Tin Việt Nam – 11/06/2019
Phản đối tiếp tục tại BOT Hòa Lạc
Trạm thu phí đường bộ BOT Hòa Lạc- Hòa Bình lại bị phản đối khiến ách tắc kéo dài trong hai ngày 10 và 11/6.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 11/6 trích lời ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn BOT QL6 Hòa Lạc-Hòa Bình (chủ đầu tư dự án) cho biết các tài xế cho xe dừng ở 4 làn thu phí nhưng không trả tiền vé mà tắt máy bỏ đi.
Ông Bát nói thêm khi thấy tình trạng giao thông bị ùn tắc, trạm BOT đã mở barie xả trạm nhưng các xe nói trên vẫn không di chuyển; khi trạm BOT mở thêm hai làn xe thô sơ thì các xe khác lại ra chặn.
Chủ đầu tư dự án BOT Hòa Lạc-Hòa Bình nói khi chờ đoàn xe ách tắc kéo dài, các xe nói trên nói rời đi, nhưng chưa lâu thì lại có xe khác tiến vào chặn làn thu phí để gây ùn tắc.
Ông Bát cho rằng đợt này có cả những xe mang biển số các tỉnh khác tham gia biểu tình. Đợt phản đối trước diễn ra cách đây chừng 1 tháng. Lúc đó có nhiều người dân sinh sống quanh trạm thu phí dự án BOT Hòa Lạc- Hòa Bình tham gia.
Nguyên nhân được ông Bát cho rằng giới tài xế đòi miễn phí hoàn toàn khi qua trạm BOT Hòa Lạc-Hòa Bình, thay vì chỉ được giảm một phần.
Chủ đầu tư dự án nói đã trình vụ việc lên Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền địa phương.
Vào hai ngày 7 và 8/5 vừa qua, trạm BOT Hòa Lạc-Hòa Bình cũng đã phải xả trạm hai lần khi bị ùn tắc kéo dài do nhiều người dân dừng xe phản đối.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng với nhà đầu tư BOT đã thống nhất miễn giảm cho các xe của nhà dân trong bán kính 5km xung quanh trạm và hơn 100 xe chính chủ của hộ dân lân cận thường xuyên qua trạm thu phí.
Nhiều dự án thu phí đường bộ BOT tại Việt Nam bị người dân sống quanh trạm và giới tài xế phản đối mạnh mẽ vì mức phí cao không phù hợp, đối tượng thu phí và vị trí trạm bất hợp lý.
Chính phủ Hà Nội từng lên tiếng giải quyết dứt điểm nhưng đến nay các vụ phản đối vẫn xảy ra.
Cựu tổng giám đốc bảo hiểm xã hội VN
– Lê Bạch Hồng – bị truy tố
Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Lê Bạch Hồng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Truyền thông trong nước đưa tin 11/6/2019.
Cùng bị truy tố với ông Hồng có năm đồng phạm là ông Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam), ông Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH Việt Nam) và hai cán bộ của Ban Kế hoạch – Tài chính là Trần Tiến Vỹ và Hoàng Hà.
Bà Trần Thị Thanh Thủy (chuyên viên Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH Việt Nam) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hồi tháng 5/2019, cơ quan CSĐT Bộ Công an có kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II) và một số đơn vị có liên quan khác, và chuyển hồ sơ vụ án đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 6 bị can trên.
Truyền thông trong nước trích cáo trạng rằng từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009, ông Nguyễn Phước Tường đã chỉ đạo ông Trần Tiến Vỹ và ông Hoàng Hà lập 14 Tờ trình đề nghị ông Nguyễn Huy Ban và ông Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ Quỹ bảo hiểm xã hội, tổng số tiền là 1.010 tỷ đồng.
Theo quy định, BHXH Việt Nam chỉ được cho phép các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn.
Đến cuối tháng 12/2015, BHXH Việt Nam chưa thu hồi được hết nợ gốc và lãi của Công ty ALC II với số tiền hơn 750 tỉ đồng vốn quá hạn và 735 tỉ đồng tiền lãi. Nguyên nhân là do Công ty ALC II không có khả năng trả nợ.
Tháng 12/2016, TAND TPHCM có quyết định mở thủ tục phá sản đối với ALC II. Ngày 31/7/2018, TAND TPHCM tuyên bố ALC II phá sản.
Tính đến nay, Bảo hiểm xã hội chưa thu hồi được nợ gốc và lãi của Công ty ALC II, số tiền chưa được thu hồi là hơn 1.700 tỷ đồng cả gốc và lãi.
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh kháng cáo,
tìm luật sư biện hộ
Tin từ Bến Tre, ngày 11/6/2019: Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh đã quyết định kháng cáo về bản án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế mà anh mới bị toà án tỉnh Bến Tre đưa ra trong phiên xử ngày 06/6 vừa qua.
Anh cũng nói với vợ là cô Nguyễn Thị Châu mời luật sư để bào chữa cho anh trong phiên phúc thẩm. Trong phiên sơ thẩm vừa qua, a bị kết tội “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin tài liệu chống phá Nhà nước”theo Điều 117của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà, chị Châu bị mời tham dự với tư cách người làm chứng. Chị cho biết “Phiên tòa công khai nhưng nó rất nhàm chán, áp đặt. Thẩm phán, viện kiểm sát chỉ có đọc văn bản và đọc rất lủng củng, giống như bị bắt đọc.”
Tại phiên tòa, kỹ sư thuỷ sản và là chủ đầm tôm Ánh thừa nhận có đăng 74 video live stream, nhưng là để nói lên tiếng nói của mình.
Theo chị Châu, dường như phía nhà cầm quyền Việt Nam không thích việc chồng chị phản đối Trung cộng bành trướng ở Biển Đông, vì như vậy là chia rẽ tình đoàn kết giữa hai quốc gia cộng sản láng giềng.
Truyền thông lề đảng nói rằng anh Ánh “thừa nhận vi phạm pháp luật và tỏ ra ăn năn hối cải.” Tuy nhiên, chị Châu cho biết trong phiên toà chồng chị rất kiên cường và bất khuất. Chân anh bị đau nhưng không thèm ngồi xuống ghế như chủ toạ đề nghị.
Anh Ánh, một người từng tham gia biểu tình chống Formosa và dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng vào giữa tháng 6 năm ngoái, bị bắt ngày 30/8/2018. Anh bị cho là sử dụng mạng xã hội để phát tán, chia sẻ các nội dung chống phá chế độ. Các thông tin nội dung này “đã phát tán đến hơn 2,4 triệu lượt người xem, hơn 45.000 lượt người thích và 133.000 bình luận.”
Trước và sau phiên toà, hai tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế và Quan sát Nhân quyền kêu gọi Việt Nam trả tự do cho anh vô điều kiện và ngay lập tức. Họ cho rằng những việc anh làm thuộc quyền cơ bản ghi trong hiến pháp CSVN và các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-nguyen-ngoc-anh-khang-cao-tim-luat-su-bien-ho/
Hàng chục người còn bị giam giữ
sau cuộc biểu tình chống luật đặc khu
Tin từ Việt Nam, ngày 11/6/2019: Chế độ cộng sản Việt Nam vẫn còn giam giữ hàng chục người từng tham gia biểu tình chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng 10 tháng Sáu 2018.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), ngoài việc bỏ tù hơn 80 người tham gia biểu tình ôn hoà với mức án từ 8 tháng đến 54 tháng. Lực lượng công an cộng sản còn giam giữ gần 20 người trong giai đoạn điều tra.
Hai ông Lê Quý Lộc và Trương Hữu Lộc đều bị bắt ngày 11/6/2018 và đều bị cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự với mức án tù từ 7 đến 15 năm.
Mật vụ cộng sản tiếp tục bắt giữ Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi, và công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn vào giữa tháng 7 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 với mức án đến 20 năm. Phiên toà sơ thẩm xử họ được ấn định vào ngày 24-25/6 tới đây.
Trong dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9, lực lượng an ninh cộng sản lại tiếp tục đợt trấn áp mới, bắt giữ 8 nhà hoạt động thuộc nhóm Hiến Pháp và nhiều người khác. Trong khi ông Lê Minh Thể bị kết án 2 năm về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và ông Huỳnh Trương Ca bị kết án 5.5 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” thì các ông bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Đoàn Thị Hồng, Hồ Văn Cương, Ngô Văn Dũng, Hoàng Thị Thu Vang bị cáo buộc theo Điều 118. Phía công an chưa công bố cáo buộc chống lại hai ông Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hoá. Cả 7 người này đều bị biệt giam và không được gặp gia đình hay luật sư vì phía công an nói chưa kết thúc điều tra.
Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp trong 5 tháng đầu năm 2019, bắt giữ ít nhất 17 nhà hoạt động khác, trong đó có hai anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga, và gần đây nhất là giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh.
