được đưa ra vào Chủ nhật.

Bà Thái Anh Văn và cựu Thủ tướng William Lai, đại diện cho danh sách ứng viên của Đảng Dân tiến, sẽ đối đầu với 2 đối thủ tiềm năng gồm: ông Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), thị trưởng Cao Hùng, thành viên của đảng đối lập chính Quốc dân Đảng (Kuomintang), và Thị trưởng độc lập của Đài Bắc, ông Kha Văn Triết (Ko Wen-je).

Bất cứ ai trong Đảng Dân tiến đạt được nhiều sự ủng hộ hơn sẽ trở thành ứng viên chính thức của Đảng Dân tiến vào cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng Một tới.

Về phía Quốc dân Đảng, họ sẽ tổ chức quá trình lựa chọn ứng viên vào tháng 7. Đảng này đã thông qua một đường dây hòa hảo với Trung Quốc, và đã chiếm thế thượng phong trong cuộc đua vào vị trí tổng thống trong một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, ở phía đối lập, Đảng Dân tiến, vốn chất chứa đầy những hoài nghi về Trung Quốc, gần đây đang dần giành được sự ủng hộ của cử tri giữa bối cảnh xảy ra một dự luật

gây tranh cãi ở Hồng Kông – về việc dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc – dự luật đã gây ra các cuộc biểu tình diện rộng ở Hồng Kông vào Chủ nhật.

So với bà Thái Anh Văn nổi tiếng ôn hòa trong các mối quan hệ xuyên Eo biển, ông William Lai tự đánh giá bản thân là một người bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với các lợi ích của Đài Loan và chống lại Trung Quốc đại lục.

Ông Lai đã kêu gọi thành lập một bộ máy an ninh nội địa, điều này sẽ ngăn chặn hoạt động của Bắc Kinh nhằm thống nhất Đài Loan với Đại lục, và ông Lai đã cam kết rằng Đài Loan sẽ không trở thành “một Hồng Kông thứ hai”.

Về phía Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn, hôm thứ Bảy, bà nói rằng, dưới thời chính quyền của bà, “Đài Loan chưa một lần trở thành kẻ gây rối trong cộng đồng quốc tế, và đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ và Nhật Bản”.

Nếu bà Thái thua trong cuộc bầu cử vào tháng Một, bà sẽ từ chức chủ tịch đảng Dân tiến vào tháng Năm.

Đã có nhiều lo ngại xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp của Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu ngày 2/1/2019 đã nói rằng Đài Loan “phải và sẽ” được đặt dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn chưa bao giờ cai trị được hòn đảo 23 triệu dân.

Quốc dân Đảng đã ngả sang chính quyền Trung Quốc, dần dần biến thành đối tác đối thoại được ưa chuộng của Bắc Kinh, và dường như đang trở thành một cánh tay hữu dụng của Đài Loan khác gì Trung Quốc

Các thành viên của Quốc dân Đảng nổi tiếng là thường xuyên lặp lại quan điểm của Bắc Kinh, chỉ trích mối quan hệ thân thiết của bà Thái Anh Văn với Hoa Kỳ và cam kết của bà về an ninh quốc phòng.

Trong một cuộc bầu cử cấp địa phương vào tháng 11, ông Hàn Quốc Du thắng cử thị trưởng Cao Hùng, thành phố lớn thứ ba của Đài Loan. Chiến thắng của ông Hàn đã tạo nên sự chú ý của giới truyền thông, làm tăng triển vọng cho những người ủng hộ đảng này rằng Quốc dân Đảng có thể sẵn sàng khôi phục vị trí tổng thống và kiểm soát cơ quan lập pháp – 2 vị thế mà họ đã thua Đảng Dân tiến vào năm 2016. Nếu điều đó xảy ra, người chiến thắng lớn chắc chắn sẽ là Trung Quốc.

Hồi tháng Năm, sau khi châm ngòi cho sự suy đoán của giới truyền thông trong nhiều tuần, ông Hàn cuối cùng đã đồng ý trở thành một đại diện cho Quốc dân Đảng, thách thức ông Quách Đài Minh (Terry Gou) chủ tịch tỷ phú của Foxconn Technology Group.

Trong một chuyến thăm Trung Quốc gần đây, ông Hàn đã được Bắc Kinh trải thảm đỏ, chứng kiến ký kết các thỏa thuận trị giá hàng triệu đô la để bán hải sản và các sản phẩm khác từ Cao Hùng. Phương tiện truyền thông ủng hộ Quốc dân Đảng đã đưa tin về từng bước đi của ông Hàn.

Thời điểm đó, bà Thái đang thực hiện một chuyến đi quan trọng đến Nam Thái Bình Dương để bảo vệ mối quan hệ của Đài Loan với một số đồng minh ngoại giao còn sót lại.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28693-bong-den-tq-chia-re-bau-cu-dai-loan.html

 

TQ đứng trước lựa chọn ‘sinh tử’ ở thượng đỉnh G20

Từ đầu tháng 6, Mỹ đã nhiều lần nói rằng “Hội đàm Trump – Tập” sẽ được tổ chức vào dịp Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng này. Bắc Kinh đang đứng trước một lựa chọn rất khó khăn và quan trọng, có thể so sánh là vấn đề sống còn không chỉ của nền kinh tế.

Ngày 10/6, Tổng thống Trump bất ngờ nói rằng, nếu không thể đạt được thỏa thuận thương mại với ông Tập Cận Bình, ông sẽ áp thuế đối với một lô sản phẩm còn lại của Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD.

Ngày 11/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nếu Hoa Kỳ nhất quyết muốn leo thang cuộc xung đột thương mại thì Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả và “đánh đến cùng”. Tuy nhiên, người phát ngôn Cảnh Sảng cũng nhắc lại rằng cánh cửa đàm phán bình đẳng của Trung Quốc vẫn đang mở.

Từ quan điểm của cả hai bên, việc có tổ chức “Hội đàm Trump – Tập” tại Hội nghị G20 ở Osaka Nhật Bản hay không, sẽ là bước ngoặt của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Mối quan hệ Mỹ – Trung có cả cơ hội hòa hoãn hoặc xấu đi.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng ngày 4/4/2019. (Ảnh: News.dwnews)

Tổng thống Trump gia tăng áp lực: Không có đàm phán thì tăng thuế quan

Ông Trump tin rằng, ông Tập sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và dự kiến hai người sẽ gặp nhau tại đây. Ông nói với CNBC, “Nếu chúng tôi không đạt được thỏa thuận, bạn sẽ thấy thuế tăng”. Ông nói rằng có “mối quan hệ tốt” với ông Tập Cận Bình, nhưng ông Tập Cận Bình là vì Trung Quốc, còn ông là vì Hoa Kỳ.