Cũng theo thống kê của DTD, Việt Nam đang giam giữ khoảng 200 tù nhân lương tâm, 60 trong số họ đã bị kết án tù từ 10 đến 20 năm.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/hang-chuc-nguoi-con-bi-giam-giu-sau-cuoc-bieu-tinh-chong-luat-dac-khu/
Có gì sai trong việc truy tố
và khám xét nhà Blogger Trương Duy Nhất?
Khám xét nhà sau lệnh nhiều tháng
Truyền thông trong nước vào ngày 10/6 đồng loạt loan tin về việc Bộ Công an cùng với Cơ quan chức năng Đà Nẵng đã tiến hành khám xét nhà ở của Blogger Trương Duy Nhất được cho nhằm phục vụ cho việc mở rộng điều tra vụ án vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan tới Phan Văn Anh Vũ tức “Vũ nhôm”, một cựu sĩ quan công an đang thụ án tù với nhiều cáo buộc, trong đó có liên quan đến việc thâu tóm đất đai công sản ở các thành phố lớn.
Tuy nhiên, thông tin từ gia đình Blogger Trương Duy Nhất cho biết giấy quyết định khám xét nhà được ký từ ngày 16/1, tức là trước ngày khám xét nhà đến vài tháng.
Chúng tôi liên lạc với nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội và cũng là một thân hữu của Blogger Trương Duy Nhất. Ông là người thường xuyên có liên hệ với gia đình blogger Trương Duy Nhất thời gian qua.
“Đến đầu giờ chiều tôi có nghe bạn bè trong Đà Nẵng báo tin là có cuộc khám xét nhà Nhất, họ đến và đọc lệnh khám xét nhưng mà lệnh khám xét được ký vào ngày 16/1 mà nhất bị bắt vào 28/1 và bây giờ là 10/6 mới tiến hành khám xét. Hôm nay như vậy gọi là chính thức khởi tố, kể từ khi bắt hôm 26/1 cho đến tiếp tế và hôm nay khám nhà coi như chính thức khởi tố vụ án cũng như loan báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để xác nhận Trương Duy Nhất có dính lịu đến Vũ nhôm.”
Blogger Trương Duy Nhất, người chuyên viết các bài chỉ trích chính quyền, mất tích tại Thái Lan vào ngày 26/1 khi đang xin quy chế tị nạn. Tuy nhiên, Bộ Công an vào tháng 3 vừa qua cho báo chí biết ông Nhất bị bắt giữ vào ngày 28/1 và bị giam giữ ở trại giam T16 ở Hà Nội.
Luật sư Đặng Đình Mạnh từ thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết việc khám xét nhà vào thời điểm này là một điều rất lạ.
““Điều này lạ bởi vì khi khám xét nhà là thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án, liên quan đến hành vi phạm tội mà những việc đó thường có khi họ làm cùng lúc với việc khởi tố, cho nên lệnh đã có từ tháng 1 đến giờ mới tiến hành là điều rất lạ.”
Ngăn cản gia đình và luật sư tiếp xúc bị can trái luật
Cũng trong cùng ngày báo chí nhà nước loan tin về việc truy tố blogger Trương Duy Nhất, luật sư Trần Vũ Hải, người được gia đình ông Nhất mời đại diện cho blogger nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Hiện nay tôi đang đăng ký là luật sư bào chữa cho anh Trương Duy Nhất và đến nay chưa thấy có phản hồi, theo thông tin tôi được biết thì họ đã tiến hành khám xét còn việc khởi tối thì đã khởi tố trước đó rồi.”
Thông tin từ facebook cá nhân của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, từ ngày 25/3, văn phòng luật sư đã nhiều lần đến Bộ Công an cũng như gửi đơn đến cơ quan điều tra của Bộ để làm thủ tục đăng ký làm người đại diện bào chữa cho blogger Trương Duy Nhất nhưng đến nay vẫn không được hồi đáp.
Do đó, vào ngày 31/5 Luật sư đã gửi đơn kiến nghj đến lãnh đạo Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Tp Hà Nội đề nghị can thiệp. Bản kiến nghị viết rằng Bộ Công an đã vi phạm điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự về việc Bộ Công an không trả lời luật sư bào chữa.
“Trong thời hạn 24 h kể từ khi nhận đủ giấy từ từ người bào chữa (VPLS đã gửi đủ giấy tờ theo quy định từ ngày 25/2/2019), Cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho người đăng ký bào chữa…. Như vậy đến nay (31/5/2019), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã không thực hiện đúng theo thời hạn này so với quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền được nhờ người bào chữa của ông Trương Duy Nhất và quyền hành nghề luật sư của chúng tôi.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết, việc hạn chế người thân hay luật sư gặp thường chỉ áp dụng cho những nhóm tội liên quan xâm phạm an ninh quốc gia, nhưng nhìn chung, không có tội nào cấm bị can gặp gia đình và luật sư.
“Với tội của anh Nhất thì ban đầu mọi người nghĩ nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, do lầm tưởng anh có nhiều hoạt động liên quan đến đấu tranh dân chủ nhưng hóa không phải, mà những tội liên quan đến kinh tế thì hoàn toàn không có giới hạn đối với luật sư hay đối với gia đình trong giai đoạn điều tra như vậy.”
Ngoài ra Luật sư Mạnh khẳng định rằng, cơ quan điều tra đang lạm quyền trong gia đoạn này.
“Đây nếu nó không thuộc về nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì khi luật sư tới họ bắt buộc cơ quan điều tra phải tiếp nhận luật sư và tiến hành cấp giấy chứng nhận bào chữa để luật sư làm việc, bắt đầu từ giai đoạn điều tra chứ không được giới hạn như trong vụ án này, đo đó tôi nghĩ luật sư Trần Vũ Hải nên khiếu nại việc này.”
Blogger Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Ông cũng là blogger của Đài Á Châu Tự Do. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ vì những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1 tại Bangkok. Con gái blogger cho Đài Á Châu Tự Do biết cha cô hoàn toàn không có ý định trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về việc an ninh Việt Nam đã sang Thái Lan bắt cóc blogger Trương Duy Nhất.
Quốc tế lên án vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có câu trả lời về sự mất tích khó hiểu này. Tuy nhiên cho đến giờ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có lời giải thích nào về vấn đề này.
Formosa: Các nạn nhân kiện
đòi 4 triệu đôla tại Đài Loan
Cindy SuiGửi cho BBC Tiếng Việt từ Đài Bắc
Một nhóm đại diện cho gần 8.000 nạn nhân Việt Nam bởi một vụ tràn hóa chất khổng lồ làm hư hại khoảng 200 km bờ biển của Việt Nam và hủy hoại sinh kế của nhiều người dân vào năm 2016 đã đệ đơn kiện tại Đài Bắc chống lại các thành viên hội đồng quản trị và cổ đông của Tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan (FPG).
Ngư dân VN và hội đoàn kiện Formosa ở Đài Loan
VN khó xử lý được bùn thải độc hại Formosa?
Đơn kiện là của nhóm Công lý cho Nạn nhân Formosa nộp cho văn phòng công tố quận Đài Bắc.
Họ muốn có bồi thường 4 triệu đôla Mỹ cho 7.875 nạn nhân.
Tổng cộng 24 đối tượng bị kiện được ghi trong đơn, gồm Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, công ty mẹ là tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này.
Các nguyên đơn chủ yếu là ngư dân, chủ tàu đánh cá, và các nhà điều hành kinh doanh ngành công nghiệp liên quan đến đánh cá hoặc công nhân.
Vụ kiện cáo buộc các quan chức của công ty Đài Loan không bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân, khôi phục lại khu vực ven biển và trả lại sinh kế cho người dân địa phương.
Làm hỏng hệ sinh thái
Trong một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất mà Việt Nam đã thấy, nước thải từ nhà máy thép do Đài Loan đầu tư được chính phủ Việt Nam xác định thải ra biển bắt đầu từ tháng 4/2016, làm hỏng hệ sinh thái và gây ra một lượng lớn hải sản chết dọc theo bờ biển trải dài khoảng 200 km tại các tỉnh miền trung Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều ngư dân và những người khác.
Công ty đã trả 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để giải quyết vấn đề này, nhưng các nhóm vận động cho các quyền, giới hoạt động và nạn nhân nói rằng nhiều nạn nhân đã không nhận được bất kỳ khoản tiền nào, những người đã nhận thì nhận được quá ít để phục hồi từ những mất mát của họ và môi trường vẫn còn chưa được dọn dẹp sạch sẽ, khiến người dân trong vùng không thể kiếm sống.
Ngay cả khi dân làng có thể đánh cá và đề nghị bán với giá rẻ, không ai dám muaNạn nhân họ Nguyễn
Phát biểu sau cuộc họp báo diễn ra dưới mưa ngoài khách sạn nơi FPG đang tổ chức đại hội cổ đông ở Đài Bắc, một nạn nhân 32 tuổi, người đề nghị chỉ nêu danh tính là họ Nguyễn để tránh bị trả thù từ chính phủ Việt Nam, cho biết ông phải rời khỏi làng vào tháng 7/2016 để lại vợ và ba con, để làm công nhân nhập cư ở Đài Loan vì ô nhiễm đã phá hủy sinh kế của ông.