Hiện tại, Trung Quốc chưa xác nhận liệu ông Tập Cận Bình có tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 hay không. Nếu ông Tập Cận Bình tham dự G20, cơ hội gặp gỡ ông Trump là rất cao.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến thoái lưỡng nan

Có lẽ Bắc Kinh đang suy nghĩ kỹ những vấn đề này nên chần chừ chưa công bố thông tin xác nhận. Nói cách khác Bắc Kinh đang tiến thoái lưỡng nan.

Cố vấn cao cấp, chuyên gia nghiên cứu Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS) cho rằng, nếu ông Trump và ông Tập gặp nhau có thể sẽ giúp ngăn chặn quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi.

Bà nói với báo chí rằng: “Chỉ có hai nhà lãnh đạo tối cao mới có thể ra quyết định bước tiếp theo như thế nào”

Nhưng chính vì đây là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tối cao, nếu đàm phán đổ vỡ thì sẽ không còn khả năng xoay xở nữa. Lãnh đạo tối cao không thể quyết định được thì ai có thể thay đổi được cục diện? Do đó Bắc Kinh có thể đặc biệt thận trọng.

Đàm phán thì sẽ có hai khả năng xảy ra. Một là đạt được thỏa thuận, ngăn chặn Mỹ tăng thuế. Hai là không đạt được thỏa thuận, hai bên tay trắng ra về.

Đàm phán thương mại Mỹ -Trung: Dân Trung Quốc ‘nhắm hỏa lực’ vào phó Thủ tướng

Ông Tập Cận Bình kêu gọi, Hoa Kỳ không tăng thuế?

Trước tiên nói về khả năng thứ nhất. Hai bên đạt được thỏa thuận ngăn chặn Hoa Kỳ tăng thuế. Điều này có thể cần Bắc Kinh đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ, khôi phục các thỏa thuận trước đó và sau đó hai bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán một lần nữa.

Như chúng ta đã biết, vài ngày trước, ông Tập Cận Bình đến thăm Nga, đã cho Nga vay 20 tỷ đô la Mỹ, tặng hai con gấu trúc, và chia cho Nga một phần Dự án Nhiệt điện Đảo Hồ Lô mà Trung Quốc có thể tự xây dựng. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không đạt được điều mong đợi. Ông Putin thẳng thừng nói rằng ông sẽ ngồi ngoài xem cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, sẽ không tham gia.

Thái độ của Moscow có thể khiến Bắc Kinh hiểu rằng Trung Quốc và Nga sẽ không quay lại mối quan hệ như sau Thế chiến II. Do đó, trước mặt ông Putin, ông Tập đã trực tiếp nói rằng ông Trump là một “người bạn tốt” và nói rằng mối quan hệ Mỹ – Trung là “trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”.

Nhà bình luận thời sự Triệu Nham cho rằng, có thể ông Tập Cận Bình sẽ cần phải tuyên bố mạnh mẽ với ông Trump rằng ngoại giao Mỹ – Trung là “nguyên tắc ưu tiên hàng đầu” chứ không phải ngoại giao Trung – Nga.

Trung Quốc và Nga liệu có bảo vệ chính phủ Maduro tới cùng ?

Hội đàm Trump – Tập đổ vỡ, quan hệ thương mại Mỹ – Trung sẽ chấm dứt?

Về khả năng thứ hai, Trump – Tập không đạt được thỏa thuận và ra về tay trắng.

Bà Bonnie Glaser cho rằng, cả ông Trump và ông Tập đều tin là họ có “quân bài” trong tay. “Ông Tập Cận Bình có thể không muốn nhượng bộ. Ông ấy muốn chứng minh rằng mình cứng rắn và Trung Quốc không thể bị lợi dụng. Còn ông Trump tin rằng nền kinh tế Mỹ đủ mạnh và Hoa Kỳ có lợi thế hơn Trung Quốc ở một số phương diện”.

Theo phong cách “đã nói là làm” của ông Trump, nếu cuộc đàm phán với Tập thất bại, thì Mỹ có thể sớm áp dụng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD. Và sau đó, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ trả đũa Hoa Kỳ theo giọng điệu quen thuộc: “không ngại đánh” hoặc “đánh đến cùng”. Cứ lặp lại như thế này, mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung sẽ từng bước tiến đến sự chấm dứt.

Cuối cùng, có khả năng giống như ông Hồ Bình, Tổng biên tập tờ báo Mùa xuân Bắc Kinh, đã chỉ ra, cuộc chiến thương mại sẽ đạt đến “cực điểm”, hai bên không còn trao đổi kinh tế và thương mại, không ai mua hàng hóa của đối phương nữa.

Sự gián đoạn thương mại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của Hoa Kỳ và Trung Quốc, và cuộc đối đầu đầy đủ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể không xa nữa. Đánh giá từ tình hình quốc tế hiện nay, đã có một số sự cố xảy ra giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nếu mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi, có thể sẽ có “nổ súng” và cộng đồng quốc tế sẽ một lần nữa chia làm hai phe.

Bắc Kinh sẽ sẵn sàng cho tình huống này hay không? Chưa nói về cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh có thể chịu được bao nhiêu áp lực trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Nền kinh tế Trung Quốc có thể chịu được bao nhiêu?

Ông Trump đã nói rất rõ ràng vào ngày 11/6 rằng: “Vì thuế quan, các công ty ở nhiều quốc gia hiện đang rút khỏi Trung Quốc và Trung Quốc đã chịu tổn thất nặng nề”. Ông Trump có thể thấy những điều này, chính quyền Bắc Kinh không lẽ nào lại không thấy điều đó? Có một câu nói ở Trung Quốc rằng “ai khó chịu thì người đó tự biết”.

Làm thế nào trước lựa chọn “sinh tử”?

Hai con đường, “hai cánh cửa dẫn tới sự sống và cái chết”, ông Tập Cận Bình sẽ đi như thế nào?

Trong chuyến thăm Nga, ông Tập suýt nữa xảy ra sự cố, khi ông bắt tay với mọi người trên sân khấu, ông đã mất kiểm soát và suýt ngã khỏi sân khấu. May mắn thay, một vệ sỹ của Nga đã nhanh tay đỡ ông Tập kịp thời.