“Vụ ô nhiễm gây ra một tác động lớn đến tôi và gia đình tôi,” ông Nguyễn nói với BBC. “Trước đây, tôi có một chiếc thuyền và đánh cá kiếm sống, nhưng nước bị nhiễm độc và cá chết hết. Ngay cả sau một thời gian dài trôi qua, nước vẫn không an toàn, vẫn có ít cá và ngay cả khi dân làng có thể đánh cá và đề nghị bán với giá rẻ, không ai dám mua.”
Ông là một trong những nguyên đơn có tên trong vụ kiện; hầu hết các nguyên đơn đều ở Việt Nam nhưng một số hiện đang là công nhân nhập cư ở Đài Loan và các nơi khác.
‘Họ toàn khất lần’
Ông Nguyễn nói rằng nhiều người trong làng của ông đã bỏ lại gia đình để ra đi kiếm sống và chỉ một nửa số người mà ông biết nhận được bồi thường từ chính phủ. Ông nói rằng ông chưa nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào.
“Gia đình tôi đã hỏi nhiều lần, nhưng họ toàn khất lần,” ông Nguyễn nói.
Nhóm đệ đơn kiện, Công lý cho Nạn nhân Formosa (JFFV), được thành lập tại Mỹ sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp, quản nhiệm Giáo phận Hà Tĩnh, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người Việt Nam ở Mỹ. Một số nhóm bảo vệ môi trường và nhân quyền của Đài Loan đã hỗ trợ JFFV.
Các nhóm nói rằng vấn đề là không có sự minh bạch – nó không rõ liệu Formosa Hà Tĩnh có trả 500 triệu đô la hay không và nếu có thì chính phủ Việt Nam đang sử dụng số tiền như thế nào. Những người được trả tiền, chỉ nhận được 80.000 Đài tệ (khoảng 2.500 USD), họ nói.
Vụ việc này thực sự là một điều xấu hổ đối với Đài LoanYu Yi-chia, một nhà vận động
“Hy vọng rằng ngoài việc trả đủ tiền bồi thường để bù đắp cho những tổn thất, Formosa Plastics của Đài Loan không nên hy sinh môi trường sống của các nạn nhân. Cần chấm dứt ngay hành vi gây ô nhiễm, công bố thông tin liên quan như dữ liệu giám sát môi trường và có một tổ chức thuộc bên thứ ba có tính chất công bằng để tham gia.”
“Cũng cần phải giải thích và thảo luận với người dân Việt Nam để xây dựng kế hoạch và lên lịch trình khôi phục môi trường biển,” các nhóm cho biết trong một tuyên bố chung do Quỹ Quyền môi trường có trụ sở tại Đài Loan đưa ra.
‘Không thể phủi tay’
Trong khi đó, FPG đã đưa ra một tuyên bố thay mặt Formosa Hà Tĩnh nhấn mạnh rằng họ đã thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách làm theo hướng dẫn của chính phủ Việt Nam và trả số tiền một lần cho chính phủ vào tháng 8/2016 để bồi thường cho ngư dân ở bốn tỉnh miền trung, theo chỉ thị của chính phủ rằng chính phủ sẽ xử lí việc phân phối tiền.
“Trong hai năm kể từ khi Ha Tĩnh Steel Corp chính thức đầu tư và sản xuất, tất cả nước thải và khí thải thải đều đáp ứng luật pháp của chính phủ Việt Nam về tiêu chuẩn khí thải,” tuyên bố viết.
Nhưng các nhóm lập luận rằng Formosa Hà Tĩnh và FPG không thể đơn giản phủi tay trước vấn đề bằng cách trả tiền cho chính phủ.
“Các nạn nhân Việt Nam đã không nhận được bồi thường mà lẽ ra họ phải được nhận. Và tại sao chính phủ Việt Nam có thể đứng ra yêu cầu bồi thường thay cho các nạn nhân? Nếu thảm họa xảy ra ở Đài Loan, thật khó có thể tưởng tượng rằng chính phủ có thể yêu cầu bồi thường thay mặt cho các nạn nhân theo ý muốn, và sau khi yêu cầu, nó không cung cấp đầy đủ (bồi thường) cho các nạn nhân,” theo tuyên bố của các nhóm.
Hạn chót để các nguyên đơn khác tham gia vụ kiện là ngày 30/6/2019, vì pháp luật Việt Nam đặt ra thời hạn ba năm kể từ thời điểm thừa nhận sai phạmCindy Sui
Họ cũng yêu cầu Formosa Hà Tĩnh tiết lộ thông tin giám sát ô nhiễm và không được để cho cư dân địa phương không biết gì về chủng loại và số lượng chất ô nhiễm mà nó thải ra môi trường.
Các tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan cũng thúc giục FPG, một hãng có lịch sử vi phạm ô nhiễm lâu dài ở Đài Loan và gần đây ở nước ngoài, kể cả ở bang Delwar, Hoa Kỳ, kiểm tra kỹ lưỡng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và xử lý nghiêm các vấn đề mà các nhà máy của họ gây ra. Họ cũng kêu gọi chính phủ Đài Loan buộc các công ty của Đài Loan như FPG đầu tư ra nước ngoài phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm về an toàn môi trường và nhân quyền.
“Vụ việc này thực sự là một điều xấu hổ đối với Đài Loan,” Yu Yi-chia, một nhà vận động từ Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan nói.
“Mỗi quốc gia đều có trách nhiệm giám sát các đầu tư của các công ty của mình ở nước ngoài,” Chen Jing-jie, một nhà vận động cho Covenants Watch nói.
Nạn nhân, ông Nguyễn, nói mặc dù ông có việc làm ở Đài Loan, nhưng ông gặp nhiều khó khăn vì phải rời khỏi Việt Nam để kiếm sống và ông cũng phải phụng dưỡng cha mẹ, những người không thể đánh cá như họ đã từng làm .
“Chúng tôi muốn công lý. Tôi không biết chúng tôi sẽ thắng kiện vụ này hay không, nhưng tôi nghĩ nếu tất cả chúng tôi nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ đạt được kết quả, ông Nguyễn nói.
Được biết, các tổ chức Phi chính phủ đã khẳng định khoản tiền đòi công lý trong vụ kiện là 4 triệu đôla Mỹ, nhưng số tiền này luôn có thể được tăng lên sau đó.
Tuy nhiên, hạn chót để các nguyên đơn khác tham gia vụ kiện là ngày 30/6/2019, vì pháp luật Việt Nam đặt ra thời hạn ba năm kể từ thời điểm thừa nhận sai phạm, và ngày 30/6/2016 là ngày Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan đưa ra lời xin lỗi công khai.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48596941
Hội nghề cá Việt Nam phản đối
Trung Quốc cướp mực của ngư dân
Hội Nghề cá Việt Nam hôm 11/6/2019, đã phản đối việc tàu Trung Quốc cướp tài sản của ngư dân Việt Nam và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Vào ngày 2/6/2019, theo thông tin từ Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam, tàu cá QNa – 91441-TS của ngư dân Trần Văn Nhân, cư trú huyện Núi Thành, Quảng Nam, đang đánh bắt cách đảo Tri Tôn khoảng 22 hải lý thì bất ngờ bị một tàu Trung Quốc đến cướp.
Theo ngư dân kể lại, tàu sắt treo cờ Trung Quốc sơn màu trắng, số hiệu 46305, đã áp sát và cho người lên tàu cá QNa – 91441-TS của ngư dân Quảng Nam, đe dọa tính mạng 10 thuyền viên và cướp đi 2 tấn mực. Ước tính số mực bị cướp trị giá hơn 250 triệu đồng.
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối hành động bị cho là ngang ngược như thế của phía Trung Quốc, khi cướp phá tài sản của ngư dân Việt Nam và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, cũng như vi phạm các quyền và lợi ích cùa Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Văn bản phản đối như vừa nêu của Hội Nghề Cá Việt Nam được cho biết gửi đến các cơ quan chức năng Chính phủ Hà Nội gồm Văn Phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Ban Đối Ngoại Trung Ương.
Lâu nay, sau mỗi lần ngư dân Việt Nam tố cáo bị phía Trung Quốc đâm chìm tàu, tấn công, tịch thu hải sản và ngư cụ hay bị đuổi khỏi vùng biển truyền thống của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi được báo giới hỏi lên tiếng lặp lại quan điểm là Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng cam kết giải quyết bất đồng trên biển giữa hai nước, tôn trọng luật quốc tế, không gây căng thẳng trong khu vực…
Công ty Việt Nam bị tố
lấy tôm Ấn Độ gắn mác Việt xuất sang Mỹ
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 11 tháng 6 năm 2019 loan tin, cơ quan Phòng vệ thương mại, thuộc bộ Công thương CSVN đã nhận được đơn kiện của Mỹ, yêu cầu cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ điều tra hành vi lẩn tránh thuế đối với công ty cổ phần tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú và công ty liên kết tại Mỹ. Công ty này bị cáo buộc có khả năng đã nhập cảng tôm đông lạnh của Ấn Độ, rồi chế biến ở mức tối thiểu, sau đó gắn mác tôm Việt Nam để xuất cảng sang thị trường Mỹ.