Tai nạn này, với những người quan sát có dụng ý, xem ra giống như một điềm báo mà ông Tập nên suy nghĩ. Tờ Apple Daily của Hồng Kông tin rằng, sự vấp ngã của nhà lãnh đạo không phải là một dấu hiệu tốt.

Viên Bân, nhà bình luận thời sự của Hồng Kông cho rằng, đây giống như là một cảnh báo cho ông Tập: Những người đào hố để ông ngã đều là ‘người của mình’, nhưng thực sự giúp đỡ ông lại là người nước ngoài.

Viên Bân chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc hiện khí số đã hết. Nếu ông Tập nhất quyết bảo vệ và trói chặt mình vào đảng thì sẽ chỉ có một con đường chết. Nếu ông Tập mưu tính cho chính mình, cho người dân Trung Quốc thì ông không được bỏ qua cảnh báo. Đưa ra lựa chọn đúng đắn có thể bước đến con đường sống.

Đi đâu, về đâu, ông Tập hãy suy nghĩ cho kỹ.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28692-tq-dung-truoc-lua-chon-sinh-tu-o-thuong-dinh-g20.html

 

La Croix: Diệt chủng ở TQ là tội ác chưa từng có

Tờ La Croix, một tờ báo lâu đời và có lượng lưu hành phổ biến nhất ở Pháp, với cách đánh giá các vấn đề thời sự thế giới từ góc nhìn của Giáo hội Công giáo Rôma, mới đây đã đăng tải bài viết “China’s ‘genocide’ unlike any other” (Tạm dịch: “Diệt chủng” ở Trung Quốc không giống bất kỳ cuộc diệt chủng nào khác), kêu gọi cộng đồng quốc tế phải hành động để chấm dứt tội ác diệt chủng là thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.

Cộng đồng thế giới phải hành động để chấm dứt việc cưỡng bức lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm.

Trung Quốc có thể đang thực hiện “một hình thức diệt chủng đằng sau các cơ sở y tế”, theo nhà báo Ethan Gutmann, tác giả cuốn sách “The Slaughter” (Tạm dịch: Đại Thảm Sát).

Hoặc theo Nghị sĩ Anh Fiona Bruce, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ, mô tả trong một cuộc tranh luận tại quốc hội trước đó là “một tội ác chống lại loài người và… có khả năng chính là một cuộc diệt chủng vào thế kỷ 21”.

Một tội ác không giống bất kỳ tội ác nào từng có – cưỡng bức lấy đi nội tạng từ các tù nhân lương tâm.

Người từng truy tố [cựu Tổng thống Nam Tư] Slobodan Milosevic [tại Tòa án Hình sự Quốc tế] – luật sư Anh quốc, Ngài Geoffrey Nice – đang làm chủ trì hội đồng bảy thành viên tại một tòa án độc lập về tội ác này.

Tòa án [Độc lập Điều tra về Thu hoạch Nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại] Trung Quốc, bao gồm các luật sư, một học giả, một chuyên gia y tế, và một doanh nhân, đã tổ chức các phiên điều trần vào ngày 6-7/4/2019 tại London và sẽ công bố phán quyết cuối cùng vào tháng 6. Nhưng sau 3 ngày điều trần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, thực tế họ

đã “chắc chắn, đồng thuận, không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn… bởi các tổ chức và cá nhân do nhà nước tổ chức và cho phép.”

Tòa án độc lập: TQ thu hoạch nội tạng và vi phạm nhân quyền nghiêm trọngNgài Geoffrey Nice (Phải) nói về tội ác tại Trung Quốc, các chuyên gia nhận định tòa rất có thể tuyên án tội diệt chủng.

Việc một hội đồng uy tín như vậy thực hiện một bước đi bất thường là đưa ra phán quyết tạm thời, rõ ràng là một điều thu hút sự chú ý. Họ đã đưa ra quyết định của mình, với hy vọng rằng nó có thể “cứu những người vô tội khỏi bị giết hại”, theo hội đồng cho biết.

Mặc dù vậy đây là một loại vi phạm nhân quyền khó chứng minh nhất, bởi khác với nhiều tội ác khác, nhân chứng duy nhất là các bác sĩ, cảnh sát và nhân viên nhà tù có liên quan.

Bằng chứng đều nằm trong một phòng phẫu thuật ở bệnh viện, và được làm sạch hiệu quả theo chuẩn mực y tế. Như Nghị sĩ Anh Fiona Bruce đã chỉ ra trong cuộc tranh luận tại quốc hội, đây gần như là “một tội ác hoàn hảo” vì không có nhân chứng sẽ đứng ra làm chứng. “Bởi vì người bị hại đều đã chết”.

Nữ diễn viên người Canada gốc Hoa, cựu Hoa hậu Thế giới Canada, Anastasia Lin, đã nói tại một phiên điều trần tại quốc hội Anh rằng “trên đường phố, nếu ai đó tấn công bạn, bạn có thể hét lên để được giúp đỡ. Trong phòng phẫu thuật của một trại lao động, không ai có thể nghe thấy tiếng la hét của bạn. Ở Trung Quốc, bản thân nhà nước có liên quan tới việc đánh cắp nội tạng. “

Cáo buộc chỉ ra rằng không chỉ tội phạm bị tử hình mới bị lấy nội tạng, mà cả tù nhân lương tâm [những người bị giam giữ chỉ vì tín ngưỡng của họ] – đặc biệt là thành viên phong trào tâm linh Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, và một số Kitô hữu không cầu nguyện tại nhà thờ nhà nước. Những người này đã bị kiểm tra sức khỏe chuyên sâu, tương đương với việc kiểm tra mô phục vụ cấy ghép tạng, và rất nhiều người đã bị lấy đi nội tạng mà không có sự đồng thuận.

Những nội tạng này đã nuôi dưỡng một ngành kinh doanh cấy ghép nội tạng khổng lồ.

Ba năm trước, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour, luật sư David Matas và nhà báo Gutmann đã công bố báo cáo “Bloody Harvest/The Slaughter: An Update“ (Thu hoạch đẫm máu/Đại Thảm Sát: Bản cập nhật), dựa trên các cuộc điều tra trước đó, và bổ sung nghiên cứu giám định các thông tin công khai của 712 bệnh viện Trung Quốc đang tiến hành cấy ghép gan và thận.