Trước cáo buộc này, phía công ty Thuỷ sản Minh Phú cho biết, vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin, hay yêu cầu nào từ phía Mỹ. Và hoạt động xuất cảng tôm của công ty vào Mỹ vẫn bình thường. Tuy nhiên, báo Công Thương lại loan tin, vào ngày 5 tháng 6 vừa qua, công ty Minh Phú đã nhận được thông tin về việc nghị sĩ Darin LaHood của Mỹ đã gửi thư yêu cầu cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới của Mỹ điều tra việc lẩn tránh thuế chống phá giá đối với tôm.
Theo quy định của Mỹ, nếu đơn kiện đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ sẽ xem xét có tiến hành điều tra sự việc hay không. Nếu việc điều tra được khởi xướng, thì thời gian điều tra là 365 ngày, rồi đưa ra kết luận điều tra cuối cùng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cong-ty-viet-nam-bi-to-lay-tom-an-do-gan-mac-viet-xuat-sang-my/
Trung Quốc ‘dán mác’ Made-in-Vietnam lên hàng hóa
để tránh thuế Mỹ
Các quan chức Việt Nam nói rằng Trung Quốc cố tình dán mác “Made in Vietnam” lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ và yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.
Theo các giới chức Việt Nam được trích dẫn trong bản tin ra ngày 9/6 trên trang điện tử của Chính phủ Việt Nam, thì các công ty Trung Quốc trước hết xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, sau đó hàng hóa được thay bao bì và ghi “Made in Vietnam” trước khi xuất sang Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu,
Các nhà xuất khẩu đã bắt đầu chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh mức thuế 25% do Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh trên hàng hóa của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Hàng chục vụ gian lận giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp đã bị cơ quan hải quan phát hiện và xử lý trong thời gian qua, theo bà Hoàng Thị Thủy, trưởng phòng Giám sát quản lý C/O và sở hữu trí tuệ, Cục giám sát quản lý thị trường của Tổng cục Hải quan.
Hải quan cho biết việc giả mạo xuất xứ thường xảy ra đối với hàng dệt may, thủy sản, nông sản, gạch men, mật ong, sắt, thép, nhôm, gỗ ép…, theo bản tin “Ngăn chặn hàng nước ngoài ‘đội lốt’ hàng Việt sang Mỹ’ của báo Chính phủ.
Trường hợp điển hình được Tổng cục Hải quan nêu ra là việc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu INTERWYSE đã tìm cách “đội lốt” hàng trăm “củ loa” và “sạc điện thoại mới” có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc bằng nhãn “Made in Vietnam.”
Tổng cục Hải quan còn lưu ý về việc Hải quan Mỹ từng phát hiện Công ty FINEWOOD Việt Nam có hành vi nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó đưa về nhà xưởng để thay đổi nhãn mác và xuất khẩu sang Mỹ với xuất xứ Việt Nam.
Tuần trước, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam lên tiếng, khẳng định nước này không dán tem hàng Việt Nam lên hàng Trung Quốc để né thuế quan Mỹ.
Phó thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói tại một phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 6/6: “Các hiện tượng, hành vi này đã ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước bị xem xét khi xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu (của) nền kinh tế nước ta,”
Diễn đàn Doanh nghiệp nói rằng hiện Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam hay “Made in Vietnam”. Các quy định hiện nay chỉ yêu cầu các loại hàng hóa được sản xuất một phần hoặc toàn bộ ở Việt Nam nhưng không có một cơ chế nào để xác định tính trung thực của nhãn mác.
Trong phần chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Việt Nam khóa 14, nhiều đại biểu cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề hàng hóa không rõ nguồn gốc, sản xuất bên ngoài nhưng lấy nhãn hiệu Việt Nam.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cảnh báo khả năng Mỹ có thể “trừng phạt Việt Nam bởi mặc dù gắn nhãn ‘Made in Vietnam’ nhưng bản chất là hàng của nước khác.”
Việt Nam hiện đang chú ý sau khi Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi về thao túng tiền tệ vào tháng trước.
Giữa lúc cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc đang leo thang, các công ty nước ngoài đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang Việt Nam nhằm tránh các loại thuế mới của Mỹ.
Theo dữ liệu về ngoại thương do Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ công bố tuần trước, thuế quan của Tổng thống Trump đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Thống kê này cho biết, hàng nhập khẩu Mỹ từ Việt Nam tăng gần 40% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có đang xích lại gần Hoa Kỳ,
xa Trung Quốc?
Bài viết của TS Vũ Hồng Lâm từ Hoa Kỳ “Việt Nam 2018: Một nhà nước trục lợi đang tìm cách chuyển đổi” cho rằng trong tình hình hiện nay, Việt Nam đang nồng ấm hơn với Hoa Kỳ, trong khi đó mối quan hệ với Trung Quốc có vẻ tốt đẹp bên ngoài nhưng lạnh nhạt bên trong.
Sau đây là phần hai cuộc phỏng vấn với TS Vũ Hồng Lâm do Joaquin Nguyễn Hòa từ Hoa Kỳ thực hiện cho BBC.
Việt Nam: Xu hướng ‘trục lợi’ và nhân sự Đảng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới VN lần hai trong năm
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc
BBC: Về mặt đối ngoại ông phân tích rằng việc hợp tác của Việt Nam với các quốc gia ở xa, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga để “giữ nước từ xa” như lời ông Trọng. Trong các quốc gia đó có nước Nga là một đối tác rất quan trọng của Bắc Kinh, ông nghĩ rằng Việt Nam có thể chống lại sức ép của Bắc Kinh bằng lá bài Nga?
Vũ Hồng Lâm: Yếu tố Nga có thể giúp Việt Nam chống lại sức ép của Trung Quốc phần nào nhưng không nhiều. Ví dụ Nga vẫn tiếp tục bán vũ khí cho Việt Nam, nhưng vũ khí mà Nga bán cho Trung Quốc còn hiện đại hơn và nhiều hơn. Nga có thể chống lưng liên doanh dầu khí với Việt Nam ngoài Biển Đông ở một vài nơi mà Trung Quốc tranh chấp, nhưng khả năng Nga chống lưng cũng mong manh vì một mặt Nga muốn thể hiện vai trò một cường quốc độc lập, mặt khác Nga lại đang chủ trương hợp tác chiến lược với Trung Quốc trong trò chơi nước lớn. Ở một vài khu vực nhất định, một sự thoả thuận ngầm giữa ba bên có thể giúp Việt Nam khai thác được dầu khí, nhưng chắc cũng chỉ là những khu vực không quá “tiền phương” thôi.
Tuy nhiên, Nga chỉ là một trong nhiều đối tác mà Việt Nam nuôi dưỡng quan hệ để tạo thế “giữ nước từ xa”, tạo dư địa chiến lược và không gian hành động trong ván cờ với hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc.
Để chống lại sức ép từ Trung Quốc, Việt Nam phải tăng cường quan hệ với một loạt cường quốc có lợi ích chiến lược trong khu vực, từ Mỹ, Nhật Bản, đến Ấn Độ, Nga, cả các nước như Úc, Hàn Quốc, Anh, Pháp, lẫn các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian khu vực của Việt Nam như Lào, Campuchia, các nước khác ở Đông Nam Á, Đài Loan.
BBC: Ông có vẻ lạc quan trong phần cuối của bài viết khi nói trong bối cảnh hiện nay Việt Nam có thể gần hơn với Mỹ, xa hơn với Bắc Kinh?
Vũ Hồng Lâm: Từ sau sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014, Việt Nam đã gỡ bỏ “vòng kim cô” không được lại gần Mỹ hơn Trung Quốc mà Việt Nam tự đeo vào từ hồi 1989-1990. Sau đó, với chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015, niềm tin chiến lược của Việt Nam với Mỹ được nâng lên một nấc cao hơn.
Từ đó đến nay, xu thế lớn là Việt Nam dịch chuyển gần Mỹ và xa Trung Quốc hơn xưa, nhưng với tốc độ nhỏ giọt để không gây ra chấn động. Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam cũng không muốn quá gần hoặc quá xa một cường quốc nào trong hai nước này.
Các nước “rồng hổ châu Á” kết hợp độc đảng với thị trường mà tạo ra được nhà nước kiến tạo phát triển là vì họ không bị ý thức hệ chống chủ nghĩa tư bản gò bó, họ dựa vào sự năng động và sáng tạo của tư nhân, họ có văn hoá trọng học, theo chế độ trọng hiền tài, họ mở cửa với phương Tây, du nhập tư tưởng, kiến thức, công nghệ tiên tiến từ phương Tây, họ được hưởng quy chế tối huệ quốc trong thương mại với Mỹ, và đặc biệt là họ có quyết tâm vượt khó rất cao.