Họ phát hiện rằng số ca ghép tạng ở Trung Quốc lớn hơn nhiều so với các báo cáo điều tra trước đây, và do đó, họ kết luận, quy mô thu hoạch nội tạng cưỡng bức cũng lớn hơn nhiều.

Chỉ riêng một bệnh viện là Bệnh viện Trung ương số 1 Thiên Tân, đang thực hiện hơn 6.000 ca cấy ghép mỗi năm – và họ suy luận rằng khoảng 60.000 đến 100.000 nội tạng được cấy ghép mỗi năm tại các bệnh viện Trung Quốc.

Điều này đặt ra câu hỏi: những nội tạng này đến từ đâu?

Trung Quốc không có truyền thống hiến tạng tự nguyện. Năm 2018, số liệu chính thức của chính quyền về số lượng người hiến tạng là khoảng 6.000, hiến tổng cộng 18.000 tạng. Tuy nhiên, theo Kilgour, Matas và Gutmann, con số cấy ghép này “dễ dàng bị vượt qua chỉ tính con số cấy ghép ở một vài bệnh viện.”

Ngoài ra tại Trung Quốc, bệnh nhân, bao gồm cả người nước ngoài, được hẹn là sẽ có nội tạng khỏe mạnh để cấy ghép trong vài ngày, trái ngược với hầu hết các nước phương Tây tiên tiến, nơi một bệnh nhân chờ đợi nhiều tháng, đôi khi nhiều năm, cho một ca cấy ghép. Các nhà điều tra đóng giả là bệnh nhân gọi điện thoại đến các bệnh viện Trung Quốc đã xác nhận điều này.

Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Ủy ban cấy ghép tạng Trung Quốc, Bác sĩ Hoàng Khiết Phu, theo hồ sơ ghi nhận, đã đặt hai lá gan bổ sung từ các bệnh viện ở Trùng Khánh và Quảng Châu để dự phòng cho một ca cấy ghép mà ông ta tiến hành ở Tân Cương vào năm 2005. Chúng đã được chuyển đến ngay vào sáng hôm sau.

Bị kết án đến chết

Các số liệu [chính quyền Trung Quốc đưa ra] không thể khớp với số liệu thực tế. Để có thể cung cấp nội tạng khỏe mạnh cho bệnh nhân chỉ trong vài ngày, để hàng trăm bệnh viện có thể cấy ghép tạng như vậy, và với chỉ vài ngàn người hiến tạng mỗi năm, thì chắc chắn phải có thêm một nguồn nội tạng khác.

Nội tạng từ tử tù có thể là một giải thích, nhưng luật pháp Trung Quốc yêu cầu các tù nhân bị kết án tử hình phải bị xử tử trong vòng bảy ngày, nên nguồn nội tạng này bị hạn chế, không có sẵn.

Điều này đã dẫn các nhà điều tra tới kết luận rằng tù nhân lương tâm [những người bị bắt giữ chỉ vì tín ngưỡng của họ] chính là nguồn nội tạng. “Việc tội ác chống lại loài người này kết thúc khi nào vẫn còn là điều chưa biết được”, các nhà điều tra kết luận, “Kết luận cuối cùng là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến bộ máy nhà nước tham gia vào việc giết hại hàng loạt người vô tội… để có được nội tạng phục vụ cấy ghép.”

Một cựu bác sĩ phẫu thuật tại Tân Cương, bác sĩ Enver Tohti, đã làm chứng về việc ông đã tham gia cưỡng bức lấy nội tạng từ tù nhân vào năm 1995 tại một pháp trường. Sau khi được bác sĩ phẫu thuật chính của bệnh viện yêu cầu, Enver Tohti đã chuẩn bị dụng cụ và được đưa tới pháp trường.

“Chúng tôi được bảo phải đợi phía sau một ngọn đồi và chạy vào ngay khi nghe tiếng súng nổ”, bác sĩ Enver Tohti nhớ lại. “Một lát sau súng nổ. Không phải một mà là nhiều. Chúng tôi lao tới. Một sĩ quan cảnh sát hướng dẫn tôi. Anh ta dẫn chúng tôi lại gần, rồi chỉ vào một xác chết, nói rằng ‘đây là người đó.’ Bác sĩ phẫu thuật chính đột ngột xuất hiện tại đó và bảo tôi cắt lấy gan và hai quả thận. Ông ta giục tôi nhanh chóng thực hiện… Sau đó, ông ta đặt những nội tạng đó vào một chiếc hộp và lên xe. Họ bảo tôi quay về bệnh viện, và không bao giờ nói về những gì đã xảy ra.”

Xem thêm video lời chứng của ông Enver Tohti (phần xem thêm này không có trong bài báo của La Croix):

Các chuyên gia đã làm chứng với các cơ quan lập pháp trên khắp thế giới, bao gồm cả Quốc hội Hoa Kỳ, và nhiều nghị quyết lên án việc này đã được thông qua tại Mỹ, Nghị viện Châu Âu và các cơ quan lập pháp khác.

Một số quốc gia, như Israel, Ý, Tây Ban Nha và Đài Loan, đã cấm “du lịch ghép tạng” đến Trung Quốc, và Thượng viện Canada đã có biện pháp lập pháp để làm điều tương tự .

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Trung Quốc giải thích về nguồn gốc nội tạng, nhưng không nhận được phản hồi; và một trong những tiếng nói được tôn trọng nhất trên thế giới về đạo đức cấy ghép nội tạng, Tiến sĩ Annika Tibell, đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế.

Trung Quốc có phản hồi không? Nếu có, chúng tôi muốn nghe Trung Quốc phản hồi. Nếu không, cộng đồng quốc tế với tất cả các cơ quan – chính phủ, truyền thông, luật sư, bác sĩ, hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ – phải xem xét đưa ra phản ứng của họ về điều này.

Nếu phán quyết tạm thời của Toà án [Độc lập Điều tra về Thu hoạch Nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại] Trung Quốc đã đưa sự thật ra ánh sáng, thì rõ ràng phán quyết đó thúc ép [cộng đồng quốc tế có] nghĩa vụ thực hiện công lý, đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra chịu tội.

Nếu phán quyết đó là đúng, nó đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải đánh giá lại mối quan hệ của họ với quốc gia phải chịu trách nhiệm cho tội ác này. Các quốc gia khác cũng cần tiếp bước theo những quốc gia [tiên phong] đã đưa ra luật cấm du lịch cấy ghép tạng đến Trung Quốc

Liên Hợp Quốc cần chỉ định một Đặc phái viên đặc biệt về nhân quyền tại Trung Quốc và tổ chức một ủy ban điều tra. Và nếu phán quyết là đúng, thì cần phải hành động khẩn cấp để ngăn chặn việc tiếp tục giết hại những người vô tội.

Nghị sĩ Fiona Bruce, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, kết luận: “Có phải rồi chúng ta sẽ lại nghe thấy cụm từ ‘không bao giờ nữa’(*) được nói ra với sự hối hận, khi cuối cùng sự thật được phơi bày? Đây không phải trường hợp mà chúng ta không thể làm được gì… Tội ác này cần phải được giải quyết. Những ai không chịu hành động rồi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm [về sự thờ ơ của họ].”

Benedict Rogers – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh

(*) Chú thích của người dịch: “Không bao giờ nữa” (Never again) là nội dung một tấm bia viết bằng nhiều thứ tiếng tại trại tập trung Dachau tại Đức, nơi những người Do Thái bị Đức Quốc Xã diệt chủng. Đây được coi như một lời hứa – lời hẹn ước – lời thề của cộng đồng quốc tế rằng nhân loại sẽ không bao giờ thờ ơ trước tội ác chống lại loài người, như đã từng thờ ơ trước việc người Do Thái bị diệt chủng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/28682-la-croix-diet-chung-o-tq-la-toi-ac-chua-tung-co.html

 

Tập Cận Bình Nhức Nhối

Trần Khải

Có thể sẽ tới một lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thấy cần chiến tranh để củng cố quyền lực nội bộ? Trong trường hợp đó, sẽ ra lệnh quân đội Trung Quốc ra tay  tấn công Việt Nam? Hay tấn công Đài Loan trước? Không ai tiên đoán chinh xác những ngày sắp tới.

Nhưng có vẻ như, khi tấn công Đài Loan, nội bộ chính trị Hoa Lục sẽ phất cao lá cờ thống nhất và sẽ dễ dàng kêu gọi hy sinh hơn?

Nhật báo The London Free Press của Anh quốc có một bài bình luận của Gwynne Dyer nói rằng tranh chấp thương mại hiện nay giữa Mỹ-TQ có thể dẫn tới một kịch bản bất ngờ: TQ sẽ tấn công Đài Loan.

Có nhiều lý do để suy đoán như thế. Trước tiên, nên nhìn thấy rằng kinh tế TQ mấy năm nay đã rung rinh rồi. Sản lượng ngành sản xuất suy giảm trong năm 2018, và cũng trong năm ngoái thương vụ xe hơi mới lần đầu suy giảm kể từ năm 1990.

Trong khi đó, tổng số nợ của TQ – dù được tính bằng nhưng con số rất ngờ vực – lên tới gấp ba lần tổng sản lượng quốc dân GDP, tức là phải báo động. Đối chiếu với lịch sử, đó là mức độ nợ mà Nhật Bản gặp phải để rồi dẫn tới trận suy thoái kinh tế kéo dài 3 thập niên kể từ năm 1991.

Thất nghiệp TQ tăng, thương vụ ngành bán lẻ giảm, thị trường chứng khoán giảm ¼ trong năm 2018. Do vậy khi Trump khởi động chiến tranh thương mại… là giới tư bản đỏ TQ kinh hoàng. Vì sợ kinh tế TQ mấp mé bờ suy thoái? Cách tiện nhất cho Tập Cận Bình là, gây chiến với Đài Loan? Đó là một kịch bản có thể xảy ra.

Thêm nữa, Biển Đông lúc nào cũng là gân gà, khó nhai… và khó là động cơ để đoàn kết toàn dân Hoa Lục. Nơi Biển Đông bây giờ đã thấy nhiều dân chơi giang hồ vào rồi… TQ đâu có cần đánh chiếm đảo nào nữa. Còn nói chuyện tấn công Việt Nam thì là lâu dài, cứ tằm ăn dâu sau khi bơm tiền mua đứt ba đặc khu làm chỗ cho tư bản đỏ TQ có chỗ vào vui chơi vẫn hay hơn là chiến tranh.

Báo Anh quốc The Express lại cho thấy Biển Đông ngày càng đông thêm: Úc châu bơm tiền vào các nước trong khu vực Thái Bình Dương để sau này có chỗ nương nhờ khi bùng nổ chiến tranh.

Thủ Tướng Úc châu Scott Morrison nói sẽ bơm tiền 3 tỷ đôla (khoảng 1.6 tỷ Bảng Anh) cho quỹ phát triển và đầu tư vào các dự án trong các quốc gia Thái Bình Dương, ngoài phạm vi TQ.

Có vẻ như thế giới đều nghĩ rằng Biển Đông là sân khấu chiến trường tương lai…

Trong khi đó thông tấn Nga Sputnik từ Moscow có bài bình luận của Piotr Tsvetov nêu khả năng: Đức quốc gửi tàu chiến vào Biển Đông… Báo chí nước ngoài đã nhiều lần đưa tin về ý định của chính quyền Đức gửi tàu chiến đến Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải ở khu vực này, theo nhà phân tích Petr Tsvetov từ Sputnik.

Ý định của Đức quốc không mới, và cũng không nguyên bản. Trong vấn đề này, chính phủ Merkel đang theo sau Mỹ và các đồng minh NATO khác. Các quốc gia này cho rằng khi sở hữu sức mạnh quân sự đáng kể , Bắc Kinh sẽ gia tăng kiểm soát các tuyến đường thương mại đi qua biển Đông. Và chỉ riêng trong năm 2016, Đức đã vận chuyển khối lượng hàng hóa trị giá 117 tỷ đô la dọc theo tuyến đường này! Tuy nhiên, không một tờ báo nào đưa tin cho biết Trung Quốc đã ngăn chặn bất kỳ tàu Đức nào đi qua Biển Đông.

…Rõ ràng là việc gửi tàu chiến Đức đến biển Đông sẽ gây ra xích mích trong quan hệ giữa Berlin và Trung Quốc. Ngay cả bây giờ, khi vấn đề này mới chỉ đang được thảo luận ở Berlin, Trung Quốc đã nhắc lại việc những người lính Đức ở Bắc Kinh năm 1900 đã tham gia vào cuộc đàn áp tàn bạo cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn.