Nhật Bản và Hàn Quốc thì quyết tâm vươn lên từ hoang tàn đổ nát. Đài Loan và Singapore thì quyết tâm hùng mạnh để giữ độc lập chủ quyền trước sức nặng của láng giềng lớn bên cạnh.
Trung Quốc kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1979 cũng đi theo hướng này. Đặng Tiểu Bình chủ trương nới lỏng ý thức hệ về kinh tế (“mèo trắng mèo đen thế nào cũng được, miễn là bắt được chuột”).
Vì mục tiêu tối hậu của Trung Quốc không đơn thuần chỉ là giữ chế độ mà hơn thế, còn là “chấn hưng dân tộc Trung Hoa”, đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Mỹ, nên một mặt họ lợi dụng triệt để ưu thế của một thị trường hơn 1 tỷ người để buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, công tác tình báo của họ coi trọng việc đánh cắp công nghệ phục vụ các công ty trong nước, mặt khác họ đầu tư cho khoa học và công nghệ, trọng dụng người tài, và để cho kinh tế tư nhân phát triển sớm và mạnh hơn ở Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam có nền văn hoá trọng học, có truyền thống trọng hiền tài, có dân số trẻ, năng động, có vị trí địa kinh tế thuận lợi, nhưng Việt Nam thiếu may mắn hơn các con rồng con hổ châu Á và Trung Quốc khác là vì vừa đổi mới được 2-3 năm, gặp biến động ở Đông Âu năm 1989, Việt Nam đã không giữ được bản lĩnh để đổi mới mà quay sang ưu tiên giữ ý thức hệ, kìm hãm kinh tế tư nhân, về đối ngoại thì lấy Trung Quốc làm chỗ dựa, quá trình du nhập tư tưởng, kiến thức, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, chủ yếu là phương Tây, bị kiềm chế, ngay cả việc ký Hiệp định Thương mại Song phương với Mỹ và việc gia nhập WTO cũng bị trì hoãn vì lý do ý thức hệ.
‘Lũng đoạn chính sách’ trong bất động sản Việt Nam
Tinh thần “chấn hưng”, “hùng mạnh” chưa bao giờ vượt qua được cửa ải “giữ ổn định”. Những yếu tố này đã khiến “nhà nước thu tô” trở nên mạnh hơn hẳn “nhà nước kiến tạo phát triển” trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Sau này, khi ý thức hệ được nới lỏng phần nào, kinh tế tư nhân được ủng hộ phần nào, thì đó lại là sự phát triển bên trong mô hình “nhà nước thu tô”, ở đó tư nhân mạnh nhất lại là “tư bản thân hữu”.
Tuy nhiên bây giờ khi lãnh đạo Việt Nam lo ngại Trung Quốc nhiều hơn (trước đây lo ngại Mỹ nhiều hơn), xu thế gần Mỹ hơi nhỉnh hơn so với gần Trung Quốc, thì các yếu tố như ý thức hệ và sự níu kéo của Trung Quốc, vốn là các yếu tố nuôi dưỡng tham nhũng và cản trở đổi mới, sẽ bớt tác dụng hơn. Điều này khiến cho có thể lạc quan phần nào về triển vọng cất cánh của Việt Nam trong tương lai.
Tình hình mới, với cuộc tranh chấp trên Biển Đông và cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, cũng tạo môi trường tốt hơn để Việt Nam điều chỉnh tâm thế. Tâm thế của Việt Nam trong suốt thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh là giữ ổn định.
Tuy nhiên bây giờ khi lãnh đạo Việt Nam lo ngại Trung Quốc nhiều hơn (trước đây lo ngại Mỹ nhiều hơn), xu thế gần Mỹ hơi nhỉnh hơn so với gần Trung Quốc, thì các yếu tố như ý thức hệ và sự níu kéo của Trung Quốc, vốn là các yếu tố nuôi dưỡng tham nhũng và cản trở đổi mới, sẽ bớt tác dụng hơn. Điều này khiến cho có thể lạc quan phần nào về triển vọng cất cánh của Việt Nam trong tương lai.TS Vũ Hồng Lâm
Nói là “giữ ổn định để phát triển” nhưng thực tế là giữ ổn định bằng mọi giá, kể cả không phát triển. Cho nên mới có câu “nước không chịu phát triển”. Tâm thế này phản ảnh vào chính sách đối nội và đối ngoại lấy giảm thiểu rủi ro làm đầu. Khi anh co vào tròn vo để tránh rủi ro thì anh không thể làm nên kỳ tích gì hết. Việt Nam cứ nói mình là “quả mít”, chỗ nào cũng mũi nhọn, nhưng thực ra là “tròn vo”, chẳng có mũi nhọn nào hết.
Việt Nam muốn vươn lên thì phải điều chỉnh tâm thế, phải chuyển sang tâm thế bứt phá, tâm thế bung ra. Nhà nước phải chuyển tâm thế lấy quản lý xã hội làm đầu sang giải phóng sức dân làm đầu.
Phải nuôi dưỡng bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong cuộc chạy đua công nghệ và khó khăn trong cuộc chơi với nước lớn. Bây giờ thời kỳ mới có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng không hề nhỏ. Nếu không quyết tâm nhảy vào những cuộc chơi này, không bồi dưỡng bản lĩnh để chơi những cuộc chơi này, thì không bao giờ cất cánh được.
BBC: Trong sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam thì các tập đoàn nhà nước mà ông gọi là Rent-Seekers sẽ bị hại gì, hay có lợi gì?
Vũ Hồng Lâm: Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các thoả thuận cụ thể giữa hai nước. Ví dụ như khi thoả thuận lại Hiệp định khung về đầu tư và thương mại, hay Hiệp định thương mại song phương, hay vấn đề công nhận Việt Nam là nền kinh tế thi trường, vấn đề thao túng tỷ giá, vấn đề cán cân thương mại…phía Mỹ có thể đòi hỏi Việt Nam phải dỡ bỏ đặc quyền đặc lợi đang dành cho cho các doanh nghiệp nhà nước, dỡ bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân từ Mỹ.
Tuy nhiên khi nào những câu chuyện này xảy ra và xảy ra như thế nào thì còn là những câu hỏi lớn.
Hiện nay thì sức ép đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước đến chủ yếu từ hai nguồn. Thứ nhất là sự yếu kém về quản trị và hang ổ của tham nhũng đã lộ diện nhiều khiến ngay cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn ủng hộ mạnh mẽ kinh tế nhà nước, cũng phải đặt lại vấn đề như tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua. Thứ hai là các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA (cả hai đều không có Mỹ) cũng sẽ thay đổi phần nào sân chơi, khiến các doanh nghiệp nhà nước bị cắt giảm nhiều ưu đãi.
Về lâu về dài, Việt Nam dịch xa khỏi quỹ đạo Trung Quốc sẽ làm giảm môi trường nuôi dưỡng các doanh nghiệp “thu tô” và “trục lợi”.
BBC: Các nhóm vận động xã hội dân sự, dân chủ sẽ có vai trò gì trong chính trị Việt Nam tới đây? Trong chiến lược mới của Mỹ đối với Trung Quốc?
Vũ Hồng Lâm: Trong chiến lược mới của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Viêt Nam nổi lên là một đối tác quan trọng chỉ kém các cường quốc khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản và các nước tầm trung đồng minh của Mỹ như Úc và Hàn Quốc. Tuy nhiên chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam là gì thì chưa rõ. Bản thân chiến lược của Mỹ với khu vực và với Trung Quốc cũng còn đang trong quá trình hình thành.
Vai trò các nhóm vận động xã hội dân sự, dân chủ ở Việt Nam trong chính trị Việt Nam trước mắt phụ thuộc chủ yếu vào tương tác giữa họ với chính quyền và người dân trong nước, chứ không phải vào chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên về dài hạn, nếu Việt Nam dịch xa quỹ đạo Trung Quốc thì sẽ phải xích lại gần các nước Mỹ, Nhật, Ấn để tạo đối trọng.
Vì các nước này có xã hội dân sự mạnh và quan trọng, bản thân Việt Nam sẽ có xu hướng “hội nhập” và sẽ coi trọng vai trò của xã hội dân sự hơn. Ngoài ra sự phát triển tự thân của xã hội Việt Nam trong tương lai cũng sẽ tạo ra không gian lớn hơn và nhu cầu lớn hơn đối với xã hội dân sự.
Các nhóm hiện nay có thể còn có thể mất, nhưng xã hôi dân sự sẽ có môi trường phát triển thuận lợi hơn trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48560839
Truyền thông VN ‘đưa tin quá đà’
về ghế Hội đồng Bảo an LHQ?
Ben NgôBBC Tiếng Việt
Một luật sư ở hải ngoại nói với BBC rằng dường như truyền thông trong nước “đưa tin quá đà” về việc Việt Nam nhận ghế Hội đồng Bảo an lần hai, trong lúc người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói “thành công của các hoạt động chính trị đối ngoại Việt Nam có sự đóng góp rất to lớn của các tầng lớp nhân dân”.
Việt Nam nhận được 192/193 phiếu thuận để lần thứ hai là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
HĐBA, VN và ‘kinh nghiệm tái thiết thành công hậu chiến’
Thấy gì qua việc Mỹ giúp VN đào tạo phi công quân sự?
Sau 30/4/75 từng có hai nước VN xin vào LHQ
Việt Nam sẵn sàng ‘nhận ghế’ Hội đồng Bảo an LHQ
Dịp này, các báo Việt Nam dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đây là sự ghi nhận quan trọng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực; thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.”
“Đây cũng là một vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách mà cộng đồng quốc tế giao phó.”
‘Không có gì quan trọng lắm’
Hôm 10/6, trả lời BBC từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh nói:
“Quả thực tôi thấy những gì truyền thông trong nước đưa tin về sự kiện này thì hơi quá đà!”
“Giới lãnh đạo Việt Nam lập luận rằng sự kiện này cho thấy vị trí địa chính trị của Việt Nam đang lên nhưng tôi cũng lo là Việt Nam không có nội lực thâm hậu để đứng vững trước những cơn bão lớn trên Biển Đông.”
“Vì cái chính là Việt Nam không có “đoàn kết quốc gia” với một chính quyền luật pháp không chuẩn mực, chỉ biết bảo vệ và làm lợi cho một thiểu số cầm quyền trong khi phúc lợi an sinh xã hội không có.”
“Dĩ nhiên, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam lật sang trang sử mới đoàn kết quốc gia dân tộc, đặt nền tảng vững bền xây dựng, hiện đại hóa đất nước và quan trọng nhất là đứng vững trên chính đôi chân của mình. “
“Dù tự hào với “vị thế mới” đến đâu, chúng ta đừng quên rằng 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc luôn có quyền phủ quyết, cho nên vai trò của Việt Nam cũng không có gì là quan trọng lắm.”
Thành công của các hoạt động chính trị đối ngoại Việt Nam có sự đóng góp rất to lớn của các tầng lớp nhân dân. Do đó, việc chuẩn bị cho công tác tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân cũng rất quan trọng, nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân về các sự kiện và vai trò của Việt Nam trong các công việc chung của khu vực và thế giới.bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
“Ngoài chuyện ghế Hội đồng Bảo an, cần nhìn nhận rằng trong bối cảnh tình hình chính trị khu vực và thể giới có nhiều biến động, khó lường mà nguy cơ của một cuộc “đối đầu, so găng” giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng rõ nét, Việt Nam đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn.”
“Có thể các nhà lãnh đạo Việt Nam từng nghĩ rằng họ sẽ có thể cân bằng được cả ba bên-Mỹ, Nga và Trung Quốc nhưng đó là khi mà cả ba phía này đều mưu cầu “hợp tác”, như trường hợp của nhiệm kỳ 2008-2009. Nhưng tình hình hôm nay đã không còn như thế nữa.”
“Làm sao Việt Nam có thể trở thành “trung tâm hòa giải quốc tế” cho hai siêu cường như Mỹ và Trung Quốc, nhất là liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc là Đài Loan và Biển Đông. Hơn thế nữa, hồ sơ Biển Đông lại là hồ sơ liên quan trực tiếp với Việt Nam.”
“Chúng ta hãy nhìn kỹ lại những động thái gần đây của các nước Phương Tây trong chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông thì sẽ rõ. Tại sao tất cả các tàu chiến của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc và cả Canada cùng hiện diện trong khu vực này. Tàu chiến của Canada cũng mới vừa cập cảng Cam Ranh. Tôi nghĩ họ không có quá thừa tiền của để đi khơi khơi như vậy.”
“Và những động thái “làm nóng” lên hợp tác quân sự quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ gần đây không thể không gây thắc mắc cho những người có quan tâm.”
Tôi dự đoán quan hệ Mỹ-Việt sẽ tăng tốc, đồng thời người ta có thể sắp chứng kiến một sự “giãn Trung” ngoạn mục của Hà Nội.”
‘Điều bình thường’
Cũng trong hôm 10/6, từ TP.Hồ Chí Minh, Luật gia Phạm Lê Vương Các bình luận với BBC:
“Theo như tôi hiểu, chiếc ghế thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an là được luân phiên giữa các quốc gia, được phân bổ theo khu vực địa lý và nhiệm kỳ. Chính sự luân phiên theo nhiệm kỳ giữa các quốc gia cho thấy, việc một quốc gia nhận ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an là không có gì đặc biệt, các quốc gia sẽ luân phiên thay nhau ngồi vào.”
“Vì vậy, việc một quốc gia ngồi vào vị trí này là gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia ấy chứ không phải là một thắng lợi ngoại giao hay chính trị trước quốc tế.”
“Ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ năm 2020-2021 dành cho khu vực châu Á chỉ có mỗi mình Việt Nam ra tranh cử, nên Việt Nam trúng cử là điều bình thường và dễ hiểu thôi. Nói chính xác hơn là Việt Nam đã “xung phong nhận trách nhiệm” tham gia vào việc giải quyết xung đột, duy trì hoà bình và an ninh thế giới.”
“Trên thực tế, việc xung phong nhận trách nhiệm quốc tế của chính quyền Việt Nam trong những năm gần đây thật ra chỉ nhằm mục đích tuyên truyền cho vị thế và hình ảnh nhà cầm quyền là chính, chứ họ đâu có sáng kiến đóng góp gì đáng kể cho cộng đồng quốc tế.”
“Như cách đây vài năm, Việt Nam được nhận ghế luân phiên theo nhiệm kỳ trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ngồi chơi xơi nước ở đó hết nhiệm kỳ rồi đi ra thôi, để lại một hình ảnh vi phạm nhân quyền trong nước ngày càng leo thang.”
“Nhà cầm quyền một khi đã có các hành động và chính sách thù địch với nhân quyền, thì việc họ tham gia vào bất kỳ cơ quan nào của Liên Hiệp Quốc thì đó sẽ là thảm họa. Bởi lẽ, việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là một trong những nguyên tắc cốt lõi theo Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc. Khi đã vi phạm nguyên tắc cốt lõi của Liên Hiệp Quốc thì việc một chính quyền tham gia vào cơ quan này chỉ làm suy yếu giá trị nhân quyền mà Liên Hiệp Quốc đang ra sức bảo vệ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48578349
VCNET của Ban Tuyên giáo là ‘vẽ dự án, tiêu tiền’?
Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 11/6 khai trương hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo, gọi tắt là VCNET, theo báo chí trong nước.
Các báo, trang tin, trong đó có VnExpress, VietnamNet và Lao Động, cho hay VCNET được Ban Tuyên giáo Trung Ương phối hợp cùng Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel xây dựng.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thanh Long được báo chí dẫn lời nói rằng VCNET “trước hết sẽ là hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo, giúp quản lý, điều hành tác nghiệp toàn bộ công tác của ngành tuyên giáo toàn quốc, chuyển từ giấy sang điện tử, tin học hoá hầu hết công việc hàng ngày”.
Chẳng ai thèm dùng cái đấy cả. Họ biết thừa cái âm mưu của chính quyền là muốn theo dõi họ, cho nên họ sẽ không dùng. Tôi nghĩ là không thành công.
Nhà hoạt động Lê Văn Dũng
Mặt khác, vị phó ban cho biết VCNET cũng là một mạng xã hội để “chia sẻ, trao đổi, tuyên truyền về các chủ trương đường lối của đảng, nhà nước và phản bác các thông tin sai trái”.
“Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị hệ thống truyền thông, cơ quan báo chí, đơn vị, đảng viên và người dân cùng tham gia sử dụng VCNET”, theo tin tức trên VietnamNet và Lao Động. Đảng viên, trước hết là cán bộ tuyên giáo trên toàn quốc “sẽ là các hạt nhân, là những tấm gương đi đầu”, vẫn theo các bản tin.
Nhiều người sử dụng Facebook nhanh chóng đưa ra những bình luận châm biếm diễn biến này, thậm chí gọi đó là việc làm “tốn tiền, vô ích”.
Facebooker Nguyễn Tuấn Anh, người đều đặn đăng các bài bình luận về chính trị, xã hội, nhận xét rằng giao diện của VCNET “nhái hệt Facebook, chỉ đổi màu xanh thành đỏ, không có gì mới lạ”.
Không nghĩ ra được cái gì mới, đừng làm. Làm chỉ có tốn tiền vô ích … Giao diện nhái hệt facebook, chỉ đổi màu xanh thành đỏ, không có gì mới lạ. Nhái cả câu hỏi ‘bạn đang nghĩ gì?’