Nhưng đối với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn… câu chuyện Châu Á cũng là hồi hộp chờ xem ông  Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un  muốn quậy cái gì. Thông tấn KBS kể một nỗi lo đã hiện thực: Bắc Triều Tiên đang tiếp tục đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo.

Trang web chuyên về Bắc Triều Tiên mang tên “38 North” (Vĩ tuyến 38 độ Bắc) của Mỹ ngày 12/6 (giờ địa phương) cho biết miền Bắc vẫn đang tiếp tục đóng tàu ngầm, có khả năng là một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Sinpo khác, tại nhà máy đóng tàu Sinpo của nước này.

Kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh thương mại xác định có một số hoạt động của trang thiết bị gần tòa nhà dùng cho mục đích đóng tàu ở nhà máy Sinpo, cho thấy có thể miền Bắc đang đóng một tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Sinpo khác.

Trang web của Mỹ cho biết ở khu vực neo tàu không xuất hiện thay đổi nào lớn. Miền Bắc đã bố trí 12 vật thể, được phỏng đoán là cầu trục, cách nhau một khoảng cách nhất định trong vòng từ ngày 11/4 tới ngày 5/5. Các cầu trục này được phân tích là đóng vai trò hạ trang thiết bị hạng nhẹ xuống lối ra vào của tàu ngầm và sà lan phục vụ mục đích phóng thử tên lửa từ dưới nước.

Trước đó, giới quan sát đã nhiều lần nhận định Bắc Triều Tiên sở hữu tàu ngầm diesel 2.000 tấn lớp Sinpo có thể gắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM), và đang đóng thêm tàu ngầm kiểu mới.

Duy có một điều làm Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đồng minh hài lòng: bản tin RTI ghi lời Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn: sự hợp tác giữa 3 bên Đài Loan, Mỹ và Nhật sẽ tạo nên nhiều lợi ích hơn cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Ngày 13-6 Tổng thống Thái Anh Văn trong lúc tiếp “Phái đoàn học giả chính trị Mỹ và Nhật Bản” của Viện Nghiên cứu Brookings cho biết, bắt đầu từ năm 2019 Nhật Bản tham gia vào chương trình “Khung hợp tác và Đào tạo toàn cầu” (GCTF) của Mỹ và Đài Loan, bà tin rằng thông qua mối quan hệ hợp tác giao lưu giữa ba bên sẽ mang lại càng nhiều lợi ích cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Bản tin cũng ghi lời Tổng thống Thái Anh Văn mong muốn Đài Loan có thể tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ và Nhật Bản, tạo thêm một bước tiến trong việc nâng cao mức ổn định và hòa bình cho khu vực. Tổng thống Thái Anh Văn cho biết:  “Trong tương lai chúng tôi cũng sẽ dốc sức thúc đẩy Hiệp định FTA với Mỹ và Nhật Bản, cũng sẽ tích cực đăng ký gia nhập vào Hiệp định CPTPP, hy vọng thông qua sự hợp tác chặt chẽ này, tăng cường mối quan hệ đối tác cho nhau, tiến tới nữa nâng mức ổn định và hòa bình của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương lên một tầm cao hơn.”

Sau đó Tổng thống Thái Anh Văn tiếp tục đón tiếp các học viên trong “Lớp đào tạo Viễn Bằng” của Bộ Quốc phòng thuộc kỳ học thứ 14 cho biết, Đài Loan đã chủ động trong việc tích cực tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế, là mong muốn thế giới thấy được Đài Loan có khả năng đóng góp cho cộng đồng quốc tế, đồng thời gánh lên trách nhiệm bảo vệ hòa bình của khu vực.

Tổng thống Thái Anh Văn cho biết:  “Đài Loan có diện tích đất đai không lớn lắm, nhưng là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, chúng tôi cũng chủ động trong việc tích cực tham gia vào chương trình hợp tác với quốc tế, bất kể là công tác cứu trợ nhân đạo, cứu trợ y tế, nghiên cứu và phòng chống bệnh tật v.v…, là muốn giúp cho thế giới thấy được Đài Loan có khả năng đóng góp cho quốc tế, và có thể gánh lên trách nhiệm bảo vệ hòa bình cho khu vực, là một đối tác không thể vắng mặt trong cộng đồng quốc tế.”

Đối tượng tham gia vào Lớp đào tạo Viễn Bằng thường là những giới chức đương nhiệm nằm trong lĩnh vực chính trị, quân đội và cảnh sát đến từ các nước có quan hệ ngoại giao hoặc hội đủ tiềm năng phát triển, đây là một nhịp cầu quan trọng để nối kết quan hệ giao lưu quân sự giữa Đài Loan và khu vực châu Mỹ La Tinh.

Nghĩa là, Đài Loan đã trở thành một tiên đồn kiên cố và khả tín cho Hoa Kỳ và đồng minh. Bất kể các dao động kinh tế của thế giới, Đài Loan luôn luôn là nơi trú bão cho nhiều công ty đa quốc gia.

Hình ảnh Đài Loan như pháo đài cho thế giới dân chủ tự do rõ ràng hơn trong nhiều ngày qua: Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn, người cực lực bảo vệ sự độc lập của hòn đảo này trước tham vọng của Bắc Kinh, tuần qua đã dễ dàng được đảng Dân Tiến chỉ định ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Thắng lợi của vị nữ tổng thống Đài Loan này một phần chính là nhờ các cuộc xuống đường liên tiếp tại Hồng Kông.

RFI ghi rằng ngoài chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ở Hồng Kông, ngoài chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, có lẽ Đài Loan quan tâm hơn ai hết về cuộc đấu tranh chống luật dẫn độ về Hoa Lục. Hình ảnh người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát đàn áp thô bạo từ nhiều ngày qua khiến mô hình “một quốc gia hai chế độ” trở nên kém hấp dẫn hơn bao giờ hết trong mắt hơn 23 triệu dân Đài Loan.