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn
Ông Tuấn Anh, với nhiều bài đăng trên Facebook nhận được số lượng lớn các phản ứng yêu thích, cho rằng mạng xã hội mới của Ban Tuyên giáo “không có sáng tạo, chỉ ăn theo sự thành công của người khác” và vì vậy “sẽ không bao giờ mang lại thành quả”.
Trong quan điểm của ông, các cán bộ Ban Tuyên giáo “trưởng thành từ phong trào đoàn” nên các sản phẩm của ban “cũng hời hợt, phong trào”. Với nền tảng như vậy, việc Ban Tuyên giao xây dựng VCNET không khác gì “lại đổ đi cả đống tiền”, ông Tuấn Anh viết.
Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà hoạt động có lượng theo dõi đông đảo trên Facebook, mạng VCNET “không cho người Việt hải ngọai xài” vì chỉ những ai “có số điện thoại của Việt Nam” mới đăng ký được.
Nhà hoạt động Lê Văn Dũng, người thường bình luận về các vấn đề ở Việt Nam qua chức năng live stream của Facebook, nói với VOA rằng người dân sẽ không tham gia mạng xã hội của Ban Tuyên giáo do lo ngại rằng thông tin của họ bị nhà nước thu thập:
“Chắc chắn là không ai dùng, đặc biệt là khi người dùng mạng xã hội họ biết là của nhà nước. Chẳng ai thèm dùng cái đấy cả. Họ biết thừa cái âm mưu của chính quyền là muốn theo dõi họ, cho nên họ sẽ không dùng. Tôi nghĩ là không thành công”.
Mạng VCNET ra đời sau 9 tháng kể từ khi ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ở thời điểm đầu tháng 9/2018, đề xuất với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc “phát triển mạng xã hội Việt”.
Tôi chỉ nghĩ là cái mạng mà các bạn IT [công nghệ thông tin] Việt Nam định xây dựng cho riêng người Việt Nam thì đó là một thảm họa. Vì rất đơn giản là chỉ dùng trong biên giới thì nó chả có nghĩa gì. Những tư tưởng đóng cửa biên giới như lũy tre làng là không nên.
Blogger Hiệu Minh
Ngay tại thời điểm đó, nhiều chuyên gia công nghệ thông tin đã bình luận rằng tham vọng xây dựng mạng xã hội riêng của Việt Nam là “phi thực tế” và một mạng như vậy chỉ dành cho người Việt dùng trong biên giới “chẳng có nghĩa gì”.
Trong một cuộc phỏng vấn về đề xuất của ông Nguyễn Mạnh Hùng, blogger Hiệu Minh, một chuyên gia công nghệ thông tin nổi tiếng hiện sống ở Việt Nam, nói với VOA rằng mạng mà Việt Nam định xây dựng cho riêng người Việt là “một thảm họa”, và theo blogger này “những tư tưởng đóng cửa biên giới như lũy tre làng là không nên”.
Ý tưởng xây dựng mạng xã hội riêng của Việt Nam với sự chống lưng của nhà nước từng được thực hiện trước đây, song kết quả đến nay không khả quan.
Tháng 5/2010, trang mạng www.goonline.vn, được gọi là “mạng xã hội giáo dục – giao tiếp – giải trí đầu tiên của người Việt và do người Việt làm chủ” đã chính thức ra mắt.
Bộ trưởng thông tin và truyền thông khi đó, ông Lê Doãn Hợp, tuyên bố với báo chí trong nước rằng ông “tin go.vn sẽ mạng xã hội số 1 Việt Nam”. Nhưng sau 9 năm, hầu như không còn ai nhắc đến trang mạng này.
https://www.voatiengviet.com/a/vcnet-cua-ban-tuyen-giao-la-ve-du-an-tieu-tien/4954515.html
Tàu khu khục JS Izumo của Nhật Bản
thăm Việt Nam trong tháng 6
Tàu khu trục trực thăng JS Izumo, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản sẽ đến thăm Việt Nam trong tháng 6. Mục đích của chuyến thăm lần này được cho biết nhằm tăng cường sự hiện diện của Hải quân Nhật tại khu vực Đông Nam Á, cũng như đánh dấu sự phát triển trong hợp tác quân sự song phương Việt-Nhật.
Tờ Diplomat vào ngày 10 tháng 6 dẫn nguồn từ thông cáo báo chí của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) cho biết thông tin vừa nêu; tuy nhiên không cho biết cụ thể thời gian và địa điểm Tàu khu trục trực thăng JS Izumo sẽ đến cảng nào của Việt Nam.
Tàu khu trục trực thăng JS Izumo có chuyến thăm lần đầu đến Việt Nam hồi đầu tháng 5 năm 2017 và đã cập cảng Cam Ranh, trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2017.
Trong chuyến thăm lần thứ hai này của Tàu JS Izumo đến Việt Nam, truyền thông trong nước dẫn bình luận của Dimlomat dự đoán rằng tàu cũng sẽ cập cảng Cam Ranh.
Biên đội tàu Izumo gồm các tàu khu trục lớp Murasame, JS Murasame và JS Akebone cùng 5 máy bay quân sự đang thực hiện hải trình đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7.
Tàu khu trục JS Izumo bên cạnh lịch trình thăm Việt Nam, còn tham gia các hoạt động chung với hải quân của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Hồi đầu tháng 5 vừa qua, tàu JS Izumo đã có cuộc tập trận chung với tàu chiến của Mỹ, Ấn Độ và Philippines tại Biển Đông.
Trước thềm đại hội đảng, “tổ chức” lại sanh chuyện
Cuối tháng trước, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở toàn đảng chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp vào năm tới, đặc biệt là sắp xếp nhân sự lãnh đạo các tổ chức đảng địa phương trong nhiệm kỳ tới để tiến hành Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13.
Riêng với nhân sự, ông Trọng nhấn mạnh: Phải “kết hợp hài hòa” giữa chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển. Phải “xử lý hài hòa” mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Lựa chọn, sắp đặt nhân sự phải thận trọng, đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan. Gia tăng kiểm soát công tác cán bộ và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo, nghiêm cấm vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tìm cách nâng người này, hạ người kia, gây nghi ngờ, làm mất đoàn kết nội bộ (1).
Đầu tháng này có ngay hai scandal minh họa thế nào là “kết hợp hài hòa”, “xử lý hài hòa” khi hệ thống đảng các cấp chuẩn bị cho việc lựa chọn, sắp đặt nhân sự lãnh đạo các tổ chức đảng địa phương…
***
Câu chuyện ông Đoàn Ngọc Hải từ chức ngay sau khi nhận quyết định bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, một doanh nghiệp của chính quyền TP.HCM, bùng lên hồi tuần trước, tuần này, vẫn chưa lắng xuống…
Vừa có hai cựu Thứ trưởng Nội vụ, qua báo giới, khẳng định, không thể kiểm điểm ông Hải vì nhân vật này đã làm “đúng qui trình”: Nhận quyết định bổ nhiệm rồi mới từ chức, thành ra không thể xem là “không tôn trọng tổ chức” (1).
Trước đó vài ngày, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (cựu Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM), bà Trần Kim Yến (Bí thư Quận 1, TP.HCM) cùng phê phán chuyện ông Hải từ chức vì hành động này biểu lộ sự thiếu tôn trọng “tổ chức”. Cả hai bà không chấp nhận lý do ông Hải nại ra: Nhiệm vụ mới trái với chuyên môn, sở trường. Sự sắp xếp của “tổ chức” trái với nguyện vọng cá nhân và là bằng chứng về sự tùy tiện trong sắp đặt nhân sự khiến đương sự bị tổn thương (2).
Ông Hải không phải là nhân vật xa lạ với công chúng Việt Nam. Ông đã từng “nổi đình, nổi đám” khi dọn dẹp vỉa hè ở quận 1. Đầu năm ngoái, từng xin từ chức vì “không thực hiện
được lời hứa trước nhân dân” – không lập lại được trật tự trong sử dụng vỉa hè ở quận 1 nhưng bốn tháng sau lại xin rút đơn từ chức vì được lãnh đạo động viên, thuyết phục. Ngoài những ý kiến tán dương ông Hải dám dọn dẹp vỉa hè, đụng đến các thế lực ngầm, có cả những ý kiến cảnh báo đừng tưởng vậy.
Kết luận cuộc thanh tra nhằm phòng – chống tham nhũng trong việc cấp giấy phép xây dựng tại Phòng Quản lý đô thị quận 1 đã xác định ông Hải – Phó Chủ tịch phụ trách đô thị tại quận 1 – chính là người phải chịu trách nhiệm về hàng loạt thiếu sót, sai phạm trong việc cho phép xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn sai với các qui định pháp luật hiện hành và hết sức chậm chạp trong việc xử lý các thiếu sót, sai phạm khi chúng bị phát hiện (3).