Chủ Nhật vừa qua, khi hơn 1 triệu dân Hồng Kông tuần hành chống dự luật dẫn độ, trên mạng xã hội Twitter, tổng thống Thái Anh Văn đứng về phía người biểu tình Hồng Kông. Bà viết : “Ngày nào mà tôi còn là tổng thống thì đừng bàn đến chuyện “một quốc gia hai chế độ””…. Nghĩa là, Tập Cận Bình sẽ nhức nhối vô cùng tận…

https://vietbao.com/a295393/tap-can-binh-nhuc-nhoi

 

TT Hàn Quốc đến Thụy Điển

 thúc đẩy đối thoại hòa bình với Bình Nhưỡng

Trọng Thành

Công du Thụy Điển, tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh hai miền Triều Tiên tiếp tục duy trì đối thoại.Thông báo của ông Moon Jae In được đưa ra trong buổi họp báo sau cuộc hội kiến với thủ tướng Thụy Điển, hôm qua, 15/06/2019.

Theo Yonhap, trong cuộc họp báo với thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven, ở khách sạn Saltsjobaden, ngoại ô Stokholm, tổng thống Moon Jae In khẳng định hiện tại giữa Seoul và Bình Nhưỡng đã có nhiều kênh đối thoại được thiết lập, khác hẳn so với cách nay hơn 2 năm, khi ông vừa nhậm chức. Vào thời điểm đó, toàn bộ các liên lạc giữa hai miền, kể cả đường dây nóng quân sự cũng bị cắt đứt.

Có mặt trong cuộc họp báo, thủ tướng Thụy Điển tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ, đến cùng của Stokholm đối với sáng kiến hòa bình với miền Bắc của tổng thống Hàn Quốc. Thủ tướng Stefan Lofven cũng « tri ân » tổng thống Hàn Quốc vì đã dấn thân trong một hồ sơ « phức tạp và khó khăn ».

Thông báo được đưa ra trong lúc có nhiều tin đồn về một thượng đỉnh Liên Triều mới có thể được tổ chức, trước chuyến công du của tổng thống Mỹ đến Hàn Quốc cuối tháng này.

Theo Yonhap, phát biểu của tổng thống Hàn Quốc cũng cho thấy Washington và Bình Nhưỡng có thể đang xúc tiến tổ chức các thảo luận nhằm tổ chức cuộc hội kiến Trump – Kim lần 3. Tuy nhiên, nguyên thủ Hàn Quốc cũng nhấn mạnh là điều quan trọng là cần phải chuẩn bị tốt các đàm phán mang tính kỹ thuật trước thượng đỉnh Trump – Kim, nhằm tránh lặp lại thất bại của thượng đỉnh Hà Nội, hồi cuối tháng 2/2019, khi hai bên không ra được tuyên bố chung.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190616-tt-han-quoc-den-thuy-dien-thuc-day-doi-thoai-hoa-binh-voi-binh-nhuong

 

Philippines tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với TQ

nếu vụ đâm tàu là ‘cố ý’

Người phát ngôn Phủ tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, khẳng định Philippines sẵn sàng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nếu bị khiêu khích.

Phát biểu của ông Panelo đang được đưa khắp các mặt báo tại Philippines, trong thời điểm dư luận nước này sục sôi về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines, đồng thời bỏ mặc mạng sống của 22 ngư dân Philippines tại khu vực thuộc bãi Cỏ Rong hôm 9-6 vừa rồi.

Đài ABS-CBN của Philippines ngày 13-6 dẫn lời ông Panelo nói Tổng thống Rodrigo Duterte đang rất “tức giận” với vụ đâm tàu này.

Theo ông Panelo, Philippines đang xem xét vụ việc, và nếu chứng minh được vụ đâm tàu kia là “có chủ ý”, sự kiện này sẽ bị xem là “hành động khiêu khích”.

Khi phóng viên hỏi tiếp vậy nếu xác nhận bị khiêu khích, Điện Malacanang sẽ làm gì tiếp theo. Ông Panelo khẳng định có thể là cú đấm vào mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc.

Ông nói: “Ồ, bước tiếp theo à? Chúng tôi sẽ cắt quan hệ ngoại giao, và đó là những gì bạn làm khi có hành động khiêu khích”.

Phủ tổng thống Philippines cho rằng dù Manila và Bắc Kinh có tranh chấp tại khu vực đi chăng nữa, đó không phải là lý do để tàu Trung Quốc bỏ mặc không cứu các thuyền viên Philippines.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr cũng lên tiếng cho rằng hành động của tàu Trung Quốc “thật đáng khinh bỉ và lên án”.

Trong ngày hôm nay 13-6, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. cũng cho hay Manila đã gửi công hàm phản đối về vụ đâm tàu cá nêu trên.

Phủ Tổng thống Philippines cũng kêu gọi chính quyền Trung Quốc trừng trị những chiếc tàu cá đã gây ra vụ việc vừa qua ở bãi Cỏ Rong.

Theo ông Panelo trong cuộc họp báo ở Philppines ngày 13-6, quyết định của Philippines sẽ phụ thuộc vào Tổng thống Duterte, và sẽ tương tự những gì đã xảy ra với Canada trước đây.

Trong vụ căng thẳng giữa Canada và Philippines xung quanh vấn đề rác nhập vào Philippines, chính quyền ông Duterte đã triệu tập Đại sứ và Lãnh sự Canada, sau đó hạ cấp quan hệ ngoại giao để buộc đối phương phải nhận lại hàng ngàn tấn rác.

“Đầu tiên, các bạn gửi công hàm ngoại giao phản đối, sau đó nếu không hài lòng với cách giải thích của họ và phát hiện đây là hành động cố ý, thì đó là vấn đề khác. Hãy nhìn những bước đi mà Tổng thống Duterte đã làm với Canada trong vấn đề rác, thì thấy lần này nhiều khả năng… thậm chí có lẽ còn nặng tay hơn. Chúng tôi không rõ. Chúng tôi sẽ để Tổng thống giải quyết vấn đề này”, báo Rappler dẫn lời ông Panelo.

Truyền thông Philippines dẫn các thông cáo của chính quyền Manila khẳng định thời điểm bị tàu Trung Quốc đâm, tàu cá Philippines đang trong tình trạng neo đậu và không di chuyển.

“Đây rõ ràng là một hành động cố ý và có tính toán hẳn hoi. Một người dù có đang chạy cũng không thể đụng trúng một người khác đang đứng giữa một sân bóng đá. Tương tự, một tàu cá đang chạy sẽ không thể nào đâm phải một tàu cá khác đang thả neo giữa vùng biển mênh mông.

Bỏ chạy ngay sau khi đâm chìm tàu người ta mà không ứng cứu thuyền viên trên đó thì rõ ràng là hành vi cố tình phá hoại” – ông Jay Batongbacal, một chuyên gia về luật hàng hải, bức xúc trên Facebook cá nhân.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28688-philippines-tuyen-bo-cat-quan-he-ngoai-giao-voi-tq-neu-vu-dam-tau-la-co-y.html

 

Nghị sĩ Philippines muốn bắt tay với Việt Nam

sau vụ TQ đâm chìm tàu cá

Các nghị sĩ đối lập Philippines kêu gọi Manila nên bắt tay với Việt Nam và Malaysia để tuần tra, chống lại các đông thái “hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Họ cũng thúc giục Tổng thống Rodrigo Duterte lên tiếng, đích thân chỉ trích hành động đâm chìm rồi bỏ mặc 22 ngư dân Philippines giữa đại dương của tàu Trung Quốc hôm 9-6 tại bãi Cỏ Rong.

“Chúng tôi yêu cầu tổng thống phải tập hợp nhân dân Philippines và thể hiện sự phản đối với hành vi này bằng một tuyên bố lên án chính thức”, nghị sĩ Ariel Casilao kêu gọi ngày 13-6. Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Phủ tổng thống Philippines đều đã lên tiếng, gửi công hàm phản đối sau vụ việc.

Nghị sĩ Casilao cũng không quên chỉ trích, cho rằng vụ việc cho thấy “chính phủ, các lực lượng vũ trang Philippines bất lực và vô dụng như thế nào trong việc bảo đảm sự an toàn của công dân và lãnh thổ của đất nước”.

Carlos Zarate, một nghị sĩ thuộc đảng Bayan Muna, kêu gọi chính phủ Philippines phối hợp với các đối tác Việt Nam và Malaysia, tăng cường tuần tra sau sự việc, theo trang tin tức GMA.

“Các cuộc tuần tra chung với Việt Nam và Malaysia cũng như các bên liên quan trong khu vực nên được tiến hành để ngăn chặn các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Phủ tổng thống Philippines đã kêu gọi Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra và trừng phạt thích đáng “những kẻ mọi rợ” bỏ mặc ngư dân Philippines.

Theo truyền thông Philippines, các ngư dân nước này đã được một tàu Việt Nam ứng cứu sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Nghị sĩ Gary Alejano, một thành viên khác của phe đối lập, nhấn mạnh hành động của tàu Trung Quốc cho thấy họ thực sự có ý định gây hại cho thủy thủ đoàn Philippines.

“Mục đích là gởi thông điệp đến những người khác rằng hãy tránh xa khỏi khu vực này. Tàu Trung Quốc được nhắc đến đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và nó có thể là một tàu của lực lượng dân quân biển – công cụ thúc đẩy các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông”, ông Alejano lập luận.

“Các tàu cá lớn của Philippines phải được cung cấp thiết bị liên lạc để đảm bảo liên lạc trực tiếp với cảnh sát biển và hải quân. Họ phải được huấn luyện cho bất kỳ sự cố nào trên biển thay vì được khuyên không nên đánh bắt ở đó nữa”, nghị sĩ Alejano nêu quan điểm.

Đáp lại các chỉ trích và yêu cầu của Philippines, tối 13-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định sự cố ở bãi Cỏ Rong chỉ là “tai nạn hàng hải bình thường”, cáo buộc Manila đã “chính trị hóa vấn đề”.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28687-nghi-si-philippines-muon-bat-tay-voi-viet-nam-sau-vu-tq-dam-chim-tau-ca.html

 

Ấn Độ áp thuế quan trả đũa

lên hàng hóa của Mỹ kể từ Chủ nhật

Ấn Độ sẽ áp đặt thuế quan trả đũa cao hơn đối với 28 sản phẩm của Mỹ bao gồm hạnh nhân, táo và quả óc chó từ Chủ nhật, sau khi Washington rút lại các đặc quyền thương mại quan trọng đối với New Delhi.

Các mức thuế mới có hiệu lực từ Chủ nhật, một thông báo của chính phủ cho biết, trong tranh cãi thương mại mới nhất kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức năm 2017 và tuyên bố sẽ hành động chống lại các quốc gia mà Washington có thâm hụt thương mại lớn.

Từ ngày 5 tháng 6, Tổng thống Trump đã loại bỏ các đặc quyền thương mại theo Hệ thống Ưu đãi Phổ quát (GSP) cho Ấn Độ, nước hưởng lợi lớn nhất từ chương trình cho phép xuất khẩu miễn thuế lên tới 5,6 tỉ đôla.

Ấn Độ gọi việc này là “đáng tiếc” và tuyên bố sẽ duy trì lợi ích quốc gia của mình.

Ấn Độ ban đầu ban hành một lệnh vào tháng 6 năm ngoái để tăng thuế nhập khẩu lên tới 120 phần trăm đối với một loạt các mặt hàng của Mỹ, vì Washington từ chối cho Ấn Độ được miễn thuế thép và nhôm cao hơn.

Nhưng New Delhi liên tục trì hoãn tăng thuế trong khi hai quốc gia đang đàm phán thương mại. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mức khoảng 142,1 tỉ đôla vào năm 2018.

Ấn Độ ngày thứ Bảy sửa đổi một lệnh trước đó của họ “để thực thi áp đặt thuế quan trả đũa đối với 28 mặt hàng được chỉ định có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ Mỹ.”

Thuế quan cao hơn của Ấn Độ đối với hàng hóa của Mỹ có thể tác động đến mối quan hệ chính trị và an ninh ngày càng tăng giữa hai nước.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, dự kiến sẽ thăm Ấn Độ trong tháng này, trong tuần này nói rằng Mỹ sẵn sàng đối thoại để giải quyết những khác biệt thương mại với Ấn Độ, thông qua việc các công ty Mỹ có được sự tiếp cận lớn hơn đối với thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ cho đến nay là nước mua hạnh nhân của Mỹ nhiều nhất, trả 543 triệu đôla cho hơn phân nửa lượng hạnh nhân xuất khẩu của Mỹ trong năm 2018, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nước này mua táo của Mỹ nhiều thứ hai, với 156 triệu đôla trong năm 2018.

Các quy định mới của New Delhi trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và nội địa hóa dữ liệu đã khiến Mỹ tức giận và ảnh hưởng tới các công ty như Amazon.com, Walmart Inc, Mastercard và Visa, cùng những công ty khác.

https://www.voatiengviet.com/a/an-do-ap-thue-quan-tra-dua-len-hang-hoa-cua-my-ke-tu-chu-nhat/4960547.html