***
Tuần vừa rồi, “tổ chức” không chỉ xuất hiện như nguyên nhân tạo ra scandal Đoàn Ngọc Hải được phân công – nhận nhiệm vụ và ngay sau đó nộp đơn xin từ chức. Ngoài TP.HCM, “tổ chức” còn gây lùm xùm ở Hậu Giang.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang dứt khoát không nhận quyết định điều chuyển về Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang để giới thiệu bầu làm Phó Chủ tịch hội này. Giống như ông Hải, ông Nhơn giải thích, ông không chấp hành sự phân công của “tổ chức” vì nhiệm vụ mới trái với chuyên môn, sở trường của ông – người mà 27 năm vừa qua chỉ làm việc trong lĩnh vực tư pháp và chưa bao giờ bị kỷ luật.
Theo báo giới, lãnh đạo chính quyền tỉnh Hậu Giang đã mời ông Nhơn lên làm việc, vận động ông chấp hành sự phân công của “tổ chức” nhưng ông lắc đầu một cách dứt khoát và sắp tới, sau khi xem xét, Tỉnh ủy Hậu Giang sẽ kết luận về trường hợp ông Nhơn: Có đáp ứng nguyện vọng của ông (được tiếp tục làm việc trong lĩnh vực tư pháp), có kỷ luật ông vì không tôn trọng “tổ chức” hay không. Trước mắt, ông Nhơn dù không còn là Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang nhưng vẫn là Bí thư Đảng ủy của sở này (4).
***
Trung tuần tháng ba vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN giới thiệu tiêu chí quy hoạch nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ địa phương đến trung ương tại Việt Nam, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Sau cam kết đổi mới việc lựa chọn, sắp đặt nhân sự lãnh đạo từ địa phương đến trung ương của giới lãnh đạo đảng CSVN, quy hoạch vừa kể được ca ngợi là một tiến trình chặt chẽ, khách quan trong việc lựa chọn cán bộ chủ chốt, cán bộ chiến lược (6).
Muốn biết qui hoạch – qui trình nhân sự được khẳng định là tiến bộ ấy, có nâng được chất lượng nhân sự lên cao hơn, có sàng lọc, loại bỏ được những người bất xứng, có thể xem như bằng chứng về sự thận trọng, bài bản hay không thì cứ ngắm nghía, ngẫm nghĩ kỹ về hai scandal vừa kể và chờ xem những scandal khác chắc chắn sẽ rộ lên như nấm sau mưa. Hai chữ “hài hòa” mà ông Trọng dùng trong cả bài viết lẫn chỉ thị được giới thiệu rộng rãi cuối tháng trước có nghĩa riêng, muốn hiểu phải xem các ví dụ minh họa.
Chú thích
https://www.voatiengviet.com/a/truoc-them-dai-hoi-dang-to-chuc-lai-sinh-chuyen/4954652.html
Liêm chính hay giận dỗi?
Lần đầu tiên trong chính trường của quốc gia cộng sản Việt Nam xuất hiện một khuôn mặt dám từ chức công khai vì bị phân công trái với sở thích của mình.
Người ấy là ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, từng được biết là người trực tiếp chỉ huy phá bỏ những người chiếm cứ vỉa hè của thành phố HCM để buôn bán, làm ăn, tuy nhiên không lâu sau đó ông đã nộp đơn từ chức vì cảm thấy công việc của mình không được cấp trên hết lòng hậu thuẫn và còn có biểu hiện trách cứ do phản ứng của dư luận quần chúng.
Theo báo chí thì từ năm 2017, ông Đoàn Ngọc Hải trở thành một hình mẫu cán bộ tận tâm trong công tác lập lại trật tự lòng lề đường, trả lại lối đi cho người đi bộ. Tại thời điểm đó, một lãnh đạo Thành ủy đã đề nghị UBND TPHCM và các sở ban ngành vào cuộc quyết liệt để ông Đoàn Ngọc Hải không trở thành “ngôi sao cô đơn”.
Tháng 1 năm 2018, ông Hải gửi đơn xin từ chức vì “không thực hiện được lời hứa trước nhân dân”. Nhưng bất ngờ đến tháng 5 năm 2018, ông Hải lại có đơn xin “rút đơn từ chức” với một số lý do.
Sau hơn một năm im lặng, vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 2019, Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến trao quyết định điều động ông Hải về làm Phó Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Sài Gòn (SGCC). Nhưng cũng bất ngờ không kém lần từ chức trước đây, ngay buổi chiều ngày 4 tháng 6, ông Hải lại có đơn từ chức với lý do ông không có chuyên môn về xây dựng.
Có thể nói ông Hải là người đầu tiên trong hệ thống dám công khai chống lại quyết định điều động vốn bất di bất dịch trong chế độ từ bao năm nay. Trong đơn từ chức ông Hải đã nhắc lại những công việc ông làm trong khi nhận công tác giải phóng vỉa hè đã gặp rất nhiều thách thức, và ông tự hỏi phải chăng những thách thức ấy vẫn đeo đuổi ông cho tới ngày hôm nay. Điểm đáng chú ý nhất trong đơn từ chức là đoạn: “Những lần dự định điều động như thế này, có thể nói đó là sự tùy tiện trong công tác điều động cán bộ đã làm tổn thương đến cá nhân tôi, đây là một trăn trở nhất đối với tôi trong cuộc đời này. Phải chăng việc tôi chỉ huy đi dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có ‘máu mặt’ và kết quả đối với cá nhân tôi ngày hôm nay là như vậy?”
Câu hỏi được đặt ra: Những người có ‘máu mặt’ mà ông Hải nói trong lá đơn là ai, và liệu những kẻ có ‘máu mặt’ ấy có trực tiếp hay ngấm ngầm chỉ đạo việc điều động ông Hải nhằm vô hiệu hóa một cán bộ ‘liêm chính’ của thành phố?
Việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức dấy lên những bài báo với lời lẽ nghi ngờ một kịch bản phía sau. Người nhanh chóng bênh vực ông nhất là Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Ông Nhưỡng cho rằng “đây là sự liêm chính của cán bộ” mà ông Hải là người điển hình. Trong khi đó, những viên chức nhà nước khác tỏ ra từ tốn hơn trước lá đơn từ chức của ông Hải.
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định “Ông Hải phải chấp hành sự phân công,” còn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM cho rằng “cách ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải thiếu tôn trọng với tổ chức”. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, người ký quyết định điều động, phân trần: “Đây là một tổng công ty lớn chứ có phải nhỏ gì đâu, lại trực thuộc UBND TPHCM, hệ số lương ngang với Phó Giám đốc sở”.
Trong đơn xin từ chức Phó tổng giám đốc SGCC, ông Đoàn Ngọc Hải viết rằng lý do ông từ chức là sau khi nhận công tác tại đơn vị mới, ông nhận thấy không có trình độ chuyên môn về ngành xây dựng, không phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn được đào tạo và quá trình công tác. Ông Hải nhấn mạnh nếu miễn cưỡng phải nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nên ông từ chức.
Nếu nhìn kỹ vào bằng cấp mà ông Đoàn Ngọc Hải có thì lý do ông đưa ra là hợp lý. Một người tốt nghiệp thạc sĩ Chính trị, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật và Cử nhân Xã hội học chắc chắn không thể vào một công ty xây dựng, huống hồ là đảm nhiệm chức Phó giám đốc. Thiếu kiến thức chuyên môn là chuyện không hiếm thấy của cán bộ chủ chốt trong các tập đoàn nhà nước, vì vậy ông Hải được xem là người can đảm dám vạch ra những lỗ hổng điều chuyển cán bộ trong guồng máy từ bao lâu nay.
Vậy vị trí nào trong guồng máy hiện nay phù hợp với ông nhất?
Có thể ông sẽ trả lời rằng chức Chủ tịch UBND thành phố hay các quận nội thành thì phù hợp cho văn bằng của ông hơn. Nhưng chắc ông cũng biết hơn ai hết, một người từng từ chức rồi lại xé đơn từ chức như ông khó có cơ hội làm lãnh đạo vì ông trót mất lòng hệ thống Đảng. Đối với Đảng không có chuyện chống đối dù chống đối trong ôn hòa và đầy thuyết phục. Đảng không thể chấp nhận một đảng viên có ‘hành vi’ bất tuân sự điều động của Đảng lại được phép điều hành Ủy ban Nhân dân, nơi có khẩu hiệu “Trung với Đảng, Hiếu với Dân” treo trịnh trọng trên tường.
Ông Hải có thể là người liêm chính như nhận xét của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhưng cũng có thể ông đang giận dỗi chế độ mà ông đang phục vụ.
Bởi không giận sao được khi ông can đảm nhận lấy hàng triệu lời thóa mạ, chửi rủa khi mang quân đi xóa trắng vỉa hè cho cả hệ thống được tiếng thơm để rồi nhận những chức vụ ‘không xứng đáng’ với ‘công trạng’ mà ông đã bỏ ra trong quá khứ?
https://www.voatiengviet.com/a/li%C3%AAm-ch%C3%ADnh-hay-gi%E1%BA%ADn-d%E1%BB%97i-/4948527.html